(SKKN 2022) phương pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết thực hành tiếng việt lớp 6

21 16 0
(SKKN 2022) phương pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết thực hành tiếng việt lớp 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I Mở đầu 1 Lí do chọn đề tài Nhà thơ Huy Cận từng ngợi ca Tiếng Việt: “Nằm trong tiếng nói yêu thương Nằm trong Tiếng Việt vấn vương một đời” Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cũng khẳng định: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay Nói thế có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu” (SGK Văn 7 tập 2- NXB Giáo dục Việt Nam, trang 35) Không chỉ ngợi ca về vẻ đẹp của Tiếng Việt mà xét về tầm quan trọng, chúng ta có thể thấy đó vừa là một phân môn của Ngữ văn, lại vừa là công cụ hỗ trợ cho khả năng diễn đạt và tư duy cho tất cả các môn học khác Tiếng Việt còn thể hiện tính liên đới dạy học với các môn học khác.Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt, qui tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp Mặt khác, vì Tiếng Việt là một công cụ giao tiếp, học tập, tư duy và biểu hiện tư duy nên nó còn có tư cách là một phương tiện dạy và học trong nhà trường Qua những năm thực hiện chương trình thay sách và đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng, tôi từng dự nhiều tiết dạy Tiếng Việt song điều băn khoăn vẫn còn hiện tượng dạy lí thuyết suông, thực hành bài tập ít; hiện tượng dạy Tiếng Việt tách rời như một môn độc lập khiến học sinh không thấy được tính hệ thống của chương trình Ngữ Văn “thấy cây mà không thấy rừng”; hiện tượng học sinh chưa biết cách vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào bài nghị luận văn học; hiện tượng học sinh chưa hứng thú trong giờ học Tiếng Việt … Trăn trở về điều này, trong suốt quá trình tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng Tôi luôn tìm tòi những phương pháp, cách thức giảng dạy phân môn Tiếng Việt sao cho hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục Trong hệ thống những phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, tôi nhận thấy phương pháp trò chơi có nhiều tính ưu việt hơn cả Vì vậy, tôi xin chia sẻ giải pháp: “Phương pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết thực hành Tiếng Việt lớp 6 ” để nâng cao hiệu quả các giờ dạy phân môn Tiếng Việt 6 và đồng thời cũng là kênh tham khảo hữu ích, chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong quá trình dạy học Lê Châm Lê Châm 1 2 Mục đích nghiên cứu - Xây dựng những giải pháp cụ thể để việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn Tiếng Việt 6 thực sự hiệu quả - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học Tạo bầu không khí sôi nổi trong tiết học, bài học từ đó góp phần thực hiện mục tiêu tiết học, môn học - Khắc phục những tồn tại hạn chế trong quá trình dạy học phân môn tiếng Việt nói riêng và môn Ngữ văn nói chung hiện nay 3 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: Học sinh lớp 6a 4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thực hiện: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra, sử dụng con số, số liệu, thực nghiệm sư phạm II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 1 Cơ sở lí luận 1.1 Các văn bản chỉ đạo về việc đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng phương pháp trò chơi vào quá trình giảng dạy bộ môn Trong Luật giáo dục số 38/2005/QH11 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh… tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú học tập cho học sinh” Trong