Cơ quan, đơn vị CỘNG hòa xã hội CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

8 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Cơ quan, đơn vị            CỘNG hòa xã hội CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cơ quan, đơn vị CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM UBND HUYỆN TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC THÔNG BÌNH 2 Độc lập – Tự do Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÚP HỌC SINH HỌC TOÁN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Ở TIỂU HỌC THÔNG BÌNH 2 Phần I Khái quát về bản thân 1 Họ và tên Nguyễn Thanh Mãnh, sinh năm 13121987 2 Đơn vị công tác Trường tiểu học Thông Bình 2 3 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Đại Học Sư Phạm Tin Học 4 Chức vụ Giáo viên 5 Nhiệm vụ đư.

Trang 1

UBND HUYỆN TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TIỂU HỌC THÔNG BÌNH 2 Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIÚP HỌC SINH HỌC TOÁNĐẠT HIỆU QUẢ CAO Ở TIỂU HỌC THÔNG BÌNH 2

Phần I

Khái quát về bản thân

1 Họ và tên: Nguyễn Thanh Mãnh, sinh năm: 13/12/19872 Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thông Bình 2

3 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại Học Sư Phạm Tin Học4 Chức vụ: Giáo viên

5 Nhiệm vụ được giao: Giáo viên tin họcPhần II

Nội dung sáng kiến, giải pháp

1 Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến, giảipháp.

1.1 Thực trạng tình hình đơn vị:

Trường Tiểu học Thông Bình 2 là một trường đạt chuẩn quốc gia nênđược trang bị phòng máy tính với 17 máy dành cho học sinh và 1 máy chủ dànhcho giáo viên Các máy được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việcgiảng dạy

Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về để đáp ứng yêu cầu dạytoán cho các em học sinh Phần lớn gia đình học sinh rất quan tâm đến việc họctập của các em Các em học sinh thì rất chăm chỉ và chịu khó học tập.

Trường Tiểu học Thông Bình 2 nằm ở vùng sâu, vùng xa biên giới, điềukiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Việc thi toán Violympic trên mạng cònmới lạ đối với các em học sinh.

Gia đình học sinh đa số là khó khăn không đủ điều kiện trang bị máy vitính cho các em rèn luyện ở nhà.

Các em học sinh còn nhiều bỡ ngỡ với việc giải toán trên mạng và ít tiếpxúc với máy vi tính, chủ yếu là học tin học ở trường học.

Học sinh Tiểu học nói chung tư duy của các em đang phát triển Một sốem khá, giỏi thích tìm tòi, khám phá những cái mới Đặc biệt, những bài toánkhó thường rất hấp dẫn với các em Các em dễ nhàm chán hoặc không hứng thú

Trang 2

với những bài toán dễ và đơn giản Mặt khác, học sinh giỏi đạt giải cao trongcác kì thi còn do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, việcbồi dưỡng của giáo viên, …và không ngoại trừ yếu tố may mắn Tuy nhiênchúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn Phương ngôn có câu:

“Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn chín mươi chín phần là ở sựtôi luyện” Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải

trang bị cho các em vững vàng kiến thức Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tốquan trọng hơn cả Song bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì, bồi dưỡngnhư thế nào để đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề còn nan giải Vì thế bảnthân tôi chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh học toán đạthiệu quả cao ở Trường Tiểu học Thông Bình 2”

1.2 Thực trạng của bản thân:

Từ năm học 2013-2014 đến nay, tôi được nhà trường phân công dạy tinhọc và phụ trách công tác hướng dẫn cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi dự thigiải toán qua mạng Internet Chất lượng học sinh giỏi về môn toán còn ít đồngthời những năm gần đây phong trào thi học sinh giỏi toán các cấp không được tổchức nên giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi toán chưa được đầu tư cao.

Đối với bản thân tôi là một giáo viên dạy môn tin học nên tôi cũng họcđược khá nhiều kiến thức để dạy cho các em về phát triển tư duy, sáng tạo, tínhtự học cao để các em thích ứng với môi trường giải toán trên mạng

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi giải toán qua mạng Internet bậc Tiểuhọc trên thực tế còn nhiều khó khăn chưa đạt hiệu quả cao Có rất nhiều lý do,nguyên nhân khá phổ biến như:

Yêu cầu về nội dung chương trình thi của một vòng thi thì nhiều chủ đềmà thời gian giải toán cho một vòng thi là rất ngắn (20 phút/vòng thi, bao gồm50 câu) mà nội dung các bài toán rất khó đối với học sinh, các em rất lúng túngvà thiếu tự tin khi dự thi trên máy vi tính đồng thời công tác bồi dưỡng học sinhgiỏi của giáo viên chưa đầu tư cao, việc bồi dưỡng chỉ thực hiện ở những giờquy định theo thời khoá biểu.

