10thóiquencần rèn trẻmẫugiáo
Dạy trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân từ khi còn nhỏ là điều rất quan
trọng. Nếu cha mẹ vì lo con chưa đến tuổi và làm thay con mọi việc thì có
nghĩa cha mẹ đang lấy đi quyền được học hỏi và cơ hội phát triển bản
thân của trẻ. Trái lại, một em bé được cha mẹ khuyến khích và hướng dẫn
cho cách tự vệ sinh cơ thể, tự chọn các loại thức ăn bổ dưỡng hay là tự
bảo vệ mình thì bé sẽ sớm tự lập và sẽ rất giỏi giang.
Cùng tìm hiểu các công việc mà cha mẹ nên tập cho trẻ thành thóiquen
để con khỏe mạnh và có những tính cách tích cực:
1. Rửa tay
Rửa tay là cách tốt nhất và đơn giản nhất ngăn chặn sự lây lan của vi
trùng. Khuyến khích trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi
chơi trong vườn hoặc chơi với động vật. Mẹ nên hướng dẫn trẻ rửa tay
đúng cách: chà xát tay với xà phòng trong vòng ít nhất 10 phút, rửa sạch
với nước và lau khô. Để luôn tạo hứng thú cho trẻ, mẹ có thể chọn cho bé
các loại xà phòng và khăn tắm mới lạ với màu sắc và họa tiết bắt mắt.
2. Vệ sinh sau khi đi bô
Cũng giống như rửa tay, vệ sinh sạch sẽ sau khi đi bô sẽ giúp con tránh
được nhiều bệnh có nguồn gốc từ vi trùng và là một yếu tố để con phát
triển khỏe mạnh.
Đầu tiên, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách xé một lượng giấy vừa đủ và lau
vài lần cho đến khi sạch hẳn; sau đó là công đoạn xả nước và rửa tay với
xà phòng. Với bé gái, mẹ cần đặc biệt lưu ý con lau từ trước ra sau để
tránh vi khuẩn từ phía dưới bị đưa vào âm đạo.
3. Ăn các thực phẩm lành mạnh
Mỗi ngày, trẻ nên ăn tối thiểu là 5 loại rau củ và hoa quả khác nhau cùng
các sản phẩm sữa giàu canxi, protein và carbohydrate chuyển hóa thành
năng lượng. Nhưng điểm khó nhất đó là đa phần trẻ em đều không thích
ăn rau quả. Để khắc phục điều này mẹ cần tạo sự thích thú cho trẻ bằng
việc bày ra các trò chơi, bài hát và gắn các loại rau quả với các nhân vật
mà con yêu thích. Mẹ nên sử dụng nhiều loại rau củ trong chế biến bữa ăn
hàng ngày cho trẻ và cung cấp các loại thực phẩm này cho bé bằng nhiều
cách khác nhau như: nấu chín hoặc để tươi, cắt miếng, thái lát, thái hạt
lựu hoặc xay nhuyễn, Giữ cho các món rau quả luôn đầy màu sắc và có
những hình thù bắt mắt để bé luôn hứng thú ăn rau quả.
4. Thường xuyên vận động
Tập thể dục và thường xuyên vận động là cách tốt nhất giúp trẻ ngăn
ngừa bệnh tật, cải thiện tâm trạng đồng thời hỗ trợ hoàn hiện não bộ và
các chức năng của cơ thể. Nếu trẻ ít vận động thì nguy cơ béo phì và cơ
thể phát triển mất cân đối cao. Vì thế, nếu em bé của bạn hiếu động, luôn
luôn chạy nhảy thì cũng đừng hạn chế mà ngược lại cần khuyến khích và
tạo thóiquen hoạt động cho trẻ. Mẹ có thể tìm những nơi để trẻ (kể cả là
trẻ mới tập đi) thoải mái vận động như công viên, vườn hoặc sân chơi. Và
ngay trong nhà thì mẹ cũng nên chọn cho trẻ các đồ chơi khuyến khích
hoạt động như quả bóng, xe ba bánh Thậm chí mẹ có thể mở nhạc cho
trẻ nhảy quanh phòng cũng là một cách hay đê trẻ tập thể dục.
5. Đánh răng đều đặn và đúng cách để ngừa sâu răng
Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, một việc quan
trọng mà trẻ không thể bỏ qua đó là đánh răng. Trước thời điểm trẻ 7 tuổi
thì bố mẹ cần luôn giám sát và hỗ trợ trẻ đánh răng nhưng không giúp trẻ
làm việc đó. Thời gian đầu trẻ có thể lóng ngóng và chậm chạp nhưng bố
mẹ hãy kiên nhẫn cùng trẻ, luôn dành những lời ngợi khen cho sự cố gắng
của trẻ và tạo hứng thú cho việc đánh răng với các trò chơi hoặc sắm cho
trẻ vài chiếc bàn chải nhiều màu để trẻ lựa chọn. Mẹ cũng cần lưu ý để
hướng dẫn con cách chải răng đúng cách để đảm bảo hiệu quả sau mỗi
lần đáh răng.
6. Tránh "lộ hàng" ở nơi công cộng
Một số trẻ hay vô tình có một hành động không đẹp đó là cho tay vào
trong quần, kéo quần xuống để khám phá phần dưới cơ thể của mình.
Việc này không chỉ mất vệ sinh cho con mà còn là một hành vi thiếu lịch
sự nơi công cộng. Khi thấy trẻ làm vậy thì mẹ cũng không nên làm ầm và
mắng mỏ trẻ bởi đó chỉ là một sự tò mò tự nhiên ở con trẻ và nếu bị mẹ
mắng giữa nơi đông người trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ về cơ thể của mình.
Việc mẹ nên làm là đánh lạc hướng trẻ với một vật hoặc một câu chuyện
nào khác. Khi trẻ đủ lớn thì mẹ cần giải thích cho trẻ về sự khác biệt giữa
nơi công cộng và phòng riêng của con, và những điều nhạy cảm cần tránh
khi ra ngoài.
7. Ngủ đúng giờ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ. Dạy trẻthóiquen ngủ đúng giờ và tự
giác đi ngủ là điều cha mẹ nên lưu ý. Ngay từ khi con còn ẵm ngửa thì mỗi
tối vào một giờ nhất định mẹ sẽ lặp lại các công việc chuẩn bị đi ngủ như
cho trẻ uống sửa, làm vệ sinh, đặt trẻ vào giường, đọc truyên hoặc đếm
ngược để con ngủ. Khi trẻ lớn, con sẽ là người chủ động và không cần mẹ
nhắc.
8. Tuân thủ các nguyên tắc an toàn
Rất nhiều trường hợp các em bé gặp phải các chấn thương nặng trong
những tai nạn không đáng có mà cha mẹ hoàn toàn có thể lường trước
được. Điểm mấu chốt là cha mẹ cần dạy cho các quy tắc an toàn cơ bản
ngay bây giờ để tránh cho trẻ các tai nạn về sau. Chẳng hạn như tác dụng
hai mặt của một con dao để trẻ không bao giờ nghịch dao hay là hướng
dẫn con cách sang đường khi có tín hiệu đèn giao thông dành cho người
đi bộ và không được phép băng qua đường khi không có người lớn đi
kèm.
9. Không chơi dưới nắng gắt
Trẻ thường xuyên tiếp xúc với nắng mặt trời không phải vào lúc sáng sớm
sẽ làm tăng nguy cơ ung thư sau này. Cha mẹ cần giải thích cho trẻ rằng
mặt trời rất nóng, có thể khiến trẻ bị ốm và nếu trẻ muốn ra ngoài khi trời
nắng thì phải đội mũ và mặc quần áo dài tay hoặc thoa kem chống nắng.
Mẹ có thể giúp trẻ thích đội mũ bằng cách để trẻ tự chọn mua chiếc mũ
mà mình thích.
10. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp cải thiện sự tập trung và hỗ trợ hoạt động của toàn
bộ cơ thể. Mẹ hãy chắc chắn là trẻ có thể dễ dàng lấy được nước uống và
nhắc trẻ thường xuyên uống nước và đừng vì mải chơi mà bỏ cả uống
nước khi khát. Sắm cho bé một chiếc cốc mà trẻ thích hoặc cũng có thể
cho trẻ uống nước từ chai nếu trẻ đủ lớn. Trẻ có thể làm ướt áo khi tự
mình uống nước nhưng nếu điều đó giúp tạo một thóiquen tốt cho trẻ thì
việc phải thay một cái áo mới cho trẻ cũng không sao.
. 10 thói quen cần rèn trẻ mẫu giáo
Dạy trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân từ khi còn nhỏ là điều. cũng đừng hạn chế mà ngược lại cần khuyến khích và
tạo thói quen hoạt động cho trẻ. Mẹ có thể tìm những nơi để trẻ (kể cả là
trẻ mới tập đi) thoải mái vận