công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ra ngày 8 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng đã nêu: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học và trung tâm GDTX, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” Trong văn bản chỉ đạo ở chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới cũng đã đưa ra mục đích đó là: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học Muốn làm được điều này, người giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức, phương pháp dạy học sao cho phù hợp Các văn bản chỉ đạo đều tập trung đề cao việc vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực Vì vậy, xét trên yêu cầu đổi mới giáo dục, sáng kiến được xây dựng hoàn toàn phù hợp Lê Châm 2 1.2 Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh Học sinh lứa tuổi THCS luôn tò mò, thích khám phá cái mới, lạ Vì vậy, khi tham gia giảng dạy, giáo viên cần biết cách phối kết hợp linh hoạt các phương pháp và cách thức tổ chức dạy học mang tính mới, thu hút được học sinh, tạo hứng thú, đam mê cho các em Việc lựa chọn hình thức học tập để học sinh vừa được học, vừa được chơi rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi, nhận thức của các em Và đây cũng chính là một điểm mới, thuận lợi trong quá trình giảng dạy môn Văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng Bên cạnh đó, việc vận dụng phương pháp trò chơi cũng chính là một cách thức để học sinh bày tỏ ngôn ngữ của bản thân – đây cũng chính là mục đích giao tiếp trong Tiếng Việt Vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học chính là cách thức giúp học sinh tiếp cận tri thức một cách tự nhiên và hiệu quả nhất 2 Thực trạng 2.1 Thực trạng của vấn đề Việc vận dụng phương pháp trò chơi vào giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng việt nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Phương pháp và cách thức vận dụng chưa thực sự đạt hiệu quả cao Học sinh còn thụ động, chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tham gia chơi và học tập Các trò chơi còn nhàm chán, chưa kích thích được tư duy sáng tạo, sự tìm tòi, khám phá của học sinh 2.2 Đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân a Ưu điểm - Phương pháp trò chơi khiến các tiết học tiếng Việt sôi nổi, hấp dẫn hơn - Rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động trong một tập thể cho học sinh - Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo và làm chủ tri thức bộ môn dễ dàng hơn b Hạn chế - Việc vận dụng trò chơi vào giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và trong phân môn Tiếng Việt nói riêng chưa thực sự hiệu quả Học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tham gia chơi - Phương pháp và cách thức tổ chức trò chơi chưa thực sự đem lại hiệu quả cao c Nguyên nhân - Giáo viên chưa phát huy được hết ưu điểm và khắc phục những tồn tại, hạn chế của phương pháp trò chơi Chưa linh hoạt và sáng tạo các trò chơi mới Lê Châm Lê Châm Lê Châm 3 - Các em học sinh chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tâm thế lẫn tri thức khi tham gia học tập 3.Các giải pháp giải quyết vấn đề 3.1 Giáo viên cần nắm vững đặc điểm của phân môn Tiếng Việt trong môn Ngữ văn 6 Các phân môn trong hệ thống giáo dục quốc dân đều được xây dựng theo hướng đồng tâm, mở rộng tri thức từ các lớp nhỏ đến lớp lớn Và phân môn Tiếng Việt cũng không nằm ngoài nguyên tắc này Bên cạnh đó, phân môn Tiếng Việt trong suốt chương trình Sách giáo khoa môn Ngữ văn 6 nói riêng và môn Ngữ văn cấp THCS nói chung đó là: Lê Châm Tri thức trong phân môn Tiếng Việt ở các lớp 6,7 chính là nền tảng để xây dựng tri thức trong các năm học tiếp theo, trong các phân môn khác của bộ môn Ngữ văn 3.2 Các nguyên tắc khi vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phần Thực hành Tiếng Việt Chương trình môn Ngữ văn cấp THCS nói chung và phân môn tiếng Việt nói riêng được xây dựng trên những nguyên tắc riêng Vì vậy khi thiết kế trò chơi, giáo viên cần lưu tâm tới các nguyên tắc xây dựng chương trình Sách giáo khoa để đưa ra nguyên tắc của việc tổ chức trò chơi - Nguyên tắc thứ nhất: Trò chơi phải tạo được bầu không khí học tập trong lớp sôi nổi, thu hút được sự tham gia của nhiều thành viên nhất Lê Châm 4 - Nguyên tắc thứ 2: Trò chơi phải sinh động, hấp dẫn, dễ sử dụng, dễ chơi nhưng vẫn đảm bảo sự khoa học, hệ thống, sự phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường - Nguyên tắc thứ 3: Trò chơi cũng cần đảm bảo tính tích hợp ngang với phân môn Tập làm văn và văn bản mà các em đang học - Nguyên tắc thứ 4: Trò chơi cần hướng học sinh thực hiện mục tiêu trong hoạt động giao tiếp Đó là việc giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giao tiếp giữa học sinh với học sinh - Nguyên tắc thứ 5: Không lạm dụng việc tổ chức trò chơi, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết Không nên chọn những trò chơi chỉ được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu tác dụng giáo dục về kiến thức, phẩm chất, năng lực cũng như kĩ năng học tập - Nguyên tắc thứ 6: Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn, luật chơi đơn giản dễ hiểu, dễ chơi, phải phù hợp với chủ đề bài học với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém ngoài cuộc Đặc biệt, trò chơi phải không gây nguy hiểm cho học sinh và môi trường xung quanh 3.3 Xây dựng kế hoạch vận dụng phương pháp trò chơi sao cho phù hợp Để vận dụng phương pháp trò chơi thực sự hiệu quả, giáo viên cần bám sát vào đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và bám sát vào chương trình phần Tiếng Việt Với học sinh lớp 6, các trò chơi cần dễ hiểu, dễ thực hiện Với học sinh lớp 8,9, các trò chơi cần đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo hơn Việc xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi cần đảm bảo theo quy trình sau: Lê Châm 5 Ví dụ: Trong phần thực hành Tiếng Việt (Từ đơn và từ phức), giáo viên có thể xây dựng kế hoạch vận dụng trò chơi “Cùng khám phá về nhau” - Thời điểm tổ chức: Hoạt động khởi động Thời gian chơi: 4 phút - Đối tượng tham gia: Một số thành viên bất kỳ trong lớp - Cách thức đánh giá: Tìm được từ theo đúng yêu cầu - Luật chơi: Giáo viên yêu cầu học sinh trong thời gian 1 phút, hãy ghi ra giấy 1 từ phức đúng với tính cách của bản thân nhất và lý do vì sao em chọn từ phức đó - Cách thức thực hiện: Học sinh ghi ra giấy Hết thời gian, tất cả học sinh phải giơ sản phẩm lên Giáo viên chọn bất kỳ thành viên nào có thể chia sẻ về từ mà mình lựa chọn và lý do 3.4 Tổ chức trò chơi trong dạy học Tiếng Việt ở các hoạt động cần phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng hoạt động Trong mỗi hoạt động, mục tiêu của việc tổ chức trò chơi lại có sự thay đổi sao cho phù hợp Vì vậy, muốn tổ chức trò chơi hiệu quả thì người giáo viên cần vận dụng đúng với mục tiêu, nhiệm vụ của trò chơi trong từng hoạt động 6 Ví dụ: Trong phần thực hành Tiếng Việt (Từ đơn và từ phức), để khắc sâu kiến thức về từ láy, ở phần hoạt động luyện tập, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Thể hiện chính xác” - Luật chơi: Giáo viên đưa ra 1 số từ láy và yêu cầu