2 Nội dung sáng kiến (giải pháp) đăng ký: 2.1 Công tác phối hợp.

Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường về việc hướng dẫn vàbồi dưỡng học sinh thi toán qua mạng Internet, tôi đã tham mưu với Ban giámhiệu nhà trường lập kế hoạch và tổ chức mở chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏithi giải toán qua mạng Internet để giáo viên chủ nhiệm các lớp tiếp cận được yêu

Trang 3

cầu và nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với từng lớp Giáo viên lên kếhoạch hướng dẫn học sinh giải toán ở lớp.

Sự tích cực thi đua học tập của học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng,trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng nộidung, chương trình môn toán nhằm phát huy khả năng học tập của học sinh.Giáo viên cần khích lệ tinh thần của các em học sinh để các em tự tin và hứngthú trong quá trình giải toán trên mạng Internet.

Bên cạnh các yếu tố trên, thì công tác giúp đỡ hỗ trợ của phụ huynh họcsinh là vô cùng quan trọng nên tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trựctiếp mời phụ huynh có con thi toán qua mạng Internet trao đổi về tình hình họctập của các em, để phụ huynh thấy được vai trò cần thiết về vấn đề học tập củacon mình và tự hào về kết quả học tập của các em, để họ có quyết tâm tạo điềukiện thuận lợi về thời gian, đầu tư máy vi tính đường truyền Internet và nhắcnhở con mình học tập tốt hơn.

2.2 Vai trò của người thầy.

Trước hết, ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng.Bởi vì người thầy có vai trò chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt họcsinh để đi đến các phương pháp học nói chung và giải toán nói riêng Nếu họcsinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh mà không được bồi dưỡng,nâng cao tốt thì sẽ ít có hiệu quả hoặc không có hiệu quả Đồng thời giáo viênlại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảochương trình bồi dưỡng một cách hợp lí, khoa học và sáng tạo.

Thực tế cho thấy một số em có tố chất tốt nhưng ý thức học tập khôngcao, ẩu thả, thiếu nỗ lực cố gắng thường thi đạt kết quả thấp Vì thế, để học sinhluôn cố gắng hết khả năng của mình, giáo viên cần thường xuyên tác động tới ýthức học tập của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau Như nêu gương cácanh chị những năm trước, kể cho các em nghe một số kì thi tiêu biểu mà các anhchị đạt được giải cao ở cấp huyện và cấp tỉnh cho các em thấy được nếu nỗ lựccố gắng hết sức mình sẽ đạt giải cao trong các kì thi là niềm vinh dự, tự hàokhông chỉ cho mình mà còn cho cả bố mẹ, thầy cô, bạn bè, nhà trường, …,ngược lại nếu thiếu cố gắng một chút thôi có thể không đem lại kết quả gì.

2.3 Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả:

Trước hết phải chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướngdẫn học sinh Cần vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học, tạo cho học sinhcó cách học mới, không gò bó, không áp đặt, tôn trọng và khích lệ những sángtạo mà học sinh đưa ra.

Trang 4

Giáo viên đưa các bài tập cho học sinh phải luôn theo hướng “mở”, có nhưvậy mới phát huy và làm phong phú sự sáng tạo của học sinh Không nên làmthay học sinh, giải cho học sinh hoàn toàn Ngược lại, khi sửa bài, giáo viên cầnphải hướng dẫn một cách chi tiết, tỉ mỉ, đồng thời uốn nắn những sai sót và chấnchỉnh một cách kịp thời.

Một số bài để khắc sâu kiến thức cho các em, giáo viên có thể gợi ý đểcác em tìm ra nhiều cách giải, hiểu sâu sắc được bản chất của bài toán Như thếvừa phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh, vừa gây được hứng thúhọc tập với các em.

Để giúp học sinh học tốt môn Toán ở Tiểu học, giáo viên cần giúp họcsinh nắm bắt và vận dụng quy trình giải một bài toán, phương pháp kiểm tra kếtquả vào việc làm toán Riêng đối với thi giải toán qua mạng Internet thì học sinhkhông cần trình bày bài giải mà chỉ hiểu cách giải để tìm đáp số.

* Các bước giải một bài toán:

- Bước 1 Đọc kĩ đề (3 - 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm rồitóm tắt bài toán.

