GửidulịchHuế:Nhữngđiều
trông thấy…
Festival Huế 2008 đã khép lại. Huyền thọai sông Hương và những ngày xưa trên
Cố đô Huế hôm nay qua các chương trình lễ hội để lại nhiều kỷ niệm cho người
Huế và du khách. Một Huế trầm tư, dịu dàng. Một Huế yên bình, nên thơ. Một Huế
đang chuyển mình hội nhập và phát triển… Và một Huế đáng phải suy tư về ngành
du lịch, bộc lộ cũng chính qua Festival.
1. Huế h
ấp dẫn du khách không chỉ là miền đất đẹp theo hình thế địa lý, mà còn là
một trongnhững địa danh khám phá những nét đặc sắc tiềm ẩn về một nền văn hóa
Việt khá đa dạng vì những biến thiên lịch sử.
Chính sử, huyền sử và dân gian hòa quyện nhau cho Huế có một không gian huyền
hoặc, có sự bí ẩn của một truyền thuyết vùng đất cổ, có chất uy nghi của một kinh
đô, có nét duyên dáng của m
ột thành phố thấm đượm chất thơ, có cái dân dã còn
vương lại của cư dân… Những “tiềm ẩn” đó tạo cho Huế một tiềm năng dulịch rất
phong phú, đa dạng. Huế đã được UNESCO công nhận hai lần Di sản Văn hóa Thế
giới: Quần thể di tích cố đô, Nhã nhạc cung đình.
Thế nhưng nhìn vào các bản đồ tour dulịch của các công ty dulịch ở Huế, sản
phẩm thật nghèo nàn. Một “City tour” trong ngày, gần như các công ty đều giống
nhau: Sáng đi tham quan Đại nội, Chùa Thiên Mụ, nhà vườn Kim Long. Chiều đi
tham quan lăng Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức, làng làm hương làm nón…
Còn bao nhiêu địa điểm khác trong quần thể của hơn 300 di tích kiến trúc của cố
đô Huế ( nằm trong di sản vật thể do UNESCO công nhận ), nếu thích tham quan
thì khách phải tự tìm hiểu và tự đi. Buổi tối thì gần như
đồng loạt là đi thuyền, đi
đò trên sông Hương nghe ca Huế ( nhưng không phải của nghệ sĩ, nghệ nhân mà
chỉ là những ca sĩ nghiệp dư không tên tuổi của nhà đò, nhà thuyền ).
Không tour nào có chương trình nghe hát Nhã nhạc cung đình. Còn muốn tham
quan phong cảnh, ngoài tour đi Bạch Mã trong ngày, hay Lăng Cô, cửa Thuận An (
những điểm dulịch không chỉ của riêng Huế ), không có những tour khám phá
những phong cảnh khác, rất đẹp của Huế.
Phương tiện đi gần như
nhau: xe ô tô đón khách chiều đi, về thì đi thuyền rồng (
loại nhỏ cỡ 10 - 15 chỗ ) trên sông Hương. Nhưng rất khó hiểu, khi khách từ
thuyền lên bờ thì mạnh ai người nấy tự tìm phương tiện để trở về khách sạn nếu
mua tour lẻ, còn khách đoàn có đặt trước thì phải trả thêm khoản tiền xe trở về (
không nằm trong giá tour ).
Buồn cười hơn là khi chuẩn bị xuống thuyền, h
ướng dẫn viên dulịch luôn miệng
“gạ” khách tặng tiền “tip”- hoa hồng ( hay tiền boa ) cho lái xe, mà xe thì có vất vả
gì đâu, đi từng điểm dulịch cho khách xuống, đợi chừng 30 phút - 1 giờ, khách lên
xe đi tiếp, loanh quanh trong thành phố với bán kính không quá 15km.
Ăn uống cho khách đi tour còn tệ hơn. Khách phần lớn là người nước ngoài, nhưng
bữa trưa nằm trong tour là “cơm Huế”. Tôi là người Việt Nam, ăn món Huế còn
cảm thấy lúng túng không hợp về
khẩu vị, thử hỏi các ông tây bà đầm cầm đũa
ngượng nghịu, món ăn nhiều gia vị lạ cay nóng, ăn làm sao ? Hỏi nhà hàng có thứ
gì khác thay thế, chỉ là cái lắc đầu, còn không thì phải tự trả tiền nếu gọi món
riêng, tiền ăn dù không ăn không được trả lại (!)
