1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT nguyễn quán nho theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

22 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 62,07 KB

Nội dung

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trungphổ thông là việc làm cần thiết, giúp định các em định hướng nghề nghiệp tươnglai, xác định năng lực chuyên môn của bản thân, tạo động lực phấn đấ

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục hướng nghiệp là một trong những hoạt động giáo dục rất quan trọngcủa hệ thống giáo dục và đào tạo Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trungphổ thông là việc làm cần thiết, giúp định các em định hướng nghề nghiệp tươnglai, xác định năng lực chuyên môn của bản thân, tạo động lực phấn đấu vươn lêntrên con đường học tập, định hình năng lực nghề nghiệp thực sự của mình trên

cơ sở của sở thích, sở trường, sức khỏe bản thân và nguồn tài chính của gia đình Giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) baogồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằmtrang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh(HS), từ đó giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sởthích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh củagia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội, thị trường lao động, xu hướng hộinhập quốc tế Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) có ý nghĩa quan trọng góp phầnthực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng HS sau tốt nghiệp lớp 9,lớp 12 Hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông được thực hiện thườngxuyên và liên tục, trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáodục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp Các hoạt động GDHN cho HS tại trường THPT bao gồm 7 hoạt động: dạyhọc các môn chính khóa có lồng ghép GDHN; dạy học môn Công nghệ; dạynghề cho HS; tư vấn nghề nghiệp cho HS tại các cơ sở giáo dục trung cấp, caođẳng, đại học; tham quan nơi lao động, sản xuất; sinh hoạt chuyên đề liên quanGDHN cho HS; tổ chức các hội thi liên quan GDHN cho HS trong trường

Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm

2018 phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND, ngày 11tháng 7 năm 2019 triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phânluồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025” tỉnh ThanhHóa Cụ thể như sau:

Mục tiêu đến năm 2025: Phấn đấu 100% các trường trung học cơ sở và trunghọc phổ thông có Chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ của địa phương; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; 100% các trường trung học cơ sở và trunghọc phổ thông có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đápứng nhu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; đối với các địa phương có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; Ít nhất 40% học sinh tốtnghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạotrình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%; Ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp trung học phổthông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao

Trang 2

đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt

ít nhất 35%

Tuy nhiên thực trạng công tác GDHN hiện nay chưa được các cấp quản lígiáo dục và các nhà trường THPT quan tâm sâu sát, thực hiện chưa hiệu quả,chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị Chất lượng hoạtđộng GDHN chưa đáp ứng được yêu cầu của HS, phụ huynh và xã hội, HS phổthông cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọnngành nghề phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội Vì những lý do trên, là

một nhà Quản lý tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp Quản lý hoạt động giáo

dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Quán Nho theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của

mình

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp Quản lýhoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nguyễn QuánNho theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện Đồng thời tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm Quản lý hoạt độnggiáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT với các đồng nghiệp làmcông tác Quản lý và môn Giáo dục Hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng Giáo dục Hường nghiệp ở trường THPT và Giáo dục hướng nghiệp trongchương trình GDPT 2018

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở

trường THPT Nguyễn Quán Nho theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp và khái quát hóa các tài liệu, văn bản, các công trìnhnghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở cáctrường THPT để xây dựng khung lý luận của đề tài

1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phương pháp này nhằm khảosát thực trạng Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trườngTHPT Nguyễn Quán Nho theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Từ thực tiễn nhằm tổng hợpcác ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và biện pháp Quản lý hoạt động giáo dụchướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Quán Nho theo hướng phốihợp các lực lượng giáo dục

1.4.3 Phương pháp toán thống kê

Phương pháp này sử dụng toán thống kê và phân tích số liệu Đây là khâuquan trọng sau khi tiến hành các phương pháp điều tra khác, đặc biệt là phươngpháp điều tra bằng phiếu hỏi Từ đó đánh giá định lượng, định tính được kết quảđiều tra

1.5 Những điểm mới của SKKN

Trang 3

1.5.1 Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về Một số biện pháp Quản lý hoạt độnggiáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Quán Nho theohướng phối hợp các lực lượng giáo dục.

1.5.2 Khảo sát và đánh giá được thực trạng về Một số biện pháp Quản lý hoạtđộng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Quán Nhotheo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

1.5.3 Đề xuất các biện pháp về Một số biện pháp Quản lý hoạt động giáo dụchướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Quán Nho theo hướng phốihợp các lực lượng giáo dục

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan điểm định hướng “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” Người cũng đã khẳng định: “Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: - Học đi với lao động - Lý luận đi với thực hành - Cần cù đi với tiết kiệm” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến một yếu tố mới của giáo dục Đó là, “Việc cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất công nghiệp và nông nghiệp” và “Những ngành sản xuất chủ yếu” trong xã hội Đó cũng chính là những nội dung giáo

dục kỹ thuật nghề nghiệp của giáo dục nước ta lúc bấy giờ

Ngày 14/5/2018, phó Thủ tướng ký Quyết định số 522/QĐ-TTg về việc Phê

duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” Có thể coi quyết định này là một mốc

quan trọng đối với sự phát triển giáo dục trong hệ thống nhà trường phổ thông,bởi từ thời điểm ấy, hướng nghiệp được chính thức coi như là một môn học vàđồng thời được coi như một hoạt động có trong các tiết dạy của các môn học

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX ghi rõ: Thực hiện phương châm "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội" Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn

bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương Ở Đại hội Đảnglần thứ XI và XII, Đảng ta đã xác định đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo, yêucầu dạy học phân ban và tự chọn ở cấp THPT trên cơ sở làm tốt công tác hướngnghiệp và phân luồng học sinh từ cấp THCS Đây là các cơ sở để định hướngcho việc nghiên cứu và hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề trong cáctrường phổ thông hiện nay

Như vậy, GDHN đã được quan tâm, góp phần vào mục tiêu giáo dục toàndiện và phân luồng học sinh, là bước quan trọng trong việc định hướng pháttriển nguồn nhân lực cho đất nước

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp:

Trường THPT Nguyễn Quán Nho được thánh lập năm 1988, tại xã Thiệu

Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa; cách trung tâm thị trấn Thiệu Hóakhoảng 13 km Năm học 2020-2021; 2021-2022 có 23 lớp, với 53 CBGV-NV

Trang 4

(tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn); HS thi tốt nghiệp đều đỗ 100%

Trong những năm qua, mối quan hàng đầu của nhà trường là làm thế nào đểđạt nhiều học sinh học giỏi, hạnh kiểm tốt, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinhgiỏi tỉnh, đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học Việc sau khi tốtnghiệp các em làm gì, học gì chưa được chú ý và quan tâm đúng mức Học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho đã có sự quan tâm đến việc chọnnghề, đã cân nhắc đến sự định hướng của gia đình, người thân và sở thích, nănglực bản thân Tuy nhiên, nhiều em không biết rõ về công việc mình sẽ làm khitheo học ngành học đó và cảm thấy mơ hồ về công việc trong tương lai

2.2.1.1 Về phía giáo viên:

Đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp trong nhà trường cònthiếu, chủ yếu là lấy giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm và ít quan tâm đến việcđổi mới hình thức hoạt động

Qua khảo sát bằng trao đổi, phỏng vấn một cách cởi mở 50 CBGV của nhàtrường về hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chúng tôi nhận được kết quả sau: + Rất thường xuyên: 4 người (8%); Thường xuyên: 26 người (52%); Rất ít quantâm: 20 người (40%)

Trong số 50 CBGV được khảo sát, không có giáo viên được đào tạo giáo dụchướng nghiệp thường xuyên, số giáo viên còn lại thỉnh thoảng được tham dựcác lớp tập huấn về giáo dục hướng nghiệp

Có nhiều ý kiến cho rằng việc chọn nghề phụ thuộc vào các yếu tố truyềnthống gia đình, sở thích của học sinh, năng lực của học sinh, nhu cầu nhân lựccủa xã hội, khả năng xin được việc làm có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp…Điều này cho thấy giáo viên đã đi đúng hướng khi hướng nghiệp cho học sinh Qua khảo sát cũng cho thấy, đa số giáo viên cho rằng trách nhiệm giáo dụchướng nghiệp thuộc về phụ huynh học sinh (70%), cán bộ quản lý nhà trường(100%), chính quyền địa phương (60%), giáo viên chủ nhiệm (70%), giáo viên

bộ môn (25%) Giáo viên cũng cho rằng nhà trường cần có một bộ phận chuyêntrách về hướng nghiệp và chịu trách nhiệm giáo dục hướng nghiệp vì chỉ khi đóhoạt động giáo dục hướng nghiệp mới mang tính chuyên nghiệp và hiệu quảmới thu được cao

Qua phân tích trên chúng tôi nhận thấy, trong nhà trường có một bộ phận cán

bộ quản lý các tổ bộ môn, giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến hoạt độnggiáo dục hướng nghiệp, chưa có nhận thức đầy đủ về định hướng phát triển kinh

tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay

2.2.1.2 Về phía học sinh:

Với môi trường nông thôn là chủ yếu, các em học sinh chọn nghề tương laicủa mình khá mơ hồ

Khảo sát 180 học sinh của nhà trường: 60 học sinh khối 10, 60 học sinh khối

11 và 60 học sinh khối 12, mỗi khối lựa chọn đồng đều học sinh các lớp; Kếtquả thu được như sau:

- Mức độ quan tâm suy nghĩ về lựa chọn nghế tương lai:

Rất quan tâm: 17% Quan tâm: 33% Chưa quan tâm: 50%

- Dự định làm gì sau khi Tốt nghiệp THPT:

Trang 5

Thi vào ĐH, CĐ: 70% Đi học các trường nghề: 15% Đi làm ngay: 15%

- Nếu đi học tiếp, bạn sẽ lựa chọn trường nào, nghành học gì Kết quả:

Lựa chọn ngành kinh tế - kỹ thuật: 80%, trong đó bao gồm cả những học sinh

có thành tích học sinh giỏi ở các môn tự nhiên như toán, lý, hoá; khoảng 3%học sinh lựa chọn ngành nông nghiệp; 2% lựa chọn ngành truyền thông; 4%chọn ngành luật và rải rác ở các ngành khác như du lịch, y, thiết kế đồ hoạ… Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy khi chọn trường, các em đã cân nhắcnhiều đến yếu tố chất lượng đào tạo của trường, sở thích của cá nhân và sự vừasức khi dự tuyển vào một trường Yếu tố khả năng kinh tế có đáp ứng được mứchọc phí của trường cũng được các học sinh xem xét vì nhiều học sinh có khảnăng học khá nhưng điều kiện kinh tế gia đình không quá dư giả Cũng có họcsinh chọn trường chỉ vì bạn bè của mình nhiều người thi vào đó và vì gia đình,người thân giới thiệu

Ở nội dung khảo sát: “Vì sao bạn lựa chọn ngành học đó?” chúng tôi nhậnđược kết quả như sau: Nhiều học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho đã hiểuđược tầm quan trọng của sự phù hợp năng lực với nghề và hứng thú nghề Tuynhiên, nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực nghề nghiệp lại chỉ có íthọc sinh chú ý Mặt khác do năng lực học sinh đa số trung bình và yếu nên các

em thường chọn ngành học có điểm đầu vào thấp

2.2.1.3 Thực trạng nhận thức của cha mẹ học sinh về hoạt động hướng nghiệp:

Qua phỏng vấn một số phụ huynh, kết quả thu được như sau: Đa số phụhuynh quan tâm tới vấn đề chọn nghề cho con em mình, hướng cho con đến cácnghề dễ xin việc sau khi ra trường, điều kiện làm việc không vất vả nhưng manglại thu nhập cao Số phụ huynh lựa chọn nghề nghiệp cho con dựạ trên cơ sởnăng lực, sở thích và sự phù hợp của con mình với nghề chưa nhiều Việc địnhhướng nghề nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân và tham khảo lờikhuyên của những người xung quanh Phần lớn phụ huynh đều cho rằng nhàtrường chưa quan tâm nhiều đến hướng nghiệp cho học sinh, việc lựa chọn nghềnghiệp cho con em họ hầu như không có ảnh hưởng nào từ các công tác hướngnghiệp tại nhà trường

Thực tế cho thấy, đa số phụ huynh học sinh nhà trường là lao động thủ công,nông dân, buôn bán, làm thuê Họ chưa có thái độ nghiêm túc đối với việchướng nghiệp cho con em mình Sự hiểu biết về hướng nghiệp của phụ huynhchưa sâu sắc và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm Tìm hiểu về nghề nghiệp chủyếu qua báo, internet, qua bạn bè, những người sống xung quanh Họ thiếu mộtkênh thông tin cung cấp những kiến thức đầy đủ, toàn diện, chính xác về nghềnghiệp, về các phẩm chất mà nghề nghiệp đòi hỏi, về nhu cầu của xã hội đối vớinghề đó

2.2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh:

Như chúng ta đã biết, trong các trường trung học phổ thông, hiện tồn tại 5hình thức giáo dục hướng nghiệp, gồm: thông qua dạy học các môn khoa học cơbản; thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính khóa; thôngqua hoạt động ngoại khóa; thông qua hoạt động dạy và học môn công nghệ;

Trang 6

thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

2.2.2.1 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho qua dạy - học các môn văn hoá:

Mỗi môn học có liên quan đến các ngành nghề khác nhau Do đó tuỳ thuộcvào từng môn học mà người giáo viên giới thiệu những ngành nghề có liên quantới các môn học Giáo viên môn Ngữ văn, Lịch sử giới thiệu cho học sinh làmquen với những nghề thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội như giáo dục, nhà văn,nhà thơ, nhà khảo cổ học, bảo tồn, bảo tàng, thư viện Giáo viên môn Địa lí chohọc sinh làm quen với các ngành nghề như du lịch, kinh tế, lâm nghiệp, nôngnghiệp, địa chất, khí tượng - thuỷ văn, thuỷ sản, giao thông vận tải, xây dựng Giáo viên Ngoại ngữ giới thiệu cho các em làm quen với các nghề phiên dịch,dịch thuật, ngoại giao, du lịch Giáo viên môn Toán học, Vật lí, Tin học giớithiệu cho các em làm quen với các ngành cơ khí - chế tạo, xây dựng, kiến trúc,giao thông, điện năng, bưu chính viễn thông, công nghiệp luyện kim, côngnghiệp ôtô, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá Giáo viên môn Hoáhọc, Sinh học giới thiệu các nghề nông nghiệp, tạo giống mới, dầu khí, thựcphẩm chế biến, dệt - nhuộm, công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh

Tuy nhiên qua khảo sát việc định hướng nghề qua các môn học trong trườngTHPT Nguyễn Quán Nho cho thấy: Vẫn còn không ít giáo viên chưa chú trọngđến công tác hướng nghiệp, coi hướng nghiệp là công việc thực hiện ở ngoàigiờ lên lớp, coi đó là công việc của giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh.Nội dung hướng nghiệp tích hợp trong dạy các môn văn hoá chưa được đề cậpnhiều trong giáo án của các môn văn hoá và cũng chưa được đề cập đến trongcác buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm Bởi vậy, việc tích hợp nội dunghướng nghiệp trong dạy các môn văn hoá không được tiến hành một cách hệthống mà chỉ một số giáo viên quan tâm tiến hành

2.2.2.2 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính khóa.

Từ năm 2006 hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được đưa vào chươngtrình giáo dục phổ thông với thời lượng 01 tiết/tháng đối với các lớp THPT, do

đó người giáo viên phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp có nhiều cơ hội

để tổ chức hoạt động Tuy nhiên nhiều giáo viên thường xem nhẹ nội dung này,biến tiết học thành một giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn

2.2.2.3 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá

Giới thiệu về ngành nghề không chỉ thông qua các bài giảng trên lớp, mà nhàtrường đã tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất hoặc mời đại diệncác cơ sở sản xuất đến gới thiệu (Công ty may 10, may Vạn Hà….) nhằm chocác em thấy được những ứng dụng của môn học Việc này nhằm gắn lý thuyếtvới ứng dụng của chúng trong sản xuất, gắn những nghề có quan hệ mật thiếtvới những kiến thức đó, có tác dụng kích thích học sinh tìm hiểu những kiếnthức đã học trong các hoạt động nghề khác nhau

Tuy nhiên hoạt động ngoại khoá này không phải lúc nào cũng gắn với nộidung giáo dục hướng nghiệp Các hoạt động ngoại khoá đòi hỏi khá nhiều thờigian, công sức để chuẩn bị cũng như chi phí để triển khai Do đó, nó không

Trang 7

được nhà trường tổ chức một cách thường xuyên.

2.2.2.4 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua dạy môn công nghệ:

Là một môn khoa học ứng dụng, bộ môn Công nghệ gồm Kĩ thuật nôngnghiệp và Kĩ thuật công nghiệp cung cấp cho học sinh những nguyên lý chungcủa các quá trình sản xuất chủ yếu, củng cố những nguyên lí khoa học và làmcho học sinh hiểu được những ứng dụng của chúng trong sản xuất, kinh doanh,trong các hoạt động nghề nghiệp khác nhau và qua đó gây sự hứng thú của họcsinh đối với nghề Giáo viên Công nghệ của nhà trường được đào tạo chính quy,đúng môn học, có năng lực chuyên môn khá, năng lực sư phạm tốt Tuy nhiênhọc sinh trong trường không định hướng được mục đích mình học môn học này

để làm gì, áp dụng vào thực tế ra sao Chính vì vậy mà các em có tâm lý xemnhẹ môn học này Giáo dục hướng nghiệp qua môn Công nghệ bởi vậy khônggây được nhiều hứng thú cho học sinh

2.2.2.5 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp:

Hàng năm, nhà trường đều tổ chức buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinhkhối 12 Hoạt động này thường được tổ chức vào đầu học kỳ II năm học lớp 12.Người tổ chức hoạt động này thường là giáo viên chủ nhiệm các lớp 12 hoặccủa Đoàn Thanh niên Hình thức tổ chức buổi sinh hoạt hướng nghiệp khá linhhoạt: trong buổi sinh hoạt đó học sinh có thể giao lưu với những cựu học sinh

đã thành đạt trong công việc, nay trở về chia sẻ kinh nghiệm về ngành nghề củamình, về quá trình lựa chọn công việc và kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề phùhợp Học sinh cũng có thể nghe ý kiến tư vấn của chuyên gia, đưa ra các thắcmắc về chọn nghề để được giải đáp Các buổi sinh hoạt hướng nghiệp nàythường thu hút được sự quan tâm của học sinh khối 12 Tuy nhiên do hoạt độngnày được làm theo khối, số lượng học sinh đông nên khó lòng đáp ứng đượcnhu cầu tìm hiểu ngành nghề cho từng em Mặt khác số lượng buổi sinh hoạthướng nghiệp trong một năm cũng có hạn, nên hiệu quả mang lại chưa rõ rệt Hoạt động hướng nghiệp thông qua sinh hoạt hướng nghiệp nhìn chung đãđược nhà trường quan tâm Tuy nhiên, do chưa có giáo viên chuyên trách vềhướng nghiệp mà đa phần là giáo viên chủ nhiệm đảm nhiệm nên việc tổ chứcchưa mang tính hệ thống, chuyên nghiệp và khoa học Nhiều nội dung hướngnghiệp chưa được đề cập đến Nhiều bước trong khâu hướng nghiệp bị bỏ qua.Việc giúp học sinh trong việc chọn ngành nghề, công việc phù hợp với nănglực, sở thích của học sinh, nhu cầu nhân lực của xã hội… chưa có hiệu quả rõrệt Sự hỗ trợ định hướng nghề nghiệp của nhà trường cho học sinh chỉ dừng ởviệc góp ý cho học sinh chọn trường, ngành phù hợp với học lực Giáo viên chỉ

có thể tư vấn, gợi ý hoặc đơn giản là đưa ra những lời khuyên dựa trên kinhnghiệm, so sánh giữa điểm chuẩn năm trước của các trường đại học, cao đẳngvới năng lực học tập của học sinh mình, dựa trên kinh nghiệm rút ra từ các khoáhọc sinh này đến các khoá học sinh khác,

2.2.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp:

2.2.3.1 Thực trạng về lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp:

Để hoạt động giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả cao cần có một kế hoạchtổng thể và các kế hoạch nhỏ chi tiết Trong quản lý giáo dục thì quản lý kế

Trang 8

hoạch là vấn đề quan trọng, vấn đề đầu tiên của quản lý Lập kế hoạch cho hoạtđộng hướng nghiệp là quá trình xác định các mục tiêu cho công tác hướngnghiệp và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để thực hiện được các mục tiêu đặt ra

Ở trường THPT Nguyễn Quán Nho việc lập kế hoạch triển khai hoạt độnggiáo dục hướng nghiệp được tiến hành vào đầu năm học Kế hoạch hoạt độnggiáo dục hướng nghiệp được chia thành nhiều kế hoạch nhỏ, trong đó kế hoạch

tổ chức các hoạt động hướng nghiệp thông qua thăm quan, dã ngoại, thông quacác buổi sinh hoạt hướng nghiệp thường được lập bởi đội ngũ giáo viên chủnhiệm và được Ban giám hiệu duyệt

Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp thông qua dạy môn công nghệ được thểhiện trong kế hoạch công tác chi tiết của giáo viên môn công nghệ, được tổtrưởng chuyên môn và Ban giám hiệu duyệt

2.2.3.2 Thực trạng về quản lý nội dung dạy giáo dục hướng nghiệp:

Quản lý nội dung hướng nghiệp thông qua học các môn văn hoá còn chưađược chú trọng Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp qua học các môn văn hoá chỉđược thể hiện lác đác qua giáo án của một số giáo viên bộ môn

Quản lý nội dung hướng nghiệp trong môn công nghệ: Công nghệ là môn họcbắt buộc trong chương trình trung học phổ thông nên nội dung môn công nghệ(trong đó có một phần nội dung hướng nghiệp) được quản lý chặt chẽ Tổtrưởng bộ môn, Ban giám hiệu kiểm tra giáo án, việc sử dụng đồ dùng dạy học,các chuyên đề dạy học môn công nghệ

Quản lý nội dung hướng nghiệp trong các buổi sinh hoạt hướng nghiệp Nộidung hướng nghiệp trong các buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho toàn khối đượcxây dựng bởi đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận có liên quan và phảiđược trình lên Ban giám hiệu phê duyệt Nội dung đó phải được cập nhậtthường xuyên, có nhiều liên hệ thực tiễn và phù hợp với đặc điểm học sinh Quản lý nội dung hướng nghiệp trong các buổi hoạt động ngoại khoá: Cácbuổi hoạt động ngoại khoá ở trường THPT Nguyễn Quán Nho luôn có mục tiêu

rõ ràng, có nội dung chương trình chi tiết, có sự quản lý chặt chẽ của giáo viênchủ nhiệm

Như vậy, nội dung giáo dục hướng nghiệp đã được quản lý Tuy nhiên, chưa

có sự quản lý đồng bộ, tổng thể cho nội dung hướng nghiệp nói chung, mà mớichỉ quản lý ở từng mảng nhỏ Vì vậy mà hoạt động hướng nghiệp diễn ra vẫn lẻ

tẻ, không có sự phối hợp nhịp nhàng Kết quả là có những nội dung được đề cậpđến nhiều lần ở các hình thức giáo dục hướng nghiệp khác nhau, có những nộidung thì hoàn toàn không được đề cập dưới bất cứ hình thức nào

Nội dung giáo dục hướng nghiệp ở trường trong nhiều năm qua cũng mới chỉtập trung vào định hướng nghề nghiệp chứ chưa tập trung vào tư vấn nghề.Trong khi đó, các nội dung liên quan đến tư vấn nghề đóng vai trò vô cùng quantrọng để học sinh lựa chọn được đúng đắn nghề nghiệp tương lai

2.2.3.3 Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên giáo dục hướng nghiệp:

Ở trường những năm trước đây, giáo viên làm nhiệm vụ hướng nghiệp gồmgiáo viên công nghệ, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm Tuy nhiên, cácgiáo viên đều chưa được đào tạo về giáo dục hướng nghiệp, chưa có kiến thức

Trang 9

một cách khoa học, hệ thống về giáo dục hướng nghiệp nên bản thân các giáoviên cũng chưa biết phải tiến hành giáo dục hướng nghiệp như thế nào cho họcsinh Bởi vậy, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới chỉ được tiến hành dựatrên kinh nghiệm và hiểu biết xã hội của bản thân giáo viên.

2.2.3.4 Thực trạng về quản lý cơ sở vật chất dành cho giáo dục hướng nghiệp:

Trường THPT Nguyễn Quán Nho chưa có đầy đủ cơ sở vật chất cho học tập

Ở bộ môn công nghệ, trang thiết bị để học sinh thực hành còn thiếu Nhà trườngkhông có các phòng chức năng, các phòng thực hành bộ môn, phòng đa năng,hội trường lớn nên khó khăn phục vụ cho các các buổi sinh hoạt hướng nghiệptheo khối hoặc toàn trường Ngân sách chi cho các hoạt động hướng nghiệp nhưhội thảo, tham quan cơ sở sản xuất, chuẩn bị tài liệu hướng nghiệp cho họcsinh… còn thiếu nên không thể tổ chức nhiều buổi sinh hoạt hướng nghiệp,tham quan, hoạt động ngoại khoá…

đã chủ động tiến hành lập kế phối hợp với gia đình, xã hội trong GDHN choHS

- Thực tế cho thấy hoạt động GDHN trước đây chưa phong phú về nội dung,các hình thức chưa đi sát vào thực tế điều kiện tình hình kinh tế-xã hội của địaphương và đất nước Hiệu trưởng đã chủ động khắc phục được những vấn đềnày bằng cách từng bước đa dạng hóa lực lượng GDHN bằng cách tổ chứcthường xuyên phối hợp với các lực lượng bằng nhiều hình thức, làm cho các emhứng thú, nhiệt tình tham gia các buổi GDHN do nhà trường tổ chức

- Do có sự phối hợp nhịp hàng, đã cơ bản thay đổi và mang lại những lợi íchthiết thực hiệu quả, thông qua các nội dung, hình thức phối hợp đã mang lạinhững hiệu quả tích cực cho công tác GDHN

Nguyên nhân của ưu điểm

- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở GD&ĐT, đã chỉ đạo Hiệu trưởng chútrọng đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp GDHN tăng cường hoạtđộng phối hợp với gia đình và xã hội trọng hoạt động GDHN Bằng cách lãnhđạo đã cụ thể hóa trong các văn bản giúp cho việc phối hợp dễ dang hơn

- Đội ngũ CBQL, GV các trường của nhận thức rõ về tầm quan trọng củacông tác phối hợp trong GDHN, nhằm tận dụng các nguồn lực bên ngoài nhàtrường, làm sinh động phong phú thêm các nội dung GDHN

2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Hạn chế

- Tuy nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp lãnh đạo, đội ngũ CBQL, GVcũng đã nhận thức rõ Đây cũng là việc mới mẽ nên khi thực hiện các nội dung,

Trang 10

hình thức tổ chức phối hợp chưa mang lại hiệu quả cao.

- Công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa NT & GĐ trong GDHN từ cáckhâu như: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá làm chưatốt

- Các văn bản quy định việc phối hợp chưa cụ thể rõ ràng chưa đi sát vàothực tế, quyền lợi của bên hối hợp chưa rõ

- Công tác trao đổi trực tiếp các vấn đề còn nhiều hạnh chế, hoàn cảnh điềukiện tinh tế-xã hội của trường ở địa phương của gây rất nhiều khó khăn trongcông tác phối hợp

Nguyên nhân của hạn chế

- Các văn bản chỉ đạo về việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường và gia đình,lực lượng xã hội chưa cụ thể Các chính sách chưa được ban hành cụ thể vềquyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động phối hợp Sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ,

Sở GD&ĐT chưa sâu sát, rõ ràng về vai trò của hoạt động phối hợp

- Chương trình GDHN, nội dung GDHN còn nặng về lý thuyết, tính liênthông chưa cao, có nhiều nội dung khó thực hiện công tác phối hợp

- Năng lực lãnh đạo quản lý của Hiệu trưởng các trường về tổ chức phối hợpchậm đổi mới về nội dung GDHN cũng như các nội dung, hình thức phối hợp

- Trình độ của đội ngũ giáo viên chưa đi kịp với những thay đổi về giáo dục,một bộ phận còn chậm đổi mới nội dung hình thức và phương pháp giảng dạykết hợp với GDHN, chưa chủ động trong công tác phối hợp

2.3 Các Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho theo hướng phối hợp

2.3.1 Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Nguyễn Quán Nho cho cán bộ quản

lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh

2.3.1.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV là yếu tố

vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng GDHN cho học sinh và chấtlượng giáo dục toàn diện trong nhà trường Khi nhận thức đầy đủ về vấn đề HNcàng sâu sắc, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với HN thì công tác huyđộng các lực lượng tham gia vào các hoạt động GDHN cho học sinh sẽ dễ dànghơn, việc tổ chức các hoạt động GDHN sẽ được hưởng ứng tích cực hơn Điều

đó có nghĩa là đã đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hànhđộng của mỗi chủ thể, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt các mục tiêu đề

ra của hoạt động giáo dục này

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV trường THPT là nhằmmục đích làm cho đội ngũ CBQL, GV và các tổ chức Đoàn thể trong các nhàtrường nhìn nhận sâu sắc hơn về tầm quan trọng và sự cấp thiết của hoạt độngGDHN cho HS trong giai đoạn hiện nay Qua đó, nâng cao tinh thần tráchnhiệm, tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượngGDHN cho HS nói riêng, đồng thời góp phần hoàn thiện nhân cách của conngười Việt Nam nói chung

Trang 11

2.3.1.2 Nội dung của biện pháp

Làm cho đội ngũ CBQL, GV, HS trong các nhà trường nắm vững được cácchủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chếcủa ngành và hướng dẫn của các cơ quan QLGD về hoạt động GDHN Cung cấpthêm kiến thức về HN, những hậu quả, hệ lụy sẽ xảy ra khi HS lựa chọn nghềkhông phù hợp Làm cho mọi người đều có ý thức, trách nhiệm đối với các hành

vi của mình trong vấn đề GDHN cho học sinh THPT

Tăng cường giáo dục về tư tưởng, chính trị cho HS trường THPT, để có địnhhướng cho hoạt động GDHN trong từng năm học với nhiều hình thức hoạt độngphong phú, đa dạng và thiết thực, huy động HS tham gia vào các hoạt động vìtương lai của bản thân và của đất nước

2.3.1.3 Cách thức thực hiện biện pháp

- Trách nhiệm của HT và CBQL của nhà trường:

Cần nắm vững các văn bản chỉ đạo của cấp trên về hoạt động GDHN; quántriệt các văn bản này đến tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường qua cáccuộc họp hội đồng sư phạm; thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới

cờ để triển khai, quán triệt đến toàn thể HS và qua các cuộc họp phụ huynh họcsinh để thông tin đến CMHS một cách đầy đủ, kịp thời; chỉ đạo, vận động cáclực lượng trong nhà trường cùng tham gia thực hiện hoạt động này đạt hiệu quả Chỉ đạo tổ chức hội thảo, chuyên đề, các buổi thảo luận về hoạt động GDHNcho HS, phân bố về thời gian, lựa chọn địa điểm, nội dung, hình thức và cáchthức tiến hành hoạt động GDHN sao cho phù hợp với tình hình thức tế của địaphương và đơn vị Thành phần tham dự gồm tất cả GV, nhân viên, Ban đại diệnCMHS của trường, các lớp, mời đại diện chính quyền địa phương, các đoàn thể.Qua đó, đề ra được những hình thức và biện pháp thích hợp để giáo dục và quản

lí hoạt động GDHN cho HS THPT

- Trách nhiệm của tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

Đoàn Thanh niên tiên phong trong việc thực hiện các phong trào hành độngcách mạng; tích cực tham gia thực hiện xuất sắc các nội dung của phong tràothanh niên xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tạođiều kiện cho thanh niên phát huy tài năng với tinh thần trách nhiệm cao cácphong trào phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực cho tập thể và cộngđồng

Ban chấp hành Công đoàn nắm bắt chủ trương, chính sách, nghị quyết củaĐảng và pháp luật của Nhà nước về HN; các kế hoạch, chương trình hành độngcủa Công đoàn cấp trên để xây dựng chương trình hành động trong năm học vớinội dung và hình thức sinh hoạt thiết thực, huy động được đoàn viên tham gianhằm góp phần tích cực cho hoạt động GDHN cho HS Đồng thời, thườngxuyên tuyên truyền về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc GDHN đến toàn thểđoàn viên của mình

- Trách nhiệm của giáo viên:

Giáo bộ môn cần thiết kế bài giảng, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện cáchoạt động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn để động viên,khuyến khích và tạo điều kiện cho HS, giúp HS đạt được những yêu cầu cơ bản,

Ngày đăng: 06/06/2022, 19:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w