- Bước 2 Xác định bài toán thuộc dạng nào đã học, tìm tòi cách giải vàgiải ra giấy nháp.

- Bước 3 Thử lại kết quả.

- Bước 4 Ghi vào vở rồi đọc lại bài làm.* Các phương pháp kiểm tra kết quả:- So sánh với thực tiễn.

- Làm phép tính ngược lại.- Giải theo cách khác.

- Thay kết quả vào để kiểm tra.

Tuy nhiên, đối với học sinh Tiểu học, phương pháp trực quan hình ảnhvẫn là quan trọng hơn cả Vì thế, đối với những bài có thể minh họa được bằnghình ảnh, hình vẽ, sơ đồ,…, giáo viên nên hướng dẫn học sinh vận dụng hình vẽ,sơ đồ hoặc lấy ví dụ thực tế đơn giản sẽ đem lại hiệu quả hơn.

Một số bài giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tính nhanh, tính nhẩmnhư: Đưa về một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, nhân nhẩmvới 10; 11; 100; 1000;….

Việc giải toán qua mạng Internet đòi hỏi học sinh phải nhanh trí, tìmnhanh kết quả và đảm bảo chính xác tuyệt đối vì thế giáo viên phải cung cấp vàrèn luyện cho học sinh cách thực hiện, cũng như phương pháp giải toán (lậpcông thức mới) theo hướng nhanh, gọn, hiểu đề là tìm ngay kết quả.

Trang 5

2.4 Một số biện pháp tiến hành.

2.4.1 Lựa chọn đúng đối tượng học sinh.

Giáo viên chọn đối tượng học sinh để bồi dưỡng Việc lựa chọn đúngkhông chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót nhữngem học giỏi, hoặc chọn nhầm những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức,phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn đúng đốitượng.

* Những căn cứ để lựa chọn:

- Lựa chọn các đối tượng học sinh thông qua các giờ học:

+ Những học sinh sáng dạ thường chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ýkiến, ý kiến thường đúng và có sáng tạo.

+ Cũng cần phân biệt với những em hăng hái nhưng không thông minh thìthường phát biểu trệch hướng dẫn dắt của giáo viên, có khi không đâu vào đâu.

Ngược lại có những em tuy ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu trìnhbày thì những em này thường trả lời chính xác hoặc có những ý hay, thể hiện sựsáng tạo.

- Lựa chọn dựa vào việc chấm, sửa bài:

Những em thông minh, chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bàiđầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung phongsửa bài tập cũ hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn.

- Lựa chọn dựa vào cuộc thi toán vioedu vòng online.

Những em học sinh thi toán cấp trường các năm trước đạt kết quả tốt.Không chỉ xét các em có điểm cao mà còn xem xét các em có sự nổ lực, cốgắng trong học tập Đó cũng là những yếu tố mà cần chọn học sinh đi thi saocho phù hợp.

2.4.2 Dạy cho học sinh biết phân tích, xác định cách giải quyết vấn đềtheo hướng độc lập:

Trong học tập, phẩm chất độc lập suy nghĩ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,người có phẩm chất độc lập suy nghĩ luôn tự mình tìm ra cách giải quyết vấn đềmột cách đúng hướng Bởi vậy giáo viên cần phải phát huy tính tích cực, tạo racơ hội cho học sinh tư duy để phân tích và xác định hướng giải quyết thì kết quảhọc tập sẽ cao hơn Trong hệ thống đề thi Vioedu ở tiểu học có rất nhiều dạngtoán khó, mới lạ, đa dạng so với chương trình chính khóa.

Sau đây tôi xin giới thiệu hai chuyên đề mà tôi tâm đắc nhất trong quá

trình giải toán vioedu trên mạng Đó là chuyên đề về “Phép chia có dư” vàchuyên đề về "Dãy số" Vì chuyên đề này có thể áp dụng cho các chuyên đề

Trang 6

khác và vận dụng khá linh hoạt để làm nền tảng giải các bài toán có liên qua đếnchuyên đề này.

Vậy kết quả là: 9 - 1 = 8

Ví dụ: Trong một phép chia có số chia là 6, thương là 5, số dư là 4 Để

phép chia là phép chia hết và thương giảm đi 3 đơn vị thì số bị chia giảm baonhiêu đơn vị?

Trong trường hợp này học sinh cần nắm rõ vấn đề: Trong một phép chiacó dư, để phép chia thành phép chia hết và thương giảm n đơn vị thì phải bớt sốbị chia số đơn vị bằng n nhân với số chia rồi cộng với số dư.

Vậy số bị chia giảm số đơn vị là: 3 x 6 + 4 = 22 Dạng dãy số.

Trong dạng toán này cần hướng dẫn cho học sinh biết được cách tìm trungbình cộng của dãy số, đếm được các số hạng trong dãy, tính tổng của dãy số, tìmsố hạng thứ n trong dãy số, trong dãy có bao nhiêu số chẵn và trong dãy có baonhiêu số lẻ

Ví dụ: Cho dãy số: 4, 7, 10, 13, 16, ,103,106

- Trung bình cộng của dãy số Kí hiệu làTB

Qui tắc tính là lấy số đầu của dãy cộng với số cuối cùng của dãy rồikết quả chia cho 2.

TB= (4+106): 2= 55

- Dãy số đã cho có bao nhiêu số hạng Kí hiệu là n

Qui tắc tính là lấy số cuối cùng của dãy trừ đi số đầu tiên của dãyrồi lấy kết quả chia cho khoảng cách của hai số liên tiếp trong dãy, rồi lấy kếtquả đó cộng với 1.

n = ( 106 – 4) : 3 + 1 = 35 ( số)

- Tính tổng của dãy Kí hiệu là T

Qui tắc tính tổng là lấy trung bình cộng của dãy nhân với số hạngtrong dãy.

T = TB x n = 105 x 35 = 3675

Trang 7

- Tìm số hạng thứ 21 của dãy số Kí hiệu là An

Qui tắc tìm số hạng trong dãy:

An = a0 + (n-1) x k

Trong đó: a0 là số hạng đầu tiên của dãy, n là số hạng thứ n trong dãy klà khoảng cách của hai số hạng liên tiếp tron dãy.

A21 = 4 + (21 – 1) x 3 = 64

- Trong dãy đã cho có bao nhiêu số chẵn Kí hiệu: N

Qui tắc: để tính số chẵn trong dãy ta lấy số chẵn lớn nhất trong dãytrừ đi số chẵn nhỏ nhất trong dãy, rồi lấy kết quả chia cho khoảng cách của haisố chẵn liên tiếp trong dãy rồi cộng với 1.

N = (106 – 4) : 6 + 1= 18 ( số)

- Trong dãy đã cho có bao nhiêu số lẻ Kí hiệu: N

Qui tắc: để tính số lẻ trong dãy ta lấy số lẻ lớn nhất trong dãy trừ đi số lẻnhỏ nhất trong dãy, rồi lấy kết quả chia cho khoảng cách của hai số lẻ liên tiếptrong dãy rồi cộng với 1.

Trên đây là một số biện pháp bồi dưỡng học sinh ở cấp tiểu học mà trongquá trình áp dụng thực tiễn cũng như với sự nghiên cứu, tìm tòi, tôi đã đúc kếtvà tìm hiểu được, đã mang lại hiệu quả cao trong việc giải toán.

2 Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến, giảipháp:

Sau khi nghiên cứu và áp dụng bồi dưỡng học sinh giải toán qua mạngInternet ở trường Tiểu học Thông Bình 2, tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quảđáng khích lệ.

Trang 8

Qua áp dụng các phương pháp bồi dưỡng học sinh thi toán trên mạngtrong 4 năm từ năm 2013 đến năm 2017 ở trường Tiểu học Thông Bình 2 nóichung đã đạt được thành tích như sau:

- 60 giải cấp huyện.- 3 giải cấp tỉnh.

- 3 học sinh được đi thi cấp quốc gia.

Phần IV

Kết luận và kiến nghị1 Kết luận:

Với sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinhhọc toán đạt hiệu quả cao ở Trường Tiểu học Thông Bình 2” Tôi nhận thấy:Học sinh ham thích học toán, có sự phát triển tư duy logic và có tính tự học cao.

Trên đây là một số ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh giải toánđạt hiêu quả cao ở cấp tiểu học mà trong quá trình áp dụng thực tiễn cũng nhưvới sự nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi và học hỏi đồng nghiệp trong trường, tôi đãđúc kết và tìm hiểu được.

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về “Ứng dụng công nghệ thông tingiúp học sinh học toán đạt hiệu quả cao ở Trường Tiểu học Thông Bình 2”

của bản thân trong năm học: 2021-2022 Đề nghị Hội Đồng xét duyệt côngnhận.

Tân Hồng, ngày 04 tháng 05 năm 2022

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người thực hiện

(Ký tên và đóng dấu) (Ký, ghi họ và

Nguyễn Thanh Mãnh

Ngày đăng: 09/06/2022, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan