Sailầmhạisứckhỏebé,ítmẹbiết
1. Mớm cơm cho bé
Đến khi thấy con hay nhăn nhó kêu đau bụng, vợ chồng chị Hạnh
sấp ngửa đưa con đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị viêm dạ dày.
Nghe bác sĩ nói chị vô cùng sửng sốt, thậm chí, còn nghi bác sĩ
nhầm lẫn vì con chị chưa đi nhà trẻ nên được mẹ chăm cẩn thận, ăn
uống khoa học. “Bé thường than đau bụng nhưng vợ chồng chị ngỡ
bé giả vờ không muốn ăn cơm. Chị còn mua thuốc xổ giun sán cho
con uống vì nghĩ có lẽ giun hành thằng bé”. Bất ngờ hơn nữa là Subi
bị lây viêm dạ dày từ mẹ.
Không riêng gì chị Hạnh, nhiều bà mẹ nghĩ ăn cơm mớm giúp bé tiêu
hóa tốt hơn và đây là hành động giúp gắn kết tình mẫu tử thêm bền
chặt. Thực tế, mớm cơm vô cùng có hại cho sự phát triển của con.
Các bác sĩ Nhi khẳng định việc nhai cơm bón cho trẻ là việc làm
hoàn toàn không nên vì điều này không chỉ ảnh hưởng xấu tới hệ
tiêu hóa của bé, dễ khiến trẻ lây viêm dạ dày nếu người lớn mắc vi
khuẩn gây bệnh thậm chí có về lâu về dài sẽ bị biến chứng thành
ung thư dạ dày mà còn khiến bé giảm khả năng nhai, lười nhai sinh
ra biếng ăn.
2. Hôn con khi tiêu chảy
Đi làm thì thôi, về nhà là vợ chồng anh lại tranh nhau ôm ấp và thơm
con.
2 hôm thấy con kém ăn, da dẻ xanh xao, mệt mỏi và cứ tí cái lại đòi
‘xì xoẹt’… anh chị lo lắng lấy búp ổi, đun sôi, lọc lấy nước cho bé
uống nhưng không hiệu quả nên đành ‘cậy nhờ’ đến thuốc trị tiêu
chảy dành cho trẻ em. Con khỏi bệnh nhưng vẫn vô cùng mệt vì mất
nước. Phải gần một tuần sau bé mới ‘lại người’.
Một lần mẹ chồng chị Vân đến chơi, thấy chị đang ôm con trong lòng
và thơm nựng vào môi bé, bà phản ứng ngay:“Sao đang tiêu chảy
mà lại hôn con thế. Nhỡ lây virus cho con thì sao”. Nghe mẹ chồng
nói mà chị Vân té ngửa, ngạc nhiên vô cùng. ‘Vợ chồng mình đều
học thức cả đấy nhưng chẳng thể ngờ bị tiêu chảy hôn con cũng bị
lây’, chị Vân cười nói.
Nhiều bác sĩ khẳng định: Bệnh tiêu chảy tuy là một bệnh ở đường
tiêu hóa, nhưng những vi khuẩn gây bệnh lại từ miệng đi vào trong
ruột, vì vậy miệng của người mang vi khuẩn sẽ là nguồn lây bệnh.
Khi hôn bé hay mớm cho bé ăn đều làm tăng nguy cơ lây bệnh cho
bé.
3. Tự ý cho bé uống thuốc
"Hệ hô hấp của Nhím nhạy cảm nên khi thời tiết thay đổi bé hắt hơi,
sổ mũi, kèm theo ho húng hắng. Để trị bệnh cho bé, mình mua thuốc
hạ nhiệt, giảm đau về cho bé uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.
Sau 2 ngày, thấy bện tình của con không thuyên giảm, mình tăng
thêm 1 viên cho mỗi lần uống. Đến ngày thứ 3, bé có những biểu
hiện nặng hơn như mệt mỏi, chán ăn, kèm theo nôn trớ. Gia đình
mình tá hỏa đưa con đến bệnh viện thì mới hay bé bị ngộ độc thuốc.
Hú hồn! Suýt chút nữa thì hại con ", tâm sự của chị Đặng Nguyễn
Huyền trên diễn đàn Eva.
Khi bé ốm, các mẹ dễ mất tinh thần, cho bé uống bất kỳ thứ thuốc
nào được mách bảo (kể cả lời khuyên từ những người không có
chuyên môn y khoa). Việc này thực tế có thể khiến bé bệnh nặng
hơn.
Thuốc kháng sinh không phải là ‘thần dược’ với trẻ nhỏ, nhất là khi
chỉ dùng riêng một loại thuốc này, nó không có tác dụng trị bệnh do
virus gây ra. Ngoài ra, dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh còn gây hại,
không khỏi bệnh mà còn tạo ra hiện tượng kháng thuốc. Khi trẻ ốm
đau, nhất thiết phải nhờ tư vấn và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn
của bác sĩ.
. Sai lầm hại sức khỏe bé, ít mẹ biết
1. Mớm cơm cho bé
Đến khi thấy con hay nhăn nhó kêu đau. thằng bé”. Bất ngờ hơn nữa là Subi
bị lây viêm dạ dày từ mẹ.
Không riêng gì chị Hạnh, nhiều bà mẹ nghĩ ăn cơm mớm giúp bé tiêu
hóa tốt hơn và đây là hành