học sinh dùng hành động để thể hiện từ láy đó 3.5 Giáo viên cần tuân thủ các bước vận dụng phương pháp trò chơi và quy trình tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học * Các bước vận dụng phương pháp trò chơi hiệu quả trong các tiết dạy Tiếng Việt 7 - Bước 1: Tìm hiểu chương trình Tiếng Việt môn Ngữ văn cấp THCS Mục tiêu của việc giảng dạy phần Tiếng Việt Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực trong các tiết học, bài học - Bước 2: Lựa chọn các trò chơi phù hợp với mục tiêu của từng tiết học - Bước 3: Thiết kế các trò chơi và dự kiến các tình huống nảy sinh trong quá trình vận dụng, hướng giải quyết các tình huống này - Bước 4: Thực hiện chơi trong các tiết học, bài học - Bước 5: Nhận xét, đánh giá học sinh khi tham gia chơi, động viên, khích lệ kịp thời * Quy trình tổ chức trò chơi tại lớp học - Thứ nhất: Giáo viên tạo bầu không khí sôi nổi, tâm thế trước khi cho học sinh tham gia chơi - Thứ 2: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi - Thứ 3: Cần hướng dẫn học sinh tham gia chơi rõ ràng + Ai là người tham gia chơi hay số đội tham gia? Ai là quan trò? Ai là trọng tài + Các phương tiện, dụng cụ tổ chức trò chơi + Cách thực hiện trò chơi như thế nào? + Cách nhận xét, đánh giá kết quả chơi của người chơi - Thứ 4: Tổ chức cho học sinh chơi mẫu - Thứ 5: Thực hiện trò chơi - Thứ 6: Nhận xét, đánh giá về hiệu quả của trò chơi (Kiến thức, kỹ năng, thái độ); trao thưởng, động viên khích lệ kịp thời 3.6 Hãy để học sinh là chủ thể trong quá trình chơi, khích lệ sự sáng tạo của các em, hướng dẫn học sinh cách thức tham gia chơi hiệu quả Trò chơi của giáo viên dù có được chuẩn bị kỹ càng bao nhiêu nhưng chủ thể của trò chơi không phát huy được tối đa hiệu quả khi tham gia chơi thì mục tiêu tổ chức trò chơi cũng không được thực hiện * Để học sinh làm chủ thể của trò chơi, giáo viên cần: - Một là: Học sinh phải sẵn sàng về sức khoẻ, tâm lý, kiến thức, kỹ năng khi tham gia chơi - Thứ 2: Mọi học sinh đều hiểu trò chơi học tập và tham gia dễ dàng, học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng, tuân thủ luật chơi - Thứ 3: Không để bất cứ học sinh nào bị bỏ lại phía sau khi tổ chức trò chơi * Cần động viên, khích lệ học sinh trong quá trình chơi - Thứ nhất: Động viên, khích lệ bằng lời nói (khen ngợi, cổ vũ), hay thông qua ánh mắt, vỗ tay Thanh Hoá Thanh Hoá 8 - Thứ 2: Động viên, khích lệ bằng điểm số, phần thưởng - Thứ 3: Giáo viên động viên khích lệ học sinh, các thành viên trong lớp, các đội chơi động viên khích lệ lẫn nhau * Hãy để học sinh là chủ thể sáng tạo và tổ chức trò chơi Khi tổ chức trò chơi có hai hướng: Thứ nhất: Giáo viên là người điều khiển, tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Thứ 2: Chính bản thân học sinh là người tham gia điều khiển trò chơi hoặc sáng tạo ra cách chơi Để làm được điều này, bản thân giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách thức tổ chức trò chơi, luật chơi, cách điều khiển các thành viên trong lớp Nhưng giáo viên cần theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời Bên cạnh đó, giáo viên có thể để học sinh tự lựa chọn, tự sáng tạo ra trò chơi mới và tổ chức cho lớp tham gia chơi Học sinh là người tự thiết kế, tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Ở định hướng này, người giáo viên cần lưu ý: Lựa chọn người tổ chức chơi phải là người xử lý tình huống nhanh, nắm rõ luật chơi Trò chơi cần được sự thống nhất của đại đa số các thành viên trong lớp và thực sự an toàn 3.7 Nghệ thuật thu hút học sinh trong quá trình tham gia trò chơi Việc thiết kế, sáng tạo trò chơi trong quá trình dạy học đã khó Nhưng việc làm thay đổi bầu không khí trong lớp học khi tổ chức cho học sinh tham gia chơi lại còn khó hơn Vì vậy, việc tổ chức trò chơi có thực sự hiệu quả hay không? Có làm thay đổi bầu không khí sôi nổi trong lớp học hay không là cả một nghệ thuật của người giáo viên tham gia giảng dạy Thanh Hoá Thanh Hoá Thanh Hoá 9 3.8 Sử dụng trò chơi cần phối kết hợp linh hoạt với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực khác Ví dụ:Trong phần thực hành Tiếng Việt (Từ đơn và từ phức), để khắc sâu kiến thức về ghép, ở phần hoạt động luyện tập, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Tiếp sức” với nhiệm vụ: Tìm các từ ghép chính phụ (chủ đề món ăn) với yếu tố: Chỉ chất liệu để làm ra thành phẩm Ví dụ: Bánh rán, chè sầu… - Luật chơi: Có 4 đội chơi, mỗi đội có 3 thành viên Các thành viên mỗi đội xếp thành hàng dọc, luân phiên nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ Trong thời gian 3 phút, đội nào đưa ra được nhiều đáp án hơn, đội đó chiến thắng Thanh Hoá - Ở trò chơi trên, tôi đã vận dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề sáng tạo; phương pháp dùng lời, phương pháp quan sát trực quan Kỹ thuật: chia nhóm, kỹ thuật đặt câu hỏi 3.9 Một số kiểu trò chơi ngôn ngữ trong giờ học Tiếng Việt Trong phân môn tiếng việt, chúng ta có tiết học lý thuyết và các tiết học luyện tập, ôn tập mỗi một tiết học ta lại có những cách thức vận dụng phương pháp trò chơi khác nhau Bởi đặc điểm của mỗi tiết học lại có nét riêng biệt Thanh Hoá 10 3.10 Đa dạng hoá các trò chơi trong dạy học phần thực hành Tiếng Việt trong môn Ngữ văn 6 * Trò chơi tìm bạn - Khi dạy phần thực hành Tiếng Việt (Từ đồng âm, từ đa nghĩa), giáo viên sử dụng trò chơi “Tìm bạn” trong hoạt động luyện tập để khắc sâu thêm hệ thống tri thức - Luật chơi: Giáo viên chia lớp ra làm 4 hoặc 5 đội chơi, tương ứng với các nhóm học tập Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ với 2 ô: Tôi là bạn của từ đồng âm, tôi là bạn của từ đa nghĩa Và giáo viên phát thêm cho học sinh một loạt các từ đa nghĩa và từ đồng âm để học sinh tìm những người bạn đưa vào ô chính xác nhất Nhóm nào nhanh chóng tìm được bạn cho các ô trống, nhóm đó chiến thắng Thanh Hoá 11 * Trò chơi: Tôi là ai? Khi dạy phần Thực hành Tiếng Việt (Với phần Biện pháp tu từ ẩn dụ), trong hoạt động luyện tập, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Tôi là ai”? - Luật chơi: Giáo viên chia lớp ra thành các nhóm chơi Các nhóm chơi được lựa chọn câu hỏi và trả lời các câu hỏi Giáo viên đưa ra một số các câu có chứa ẩn dụ và yêu cầu học sinh cho biết các từ ngữ gạch chân đó là ai? 20 * Trò chơi: Học Tiếng Việt cùng các chú ong - Khi dạy phần thực hành Tiếng Việt (Nghĩa của từ), ở phần hoạt động luyện tập, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Học Tiếng Việt cùng các chú ong” - Mục đích: Củng cố, khắc sâu thêm hệ thống tri thức phần nghĩa của từ - Luật chơi: Để giúp những chú ong mang mật về tổ, cần trả lời các câu hỏi Mỗi câu trả lời đúng sẽ giúp 1 chú ong mang được giỏ mật về tổ * Trò chơi: Thử làm phóng viên - Khi dạy phần thực hành Tiếng Việt (Nghĩa của từ), giáo viên sử dụng trờ chơi “Tập làm phóng viên” trong hoạt động luyện tập để khắc sâu thêm hệ thống tri thức 20 12 - Luật chơi: Giáo viên cử khoảng 3-4 học sinh thay phiên nhau đóng vai phóng viên chương trình “Cái hay trong Tiếng Việt” để đi phỏng vấn các bạn trong lớp với 2 câu hỏi sau đây? Tìm một từ và giải nghĩa từ đó theo cách hiểu của bạn? 20 * Trò chơi truyền ý tưởng Khi dạy phần Thực hành Tiếng Việt (Với phần Biện pháp tu từ so sánh), trong hoạt động luyện tập, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Truyền ý tưởng” - Luật chơi: Giáo viên đưa ra 1 ý tưởng (Ý tưởng về cảnh làng quê Việt Nam) và yêu cầu học sinh thể hiện ý tưởng đó bẳng câu có sử dụng so sánh Học sinh sau khi thực hiện xong ý tưởng của cô, lại tiếp tục truyền ý tưởng ấy ấy tới các học sinh khác trong lớp Nếu học sinh nào không đưa ra được ý tưởng thì sẽ phải chịu phạt (hát 1 đoạn cho các bạn nghe) - Câu hỏi: Hãy lấy ví dụ về so sánh với chủ đề: Cảnh làng quê Việt Nam * Trò chơi: Xây dựng nông trại - Khi dạy phần thực hành Tiếng Việt (Từ đồng âm, từ đa nghĩa) giáo viên sử dụng trờ chơi “Xây dựng nông trại” trong hoạt động luyện tập để khắc sâu thêm hệ thống tri thức - Luật chơi: Những con vật trên nông trại vẫn chưa có chỗ ở riêng Để giúp bác nông dân xây dựng nông trại, tạo nơi ở cho các con vâth, các em hãy vượt qua các câu hỏi Mỗi câu trả lời đúng sẽ giúp bác nông dân hoàn thành nơi ở cho các con vật đáng yêu Ví dụ: Câu 1: Từ sau có phải từ đồng âm không? Câu 2: Tìm từ đồng âm thích hợp để điền vào chỗ trống? “Con ngựa … con ngựa … “ (Từ “đá”) 13 * Trò chơi: Tôi là người về đích sớm nhất Ví dụ: Trong phần thực hành Tiếng Việt (Từ đơn và từ phức), để khắc sâu kiến thức về từ láy, ở phần hoạt động luyện tập, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: Tôi là người về đích sớm nhất - Luật chơi:Hãy sắp xếp các từ sau vào vào ô từ ghép và từ láy phù hợp 20 * Trò chơi: Trí nhớ siêu phàm Khi dạy phần Thực hành Tiếng Việt (Cụm Động từ và cụm Tính Từ), ở hoạt động luyện tập, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: Trí nhớ siêu phàm - Mục đích: Khắc sâu thêm hệ thống tri thức bài học - Luật chơi: Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm xem 1 đoạn video phim hoạt hình và yêu cầu: Các nhóm ghi lại các cụm động từ và cụm tính từ có trong đoạn video trên? Nhóm có nhiều đáp án nhất sẽ là nhóm chiến thắng 20 * Trò chơi: Nối đuôi đoàn tàu Trong phần thực hành Tiếng Việt (Từ đơn và từ phức), để khắc sâu kiến thứcvề phần từ ghép, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Nối đuôi đoàn tàu” - Mục đích:Giúp học sinh rèn kĩ năng tìm từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập - Luật chơi:Lớp chia thành 3-4 nhóm Mỗi nhóm xếp thành hàng dọc, từng người chơi Giáo viên cho một tiếng (ví dụ: xe), Học sinh lên viết tiếng tiếp theo tạo thành từ ghép Học sinh tiếp theo lên viết từ tiếp theo với yêu cầu: Tiếng cuối cùng của từ trước sẽ là tiếng bắt đầu của từ sau Thời gian chơi: 3 phút Hết thời gian, nhóm nào có nhiều từ đạt yêu cầu nhất, nhóm đó dành chiến thắng Ví dụ: Mặt trời- trời cao- cao lớn… 14 * Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ Khi dạy phần thực hành Tiếng Việt Từ đơn, từ phức, giáo viên sử dụng trò chơi “Ô chữ” - Mục đích:Giúp học sinh rèn kĩ năng nhận diện và tìm các lợi từ ghép - Luật chơi:Luật chơi: Học sinh nhìn hình đoán từ (từ ghép) Đây là trò chơi dễ, thu hút hầu hết học sinh tham gia, giáo viên có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm 20 20 4.Hiệu quả 4.1 Đối với giáo viên và học sinh - Đối với bản thân: Trong quá trình tham gia giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp trò chơi thực sự đem lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả của các tiết dạy, bài dạy Bản thân tôi có thêm nhiều tri thức, kỹ năng thiết kế, tổ chức trò chơi thực sự hiệu quả - Tôi đã vận dụng phương pháp trò chơi vào các tiết thực hành Tiếng Việt 6 và nhận thấy học sinh thực sự đam mê, hứng thú tham gia học tập bộ môn Phần 15 lớn các em đều tiếp thu tốt và có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp hiệu quả, khám phá vẻ đẹp Tiếng Việt qua nhiều tác phẩm văn chương - Giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn, thu hút sự tham gia của hầu hết các học sinh Chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng cao rõ rệt 4.2 Kết quả thể hiện qua con số, số liệu cụ thể Qua quá trình khảo sát năm học 2021- 2022, tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ nét của học sinh 20 Nội dung khảo sát 1 Học sinh tích cực tham gia chơi 2 Bầu không khí lớp sôi nổi 3 Kỹ năng tham gia chơi của học sinh 4 Hiệu quả trong mỗi trò chơi với việc thực hiện mục tiêu tiết học 20 Năm học Trướcvà sau TĐ Rất thích Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau 5 8 10 12 8 10 8 12 Tổng số HS Trước và sau TĐ Chưa thich Thích 10 9 7 8 9 7 7 8 Rất thích 5 4 4 2 4 4 5 2 thích Không thích 4 3 3 2 3 3 4 2 Chưa thích Không thích Trong các tuần Trước 6 10 5 3 đầu tiên năm học 24 Sau 10 10 4 2021-2022 III.Kết luận, kiến nghị 1 Kết luận Trong dạy học, trò chơi được coi là “Nhân tố hình thành tri thức” cho học sinh Các trò chơi không chỉ giúp học sinh giảm stress trong quá trình tham gia học tập Tạo sự kết nối trong lớp học, giúp học sinh làm chủ tri thức một cách dễ dàng hơn Trò chơi đã biến hệ thống tri thức đơn điệu, khô cứng theo cách hoàn toàn mới lạ, sáng tạo Bên cạnh đó, học sinh còn được thể hiện, khẳng định mình trong quá trình tham gia học tập Rèn sự tự tin, phản ứng nhanh trước các tình huống nảy sinh trong quá trình tổ chức dạy học Trò chơi trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn chính là cầu nối giữa bộ môn với thực tiễn cuộc sống của các em Khi học sinh tham gia chơi, các em được rèn luyện cách thức làm việc tập thể, khả năng tư duy, phản biện Việc áp Nguyễn Quyên_KonTum 17 16 dụng trò chơi vào trong quá trình tổ chức dạy học bộ môn đã được khảo sát và đánh giá hiệu quả khá cao Dạy học theo định hướng năng lực, phẩm chất người học với việc vận dụng linh hoạt phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học môn Văn nói chung và phần thực hành Tiếng Việt nói riêng thực sự đã được khẳng định hiệu quả cả về tri thức, kỹ năng, thái độ của học sinh Đặc biệt, điều quan trọng nhất mà bất cứ giáo viên nào cũng nhận ra ưu điểm của giải pháp đó là: - Bầu không khí lớp học trở nên sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động làm chủ, chiếm lĩnh tri thức - Xây dựng được những giải pháp cụ thể, mang tính mới, sáng tạo ra rất nhiều trò chơi trong quá trình tổ chức thực hiện tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh - Có khảo sát và đánh giá trước và sau khi tác động để thấy được hiệu quả thực sự của giải pháp 2 Kiến nghị 2.1 Về phía tổ chuyên môn và nhà trường - Tổ chuyên môn và nhà trường cần tăng cường dự giờ thăm lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng mới với các cách thức đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn được học tập, bổ sung thêm tri thức cho riêng mình - Đầu tư thêm trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 2.2.Về phía Phòng giáo dục - Tổ chức phổ biến các chuyên đề, giải pháp, sáng kiến có tính mới, hiệu quả, sáng tạo Tập huấn kỹ lưỡng, thường xuyên để bắt nhịp cùng với những đổi mới giáo dục hiện nay - Giới thiệu những cuốn sách hay, có hiệu quả để giáo viên được tiếp cận với quá trình đổi mới Tôi xin chân thành cảm ơn Nguyễn Quyên_KonTum 17 20 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thọ Xuân, ngày 20 tháng 3 năm 2022 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình Không sao chép nội dung của người khác Người viết 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bùi Mạnh Hùng ( Tổng chủ biên) ( 2021), Ngữ văn 6 tập 1, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2 .Bùi Mạnh Hùng ( Tổng chủ biên) ( 2021), Ngữ văn 6 tập 2, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 3 Bùi Mạnh Hùng ( Tổng chủ biên) ( 2021), Ngữ văn 6 tập 1 sách Giáo viên, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 4 Bùi Mạnh Hùng ( Tổng chủ biên) ( 2021), Ngữ văn 6 tập 2 sách Giáo viên, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 5 Cẩm nang phương pháp sư phạm của Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 18 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN TRƯỜNG THCS………  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT LỚP 6 Người thực hiện: Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn 19 NĂM 2022 THỌ XUÂN, MỤC LỤC NỘI DUNG I Mở đầu 1.Lí do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3.Đối tượng nghiên cứu 4.Phương pháp nghiên cứu II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 1.Cơ sở lí luận 1.1 Các văn bản chỉ đạo về việc đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng phương pháp trò chơi vào quá trình giảng dạy bộ môn 1.2 Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh 2.Thực trạng 2.1 Thực trạng của vấn đề 2.2 Đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân 3.Các giải pháp giải quyết vấn đề 3.1 Giáo viên cần nắm vững đặc điểm của phân môn Tiếng Việt trong môn Ngữ văn 6 3.2 Các nguyên tắc khi vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phần Thực hành Tiếng Việt 3.3 Xây dựng kế hoạch vận dụng phương pháp trò chơi sao cho phù hợp 3.4 Tổ chức trò chơi trong dạy học Tiếng Việt ở các hoạt động cần phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng hoạt động 3.5 Giáo viên cần tuân thủ các bước vận dụng phương pháp trò chơi và quy trình tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học 3.6 Hãy để học sinh là chủ thể trong quá trình chơi, khích lệ sự sáng tạo của các em, hướng dẫn học sinh cách thức tham gia chơi hiệu quả 20 Trang 1 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 5 6 7 8 3.7 Nghệ thuật thu hút học sinh trong quá trình tham gia trò chơi 3.8 Sử dụng trò chơi cần phối kết hợp linh hoạt với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực khác 3.9 Một số kiểu trò chơi ngôn ngữ trong giờ học Tiếng Việt 3.10 Đa dạng hoá các trò chơi trong dạy học phần thực hành Tiếng Việt trong môn Ngữ văn 6 4.Hiệu quả 4.1 Đối với giáo viên và học sinh 4.2 Kết quả thể hiện qua con số, số liệu cụ thể III.Kết luận, kiến nghị 1.Kết luận 2 Kiến nghị 2.1 Về phía tổ chuyên môn và nhà trường 2.2.Về phía Phòng giáo dục 21 9 10 10 11 16 16 17 17 18 18 18 ... văn 3.2 Các nguyên tắc vận dụng phương pháp trò chơi dạy học phần Thực hành Tiếng Việt 3.3 Xây dựng kế hoạch vận dụng phương pháp trò chơi cho phù hợp 3.4 Tổ chức trò chơi dạy học Tiếng Việt hoạt... trò chơi + Cách thực trò chơi nào? + Cách nhận xét, đánh giá kết chơi người chơi - Thứ 4: Tổ chức cho học sinh chơi mẫu - Thứ 5: Thực trò chơi - Thứ 6: Nhận xét, đánh giá hiệu trò chơi (Kiến... học sinh cho biết từ ngữ gạch chân ai? 20 * Trò chơi: Học Tiếng Việt ong - Khi dạy phần thực hành Tiếng Việt (Nghĩa từ), phần hoạt động luyện tập, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi

Ngày đăng: 09/06/2022, 22:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan