1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên bang Nga quan hệ kinh tế đối ngoại trong những năm cải cách thị trường. Vol. 3

400 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Liên Bang Nga Quan Hệ Kinh Tế Đối Ngoại Trong Những Năm Cải Cách Thị Trường
Tác giả Nguyễn Quang Thuấn
Người hướng dẫn PGS, PTS Bùi Huy Khoát
Trường học Trung Tâm Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Nghiên Cứu Châu Âu
Thể loại sách
Năm xuất bản 1999
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 400
Dung lượng 13,58 MB

Nội dung

scan0001 tif scan0002 tif scan0003 tif scan0004 tif scan0005 tif scan0006 tif scan0007 tif scan0008 tif scan0009 tif scan0010 tif scan0011 tif scan0012 tif scan0013 tif scan0014 tif scan0015 tif scan0016 tif scan0017 tif scan0018 tif scan0019 tif scan0020 tif scan0021 tif scan0022 tif scan0023 tif scan0024 tif scan0025 tif scan0026 tif scan0027 tif scan0028 tif scan0029 tif scan0030 tif scan0031 tif scan0032 tif scan0033 tif scan0034 tif scan0035 tif scan0036 tif scan0037 tif scan0038 tif scan00[.]

Trang 1

TRUNG TAM KHOA HOC XA HOI VÀ NHÂN VĂN ¡ QUỐC GIA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU

PTS NGUYỄN QUANG THUAN ( chu bién )

‘uta, BANG wea,

| NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI |

Trang 2

OYA

¿302 LD

TRUNG TAM KHOA HOC XA HOI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIÁ

TRUNG TAM NGHIEN CUU CHAU AU

PTS Nguyễn Quang Thuấn

(Chủ biên)

LIÊN BANG NGA

Trang 3

LOI GIOI THIEU

Đã gần một thập kỷ qua kể từ khi Liên bang Nga vói

tư cách là quốc gia độc lập bắt tay vào công cuộc cải cách

kinh tế nhằm chuyển đất nước sang nền kinh tế thị trường hiện đại Người ta biết đến công cuộc cải cách này thông

qua một loạt các biện pháp cải cách cấp tiến như tự do hóa giá cả, tự do hóa nội- ngoại thương, thực hiện tư nhân hóa v.v mà đến nay còn khá nhiều ý kiến đánh giá khác

nhau về kết quả Tuy vậy đa số đều thừa nhận nước Nga

đang tung bước vững chắc tạo ra được những yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại

Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công cuộc cải cách kinh tế ở nước Nga hiện nay là việc làm có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn lón đối với với nước ta Tìm hiểu sự

cải biến từ mô hình kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường ö Liên bang Nga những năm qua chắc chắn sẽ cung cấp kinh nghiệm quí báu cho những nước có nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi mô hình như nước ta hiện nay

Trong những năm qua Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu đã triển khai một loạt các đề tài nghiên cứu liên quan

đến cải cách kinh tế ỏ Liên bang Nga như: "Thị trường

_Nga và các nhà doanh nghiệp Việt Nam" (thực hiện năm

1995) mà sau đó Trung tâm đã phối họp vói Viện Nghiên

cúu chính trị và kinh tế quốc tế (Viện Hàn lâm Khoa học

Trang 4

tổ chức tai Matxcova Hội thảo khoa học-thực tiễn về chủ đề này Hoặc đề tài "Tư nhân hóa ởỏ Liên bang Nga và

một số nước Đông Âu trong cải cách theo hướng thị

trường" (thực hiện năm 1997); các đề tài về quan hệ kinh

tế đối ngoại của Liên bang Nga hiện nay v.v

Sự phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Liên bang Nga trong điều kiện cải cách thị trường hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động thực tiễn ỏ nước ta Đáp ứng nhu cầu này Trung tâm Nghiên ctu “chau Au xin giới thiệu cuốn sách "Liên bang Nga: Quan hệ kinh tế đối

ngoại trong những năm cải cách thị trường" của tập thể tác

giả do PTS,Nguyễn Quang Thuấn chủ biên, phân tích tác động của những nhân tố bên trong và bên ngoài đến sự phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Liên bang Nga, những quan điểm mói, các nội dung mới và xu hướng phát triển những quan hệ kinh tế đối ngoại chủ yếu của Liên bang Nga với một số nước và khu vực hiện nay Hy vọng đây là tài liệu cung cấp

được những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng _ đạy, các nhà hoạt động thực tiễn cũng như anh chị em nghiên

cúu sinh, sinh viên các chuyên ngành quốc tế học :

Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng song vì thời gian và nguồn tài liệu có hạn cùng vói tính chất phức tạp của

vấn đề, nên chắc chắn cuốn sách còn nhiều thiếu sót Rất - mong độc giả lượng thứ

Giám đốc

Trung tâm nghiên cúu Châu Âu

Trang 5

PHAN I

TONG QUAN VE QUAN HE KINH TE DOI NGOAI

Trang 6

BOI CANH QUOC TE VA

NHUNG NHAN TO TAC DONG TOI QUAN HE KINH TE DOI NGOAI CUA

LIEN BANG NGA HIEN NAY | I- SU TAN RA TRAT TU THE GIGI CU VÀ BUOC

CHUYEN SANG THE GIOI DA CUC HIEN NAY

1- Buổi giao thời-thế giới hai cực chuyển sang đa cực:

a/ Năm 1991 được coi là cột mốc lịch sử vói sự tan rã của Liên Xô, tạo bước ngoặt có tính thời đại: một siêu

cường, một cực quan trọng của thế giói hai cực chấm dứt sự tồn tại của mình để đưa thế giới bước vào thời kỳ không

ổn định vói một siêu cường còn giữ vai trò chủ đạo trong

các công việc quốc tế lón Tuy nhiên sẽ không hoàn toàn

là thế giới một cực Có ba nhân t6 co bản qui định tình trạng đa cực này Một là thực lực của Mỹ suy yếu tương đối làm giảm khả năng can thiệp vào các công việc quốc tế Hai là sự gia tăng vị thế của Nhật Bản và Tây Âu với tư cách đối thủ chứ không còn là đồng minh chiến lược chỉ biết nghe lồi của Mỹ Ba là sự trối đậy của một số nước đang phát triển vói vai trò độc lập hơn trên trường quốc tế Ngoài ra cũng phải tính đến cả "nguyện vọng”

giành lại vị thế "siêu cường" của Nga vói chố dựa là vũ khí

Trang 7

Ngay trong thöi kỳ thế giói hai cực, do tác động của

qui luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị, thế giói đã thay đổi không ngừng, thực lực của các cường quốc

biến đổi nhanh theo thời gian, xu thế đa cực hóa cũng đã

ngày càng bộc lộ rõ rệt Thời kỳ này người ta đã thấy những biểu hiện suy yếu của Liên Xô, đặc biệt là về kinh

tế, nưóc Mỹ cũng ngày càng khó khăn hơn do nọ nần và thâm hụt tài chính Trong khi đó Nhật Bản và Tây Âu

(trước hết là Cộng hòa Liên bang Đức) có tốc độ vươn

lên nhanh, đồng thời cũng có dấu hiệu về sự xuất hiện một

số cường quốc khu vực, trong đó không thể không thấy

vai trò và ảnh hưởng tăng lên của Trung Quốc đối vói các công việc quốc tế Do vậy buổi giao thời hay thời kỳ quá

độ từ hai cực sang đa cực này được nhìn nhận là sẽ khá

dài có thể tói đầu thế kỷ XXI do quá trình phát triển, sự

phân hóa, kết hợp của các lực lượng, các quốc gia trên thế giói Nhiều học giả ỏ các nưóc cũng nhấn mạnh rằng trong

thời kỳ quá độ này khó có thể đễ dàng có sự tập trung về một cực vì tương quan lực lượng, sự phân chia và kết hợp

lực lượng đang có những thay đổi dữ dội do tác động của

rất nhiều nhân tố không xác định Trong khi Mỹ đang tìm

cách điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại để chặn _

đứng xu thế suy giảm kinh tế và củng cố vai trò "lãnh đạo

thế giói" của mình thì một số nước khác có tiềm lực không

dễ gì chịu tụt hậu và đều đang lợi dụng thời có để mỏ

._ rộng ảnh hưởng và nâng cao vị trí của mình Một châu Au

Trang 8

90 trong đó có Cộng hòa Liên bang Đức đang vươn lên

rõ ràng nhất Là cường quốc kinh tế và tiền tệ, Đức đang

tìm kiếm chiếc ghế Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để củng cố vị thế của mình Nhật Bản cũng