2. Đi sâu vào từng sản phẩm du lịch, cái “nghèo nàn” của dulịchHuế càng bộc lộ
rõ hơn. Đơn cử như vé vào thăm m
ấy địa điểm lăng mộ Vua triều Nguyễn: Minh
Mạng, Khải Định, Tự Đức…vẫn có sự phân biệt. Người nước ngoài, người Việt
Nam ( Việt Kiều không được tính là người Việt Nam ), với hai giá khác nhau
30.000 VND, 55.000 VND. Nhưng để phân biệt Việt Nam - Việt Kiều là một câu
hỏi : Anh (chị) là người Việt ?
Tôi đã phải đưa thẻ nhà báo ra để chứng minh tôi là Việt Nam, không phải Việt
Kiều ch
ỉ vì họ không tin có người VN đi tour theo một đoàn toàn khách nước
ngoài, khi đi tham quan lăng Minh Mạng. Trong khi bên cạnh đó có một đoàn
khách là Việt Kiều ở Pháp về, do “học” kinh nghiệm, hay do “khôn” không biết,
nên khi được hỏi, họ mau chóng trả lời : Người Việt. Cô bán vé không thắc mắc
đòi hỏi xem giấy tờ gì, bán vé giá người Việt!
Tấm vé vào tham quan có giá cao ngất ngưởng tương đương 2USD với người Việt
Nam, nhưng nó chỉ là một miếng giấy bé, mỏng còn hơn tờ vé xổ số, in ấn sơ sài
vỏn vẹn vài chữ, vài con số. Trên tấm vé không có một thông tin gì về địa điểm
tham quan như vị trí, lịch sử, đặc điểm, giá trị di tích… Có lẽ thế mà ngay cửa ra
vào di tích, chỗ soát vé, sau khi trình cho người bảo vệ thì khách vứt ngay vé vào
thùng rác bên cạnh như
một miếng giấy bỏ vô dụng.
Không biết những người quản lý di tích ở Huế đã được đi tham quan các di tích ở
mấy nước thuộc khu vực ASEAN chưa, để thấy tấm vé vào cửa tham quan di tích
của họ như một tờ brochure in ấn rất đẹp, giới thiệu tóm tắt nhưng khá đầy đủ, có
hình ảnh minh họa di tích. Không khách nào bỏ đi vì tấm vé như một kỷ niệm và
h
ơn hết nó thể hiện cái văn hóa của “chủ” đối với “khách” cần được trân trọng.
Vào đến di tích, nếu không có người hướng dẫn chỉ bảo, khách như lọt vào “mê
cung” vì không biết bắt đầu đi từ đâu đến đâu, những nơi đến là chỗ nào trong
quần thể kiến trúc mênh mông, rối rắm phòng ốc. Chưa kể các đồ vật trưng bày
gần như không có một chú thích nào để khách có th
ể nắm được thông tin cụ thể,
vật gì, niên đại, xuất xứ… ngọai trừ những bảng chữ mang tính chất “lệnh”: Cấm
sờ vào hiện vật, cấm chụp ảnh!
3. Huế hiếu khách, Huế để thương để nhớ đến bao người từ chiếc nón bài thơ, màu
tím áo dài thiếu nữ, đến những con đò dọc ngang trên dòng Sông Hương, cả vạn đò
với mắt trẻ
thơ trong vắt… Nhưng có một góc khác của Huế làm du khách thất
vọng. Xe ôm, phương tiện di chuyển cơ động nhất, ngay tại cửa Chợ Đông Ba, một
đội xe ôm có quản lý điều hành, nhưng giá cả thì khó mà biết có đúng hay không.
Còn xe ôm tự do thì cũng “tự do” như chính nó. Cái giá thấp nhất cho dù chỉ đi
chừng một km cũng là 10.000 VND, còn xa hơn thì chỉ “dựa” vào lương tâm của
lái xe, khách không biết đường thì tha hồ bị “chém”. Tôi đ
ã phải bấm bụng trả tiền
xe ôm cho một quãng đường chưa đầy 3km đi về 70.000 VND, thêm 10.000 VND
cho thời gian đợi vào ngày đầu tiên đến Huế. Khi có bản đồ trong tay thì trả giá xe
ôm như mặc cả mua rau ngoài chợ, và nếu như không cẩn thận thì vẫn bị lừa như
thường.
Còn taxi Huế, với sáu hãng hoạt động, trong Festival cũng chưa thấy “cháy” xe lần
nào, gọi là có. Nhưng hình như các tay lái chưa được đào tạ
o kỹ, hay quá mới hoặc
ở địa phương khác, nên họ gần như không biết gì nhiều về các địa danh của Huế.
Có nhiều lái xe taxi khi khách cần đi tới một địa danh nằm trong bản đồ dulịch
thành phố, không biết, phải điện thoại về trung tâm hỏi đường từng chặng.
Có lái xe khác thì chạy lòng vòng qua bao nhiêu con phố, nói là đường cấm xe ô tô
đợt Festival, nhưng thật ra là “mua” đường để lấy tiền khách. Có lái xe thì cắm đầu
cắm cổ chạy một hồi rồi nói: ”Tưởng chị biết đường đi” ? Và khách ( là tôi ) phải
mất khá nhiều tiền cho cuộc điện thoại di động hỏi đường rồi chỉ dẫn lại cho lái xe
( vì đang lái không nghe điện thoại ).
Vào nhà hàng lại gặp chuyện “vui”, cứ như
đùa chơi nhưng rất thật. Có lẽ để đáp
ứng nhu cầu khách mùa Festival, nhiều nhà hàng được khai trương trước ngày khai
mạc Festival một tháng, nên việc đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ bàn, quầy
không được chu đáo, hay đó là kiểu ‘ăn xổi ở thì”, phục vụ chỉ được câu nói rất
ngọt kêu khách đợi, nhưng thời gian đợi làm nhạt mất vị ngọt vì quá lâu, thêm vào
chất lượng của s
ản phẩm không như ý.
Tôi đã vào một nhà hàng khá sang trọng ngay gần khách sạn to nhất của Huế, nằm
bên chân cầu Trường Tiền, bày biện như Tây, ly tách đồ sứ, thủy tinh, inox sáng
choang. Thế nhưng cô phục vụ quầy bar không phân biệt nổi café capuchino và
café sữa ( kiểu Việt Nam ), cãi lại bảo khách là “không biết gì”? Mà khách ở đây là
một người Pháp, ông ta muốn uống café kiểu Việt Nam.
Nhà hàng ăn thì na ná nhau, cơm Huế chỗ nào cũng chỉ
có chừng ấy món, có mấy
nhà hàng kiểu nhà vườn lại ăn theo kiểu” menu set” - mặc định sẵn của nhà hàng,
nên khách muốn thay đổi rất khó. Giá cả thì có nhiều khi “không tưởng” chỉ cần
kèm theo hai chữ “Hoàng gia”, hay “Cung đình”, như giá một tô phở gà nhỏ
75.000 VND trong một nhà hàng có “đính” thêm hai chữ “Hoàng gia” ở Phú
Mộng, chất lượng thì cũng ngang bằng một tô phở bình dân.
Cung cách của nhân viên khu di tích càng làm cho khách cảm thấy bi hụt hẫng. Ít
nụ cười, không lời cảm
ơn khi khách mua vé vào tham quan. Người sóat vé thì mặt
lạnh tanh như bắt buộc phải làm công việc “giữ cửa”, chứ không phải là “chủ” mời
“khách” tham quan nhà mình, mang lại nguồn lợi cho mình.
Chưa kể, không biết lý do gì, nhưngdu khách cảm thấy bị thiếu tôn trọng khi có
những di vật trong di tích bị xâm hại nghiêm trọng mà ban quản lý không hề có
biện pháp gì để bảo vệ và sửa chữa. Điển hình là bia “Khiêm cung ký” trong
Khiêm Lăng - Lăng Tự Đức, trên bia có hàng tră
m nét viết khắc vào đá bia, chen
vào giữa các hàng chữ của bia nhưng tên người, hình vẽ, lời lẽ nhăng nhít. Không
biết do ý thức quá tồi của người tới đây ( chắc chắn là người Việt, vì toàn chữ Việt
), hay do sự thiếu trách nhiệm của ban quản lý lăng ?
4. Tiếng là thành phố Festival, là một trung tâm của dulịch miền Trung, thế nhưng
việc xây dựng hạ tầng cơ sở về thông tin viễn thông
ở Huế có lẽ không được chú
trọng. Internet có, nhưng phần lớn là để chơi game, wifi chỉ có vài nơi có mà rải
rác không tập trung, không phải ai cũng biết (và cũng không biết phải hỏi ai vì nó
có vẻ còn xa lạ với Huế), và nếu ai biết thì chỉ, còn không thì khách tự mò mẫm đi
tìm.
Điều này khác xa với dulịch thành phố Hồ Chí Minh. Trên bản đồ dulịch TP,
thường có các địa chỉ khu vực có wifi, rất tiện cho việc liên lạc, thông tin của du
khách. Ở Huế, vào
được nơi có wifi thì lúc được lúc không, tín hiệu bị ngắt, đứt
đoạn, khó mà kiên nhẫn để xem hay làm việc gì được. Nhà báo mà đi tác nghiệp ở
Huế sẽ rất khó khăn nếu không có cơ quan thường trú ở đây.
Báo chí cũng vậy, ngay ở khi trung tâm của Huế, số sạp báo cũng rải rác và rất ít.
Tôi thử đếm trên con đường Lê Lợi, ngay bờ nam sông Hương, 2km phố mà chỉ có
năm sạp báo, vài tiệm sách, nghĩa là cộng c
ả báo - sách thì chưa hết 10 ngón tay.
Mà báo thì cũng chỉ có vài đầu báo ngày, còn thì toàn những tạp chí màu mè khác.
Báo dạo hiếm cực kỳ, may mới thấy một chàng đạp xe đạp với vài tờ báo trên giỏ
xe, giá bán không thống nhất, khi thì 10.000 đồng/3 tờ, khi thì 9.000 đồng/2 tờ,
hơn giá ghi ở bìa từ 500 - 1000, 2000 đồng.
Những điềutrôngthấy ở Huế, riêng về ngành dulịch còn nhiều lắm. Có những
điều tưởng là vụn vặt nhưng không nhỏ
, nó làm cho tình cảm của du khách đến
Huế phần nào giảm sút, cho dù có thấyHuế hấp dẫn đến đâu. Chỉ cần minh chứng
số khách lưu trú ở Huế qua đêm không nhiều, phần lớn họ chỉ ghé qua Huế, rồi ra
Đà Nẵng, Hội An chơi, hay lấy Huế làm nơi trung chuyển các tour khác thuộc khu
vực.
Huế đang xây dựng “thương hiệu” thành phố Festival, việc phát triển dulịch là
một t
ất yếu quan trọng để “thương hiệu” không chỉ là của Việt Nam mà còn là của
quốc tế. Chỉ mong nhữngđiều nhỏ nhặt lượm lặt về dulịch của cố đô Huế qua mấy
ngày Festival, sẽ không là viên sỏi nhỏ ném xuống mặt hồ.
Phương Nam
Cuối tuần ở xứ Huế mộng mơ
Bỏ lại những ồn ào của phố xá thành thị, bạn có thể tìm được những phút thảnh
thơi khi đi trên những con đường xanh mướt bóng cây dọc đôi bờ sông Hương. Khi
chiều buông xuống, còn gì thú vị hơn khi chơi ở khu Hoàng Thành hoặc rẽ vào
mấy hàng quán nhỏ, thưởng thức những món ăn rất Huế.
Nằm trên dải đất miền Trung thời tiết khắc nghiệt nhưngHuế dường như mát mẻ
hơn nhờ dòng sông Hương vắt qua thành phố với rất nhiều cây xanh. Không như
những thành phố hay các điểm dulịch khác, cố đô luôn giữ cho mình sự bình yên,
ch
ẳng bao giờ thấy cảnh tắc đường, bụi bặm dù là giờ tan tầm hay những ngày
nghỉ lễ. Nếu bạn ra đường vào lúc 21h, thì chẳng còn thấy mấy người đi lại, những
con đường chỉ còn xao xác tiếng lá trong ánh đèn đường và một vài hàng quán mở
khuya.
Nhưng điều đó không nghĩa, bạn sẽ cảm thấy tẻ nhạt khi tới Huế. Lần đầu tiên tới
đây, không ít người ng
ỡ ngàng khi dường như tới đâu là chạm ngay những công
trình điêu khắc cổ. Dấu ấn của cố đô hiện ra qua những cổng thành hay qua các
công trình do các triều vua Nguyễn xây dựng ven sông. Chất nghệ thuật của thành
phố còn được thể hiện qua những bức tượng mới dọc bên bờ sông Hương.
Có những địa điểm mà ai cũng muốn tới thăm khi đến Huế. Đó là cầu Tràng Ti
ền
bắc qua sông Hương, duyên dáng vào ban ngày và lộng lẫy trong ánh đèn đổi màu
khi màn đêm bao phủ. Đó là Hoàng Thành với những công trình cổ kính dành cả
ngày cũng không đi hết. Hay một hệ thống các lăng mộ của các vua nhà Nguyễn
được xây công phu bởi bao mồ hôi, nước mắt của những nghệ nhân, người thợ
xưa.
Có nhiều thời gian hơn, bạn nên thuê một chiếc xe máy đi vòng quanh thành phố,
qua những cổng thành hay tới thăm nh
ững ngôi chùa danh tiếng nơi đây. Đó là
chùa Thiên Mụ với tháp cao nằm giữa những hàng thông xanh mướt nhìn ra một
vùng sông nước mênh mông. Hay chùa Huyền Không Sơn Thượng với vườn hoa
lan rực rỡ, vườn thiền tím ngắt hoa súng và kiểu kiến trúc thân thiện, luôn có sẵn
trà, cà phê cho khách ghé qua chùa ngồi thưởng thức lúc nghỉ ngơi.
Vào buổi tối, bạn có thể ngồi trên xích lô đi một vòng thành phố, lắng nghe bác xế
giới thiệu những con đường d
ần cũng chuyên kinh doanh một mặt hàng như phố
Mai Thúc Loan chuyên bán quần áo vào ban ngày, đồ ăn vào buổi tối hay phố
Đặng Thái Thân chuyên kinh doanh xe máy Chưa thông thạo chỗ ăn, khách cũng
có thể nhờ chỉ đường và những địa điểm quen là quán Mỹ Tâm trên đường Trần
Hưng Đạo hay chè Hẻm ở Hùng Vương hay mua dăm gói trà Hoàng Cung, đôi lọ
tôm chua về làm quà cho người ở nhà.
Không chỉ nổi danh bởi những công trình kiến trúc cổ kính, mảnh
đất miền Trung
còn được biết tới với những món ăn dân dã nhưng ai ăn cũng thấy vừa miệng, mát
lòng. Là chè Hẻm với đủ các hương vị, ngồi trong ngõ, bàn ghế đơn sơ nhưng 22h
vẫn chật kín khách hay món cơm hến với những con hến nhỏ xíu được chắt chiu từ
chính dòng sông Hương. Đã tới đây, bạn cũng đừng quên tới hàng bánh ở Võ Thị
Sáu vừa ngắm vừa thưởng thức đủ loại bánh như bánh bèo, bánh ướt, bánh bột lọc,
bánh nậm đa số đều nhỏ xíu, xinh xắn.
. Gửi du lịch Huế : Những điều
trông thấy …
Festival Huế 2008 đã khép lại. Huyền thọai sông Hương và những ngày xưa trên
Cố đô Huế hôm nay. đồng.
Những điều trông thấy ở Huế, riêng về ngành du lịch còn nhiều lắm. Có những
điều tưởng là vụn vặt nhưng không nhỏ
, nó làm cho tình cảm của du khách