1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích làm rõ đường lối chung và đường lối kinh tế trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cả nước được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của đảng (1976)

12 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 40,28 KB

Nội dung

Trường đại học Kinh têố-Luậ t Khoa Hệ thôống thông tin quả n lý ********** Bộ môn: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Đề bài: Phân tích làm rõ đường lối chung và đường lối kinh tế trong Cách mạng Xã hội chủ nghĩa cả nước được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) Giảng viên: Đinh Thị Điều Thông tin nhóm 7: Gôồm 5 thành viên 1.Nguyêễn Thị Huyêồn Thươ ng-K204061450 2.Phạ m Thị Bích Thủy-K204061449 3.Nguyêễn Văn Hướ ng-K204061434 4.Trầồn Minh Hoài-K204061428 5.Nguyêễn Thị Quỳnh Như -K204061442 Thành phôố Hôồ Chí Mính TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com THAM GIA BÁO CÁO STT HỌ VÀ TÊN 1 Nguyễn Thị Huyền Thương 2 Phạm Thị Bích Thủy 3 Nguyễn Thị Quỳnh Như 4 Trần Minh Hoài 5 Nguyễn Văn Hướng Ghi chú: Tỉ lệ hoàn thành: 100% Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Huyền Thương Thông tin liên hệ: thuongnth20406c@st.uel.edu.vn / 0976248528 TP.Hồ Chí Minh TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com MỤC LỤC 1 Vêồ Đạ i ộh i đạ i biể u toàn quôốc lầồnứth IVủ c ảa Đ ng (1976) 2 Đườ ng lôối ủc a Đả ng thông qua Đạ i hộ i đạ i biể u toàn quôốcầồnl thứ IV (1976) 2.1 Đường lôối chung 2.2 Đường lôối kinh têố 2.3 Kêốt quả , ý nghĩa và hạ n chêố 1 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 1 Về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) Trong bối cảnh lịch sử trong nước và thế giới đang có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, Đảng ta đã tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976 tại Hà Nội Tham dự Đại hội có tất cả 1008 đại biểu chính thức, thay mặt cho 1.550.000 đảng viên của cả hai miền đất nước, cùng với sự có mặt của nhiều Đảng Cộng sản và các tổ chức quốc tế khác Đây là Đại hội đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi được thống nhất từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Đại hội lần thứ IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội Đại hội đã cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân ra sức lao động sáng tạo để “xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đại hội đã thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), Báo cáo tổng kết về xây dựng Đảng, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khẳng định thắng lợi của nhân dân ta Đại hội đã thảo luận, đánh giá quyết định chuyển cách mạng Việt Nam từ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam sang thực hiện cách mạng xã hội trên toàn đất nước Đại hội nêu ra 3 đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam, mà đặc điểm lớn nhất là: "Nước ta vẫn đang trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa" Đặc điểm này quy định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một quá trình biến đổi cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để, đồng thời cũng quy định tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp trong quá trình đó Từ nhận định đó, Đại hội đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, gồm: + Đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa + Đường lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ Những đường lối này được Đại hội đề ra dựa trên cơ sở kinh nghiệm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong 21 năm (1954 - 1975), nhất là xuất phát từ đặc điểm tình hình đất nước và thế giới trong giai đoạn cách mạng mới Vậy Đảng đã đề ra những chủ trương gì cho đường lối chung và đường lối phát triển kinh tế, để tìm hiểu rõ hơn, sau đây em xin mời bạn … sẽ trình bày phần tiếp theo 2 Đường lối của Đảng thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) 2.1 Đường lối chung Phân tích tình hình mọi mặt của đất nước, báo cáo đã nêu lên ba đặc điểm lớn: 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com + Một là, nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa + Hai là, cả nước hòa bình, độc lập và thống nhất đang tiến lên chủ nghĩa xã hội với nhiều thuận lợi, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và các tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra + Ba là, hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, xong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa cách mạng và phản cách mạng còn rất gay go và phức tạp Những đặc điểm đó tác động mạnh mẽ đến quá trình biến đổi cách mạng ở nước ta Vì vậy, bản báo cáo đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: + Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động: Muốn đưa vào sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa đến toàn thắng, điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động Trong đó, nắm vững chuyên chính vô sản là nắm vững đường lối của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của tập thể nhân dân lao động, xây dựng nhà nước vững mạnh hơn + Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt Trong Cách mạng về quan hệ sản xuất: Xóa bỏ thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và chế độ người bóc lột người, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất bằng sở hữu toàn dân và tập thể; Xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về tổ chức quản lý nền kinh tế từ đó tạo dựng một hệ thống quản lý và kế hoạch hóa có hiệu lực nhằm sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất; Xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về phân phối sản xuất nhằm thực hiện phân phối theo lao động Trong Cách mạng về văn hóa tư tưởng, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới + Xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đất nước lên trình độ mới Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo điều kiện, tiền đề vật chất - kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa + Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội trong đó người làm chủ là nhân dân lao động, có tổ chức mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa + Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, đập tan sự phản kháng của kẻ thù, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu Sứ mệnh lịch sử của chúng ta là xoá bỏ chế độ tư bản chủ 3 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu bởi chính vì vậy mà ta mới có thể xây dựng xã hội mới thực sự tốt đẹp chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản + Không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội Nước ta phải trải qua nhiều khó khăn gian nan mới tranh giành lại được quyền độc lập tự do, chính vì vậy để củng cố và giữ vững quyền tự do độc lập đó chúng ta cần phải luôn củng cố lực lượng quốc phòng, giữ gìn trật tự an ninh, luôn luôn cảnh giác, đập tan mọi hoạt động khiêu khích và phá hoại, xây dựng nền quốc phòng toàn dân độc lập, tự chủ, tự cường vững mạnh về cả tiềm lực quốc phòng, lực lượng quốc phòng và thế trận quốc phòng + Xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa + Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Điều này không chỉ thể hiện thiện chí, trách nhiệm, mà còn cho thấy sự cố gắng, năng lực của nước ta trong việc tham gia trực tiếp vào hoạt động gìn giữ hòa bình trên thế giới, thắt chặt tình đoàn kết quốc tế của nhân dân nước ta với nhân dân trên thế giới, từ đó mở rộng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác hơn, thúc đẩy ngoại giao trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa của nước ta 2.2 Đường lối kinh tế Đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta là: + Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Cần tổ chức lại nền sản xuất xã hội, xây dựng một hệ thống quản lý và kế hoạch hoá có hiệu lực nhằm sử dụng hợp lý và phát huy tốt mọi năng lực sản xuất, làm cho sản xuất và tái sản xuất được thực hiện một cách có kế hoạch, với năng suất ngày càng cao, chất lượng ngày càng tốt, hiệu quả ngày càng lớn Phải xây dựng một chế độ phân phối công bằng, hợp lý, có tổ chức, có kế hoạch và ngày càng đầy đủ, phù hợp với trình độ phát triển sản xuất, nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất và văn hoá của toàn xã hội Chế độ phân phối phải thực hiện đúng nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có sức lao động mà không làm thì không hưởng" Đồng thời, tùy theo trình độ phát triển sản xuất mà tăng phúc lợi xã hội Đặc biệt chú ý mở rộng dần việc xã hội đảm nhiệm chăm sóc, nuôi dạy trẻ em Xây dựng chế độ làm chủ tập thể Xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa tập thể và cá nhân.Chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế của nó là nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Việc xây dựng và phát triển nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa phải nhằm mục đích thỏa mãn ngày càng tốt 4 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com hơn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của toàn xã hội, bằng cách không ngừng phát triển và hoàn thiện sản xuất, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể và một nền khoa học kỹ thuật hiện đại Muốn thế, điều có ý nghĩa quyết định là phải thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tạo ra một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại + Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp Con đường cơ bản để tạo ra cơ cấu công - nông nghiệp là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, làm cho công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, cùng phát triển nhịp nhàng lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và luôn luôn gắn bó với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, phục vụ cho nhau; công nghiệp là nền tảng chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, và nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp Một số phương hướng phát triển của ngành công nghiệp nặng: Ngành cơ khí phải được nhanh chóng xây dựng lớn mạnh Hoàn thành sớm việc quy hoạch xây dựng và sản xuất cơ khí trong cả nước; đẩy mạnh chuyên môn hoá và hiệp tác hoá sản xuất giữa cơ khí của các ngành và các địa phương Về năng lượng, kết hợp thuỷ điện với nhiệt điện; xây dựng lưới điện cân đối với nguồn điện; mở rộng một số nhà máy điện cũ và xây dựng một số nhà máy mới; xây dựng nhiều trạm thuỷ điện nhỏ ở trung du và miền núi Phát triển luyện kim từng bước, cân đối với sản xuất cơ khí và quy mô xây dựng cơ bản Đẩy mạnh công nghiệp hóa chất phát triển toàn diện, bao gồm hóa chất vô cơ và hữu cơ Đẩy mạnh điều tra cơ bản, nghiên cứu địa chất và tìm kiếm, thăm dò tài nguyên Tăng cường cán bộ và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho ngành địa chất và các công tác điều tra cơ bản khác Đồng thời, phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi, đẩy mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nhằm sớm bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội và có lương thực dự trữ; cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu + Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất Phải tập trung cao độ năng lực của cả nước để xây dựng kinh tế trung ương bao gồm những ngành và những cơ sở kinh tế then chốt có tác dụng quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; đồng thời, phát triển mạnh kinh tế địa phương; làm cho mỗi tỉnh, thành phố có một cơ cấu kinh tế hợp lý, một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, từng bước xây dựng 5 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com huyện thành đơn vị kinh tế nông - công nghiệp (ở miền núi và miền biển thì huyện có cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương) theo quy hoạch của cả nước và của tỉnh + Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất luôn luôn gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển Trong cách mạng về quan hệ sản xuất, phải gắn liền sự biến đổi của chế độ sở hữu với sự biến đổi của chế độ phân phối, của tổ chức sản xuất và kinh doanh, của hệ thống quản lý Kết hợp chặt chẽ thành phần quốc doanh với thành phần tập thể, lấy thành phần quốc doanh làm lực lượng nòng cốt và lãnh đạo, tăng cường thành phần tập thể, hướng dẫn tốt thành phần cá thể Trong cách mạng khoa học - kỹ thuật, cần nắm vững khâu trung tâm là cơ khí hoá; kết hợp tốt cơ khí, nửa cơ khí với thủ công; kết hợp quy mô lớn với quy mô vừa và quy mô nhỏ, tích cực xây dựng quy mô lớn và lấy quy mô lớn làm nòng cốt Ra sức xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật, tích cực đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ khoa học, kỹ thuật + Kết hợp kinh tế với quốc phòng Phải kết hợp đúng đắn kinh tế với quốc phòng Xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ đất nước Đi đôi với việc xây dựng đất nước về mọi mặt, phải ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm cho đất nước sẵn sàng đánh bại mọi cuộc tiến công của bọn xâm lược Phải kết hợp chặt chẽ nghĩa vụ lao động với nghĩa vụ quân sự để vừa đẩy mạnh xây dựng kinh tế, vừa bảo đảm củng cố quốc phòng một cách vững chắc + Tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi Chính sách đối ngoại trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng là: Ra sức tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác giữa nước ta với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa anh em, làm hết sức mình để góp phần cùng các nước xã hội chủ nghĩa anh em và phong trào cộng sản quốc tế khôi phục và củng cố đoàn kết, tăng cường ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình, làm cho lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng thắng lợi rực rỡ Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, lòng tin cậy, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt giữa nước ta với hai nước anh em trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; làm cho ba nước vốn đã gắn bó với nhau trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ mãi mãi gắn bó với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vì độc lập và phồn vinh của mỗi nước 6 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước Đông Nam châu á vì độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình và trung lập thật sự, không có căn cứ quân sự và quân đội của đế quốc trên đất nước mình; sẵn sàng thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực này trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, cùng tồn tại trong hòa bình Hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước châu á, châu Phi, Mỹ latinh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác, giúp nhau về mọi mặt giữa nước ta với các nước đang phát triển; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của phong trào các nước không liên kết chống chính sách xâm lược và lũng đoạn của chủ nghĩa đế quốc, nhằm bảo vệ độc lập, tự do, giành lại quyền làm chủ vĩnh viễn tài nguyên thiên nhiên của nước mình và thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới trên cơ sở tôn trọng chủ quyền dân tộc Hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước tư bản chủ nghĩa đang ra sức xây dựng mặt trận thống nhất rộng rãi, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn tư bản lũng đoạn trong nước và nước ngoài, giành quyền dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội, bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ hoà bình thế giới, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi Kiên quyết cùng các nước anh em và nhân dân tiến bộ trên thế giới tiếp tục chung sức đấu tranh chống chính sách xâm lược và gây chiến của bọn đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, góp phần tích cực vào sự nghiệp gìn giữ và củng cố hoà bình trên thế giới Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta không ngừng giáo dục đảng viên và nhân dân ta thấm nhuần những tình cảm cách mạng trong sáng của Hồ Chủ tịch, tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, chống mọi khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa và mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc tư sản và tiểu tư sản, giữ vững độc lập, tự chủ, ra sức làm tròn nhiệm vụ đối với dân tộc và làm tốt nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân các nước + Làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc Đất nước ta lúc bấy giờ bước vào một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc Đó là kỷ nguyên một nước Việt Nam độc lập, thống nhất hoàn toàn và vĩnh viễn, một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang tiến tới giàu mạnh, văn minh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Đông Nam châu á và trên thế giới 7 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Nhân dân ta bắt đầu một cuộc tiến quân vĩ đại trong thời kỳ hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội Chúng ta quyết "xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như Hồ Chủ tịch hằng mong ước Chúng ta sẽ biến đất nước ta thành một nước có nền kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, có quốc phòng vững mạnh, có văn hoá, khoa học kỹ thuật tiên tiến, có cuộc sống văn minh và hạnh phúc, có vị trí xứng đáng trên thế giới 2.3 Kết quả, ý nghĩa và hạn chế + Kết quả: Đất nước ta đạt một số thành tựu trong khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất và xác lập quan hệ sản xuất mới, bảo vệ Tổ quốc và hoàn thành nhiệm vụ quốc tế Mối quan hệ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa được tăng cường: Ngày 29-6-1978, Gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với Liên Xô và khối SEV đều tăng Ngày 31-11-1978, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô được ký kết Quá trình công nghiệp hóa đạt được những kết quả tích cực dù chưa có sự thay đổi rõ rệt: nhà nước ta đã nhận thức được và tiến hành công nghiệp hóa đất nước theo kiểu cũ, nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp quan trọng như than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được lên kế hoạch xây dựng + Ý nghĩa: Trong điều kiện đi lên từ điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, những đường lối mà Đảng chủ trương đề ra cũng như kết quả mà đất nước ta đạt được trong quá trình thực hiện các đường lối có ý nghĩa hết sức quan trọng - tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo Bước đầu điều chỉnh, thay đổi cơ chế quản lý làm cho đất nước có một sự thay đổi nhất định, góp phân trong công cuộc thống nhất, củng cố hệ thống chính quyền, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền biên giới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật tốt hơn phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân Có ý nghĩa lớn lao trong phấn đấu hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN + Hạn chế: kết quả thực hiện các đường lối của Đảng đã cho ta thấy bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới còn nhiều hạn chế: Các bước đổi mới trong quá trình trình thực hiện đường lối chung và đường lối kinh tế không thay đổi được tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội Đất nước vẫn nằm trong tình trạng bị bao vây, cấm vận dẫn đến nền kinh tế gặp nhiều khó khan, đời sống nhân dân khốn khổ, tiêu cực xã hội diễn ra khá phổ biến 8 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nên kinh tế quốc dân Khi đưa ra chủ trương đường lối, chúng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư… Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa kéo dài về chủ trương, chính sách lớn; chậm đổi mới tư duy phát triển kinh tế; nóng vội khi đề ra chủ trương quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất; duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp - Hết! Tại sao nước ta tập trung công nghiệp nặng trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa? Trong quá trình đi lên từ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta đang ở trong tình trạng có nền kinh tế lạc hậu Xuất phát từ tình trạng của tình hình xây dung CNXH với nhiều khó khan tồn tại, mà Đảng ta đã xác định Mục tiêu lâu dài của chúng ta là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; việc xây dựng được nền công nghiệp nặng, thúc đẩy nhanh, vững chắc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để phục vụ mục tiêu trên.Từ đó Đảng rút ra thêm được kết luận mới là lúc bấy giờ để từ sản xuất nhỏ đi lên chuyển đổi căn bản , toàn diện các hoạt động kinh tế nhà nước, đưa cả nước thành công tiên lên CNXH thì cần phải tập trung vào công nghiệp nặng, vì đó là cách nhanh nhất có thể đưa nước đi lên CNXH, Đây là một ngành thu hút hiệu quả vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài Việt Nam đang muốn đưa công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến những bước dài Mục tiêu căn bản, thúc đẩy mọi mặt kinh tế, môi trường, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng cùng phát triển hài hòa, bền vững Chính vì vậy , Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp nặng là nhiệm vụ hàng đầu mà nước ta đặt ra Thuận lợi khó khăn của nước ta trong quá trình từ quá độ lên XHCN? Thuận lợi: - - Thực tiễn phát triển đất nước và xu hướng vận động của thế giới tạo điều cơ hội cho Việt Nam phân tích, tổng kết, hình dung ngày càng rõ hơn mô hình, con đường đi lên XHCN Cơ hội trong hợp tác giao lưu, tìm kiếm nguồn vốn, công nghệ và quản lý đối với các nước đi sau Điều kiện mở rộng cơ hội tập hợp lực lượng tiến bộ vì hòa bình, dân chủ và CNXH 9 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com - - Kinh nghiệm 30 năm đổi mới tạo tiềm lực, cả về vật lực và trí lực Đây chính là điều kiện và cơ hội cực kỳ quan trong cho việc vững bước trên con đường XHCN đac được lựa chọn Truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, hiếu học, đề cao tính cộng đồng Khó khăn: - - Bế tắc về mặt tư tưởng Thực sự trong nhiều năm qua, Đảng đã thành công trong công tác tuyên truyền nhưng không có tiến bộ về nghiên cứu phát triển tư tưởng Chỉ biết dung những kiến thức cũ, về cơ bản là đúng, nhưng ở kỷ nguyên mới thì cần nâng cấp Yếu kém trong công tác tổ chức Quan lieu, tham những ngày càng nhiều Lãng phí ngày càng tang Dẫn đến niềm tin của nhân dân ngày càng suy giảm 10 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com ... Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đảng (1976) Trong bối cảnh lịch sử nước giới có nhiều thuận lợi thách thức đan xen, Đảng ta tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đại hội. .. đó, Đại hội đề đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội phạm vi nước, gồm: + Đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa + Đường lối xây dựng kinh tế thời kì độ Những đường lối Đại hội đề dựa sở kinh. .. giao thời kỳ độ lên xã hội chủ nghĩa nước ta 2.2 Đường lối kinh tế Đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa giai đoạn nước ta là: + Đẩy mạnh cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa nước nhà, xây dựng

Ngày đăng: 02/06/2022, 21:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w