đang đi những bước đầy thận trọng nhưng cũng đầy quyết

tâm để có được vị trí cưòng quốc chính trị và không cam

chịu đứng ngoài hàng ngũ những nước bảo vệ cơ chế an

ninh quốc tế Liên Xô tan rã nhưng Liên bang Nga vẫn -có tiềm lực nhất định để sóm trở lại vị trí siêu cường và

hiện nay tiếng nói cũng bắt đầu cứng rắn hơn

Tuy nhiên, phải thấy là nếu không phải là trong suốt

cả thời kỳ quá độ thì chí ít cũng trong giai đoạn đầu khá

dài hiện nay tương quan lực lượng đang nghiêng hẳn về phương Tây với ưu thế thuộc về Hoa Kỳ Bỏi lẽ chiến tranh kết thúc, hệ thống xã hội chủ nghĩa mà nòng cốt là Liên Xô và Đông Âu tan rã đã khách quan đưa các nước này ngả về phương Tây, sự phân chia Đông-Tây theo khái niệm

của chiến tranh lạnh không còn nữa, theo một nghĩa nào đó, chính là phương Tây đã chiến thắng Dù muốn nói thế nào chăng nữa thì khá rõ ràng là Mỹ đã đạt được mục tiêu: không những thiết lập được một châu Âu tự do hoàn

chỉnh mà còn xây dựng được một cộng đồng châu Âu - Đại Tây Dương kéo dài từ Vancuver dén Vladivostok Cac nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ và một số nước Cộng

Trang 9

một số đã gia nhập NATO Trong thế giói phân chia Đông- Tây và lực lượng các nước thứ ba đứng giữa, phương Tây vốn mạnh về kinh tế - quân sự nay càng có điều kiện trỏ nên mạnh hơn cùng với việc đang chiếm ưu thế gần

như hoàn toàn trong nền chính trị quốc tế Do vay trong thời kỳ quá độ này Hoa Kỳ và các nước phương Tây đang

có sự điều chỉnh chiến lược đáng kể theo hướng giảm chi phí quân sự, chú trọng phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, tạo tiếng nói có trọng lượng hơn trên các diến đàn quốc tế

Sau khi Liên Xô tan rã phương Đông dường như đã

ngả vào phương Tây và tạo ra cảm giác hòa nhập, nhưng

sự thực thế giói vẫn chưa phải là một cực và vẫn chứa

đụng các mâu thuẫn khó dung hòa Ngay từ giữa thập niên

.80 khi tình hình quốc tế trỏ nên hòa dịu với đánh giá "sự đe dọa” quân sự của Liên Xô đã giảm đi nhưng mâu thuẫn đang tồn tại giữa các nước phương Tây vẫn theo đó tăng

lên Hiện nay, khi Liên Xô - địch thủ chung tan ra, co sé

cua lién minh trong chién tranh lanh không còn nữa thì các mâu thuẫn vốn có này dường như có dip thuận tiện nổi lên Không thể bỏ qua thực tế là sự gia nhập của Liên Xô cũ mà đại diện hiện nay là Liên bang Nga vào thế giói phương Tây đã đem lại.các mâu thuẫn mới khi Nga vẫn coi mình là cường quốc có các lợi ích riêng của mình, đang càng làm cho vấn đề thêm phúc tạp

Trước kia mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước phương

Tây bộc lộ trong lĩnh vực kinh tế, nay càng thấy rõ hơn

Trang 10

trong cạnh tranh bảo hộ và giành giật thị trường, giành ưu thế về khoa học - công nghệ Con duong lat léo của Hiệp ưóc Urugoay là bằng chứng rõ ràng của mâu thuẫn

này của trục Mỹ - Nhật Bản - Tây Âu Sự vươn lên của

Nhật Bản và CHLB Đúc trong lĩnh vục kinh tế và chính trị được đánh giá là sự phát triển có ý nghĩa chiến lược

sâu sắc nhất của thế giói trong thập niên 90 Cuộc thương lượng buôn bán căng thẳng giữa Mỹ và hai nước này, cuộc

đấu tranh trong vấn đề an ninh châu Âu, xu thế "Châu Au không còn tiến lên theo tiếng kèn của Mỹ", sự giành giật

vai trò chủ đạo trong ổn định tình hình và cải tạo các nước

cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các nước Dong Âu theo tiêu chuẩn của phương Tây cho thấy sự gay gắt của mâu thuẫn và sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu O

khu vực Chau A - Thai Binh Duong, tinh hình cũng cho

thấy như vậy: giảm sự có mặt của Hoa Kỳ, sự vươn lên

của Nhật Bản, chiến lược chau A mdi EU, những toan tính của Nga tại Viễn Đông và khu vực Đông Bắc Á

b/ Việc kết thúc chiến tranh lạnh đã tạo ra niềm hy

vọng về mot thé gidi an tồn hơn, cơng bằng và nhân đạo hơn Nhưng trong thời gian qua, thế giới đâu phải là đã

bước vào giai đoạn hòa bình thực sự, càng không phải là an tồn và cơng bằng

Sự phát triển của tình hình quốc tế đang tồn tại hai

xu thế vừa hòa địu, hòa bình, vừa rối loạn, bất 6n định

Trang 11

- Sự sụp đổ của cơ cấu thế giới hai cực đem lại những

khả năng chưa tùng thấy cũng như những thách thức đối

với sự hợp tác giữa các dân tộc Sự phụ thuộc lẫn nhau, sự hòa nhập và quốc tế hóa nền kinh tế thế giói đều nằm trong những thực tế mói này

.~ Nhưng thế giới ngày nay còn lâu mới tr thành một

nơi hòa bình, công bằng và an toàn Những cuộc tranh : chấp âm ÿ, sự can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc

gia, những chính sách bá quyền và thống trị, xung đột sắc

tộc, sự không khoan nhượng về tôn giáo, những hình thức moi của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hẹp hòi là những

trỏ ngại lón và nguy hiểm cho sự tồn tại hòa thuận giữa các nước và các dân tộc, thậm chí đưa đến ché tan rã của

các nhà nước và xã hội (Theo Thông tấn xã Việt Nam - Hà Nội 15-9-1992)

Tình hình thế giói hôm nay đã phản ảnh đúng nhận xét trên Theo Viện chính trị Hamburg (Cộng hòa Liên bang Đức), riêng năm 1993 đã diễn ra 43 cuộc chiến tranh

trên các châu lục Nếu tính cả những cuộc xung đột vũ

trang nhỏ có nguy cơ gây bùng nổ chiến tranh, thì con số này thậm chí là 119, tăng gần gấp đôi so với năm 1992 (theo Tuần tin tức số 24-27 tháng 2-1994) Song dù thế giói vẫn còn rối loạn, bất công, những cuộc "chiến tranh"

ö phạm vi nhỏ hơn đã diễn ra thì thực tế vẫn cho thấy là các cuộc chiến tranh đó đã dần được giải quyết thông qua thương lượng (dù các cuộc thương lượng đó có kéo dài,

nhiều lúc tưởng như đứt đoạn, song sau đó lại được nối

Trang 12

tiếp), xu thế hợp tác quốc tế để cùng tồn tại hòa bình

trong khu vực và toàn cầu ngày càng phát triển, quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân ngày càng gia tăng

Vậy nên nếu có những cuộc xung đột nào đó trong một quốc gia nhất định, nó sẽ bị khuôn lại trong vùng lãnh thổ của quốc gia đó, không thể lây lan ào ạt sang các nước ˆ láng giềng để trỏ thành chiến tranh khu vực, chiến tranh

cục bộ (chẳng hạn như cuộc chiến tranh ö Nam Tư cũ, kể cả cuộc chiến Cosovo vừa qua ) cho nên các khu vực có

chiến tranh về cơ bản vẫn ở trong tình thế ổn định Ngược

lại, sự ổn định của khu vực và cả thái độ không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác để ổn định và giữ gìn

_ hòa bình trong khu vực đã có tác động trỏ lại, làm cho

xung đột trong một nước (hay những tranh chấp khu vực)

có thể đần dần được thu xếp ổn thỏa

2- Những đặc điểm của thế giới đa cực, sự xung đột kinh tế sau chiến tranh lạnh và sự điều chỉnh chính sách của các nước lón 7

a/ Sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giói hai cực mất di

một cực, sự phân định rõ ràng giói tuyến giữa hai phe

không còn nữa, lực lượng của các nước giồ đây đều phải

tính toán cụ thể các lợi ích và vị trí của mình Liên Xô -

Trang 13

gidi như đã từng có trước đây Chính quyền Mỹ đã phải nói tói việc không tìm kiếm "nền hòa bình do Mỹ thống tri" mà chủ trương "sự thống trị rộng rãi" và "cùng chia sẻ trách nhiệm” Trong tình hình đó các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực đều tìm cách phát huy vai trò của mình trên các lĩnh vực va công việc để có tiếng nói nhất định trong các vấn đề hòa bình và tiến bộ xã hội Không còn

bị chi phối bởi cuộc phân minh hai trận tuyến, giồ đây các nưóc được rộng đường hơn để tập trung sức lực vào phát

triển kinh tế- khoa học kỹ thuật, giành vị trí có lợi trên trường quốc tế Do đó hầu như tất cả các nước đều có sự điều chỉnh chiến: lược sửa đổi thể chế, tái có cấu nên kinh tế theo hướng tăng cường tiềm lực khoa học-kỹ thuật, mỏ

rộng đầu tư cho giáo dục, đẩy lên một tầm mới Sự ra đời của thé gidi da cực đang tạo điều kiện giữa các nước, các

khu vực ngày càng chặt chế, nhưng cạnh tranh để tồn tại và phát triển cũng quyết liệt hơn

Các nhà phân tích quốc tế dưới các góc độ khác nhau

và cách phân tích khác nhau đã nêu ra những đặc điểm

chung của thế giói trong bưóc chuyển sang thế đa cực như

sau:

- Cách mạng tin học vói kế hoạch "đường thông tin cao tốc" của Mỹ và các chiến lược kỹ thuật thông tin của

các nước Anh, Pháp, Đức, Nhật đang thúc đẩy nền kinh

tế thế giói bước vào giai đoạn tin học hóa, tạo những biến đổi căn bản trong các khâu sản xuất, đầu tư, tiêu thụ trên thị trường Cuộc cách mạng này cũng sẽ dẫn tói cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc mà hiện nay Mỹ đang 6 vi

Trang 14

trí dẫn đầu Tuy Cộng đồng châu Âu thừa nhận thua kém

Mỹ từ 3 đến 5 năm, Nhật Bản thua tói 10 năm, các nước

"khác còn khoảng cách xa hơn nữa nhưng trong xu thế vươn lên của các quốc gia này và sự suy yếu tương đối của Mỹ, nhiều người cho rằng cuộc cạnh tranh này sẽ

mang tầm "cuộc đại chiến thế giới về kinh tế" Ai thắng, ai thua trong cuộc chiến kinh tế-kĩ thuật này tất nhiên sẽ có ảnh hưởng đến sự phân hóa và tập hợp lực lượng trên thế giới Trong bối cảnh này tất cả các nước kể cả các

nước đang phát triển không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tích cực tham gia vào cuộc cọ sát này để tồn tại và

phát triển | l

- Quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang tăng tốc, thế giới ngày càng trỏ nên chặt chế, thị trường thế giới mỏ rộng, lưu thông tiền tệ thế giới gia tăng, đầu tư trực tiếp ra bên ngồi trên qui mơ tồn cầu gia tăng, các cơng ty siêu quốc gia được triển khai mạnh mề trên phạm vi thế giói, quá trình chuyển giao công nghệ được thúc đẩy rộng khắp Sự họp tác trên toàn cầu sẽ mở rộng hơn và có hiệu quả hơn vói các vấn đề như bảo vệ môi trưởng, cân bằng sinh thái, duy trì nguồn nước và đất đai, phòng chống buôn lậu ma túy, tiến công các loại hoạt

động khủng bố, ngăn chặn tội phạm và nạn mãi dâm, bệnh

AIDS | —

- Loi ich kinh té va an ninh kinh té đang trỏ thành

nhân tố ngày càng quan trọng ảnh hưởng tói tình hình và

Trang 15

này trong đường lối chiến lược của mình, tất cả các quốc gia đều đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước lên vị trí hàng đầu Trong quan hệ đối ngoại thì quan hệ kinh

tế đối ngoại, tiếp cận và khai thác thị trường thế giới và

những lợi ích kinh tế của đất nưóc được đặc biệt coi trọng Chính vì coi trọng lợi ích an ninh và kinh tế mà quan hệ giữa các nước trỏ nền phức tạp và có lúc căng thẳng Quản

hệ đồng minh chiến lược Mỹ-Nhật không có gì thay đổi nhưng Mỹ ngày càng bất bình trước việc gia tăng thâm hụt

trong cán cân buôn bán với Nhật Bản và đang gây sức ép đòi Nhật mở cửa thị trường cho sản phẩm của Mỹ Trong

quan hệ với châu Âu, Mỹ cũng phê phán Liên minh châu Âu đã không tạo cơ hội cho các công ty xuất khẩu của Mỹ đi vào thị trường khu vực này một cách công bằng và bình

đẳng, trong khi đó lại tìm cách bán phá giá hàng hóa vào

thị trường Mỹ Đến lượt mình, Liên minh châu Âu cũng tố cáo Mỹ có những qui định mang tính chất kỳ thị các công ty xuất khẩu nước ngoài Châu Âu cũng bất bình

trudc tình trạng nhập siêu ngày càng tăng với Nhật Bản An nỉnh và lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu nên

những bất đồng và mâu thuẫn dế có cơ hội nảy sinh, tuy

nhiên các nước dường như đều muốn đi theo con đường -

dung hòa, tìm cách thỏa hiệp nhau để tránh dẫn đến chiến tranh kinh tế

- Một thời điểm nổi bật của tình hình thế giói ngày

nay là Hoa Kỳ trong tư cách một siêu cường duy nhất hiện

Trang 16

thế giói" trong khi sức mạnh của Mỹ đã suy giảm đáng kể Trong nước đang nổi lên các vấn đề kinh tế, chính trị, xã

hội, giáo dục, đến mức dân chúng phải đòi chính phủ "bỏ ,nhiều sức lực hơn vào vấn đề kinh tế trong nước, bót

bị lôi cuốn vào những vùng xa lãnh: thổ và trả giá q

đất" Ư ngồi nước Mỹ lại đang có ngùy cơ bị tụt hậu trong cuộc chạy đua kinh tế và khoa học kỹ thuật, với những bất đồng đang gia tăng trong quan hệ với các nước đồng minh Tuy nhiên vẫn phải thấy rằng Mỹ đang '

là một siêu cường có ảnh hưởng rất lón đối với các công việc quốc tế trong thời kỳ hiện nay, đồng thời vẫn là thị trường lón nhất thế giới cũng như là một nước đầu tư lón

rất quan trọng mà không m một nước nào trên thế giói không

coi trọng

- Sau khi đối đầu về hệ tư tưởng tan võ, "kẻ thù ù chung"

không còn nữa, chủ nghĩa dân tộc và sự phân ly dân tộc,

tình cảm sắc tộc và tôn giáo tăng lên một cách nhanh chóng làm- cho tại nhiều nơi trên thé gidi dang phat triển, gia tăng thù hận dân tộc-tôn giáo, bùng nổ xung đột vũ trang Còn ở một số nước phát triển thì chủ nghĩa

dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phát xít mói đang trỗi dậy với cường độ và phạm vi hoạt động ngày càng tăng, thậm chí các lực lượng ay ¢ còn có chân trong quốc hội va

chính phủ |

Trang 17

tế, thị trưởng và quyền chủ đạo kinh tế Xung đột sau chiến tranh lạnh sẽ là xung đột kinh tế, trong khoảng thời gian còn lại của thế kỷ này cho đến thế kỷ XXI, việc thâm nhập thị trưởng đần thay thế cho việc giành căn cứ và đóng quân ở nước ngoài Những gì trước đây phải dựa vào

vũ lực để giành chiếm thì ngày nay trước hết 'cần phải dựa vào việc phát huy uy lực về kinh tế để duy trì

Xét từ tình hình thực tế trong quan hệ quốc tế, các

nước đều đặt vấn đề kinh tế lên vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại, nhấn mạnh ưu thế kinh tế, an ninh kinh tế Mỹ là một trong những nước sóm chuyển từ tranh giành bá quyền về quân sự sang cạnh tranh kinh tế trong chiến lược toàn cầu Chính phủ Clinton sau khi lên nắm quyền đã đưa ra chính sách "an ninh kinh tế lên hàng đầu", và cùng vói việc tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế

Đông Á, địa vị của châu Á - Thái Bình Dương trong chiến

lược toàn cầu của Mỹ ngày càng quan trọng Mỹ khống chế Trung Đông, can thiệp vào Trung Á và Nam Á, đánh vào chủ nghĩa hồi giáo cũ, tích cực đi sâu vào châu Phi

v.v đều không tách rời lợi ích kinh tế, không tách khỏi

nguồn tài nguyên phong phú và thị trường rộng mỏ ở

những nơi đó Để đảm bảo an ninh kinh tế, mong muốn phát triển kinh tế, Nhật Bản kiên trì thi hành lâu dài nền "ngoại giao kinh tế" Xét thấy Đông Nam Á là nơi cung

ứng nguồn tài nguyên, là đối tác mậu dịch và là thị trường hàng hóa quan trọng của mình, đồng thời cũng là con

đường thông ra biển để tiến hành buôn bán với Trung

Trang 18

Dong, chau Phi, chau Âu, đặc biệt là dầu lửa, vì vậy mà

Nhật Bản coi Đông Nam Á thuộc về phạm vi thế lực của mình Để giành được ngày càng nhiều nguyên liệu và thị

trường, Nhật Bản còn hướng tói khu vực rộng Idn 6 Viễn

Đông như: Trung Quốc, Trung Á, Liên bang Nga Thực

hiện ý tưởng vành đai kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,

Nhật Bản muốn đạt được mục dích chủ đạo kinh tế ở

Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương Để mỏ rộng

thực lực kinh tế của mình, châu Âu tranh giành thị trường

lón hơn, Liên minh châu Âu cùng với việc tích cực thúc

đầy tiến trình nhất thể hóa, cũng tích cực đề xướng thiết

lập khu vực châu Âu rộng mỏ, mở rộng Liên minh châu Âu sang phía Đông, thiết lập vành đai kinh tế Liên minh châu Âu - Địa Trung Hải v.v Để chiếm chỗ đứng chân trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Liên minh châu Âu còn tăng cường liên hệ với ASEAN và Trung Quốc,

- thiết lập cơ chế hội nghị cấp cao Âu - A Dé chấn hưng nền kinh tế trong nước, Liên bang Nga chủ trương chuyển

sang thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy nhanh chóng tiến trình nhất thể hóa khối Cộng đồng các quốc gia độc _ lập (SNG), đề ra yêu cầu gia nhập Liên minh châu Âu và

tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương,

hy vọng nhờ vào vai trò là một nước Au - A cia minh dé hòa nhập vào hệ thống kinh tế thế giói Ngoài ra, một số nước lón cấp khu vực như Ấn Độ, Nam Phi, Australia, Brazit v.v đều định:ữ4 những đối sách tương ứng để mong

21

Trang 19

mu6n co thé manh trong thdi đại địa kinh tế Có thể nói,

xu hướng nổi bật trong việc tranh giành địa chính trị trong quan hệ quốc tế hiện nay là cạnh tranh về kinh tế, bao gồm chiếm lĩnh thị trường, tranh giành nguồn nguyên vật

liệu, xây dựng môi trường phát triển kinh tế tốt đẹp

Trong xu hướng đó thấy rất rõ sự giảm bót màu sắc quân

sự so với trước đây để lấy ưu thế về thực lực kinh tế, sức mạnh thị trường, khoa học kỹ thuật và nhân tài làm vũ

khí ca

Xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng lầu đài là đặc điểm chủ yếu của sự điều chỉnh quan

hệ giữa các nước lón hiện nay Trong các biện pháp giải

quyết những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các nước lón, đều

có xu hướng thông qua thỏa hiệp, đối thoại, tránh xung

đột Những cuộc thăm hỏi ngoại giao ở cấp cao diễn ra

nhộn nhịp, các cuộc gặp gõ trực tiếp Ỏ cấp cao đó có tác dụng rõ rệt trong việc thiết lập quan hệ ổn định lâu dài

Việc các quan chức cấp cao của các nước lón, đặc biệt là

của 4 nước: Trung Quốc, Mỹ, Nga, và Nhật Bản gặp nhau `

thưởng xuyên được xem là “một cuộc bùng nổ ngoại giao" Lợi ích chung của các nưóc nay trên trưởng quốc tế đang tăng lên đã thúc đẩy họ tăng cường hợp tác vói nhau Sự trỗi dậy của Trung Quốc: liên tục phát triển, năm 1997 Hồng Công được thu hồi đã làm tăng vai trò và ảnh hưởng

của Trung Quốc Để duy trì và lấy lại địa vị nước lón, Nga đã cố gắng để trỏ thành nhân tố tích cực trên trường quốc ` tế Hai nưóc Trung-Nga có những cuộc gặp cấp cao, xây

Trang 20

dựng quan hệ đối tác chiến lược, phát triển quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị, những vấn đề tranh chấp lãnh thổ

do lịch sử để lại cuối cùng cũng đạt được những bưóc tiến

đáng kể

Trong bối cảnh đi theo quan niệm giá trị phương Tây, Nga đã phát triển quan hệ vdi My va Nhật Ngoài việc tổ chức các cuộc gặp cấp cao giữa các quan chức Nga-Mỹ còn có các cuộc gặp nhau trong hội nghị đã phương Các

quan chức cao cấp của Nga và Nhật tiến hành những cuộc

gặp "không chính thức" chú trọng xây dựng quan hệ cá

nhân Tổng thống Pháp Jacques Chirac.còn kiến nghị châu Âu thiết lập "quan hệ đối tác đặc biệt" với Nga Quan hệ đồng minh chiến lược trong lịch sử truyền thống giữa Mỹ và Nhật; Mỹ và châu Âu cũng có những bước phát triển

mdi

Viéc diéu chinh cham chap quan hé Nga-Nhat da anh hưởng đến toàn cục, phản ánh sự biến đổi sâu sắc trong toàn bộ quan hệ giữa các nước lón Nhật Bản muốn dựa vào Nga để vươn lên, xác lập và khẳng định vị thế cường quốc chính trị của mình, do đó Nhật đã chủ động và nhanh

- chóng điều chỉnh với qui mô lón chính sách đối với Nga, thay đổi toàn bộ nguyên tắc cứng rắn, tiến hành đồng thời cả đối thoại chính trị và kinh tế, thay đổi việc lấy vấn đề tranh chấp lãnh thổ làm điều kiện tiên quyết không thể

lay chuyển để cải thiện quan hệ thành phương châm từng

bước tiếp xúc và hợp tác với mức độ linh hoạt khác nhau

Trang 21

sự ràng buộc của vấn đề lãnh thổ trong quan hệ song

phương, từ đó về mặt kinh tế đã mỏ ra con đường hợp tác

khai thác tài nguyên ỏ khu vực Viễn Đông, có lợi cho Nhật

Nhật Bản còn tích cực ủng hộ Nga gia nhập Tổ chức hợp

tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Để thay đổi cục

diện bị động do việc NATO mỏ rộng sang phía Đông, và

cũng muốn giành được các nguồn vốn kỹ thuật của Nhật để phục hưng nền kinh tế của nước mình Nga tích cực chủ động họp tác với Nhật Bản và tiến hành lôi kéo Nhật

trên nhiều mặt Tháng 6-1997, trong cuộc hội nghị cấp cao

7 nước trên thế giới Denver, quan chức cao cấp: của hai

nước đã gặp nhau, tổng thống Yeltsin đã đề nghị thiết lập

"quan hệ đối tác chiến lược Nga-Nhật" hứa hẹn sẽ không

nhằm tên lửa hạt nhân vào hướng Nhật Bản nữa, ủng hộ

Nhật Bản trỏ thành nước thành viên thường trực Hội đồng

bảo an Liên hợp quốc Vào đầu tháng 11, khi các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước gặp nhau ở Krasnoyarsk, Nga đã đồng ý trước năm 2000 sẽ giải quyết xong vấn đề lãnh thổ

và ký hòa ưóc với Nhật Bản, hai bên đã thông qua kế

hoạch "Yeltsin-Hashimoto" để tăng cường hợp tac về đầu tư, mậu dịch và năng lượng Sự ấm lên trong quan hệ song

_ phương này diễn ra trong tình hình cả Nga và Nhật đều có những mối lo ngại vói mức độ khác nhau về sự nổi lên

của Trung Quốc Xuất phát từ lo lắng về việc Nga và

Trung Quốc xích lại gần nhau quá sẽ không có lợi cho

mình, Mỹ đá ủng hộ sự xích lại gần nhau giữa Nhật và Nga để kiềm chế quan hệ Nga - Trung trên cơ sỏ tăng

Trang 22

cường họp tác an ninh Mỹ- Nhật

Trong quan hệ Nga - Mỹ, hai nước có những tranh

chấp kịch liệt Đầu tiên phải kể đến những bất đồng gay gắt về vấn đề NATO mỏ rộng sang phía Đông Mỹ vừa

đấm vừa xoa, lấy việc cho Nga tham gia vào câu lạc bộ G7, mỏ rộng: quyền phát ngôn trong công việc của châu

Âu và tăng thêm kinh phí viện trợ, để đổi lấy sự đồng ý

của Nga trong việc mở rộng NATO sang phía Đông, tiến

sát không gian an ninh phía Tây của Nga Để đối phó với

Mỹ, cải thiện địa vị chiến lược của mình, Nga trước hết áp dụng chính sách "rút ö phía Tây tiến ở phía Đông" để ra sức phát triển về phía Đông trong sự mở rộng quan hệ voi các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản và các nước

ASEAN v.v Tuyên bố rằng mình là một nước Âu - Á,

Nga do vậy đã chuyển trọng điểm ngoại giao sang khu vực

châu Á - Thai Bình Dương, với biện pháp lấy ưu thế tài nguyên và vũ khí hiện đại của mình để mỏ rộng hợp tác

kinh tế vói những quốc gia này, lợi dụng "nền kinh tế châu A dang phát triển nhanh chóng" để phát triển kinh tế của nưóc mình Tiếp tục chính sách "tiến về phía Đông, liên kết vói phía Tây", lợi dụng sự phát triển những mâu thuẫn giữa các nước Âu-Mỹ, chú trọng tăng cường quan hệ vói

Trang 23

về việc mỏ rộng NATO sang phía Đông vẫn còn tiếp tục

Mỹ đã nói rõ sé đưa tất cả các quốc gia châu Âu vào NATO, còn Nga vẫn tiếp tục cho rằng mỏ rộng NATO sang phía Đông là xâm phạm vùng an ninh của mình để

tích cực xác lập phòng tuyến cuối cùng ở các nước Cộng

hòa thuộc Liên Xô cũ Tuy vậy do Nga thiếu những biện |

pháp có hiệu quả để ngăn chặn NATO mỏ rộng sang phía

Đông nên việc tiếp tục mỏ rộng này là điều khơng tránh

khỏi củ

.Ư- phía Đông, Mỹ lấy việc tăng cường quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ“làm chỗ dựa tế xâm nhập vào Trung Á

Nguồn tài nguyên dầu lửa phong phú ở Biển Đen lại càng

gây nên những tranh chấp gay gắt mói giữa Nga và Mỹ

Mỹ tuyên bố Trung Á là "khu lợi ích đặc biệt" của Mỹ nên

phải "triệt để loại bó" ảnh hưởng của Nga ở khu vực này Các nưóc Anh, Pháp, Thổ Nhi Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc

và đứng đầu là Mỹ đua nhau đầu tư, Mỹ đã chiếm 34%

đầu từ ở Kazakhstan và 26% ỏ Azecbaijan, trỏ thành nưóc đầu tư lón nhất 6 Kazakhtan Nam 1994, My đã cùng Kazakhtan xác lập quan hệ "bạn bè dân chủ" NATO lần

đầu tiên tiến hành diễn tập quân sự mang tên "Dụy trì

hòa bình Trung Á năm 1997" Nhưng Nga nhờ vào quan hệ truyền thống của mình và ưu thế chính trị đang ra sức

chống lại thế tiến công của My Do các quốc gia Trung Á đều là những quốc gia lục địa không có cửa khẩu ra biển,

việc buôn bán chủ yếu đều hướng sang Nga, hon nữa phần

Trang 24

lón đều có nưóc Nga đóng quân (trù Uzbekistan), đều là các nước thành viên trong Hiệp ưóc an ninh tập thể của

Cộng đồng các quốc gia độc lập, nên trước mắt Mỹ rất khó có những tiến triển lớn ö Trung Á Đồng thời, Nga

thay đổi phương pháp ban đầu là chỉ đơn giản phản đối

phương Tây xâm nhập nay chuyển sang áp dụng biện pháp tích cực cùng khai thác tài nguyên, tiến hành "cạnh tranh

_ van minh" với phương Tây để chống lại một cách có hiệu quả sự gậm nhấm của phương Tây

Ö phía nam, hai nước Mỹ-Nga đều tiến hành điều chỉnh chính sách, trọng điểm là tranh thủ Ấn Độ Mỹ điều

chỉnh chính sách cũ coi trọng Pakixtan xem nhẹ Ấn Độ,

để ngả rõ rệt về phía Ấn Độ, hòng tìm kiếm "đối thoại

chiến lược mới" vói Ấn Độ Trong khi đó Nga đã thiết lập "quan hệ đối tác chiến lược" vói Ấn Độ và hứa giúp Ấn Độ trỏ thành nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp

quốc Ư đơng nam châu Âu, gần đây Mỹ đã cùng vói các nước như: Bungari, Italia, Hữap và Thổ Nhĩ Kỳ v.v tiến

hành hội nghị các bộ trưởng quốc phòng, gạt Nga ra ngoài, giói hạn mức độ ảnh hưởng của Nga ỏ Balkan Dường như Mỹ đã thành công trong ý đồ này qua cuộc chiến Cosovo

vừa qua |

Buôn bán vũ khí đang trỏ thành chiến trường mdi trong việc tranh giành giữa Mỹ và Nga Năm 1996, kim

Trang 25

"hiện đại hóa vũ khí, kỹ thuật tiên tiến của Mỹ, ding laze để diệt vệ tinh đã làm cho Nga phải lo ngại, điều đó ẩn chưa mối nguy hiểm của cuộc chạy đua quân bị trên không gian Vì vậy, Yeltsin đã điện riêng cho Clinton, nói rằng "không nên cho phép nghiên cứu chế tạo hệ thống vũ khí kiểu mới phá hoại sự ổn định chiến lược" và kiến nghị tiến

hành cuộc đàm phán mới về vấn đề khống chế vũ khí vệ ©

tinh

II NHŨNG BIẾN CHUYỂN TRONG CHÍNH SÁCH

ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA

1 Ngoài những tác động của bối cảnh quốc tế như đã

thấy ở trên không thể bỏ qua việc xem xét sự chỉ phối của

các nhân tố bên trong đối vói biến động trong chính sách đối ngoại nói chung và quan hệ kinh tế đối ngoại nói riêng của Liên bang Nga Trước hết đó là diễn biến của nền kinh tế trong cải cách thị trường (market reform) Theo : đánh giá của các nhà phân tích quốc tế đây có thể coi là

nhân tố quyết định không chỉ đến việc xác định chính sách

đối ngoại ở khía cạnh hình thái lợi ích an ninh trong tương lai của nước Nga mà còn ở số lượng và chất lượng các

công cụ chính trị được sử dụng để đạt các mục tiêu đặt

ra Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội với tốc độ tăng

trưởng âm kéo dài nhiều năm qua, lạm phát không được kìm giữ có kết quả, mức sống của đa số dân chúng chưa

được cải thiện đáng kể v.v làm cho cải cách thị trường

Trang 26

muốn hoặc không thể được thực hiện có kết quả bởi "lực bất tòng tâm" Nhân tố thứ hai là sự mất ổn định về chính trị dẫn đến những đảo lộn và "thất thường" trong chính sách

_Thoạt tiến những cải cách dân;chủ và thái độ cỏi mỏ đối

voi phương Tây, rồi thân phương Tây đã tạo ra những hồ

hỏi nhất định ỏ một số nước phượng Tây trước viễn cảnh về một sự phát triển dân chủ mới tủa nước Nga Nhưng

sau đó những thay đổi xu hướng chính trị vói sự nổi lên của tình cảm dân tộc Nga lại gây lo ngại cho việc hình thành một xã hội dân sự gắn với những giá trị đân chủ

cùng nền kinh tế thị trường dựa trên các thiết chế và thực

tiễn dân chủ phương Tây Điều đó cũng tác động đến việc duy trì một chính sách đối ngoại ổn định dựa trên nền - tảng các mối quan hệ láng giềng thân thiện và hợp tác ,

Nhân tố thứ ba gây lo ngại là sự phát triển của tĩnh trạng tội phạm và tệ nạn tham nhũng đang gậm nhấm xã hội, một mặt làm xói mòn các thiết chế dân chủ non trẻ và cơ

quan quyền lực đang được cải tổ, mặt khác khơi dậy và

thúc đẩy tâm lý xem các "biện pháp mạnh" phi dân chủ là

.công cụ tốt nhất để giải quyết các vấn đề của đất nước Nhân tố thú tư là sự hình thành và phát triển trong "dân thường" và trong cả một bộ phận giói chính trị cấp cao

tình cảm chống phương Tây trước những biểu hiện mà ` người ta cho là phương Tây đã phản bội lại phần lón những

hứa hẹn giúp đõ nước Nga, thậm chí dường như còn cố: tình muốn làm suy yếu nước Nga Nhân tố này tác động

Trang 27

sách đối ngoại và quốc phòng trỏ nên cúng rắn và khó đoán định hơn 2 Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga

những năm đầu sau khi Liên Xô sụp đổ theo đuổi mục

tiêu tìm kiếm sự công nhận quốc tế trong vai trò quốc gia chính thức thừa kế Liên Xô Trong giai đoạn này, đối

tượng tranh thủ hàng đầu là Mỹ và các nước phương Tây nói chung Nga coi các nước này không chỉ là mô hình phát triển để noi theo, là nguồn trọ giúp về vốn và kỹ

thuật, kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu và cơ chế mà đây

còn là lực lượng quan trọng chỉ phối tình hình phát triển

trên thế giói mà Nga đang muốn hòa nhập và tranh thủ

Để thực hiện mục tiêu này Nga đã làm mọi cách để

phương Tây thấy rằng tuy thừa kế Liên Xô song Liên bang Nga là một nước hoàn toàn khác Liên Xô cũ bởi sự khẳng định các giá trị phương Tây và đứng trong hàng ngũ các

nước phương Tây Chẳng hạn như về đối ngoại khác với

trước kia, đã có những nhượng bộ trên một số vấn đề nhậy

cảm trong quan hệ vói Mỹ và phương Tây còn trong những

vấn đề quốc tế khác thì gần như hoàn toàn đi theo đường lối của phương Tây v.v

Kết quả chỉ trong một thời gian ngắn Nga đã giành -

được sự công nhận của quốc tế, được chuyển giao chiếc

ghế ủy viên thường trực của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, được kết nạp vào các tổ chức kinh

tế quốc tế mà trước đây Liên Xô chưa được tiếp nhận (Ouý tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu Âu ) Tuy nhiên sau đó chủ

Trang 28

trương dựa hẳn vào phương Tây đã bị chính giói Nga phê

phán do đó việc thực hiện đường lối này đã mang sắc thái mói Từ sau đó Nga bắt đầu bộc lộ những quan

điểm khác phương Tây trong một số vấn đề như buôn

bán vũ khí và công nghệ tên lửa, trong cuộc khủng

khoảng ở Nam Tu đồng thời các hoạt động ngoại giao

bắt đầu được mỏ mạnh sang cả phương Đông

Tuy nhiên những dấu hiệu điều chỉnh này không phản - ánh sự thay đổi chính sách đối ngoại lấy phương Tây làm

trọng tâm mà chỉ là sự đa dạng hóa và cân bằng hơn để

_ khai thác tối đa các yếu tố có lợi cho mình Trong điều kiện chính trị rối loạn do cuộc đấu tranh quyền lực quyết liệt giữa Quốc hội và Tổng thống kéo dài tói cuối năm

1993 thì thực sự đây chỉ là sự điều chỉnh có ý nghĩa sách

lược nhiều hơn Chỉ sau khi Quốc hội mới được bầu phản _ ánh một tương quan lực lượng mói trên chính trưởng Nga

thì chính sách đối ngoại mới có những thay đổi đáng kể theo hướng bảo vệ chặt chế lợi ích dân tộc và uy tín quốc

gia

Việc củng cố và thúc đẩy quan hệ liên kết với các nước thuộc SNG trỏ thành ưu tiên quan trọng hàng đầu Để thúc đẩy các nước SNG vào một liên minh chặt chế

hơn, Nga đã tận dụng lợi thế về kinh tế và quân sự đối

ói các nước này, nhất là khi đa số các nước đó còn phụ thuộc nặng nề vào việc cung cấp năng lượng từ Liên bang

Trang 29

SNG mdi ky được hiệp định về phương hướng phát triển liên kết nhằm đi tói một không gian kinh tế, quốc phòng và đối ngoại thống nhất đồng thời nhất trí được việc thành lập ủy ban kinh tế liên quốc gia vói chức năng vượt trên thẩm quyền quốc gia Về an ninh Nga cũng đã đạt được

một hiệp ước an ninh tập thể và hiệp định gìn giữ hòa

bình giữa các nưóc SNG theo đó cho phép Nga có mặt tại

các nơi xẩy ra xung đột Ngoài ra bằng việc ký các hiệp

định song phương Nga cũng đã có gần 30 căn cu quan su tại các nước SNG ngoài Liên bang Nga

Trong quan hệ kinh tế với các nước trong cộng đồng SNG, Liên bang Nga theo đuổi chiến lược tiến tói một không gian kinh tế chung Ý tưởng hình thành một không gian kinh tế thống nhất đã được hiện thục hóa bước đầu 6 du thao hiệp ưóc về liên minh thuế quan và không chung, đến việc cụ thể hóa một thị trường hàng hóa chung, việc chuẩn hóa các công cụ điều tiết hoạt động kinh tế đối ngoại, việc hệ thống hóa các hiệp định, hiệp ưóc và nghị quyết hai bên, ba bên được ký trưóc đó Liên minh này sẽ có một lãnh thổ thuế quan chung, các cơ chế đồng loại điều tiết các nền kinh tế và thương mại dựa trên những nguyên tắc thị trường Việc kiểm tra hải quan trên các

đường biên giói sẽ được đơn giản hóa rồi sau đó sẽ bãi bỏ Liên minh tiến hành một chính sách thuế quan thống

Trang 30

tế chung để phối hợp việc cải tổ cơ cấu kinh tế các nước

tham gia hiệp ước, lập một thị trưởng hàng hóa, dịch vu,

vốn và lao động chung, xây dựng một cơ sở hạ tầng thống

nhất, một chính sách nông nghiệp được phối họp nhằm

bảo đảm an nỉnh lương thực Cũng có dụ kiến phối hợp

trong chính sách xã hội Sẽ bãi bỏ những hạn chế đối vói việc đi lại và sinh sống, việc làm và học tập của công dân

các nước tham gia liên minh :

Trong quan hé vdi phương Tây, chính sách đối ngoại

của Liên bang Nga vấn đặt vấn đề tiếp tục coi trọng nhưng đã chuyển từ chiều hướng don phương nhượng bộ trước

kia sang xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng trên cả hai

phương diện hợp tác kinh tế và phối hợp hành động trong các công việc quốc tế Tuy nhiên trong thực thi nhìn chung

những kết quả đạt được còn rất khiêm tốn

3 Trong việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại mỏ Liên bang Nga hết sức coi trọng việc cải thiện môi

trường đầu tư Thời kỳ đầu, sự mất ổn định do Liên Xô

giải thể tạo ra khiến cho cục diện chính trị, kinh tế và xã hội của Liên bang Nga không thể ở trong trạng thái thông thường Mâu thuẫn giữa ngành hành pháp và lập pháp, sự

đấu tranh giữa các đảng phái dẫn đến mất ổn định chính

trị nghiêm trọng Sự thay đổi chính phủ liên tục do tranh

giành quyền lực đã có ảnh hưởng xấu tói nền kinh tế Một

Trang 31

thống Yensin được tái củ thì cục điện chính trị nưóc Nga

đã bước vào thời kỳ tưởng đối ổn định Tình hình kinh tế

có chiều hướng tốt đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút:

nguồn vốn đầu tư của nước ngoài

Thi hành chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư là nhân

tố không thể thiếu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Những năm trước trong vấn đề này Liên bang Nga còn

theo hướng chỉ muốn có lợi cho mình nhưng nay đã áp

dụng các chính sách khuyến khích đầu tư và bảo vệ lợi ích

của các nhà đầu tư nước ngoài Chẳng hạn thành lập ủy

ban quốc gia chuyên về việc xem xét bảo vệ quyền lợi cho

các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ và chứng khoán,

hoặc có chính sách giảm và miễn thuế khi đưa hàng vào

Nga vói những hạng mục có mức đầu tư trực tiếp trên 100

triệu USD trong đó kim ngạch đầu tư của các nhà đầu tư

nước ngồi khơng được thấp dưới 10 triệu USD `

Các hoạt động đối ngoại cũng được hướng mạnh vào yêu cầu của chính sách thu hút đầu tư này Trong sự hòa nhập vào quý đạo các nưóc phương Tây, tháng 9-1997 Liên bang Nga đã gia nhập "câu lạc bộ Paris" chính thức trỏ thành thành viên nước chủ nọ trong tổ chức này Việc gia nhập câu lạc bộ này không những làm cho Nga được bảo

đảm hơn nhiều so vói trước kia trong việc thu hồi các

khoản nọ cho nước ngoài vay mà quan trọng hơn là Nga

đã trỏ thành thành viên "§ nước lón" về kinh tế giúp cho

việc nâng cao địa vị của Nga trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ trên trường quốc tế Tiếp đó tháng 10-1997 Liên

Trang 32

bang Nga còn ký hiệp định vói câu lạc bộ Luân Đôn xem xét lại những khoản nọ của Liên Xô trưóc kia nhờ đó nâng cao được tín nhiệm và danh dự cho Nga, giúp cho việc xóa

bỏ những nghỉ ngại của cơ quan tiền tệ quốc tế đối với

việc đầu tư vào Liên bang Nga tạo cơ hội mới cho Nga

trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Nga cũng có ý muốn thu hút vốn đầu tư của các nước

Châu Á, đặc biệt là để khai thác vùng Xibêri và Viễn

Đông với ý đồ gắn kết thành một khối giữa khu vực Viễn Đông Nga vói nền kinh tế Đông Bắc Á, xây dựng khu hợp tác kinh tế bao gồm vùng phía bắc Thái Bình Dương Liên

bang Nga đã xây dựng khu kinh tế tự do 6 Vladivostok va

Khabarovsk và cho các nhà đầu tư nước ngoài hưởng một

số ưu đãi Kế hoạch "Yeltsin-Hashimono"” được đưa ra

năm 1997 chính là để thực hiện họp tác Nga-Nhật trên

các lĩnh vực chính trị-kinh tế và tiền tệ, trong đó trước hết quy định phải thực hiện khuyến khích đầu tư Ngoài ra_ Liên bang Nga cũng không bỏ lõ cơ hội để tranh thủ tham

gia các tổ chức trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Tại hội nghị của Hội đồng tư vấn về đầu tư nước ngoài vào Nga cuối năm 1998, Chính phủ Liên bang Nga đã nêu

ra 9 phương hướng nhằm khôi phục sự bình ổn kinh tế vĩ

mô trong nước, tạo không khí đầu tư thuận lợi và khôi

- phục lòng tin của các nhà đầu tư Đó là: 1) chuyển các ưu

tiên trong việc thực thi chính sách tiền tệ-tín dụng từ

những hạn chế về số lượng tiền sang quản lý mức lãi suất

Trang 33

thanh toán va bình thường hóa hệ thống thanh toán trong

nền kinh tế; 3) tái cơ cấu hóa nợ quá hạn của các xí nghiệp; 4) hạ thấp gánh nặng thuế khóa đối với các nhà sản xuất; 5) củng cố xu hướng đầu tu của cải cách thuế;

6) thành lập ngân hàng phát triển chuyên dụng mà số cổ phiếu khống chế thuộc về nhà nước nhằm tích luỹ vốn từ

các nguồn trong và ngoài nước để cho các xí nghiệp thuộc

mọi thành phần được vay thực sự vói tiêu chuẩn chính là

hiệu quả dự án; 7) sử dụng cơ chế của ngân hàng phát

triển, ngân sách phát triển, phân bổ các khoản đầu tư nhà

nước theo hình thức đấu thầu; 8) thực hiện chính sách

công nghiệp tích cực hướng tới việc nâng đõ xuất khẩu,

hình thành các tổng công ty lón; 9) nâng đõ những ngành sử dụng nhiều thành quả khoa học và công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm có mức độ gia công cao trong đó có dựa trên cơ sỏ phát triển quan hệ hợp tác vói các cơng ty nưóc ngồi

Trang 34

đã ảnh hưỏng đến các khả năng thực hiện chính sách đối ngoại của Liên bang Nga Nhưng hiện nay 6 Nga da khang

định được sự nhất trí rộng rái về những nguyên tắc then

chốt của đường lối đối ngoại dựa trên nền tảng bảo vệ

quyền lợi quốc gia, đảm bảo các điều kiện đối ngoại thuận lợi tối đa để tiếp tục các cuộc cải cách kinh tế trong nước

và củng cố các thể chế dân chủ, phát triển quan hệ hợp tác bình đẳng với tất cả các nước trên thế giói, mở rộng -_ sự phối hợp hành động chiến lược với các nước hàng đầu

nhằm duy trì và củng cố sự ổn định và an ninh toàn cầu,

giúp việc thiết lập hệ thống đa cực của các mối quan hệ quốc tế Ngày nay dường như các nước trên thế giới đều

thừa nhận rằng việc giải quyết những vấn đề quan trọng

nhất của thời đại không thể không nghĩ đến việc tham gia

Trang 35

MOT SO QUAN DIEM VE KINH TE ĐỐI NGOẠI CỦA NƯỚC NGA TRONG

THÒI KỲ CHUYỂN ĐỔI

Chiến lược chấn hưng nền kinh tế Nga là một phần nội dung của triết lý phát triển của nước Nga Kèm theo

đó là các chính sách bức bách nhằm điều chỉnh những hoạt động cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Trong điều kiện đất nước đang có nhiều biến động sâu sắc về mọi mặt, vật chất cũng như chính trị-xã hội, nước Nga đang tập trung mọi sức lực cho sự phồn vinh vào thế

kỷ XXI Các chính khách cũng như giới nghiên cứu khoa học và kinh doanh đang cố gắng tìm kiếm những phương

sách phù hợp, nhằm điều hành các xu hướng phát triển

kinh tế-xã hội hiệu qủa xuất phát từ đặc thù đời sống nước

Nga Họ đang bằng mọi cách khôi phục lại phần nào

những gì đã mất đi, và có những quan điểm mới đối với

xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giói, không

thể không tác động đến công cuộc chuyển đổi triệt để của nước Nga hiện nay Hay nói khác đi, trong điều kiện cực

kỳ khó khăn do hậu qủa của những năm cải cách cấp tập

Ö trong nước và những biến đổi mang tính toàn cầu trong

giai đoạn giáp ranh giữa hai thiên niên kỷ, nưóc Nga đã

nhìn nhận lại những sự kiện đã qua và xác định cho mình những mục tiêu chính trong các chính sách kinh tế-xã hội

Trang 36

Trong đó, chính sách kinh tế đối ngoại cũng là một lĩnh

vục được quan tâm đặc biệt

Đất nưóc phải giải quyết đồng thỏi hai việc: một mặt phải đi tìm câu trả lồi cho những thách thức lịch sử sinh ra bởi các qúa trình mói trong nền kinh tế thế giói, mặt khác

phải tìm ra con đường hội nhập nhằm thay đổi căn bản cấu trúc tương tác vói thế giói bên ngoài và cơ sở địa lý vói định chế riêng của nó Trong bối cảnh hết sức biến

động và không thể xác định của các qúa trình trong nưóc,

tình hình bất ổn và đã thay đổi tại các khu vực ưu tiên

trước đây như: Khối SEV, tổ chức Hiệp ưóc Vac-sa-va,

nhóm các nước đang phát triển và các đối tác lón về kinh tế và hợp tác quân sự trong "Thế giói thú ba", đòi hỏi nước

Nga phải có những nhiệm vụ lâu dài trong việc hình thành

không gian và kết cấu địa lý mới cho hoạt động kinh tế

ngoại thương

I- NỀN KINH TẾ NGA TRONG KHÔNG GIAN ĐỔI NGOẠI MOI

Như trên đã đề cập, trong thế giói hiện đại đang đẩy nhanh xu thế hoạt động kinh tế vượt ra khỏi ranh giói quốc gia, toàn cầu hóa, khu vực hóa mợi quan hệ kinh tế quốc tế Xét về bản chất, đó là một qúa trình bổ trọ cho nhau song cũng đầy mâu thuẫn Mắt xích liên kết ỏ đây

là các tập đoàn liên quốc gia, mà hoạt động vượt ra ngoài

Trang 37

nhập thành các công ty khổng lồ của các nước phương

Tây, sự liên kết phát triển giữa trung tâm kinh tế này vói các nước đang phát triển ö khu vực Châu Á cũng đang làm chơ nền kinh tế thế giới sống động trong cạnh tranh gay gắt Đặc biệt là sự nổi lên của các tổ chức kinh tế thế giói, các tổ chức thương mại quốc tế như ASEAN, APEC,

AFTA, NAFTA Tất cả những hoạt động đó đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tói sự tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới, trong đó có nước Nga suy yếu Vấn đề

đặt ra là, nưóc Nga phải củng cố và xây dựng các mối liên

kết kinh tế và chính trị nào trong điều kiện hiện nay và

với mức độ nào? Nên duy trì và phát triển các mối quan

hệ ỏ khu vực nào của nền kinh tế thé gidi?

Những ảo tưởng của Nga về khả năng đưa đất nước trỏ thành một siêu cường của nền kinh tế thế giới nhờ công cuộc cải cách đã bị tan võ Chính sách phát triển "nước rút" kinh tế đối ngoại hướng về phương Tây những

năm 1993-1994 tỏ ra không thành công trên nhiều mặt:

đất nưóc không nhận được sự giúp đõ và đầu tư như mong đợi, quan hệ thương mại vói các nưóc phát triển không những không khuyến khích phát triển công nghiệp của Nga mà còn phá võ kết cấu của qúa trình công nghiệp hóa nền kinh tế, làm giảm dần khả năng cạnh tranh của các sản phẩm ngay cả trên thị trường trong nước Sự lệ thuộc đã

làm cho nước Nga không có quan điểm phát triển riêng của mình, không có chiến lược kinh tế đối ngoại thích hợp trong thời kỳ chuyển đổi của đất nước, luôn tỏ ra thụ động

một phía trong hệ thống các mối quan hệ mới với bên

Trang 38

ngoài Trong khi đó, vấn đề thay đổi khoa học công nghệ,

máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất xuất khẩu lại cần đến những khoản đầu tư lón Hơn nữa, sự tự do hóa

các mối quan hệ kinh tế mà không duy trì vai trò điều

phối của nhà nước lại làm gia tăng tính tự phát, tình trạng _ xung đột về quyền lợi và mâu thuẫn giữa các khu vực chính

của nền kinh tế quốc dân, các khu vực và các ngành phục

vụ cho thị trường trong và ngoài nước

Chính tình hình đó đã cản trỏ tăng trưởng kỉnh tế và

gây khó khăn cho chiến lược hưng thịnh hóa nước Nga

Những tiềm năng truyền thống đã suy kiệt, các nguồn nguyên - nhiên liệu mói chứa được khai thác thêm, các ngành nghề, cơ sở hướng vào xuất khẩu đang bị hao mòn cả về nguồn vốn lẫn nguồn lực con người Hơn nữa, các tài nguyên thiên nhiên và môi trưởng bị tàn phá tói mức đang góp phần vào hiểm họa toàn cầu, đe dọa đời sống

nhân dân Sản xuất trong nước giảm mạnh, nhu cầu lại

tăng lên, dẫn đến tình trạng nguồn tài chính chảy ra nước ngoài qua các cuộc viễn du quốc tế và mua sắm những thứ đắt tiền Kết qủa là, ngành công nghiệp bị mất đi nguồn đầu tư lón do sức mua của 90% dân cư giảm xuống hoặc tiếp tục duy trì Ở mức cực kỳ thấp

Cường độ tham gia của nền kinh tế Nga thông qua tỷ trọng GDP thực hiện ở nước ngồi khơng có những thay đổi quan trọng Hạn ngạch xuất khẩu của Nga vào qui I năm 1998 chiếm 18%, tương đương với các chỉ số của

Trang 39

nhiều nước khác Nhung nhiều nhà kinh tế cho rằng, những khác biệt trong cơ cấu buôn bán, khả năng cân bằng nó

và sự phân bố về mặt địa lý cũng như những hình thức

quan hệ kinh tế hợp doanh, liên kết, đầu tư v.v lại vô

cùng phúc tạp đến mức không thể chấp nhận được Đối

vói nền kinh tế thế gidi, vi thé của nước Nga và các nước SNG chưa có cơ hội liên kết để bước ra thị trường nước

ngoài Gần đây, các nưóc SNG thông qua quyết định tạo co sO cho các thành viên tham gia độc lập vào tổ chức

Thương mại quốc tế cũng là một trong những nhân tố quan trọng cản trỏ việc hình thành khu vực tự do buôn bán, liên

minh thuế quan và kinh tế trong không gian SNG

Bởi vậy, một số chuyên gia còn cho rằng, trong bối

cảnh có nhiều biến động quốc tế và khủng hoảng 6 trong nước, điều thực tế nhất đối vói Nga hiện nay là chỉ nên đưa ra một số quan niệm và chiến lước để các qúa trình kinh tế đất nước thích ứng với hoàn cảnh kinh tế địa lý

mới, vói tiến trình phát triển trước mắt, trung hạn và lâu dài Nền kinh tế Nga đang bị phân cực Qúa trình xây đựng tổng thể một nền kinh tế quốc dân thích hợp vói những

điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội mói tỏ ra chưa kịp thời

Khoảng cách, hay nói cách khác-là sự tương trợ cùng phát

triển của các ngành kinh tế cơ bản: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn yếu kém, thiếu sự đầu tư cho phát

triển |

Tất cả những mâu thuẫn nội tại kể trên trong nền kinh tế Nga đang cần được khắc phục Tính chất và cách

Trang 40

thúc giải quyết chúng sẽ quyết định những đặc trưng co

bản trong chiến lược kinh tế đối ngoại của Nga, đồng thời

phụ thuộc rất lón vào sự lựa chọn mô hình xây dung lai cơ cấu và hiện đại hóa nền kinh tế Trước sức ỳ ghê góm của cơ cấu quan hệ kinh tế đối ngoại mới trong thời gian

ít nhất là 10-15 năm, đồng thời luôn điều chỉnh nhất quán theo định kỳ 2-3 năm và có thể 3-5 năm trong giai đoạn

cuối

Cho đến nay, nước Nga xác định một cách tương đối

.một số phương pháp hợp tác kinh tế với thế giói bên ngoài,

có triển vọng đẹm lai cho Nga những lợi ích cơ bản, đồng

thời cũng củng cố vị thế của đất nước trong nền kinh tế

thế giói các mối quan hệ song phương, đa phương đang được mỏ rộng Theo quan điểm của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Igor Ivanov cho rằng, trong điều kiện phụ thuộc lẫn

nhau của các quốc gia trong thế giói hiện đại thì rất khó nếu không muốn nói là không thể, đứng riêng, chui vào

cái vỏ "phòng vệ kín mít Trong con khủng hoảng tài - chính-tiền tệ có tính chất lan tỏa hiện nay, nhiệm vụ chính của Nga không phải là giảm nhẹ hậu qủa của nó đối vói đất nước, mà là không thể suy yếu các vị trí của mình,

không chấp nhận buổi hồng hơn của các mối quan hệ giữa Nga với các nước châu A và phải tham gia trực tiếp

vào những vấn đề khu vực

Cơ cấu đã hình thành và sự phân bố địa lý hoạt động ngoại thương của Nga như hiện nay vẫn duy trì trong thời

Ngày đăng: 03/06/2022, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN