NOI DUNG CHU YEU CAC THỦI KY PHAT TRIEN CUA NONG NGHIEP VIET NAM KE TU SAU CACH MANG
THANG 8 - 1945
ông nghiệp Việt Nam đã trải qua nhiều
Nos động, nhiều bước thăng tram trong su
phát triển của mình kể từ sau Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 Bài viết này không nhầm đánh
giá toàn bộ sự phát triển của nông nghiệp từ đó
đến nay, mà chỉ giới hạn ở việc phân tích nội
dung chủ yếu nhất của ba thời kỳ phát triển lớn: thoi ky 1945 - 1957; thoi ky 1958 - 1988 va thoi
kỳ từ 1988 - 2000 Do điều kiện lịch sử đặc biệt là từ năm 1954 đến năm 1975 đất nước bị tạm chia làm hai miền nên một số vấn đề trong sự phát triển của nông nghiệp hai miền Bắc - Nam có sự "lệch pha" vê thời gian, chúng tôi sẽ cố gắng sao cho không làm mất đi tính lơgich của
nó
I THỜI KÌ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU VỀ,
RUỘNG ĐẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ (1945 - 1957)
Ở một nước nông nghiệp như nước ta, ruộng _ đất và sở hữu ruộng đất là một trong những vấn đề then chốt của nền kinh tế, là cơ sở của sự biến
đổi về cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn Trước
Cách mạng Tháng Tám, thực dân Pháp và giai
* PGS.TS Viện Sứ học Việt Nam
ĐINH THU CÚC ”
cấp địa chủ phong kiến chi phối hau như tồn bộ
nơng thơn và nền kinh tế nông nghiệp Đẳng
Cộng sản Việt Nam luôn coi việc đem lại ruộng đất cho nông dân là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đường lối và khẩu hiệu đấu tranh thì đề ra ngay từ ngày đầu thành lập, nhưng việc thực thị đường lối đó chỉ bất đầu từ sau khi Đảng giành được chính quyên
(Tháng 8 - 1945) |
Trong hoàn cảnh chưa thể giải quyết triệt để ngay vấn đề ruộng đất, tuỳ tình hình cụ thể ở từng thời điểm mà Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà đưa ra những cải cách dân chủ từng phần nhằm từng bước hạn chế sự bóc lột của thực dân, phong kiến, cải thiện dần điều kiện sống của nông dân
Ngày 13 - 10 - 1945, Uỷ ban Nhân dân Bắc bo ra Thong tu s6 55-VP, ngay 20-11-1945 Bo
Nội vụ của Chính phủ lâm thời ra Thông tư quy
định chủ ruộng phải giảm 25% địa tô và 20%
thuế điền thổ, đề ra một số nguyên tắc chia lại
Trang 2Rghiên cứu Lịch sử số 3.2000 đất vắng chủ cho một bộ phận nông dân thiếu ruộng “Ngày 20 - l - 1948, Hội nghị Trung ương Đăng mở rộng lần thứ hai đề ra một cách hệ thống chính sách ruộng đất trong kháng chiến
(gôm l7 điều cụ thể tập trung chủ yếu vào vấn đê giảm tô 25%, van dé chia lai công điền, tạm
cấp ruộng đất của địch cho nông dân, bỏ chế độ quá điền, v.V )
Hội nghị cán bộ lân thứ năm do Trung ương Đảng triệu tập họp vào đầu tháng 8 - I948 đã xác định cụ thể những nội dung của chính sách ruộng đất trong thời kỳ kháng chiến, chủ trương dùng phương pháp cải cách để thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ
Một năm sau đó, ngày l4 - 7 - 1949, Chính
phủ ban hành sắc lệnh 7&-SL chính thức buộc tất
cả những cá nhân hoặc đoàn thể có ruộng đất cho tí điền lĩnh canh phải giảm 25% mức địa tô đã thu trước Cách mạng Tháng Tám Đông thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian cho nông dân nghèo Các sắc
lệnh về thể lệ lĩnh canh, về giảm tức, về quyền
lợi khi sử dụng ruộng đất bỏ hoang, về công điền,
công thổ cũng liên tiếp được ban hành từ giữa
năm 1950 đến đầu năm 1952 (Đến năm 1953,
khoảng 2/3 diện tích công điền, công thổ đã được
chia cho nông đân)
Ngày I2 - 4 - 1953 Chủ tịch Hô Chí Minh
ký sác lệnh 149/SL về vấn đề triệt để giảm tô và
chính sách ruộng đất trong kháng chiến Đường
lối tiến hành cải cách dân chủ dần dần để thu hẹp
phạm vi bóc lột của địa chủ, giảm bớt gánh nặng cho nông dân, đồng thời điều chỉnh chế độ sở hữu ruộng đất trong phạm vi không làm hại đến mặt trận thống nhất chống thực dân Pháp là một thành công của Đảng và Nhà nước ta trong kháng chiến
Thang II - 1953 Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ Š nhận định tình hình và quyết định tiến hành cải cách ruộng đất Ngày I - 12 - 1953 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ thơng qua Luật cải cách ruộng đất
Tiếp đó, ngày 19 - 12 - 1953 Chử tịch Hồ Chí
Minh ký sác lệnh ban hành Luật cải cách ruộng đất
Thong qua tam đợt giảm tô, một đợt thí
điểm cải cách ruộng đất (từ đợt giảm tô thứ ba, tháng 12 -1953, thi bat dau thi diém cải cách
ruộng đất ở Đại Từ, Thái Nguyên), năm đợt cải cách ruộng đất - kết thúc vào tháng 7 - 1956 - va một thời gian tiến hành sửa sai, chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến đã bị xố bỏ hồn tồn Cải cách ruộng đất đã được tiến hành trên 3653 xã ở 22 tỉnh, thành phố ở vùng đồng bằng và trung du - bộ phận lớn nhất của nông thôn miền Bác (Đối với hơn 2000 xã ở miền núi thì cải cách ruộng đất được kết hợp với hợp tác hố nơng nghiệp trong những năm 1959 -1961) Ngay trong đợt 7 và đợt § giảm tô, đợt 4 và đợt 5 cải cách ruộng đất, Đăng ta đã phát hiện
có nhiều sai lầm Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ L0 (mở rộng) tháng 9 - 1956 đã chỉ rõ những sai lầm mang tính chất "tả khuynh”, giáo điều trong việc nhận định thành
phần (quy sai), trong việc chỉnh đốn tổ chức ở
Trang 3Noi dung chủ yếu các thời Rỳ phát triển 41
kiên quyết sửa chữa sai lầm Đến cuối năm 1957, công tác sửa sai căn bản hoàn thành,
Hơn 40 năm sau, nhìn lại, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có sự đánh giá về cải cách ruộng đất như sau:
"Căn cứ trên những kết quả đạt được và căn
cứ vào nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng dân tộc dân chủ, thì việc tiếp tục giải quyết vấn đề ruộng đất, xoá bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến là cần thiết
Căn cứ tình hình thực tế nông thôn miền Bac sau nam 1954, can cứ vào số ruộng chia cho nông dân trong cải cách ruộng đất, căn cứ tác hại nghiêm trọng của sai lầm cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, thì chủ trương cải cách ruộng đất như đã làm là không cần thiết Đó là vì, trước khi tiến hành cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ, chế độ phong kiến đã căn bản bị xoá bỏ và mục tiêu người cày có ruộng đã căn bản thực hiện với ty lệ hơn 2/3 ruộng đất đã vê tay nông dân, với quyền làm chủ của nông dân trong nông thôn đã
Bang 1:
được thực hiện từ Cách mạng Tháng Tám đến
kháng chiến chống Pháp " (1)
Cho dù phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, cho dù đã làm quá mức cần thiết, nhưng
phải thừa nhận rằng, chỉ đến cải cách ruộng đất, khẩu hiệu "người cày có ruộng" mới được thực hiện một cách triệt để Toàn bộ số ruộng đất tịch thu, trưng thu, trưng mua của địa chủ được đem
chia cho nông dân Số ruộng đất mà nông dân được tạm cấp, tạm giao hoặc nhận phân tán của địa chủ trong thời kì kháng chiến cũng chính
thức được xác nhận quyền sở hữu Cải cách
ruộng đất đã xác nhận về mặt pháp lí quyền làm
chủ của người nông dân trên ruộng đất mà họ
đang canh tác Tổng số ruộng đất nông dân được chia từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến năm 1957 (sửa sai xong) như sau (xem Bang 1): Sau cải cách ruộng đất, quan hệ ruộng đất giữa các tâng lớp cư dân trong nông thôn thay
đổi cơ bản (xem Bảng 2)
Sai lầm của cải cách ruộng đất gây tác hại
không nhỏ đến sự ổn định và phát triển nông thôn
những năm sau khi hoà bình lập lại, nhưng Don vị: ngìn hecta những thành qua của nó
Nguồn: Tổng cục thống kê: 30 năm phát triển kinh tế và văn hoá của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Nvb Sự Thát H 1978, tr 95
Nguồn ruộng đất đã tạo tiên đề cần thiết Các giai đoạn Tổng sỐ | của thưc | của | của nhà ruộng công và cho việc khôi phục nền dân Pháp | địa chủ | chung nửa công nông nghiệp bị tàn phá
Giai đoạn 1945 - 1949 177.0 I84| 39.6 119,90} nang nề do chiến tranh
Giai đoạn từ 1949 đến Mơ ước có mảnh ruộng
trước CCRĐ (4-1953 của riêng mình trở thành
đối với vùng tự do và 7- 298,9 8.41 11740 3,2 170,3 hiện thực là một yếu tố
1954 đối với vùng giải bố a
: tam li tich cuc thé hién
phóng) °
—— rất rõ ở người nông dân
Trong cái cách ruộng 334.] 32| 2237| 20.8 86,4
Trang 442 Rghién cứu Lịch sử số 4.3000 Bảng 2 Bình quân ruộng đất ở nông thôn qua các thời kì 211 kg vao nam 1939 lén 287 kg vao nam 1957
Thành phần cư Trước Cách Trước Cải cách ruộng đất (4- Sau Cải Dan trâu bò tăng Bap lan mạng Tháng | 1953 đối với vùng tự do, 7-1954 | cách ruộng rưỡi (từ 1,35 triệu con
Tám năm 1945J đối với vùng mới giải phóng) đất lên 2,l triệu con) Rất
Địa chủ 10.093 6.393 73g| nhiều ngành nghề thủ
công trong nông thôn
Phú nông 3.975 3.345 1.547 5 e ¬ Š „
được phục hồi và phát
Trung nông 1.372 1.257 1.610 trién, gidi quyét mot
Bần nông 421 490 1.437] phan sự thiếu hụt hàng
Cố nông 124 262 I.413 | tiêu dùng của nhân dân
Lao động khác 336 237 403 | Chăn nuôi gia đình cũng
Nguồn: Viện Kinh tế : 45 năm kinh tế Việt Nam (1945 - 1990) Nvb
Khoa học xã hội, H 1990, tr 99
phấn khởi bắt tay vào việc xây dựng cuộc sống mới Đặc biệt sau khi Đảng và Nhà nước nghiêm túc tiến hành sửa chữa sai lâm của cải cách ruộng đất, không khí nông thôn dần dần lắng lại, người nông dân càng có điều kiện nhìn nhận, đánh giá
hết giá trị của những thành quả mà cách mạng
Tháng Tám, kháng chiến và cải cách ruộng đất đã đem lại cho họ
Những chính sách của Nhà nước trong thời
kỳ khôi phục nền kinh tế đã kích thích mặt tích cực của lực lượng sản xuất nhỏ trong nông thôn
- những người nơng dân vừa thốt khỏi các ràng
buộc của quan hệ phong kiến, ý thức được giá trị
người chủ thực sự của mình đối với ruộng đất,
đối với sản phẩm (nông nghiệp, thủ công nghiệp) mà mình làm ra Ba năm sau khi chiến tranh kết
thúc, 85% diện tích đất hoang đã được đưa vào
sản xuất Có 14 công trình thuỷ lợi lớn và nhiều hệ thống kênh mương mới được xây dựng, phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp Nếu năm 1939 là năm sản lượng lúa đạt cao nhất trước chiến tranh (2,4 triệu tấn) thi nim 1957 sản lượng lúa của miền Bác đã đạt tới 3,95 triệu tấn, đưa lượng thóc bình quân tính theo đầu người từ
khá phát triển, cung cấp
nguồn thực phẩm đồi
dào cho nông dân
Các tổ đổi công ra
đời và phát triển trong kháng chiến có vai trò
‘quan trong trong việc giúp nhau vượt qua những khó khăn riêng của từng hộ nông dân Đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt Bộ mặt nông thôn có nhiều nét đổi khác so với trước
II THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THUC CANH TAC TU CA THE SANG TAP
THỂ PHÁT TRIỀN NỀN NƠNG NGHIỆP
HỢP TÁC HỐ - TẬP THỂ HOÁ (1958 -
1988)
Coi nông nghiệp là cơ sở của quá trình đưa một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta đi
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không cần qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Hội nghị mở rộng Ban Chấp hành Trung ương Đăng Lao động Việt Nam khoá II, lần thứl4 (tháng II - 1958) và tiếp đó là Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 16 (tháng 4 - 1959) đã quyết định đường lối và biện pháp tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông thôn Nghị quyết Hội
nghị 16 ghi r6:" Miền Bắc nước ta phải tiến lên
Trang 5Đội dung chủ yếu các thời Rỳ phát triển 43
tác hoá" Chính vì vậy mà Đảng chủ trương "Kiên quyết đưa nông thôn miền Bắc nước ta qua
con đường hợp tác hố nơng nghiệp tiến lên chủ
nghĩa xã hội"(2) Hợp tác hố nơng nghiệp được đánh giá là "khâu chính trong toàn bộ sợi giây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, đồng thời góp phần quan trọng đẩy mạnh
cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất tổ quốc"(3)
Từ sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 16, nông thôn miền Bắc được cuốn vào
cuộc vận động có tính chất bước ngoặt trong sự phát triển: cuộc vận động chuyển từ lối canh tác cá thể của hộ nông dân sang lối canh tác tập thể
qua con đường hợp tác hố nơng nghiệp
Việc tổ chức hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã có lẻ tẻ từ cuốt năm 1958 nhưng đặc
biệt rầm rộ nhất là trong hai năm 1959- 1960 Cần nhớ răng cho đên lúc này, thời gian mà người nông dân được làm người chủ ruộng đất còn quá ngắn ngủi Sản xuất nông nghiệp bước
đầu được phục hồi Các tổ chức kinh tế hợp tác giản đơn mà nông dân sáng lập ra (tổ đổi công,
thậm chí một số ít hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp ở dạng thí điểm) còn phát huy tác dụng Đời sống của đại đa số nông dân được cải thiện hơn trước Tuy nhiên, các hộ nông dân cũng bắt đầu gặp những khó khăn trong sản xuất mà chính họ thấy khó vượt qua Hiện tượng bí
mật chuyển nhượng lại ruộng đất giữa các hộ
nông dân và theo đó
là bắt đầu xuất hiện
giải thoát cho họ khỏi những khó khăn mà họ được giải thích là do sản xuất đơn lẻ của từng hộ đem lại
Phong trào hợp tác hố nơng nghiệp tiến
nhanh với tốc độ không thể ngờ Hầu hết các tổ
đổi công được chuyển lên thành hợp tác xã Hàng
loạt hợp tác xã mới được thành lập thêm Trong số nông dân xin vào hợp tác xã ngay từ những đợt đầu tiên, có một số người tuy chưa thấy hợp tác xã có tính thuyết phục, nhưng vì sợ ảnh hưởng đến thế hệ con cháu (bài học của Cải cách ruộng đất còn quá mới mẻ) nên họ cũng miễn cưỡng tham gia Đó là chưa nói tới những biện pháp có tính chất bất buộc của nhiều địa phương đối với những người tỏ ra do dự trước con đường mới mẻ mà Đảng chỉ ra cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các hợp tác xã được thành lập nhanh chóng Những chỉ tiêu mà Trung ương Dang đề ra trong cuộc Hội nghị bàn vệ quy hoạch hợp tác xã nông nghiệp, họp vào tháng 2 - 1959, trước khi họp Hội nghị 16 (như gấp rút hoàn thành hợp tác xã bậc thấp vào năm 1960, trong đó phải có khoảng 50% số nông hộ vào hợp tác xã bậc cao, năm l96I hoàn thành tổ chức
hợp tác xã bậc cao, mở rộng qui mô hợp tác xã
toàn xã,v.v )(4) đã đặt những người chỉ đạo phong trào vào một cuộc chạy đua nước rút
Nếu như lúc Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 16 diễn ra (4 - 1959) mới có 8% số Bảng 3: Hợp tác hố nơng nghiệp ở miền Bác trong 3 năm 1958 - 1960
dấu hiệu của tình ,
oo Don vi tinh | Nam 1958 | Nam 1959 | Nam 1960
trạng phân hoá giàu
` Số HTX SXNN Ngàn HTX 4,8 27.8 40,4
nghèo trong nông |
thôn Trong điều | Sốhô vào HTX Ngàn hộ 126.5} 12438| 2404.0
kiện đó, người nông | Tỷ lệ hộ vào HTX % 17,7 45.4 85,8
dân càng dễ tin vào Ï Tỷ lệ đất canh tác đưa vào HTX % 4.7 41.0 68,1 con đường hợp tác | Quy me binh quan mot HTX
hoá Họ tin rằng hợp | + Hộ xã viên hộ 26 45 59
Trang 644 tghiên cứu Lịch sử số 4.2000
hộ nông dân vào hợp tác xã thì đến giữa năm
1960 đã có 54% và cuối năm 1960 đã lên tới
85,5%, với 68,1% diện tích ruộng đất đưa vào hợp tác xã Trên toàn miền Bắc có hơn 40 ngàn hợp tác xã Ở các vùng miền núi, kết hợp cải cách
dân chủ với hợp tác hoá, số nông hộ vào hợp tác
xã cũng chiếm tới 65% Từ cuối năm I 960 đã có
10,8% số hợp tác xã là hợp tác xã bậc cao (tập
thể hoá ruộng đất, trâu bò, ) Có thể thấy thêm
tốc độ đặc biệt nhanh chóng của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Bắc qua biểu thống kê (xem Bảng 3):
Thời kỳ đầu mới làm ăn tập thể, do sức sản
xuất của nông dân mới được giải phóng khỏi quan hệ sản xuất phong kiến đang tiếp tục được kích thích, và do có một số biện pháp kỹ thuật
tiến bộ, nhất là khâu thuỷ lợi, nên sản xuất giữ
được mức phát triển bình thường Nhưng thời kỳ
phát triển bình thường này không được lâu Tính
chất trì trệ của nền nông nghiệp hợp tác hoá bắt
đầu bộc lộ khá sớm Điều này cũng thật dễ lý
giải Những người vừa cách đấy chưa lâu còn là
tá điền hoặc nông dân cá thể, sẵn xuất tự túc trên
mảnh ruộng riêng nhỏ bé - thậm chí có người đọc
chưa thông, viết chưa thạo - bỗng đảm nhận trách
nhiệm quản lý một hợp tác xã một vài trăm mẫu ruộng, dăm trăm người lao động Công việc đó vượt quá khả năng của họ Còn đại bộ phận xã viên hợp tác xã, những người hãng hái tham gia vào phong trào hợp tác xã, đêu là những nơng đân nghèo, ngồi sức lao động, mội ít ruộng đất (nhờ cải cách ruộng đất đem lại), một Ít nông cụ thô sơ và lòng tin vào Đảng, họ không góp được gi hon cho hợp tác xã Chính vì vậy mà nguồn vốn, cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của các hợp tác xã cũng nghèo nàn như chính tài sản của các
thành viên của nó Chưa thoát ra khỏi những thói
quen, nếp suy nghĩ của người sản xuất nhỏ, cá
thể; vẫn với kỹ thuật canh tác lạc hậu như cũ, với
đồng ruộng, sức kéo, công cụ thô sơ, nhỏ bé và
manh mún, tập hợp nhau lại trong ngôi nhà
chung là hợp tác xã, họ không thể tránh khỏi sự
ngỡ ngàng, lúng túng, mò mẫm: làm gì, làm như thé nao, bat dau từ đâu?
Những hứa hẹn đẹp đẽ của nền nông nghiệp hợp tác hoá thật hấp dẫn nhưng dù sao cũng chưa
thể trở thành hiện thực Ở nhiều nơi, sản xuất tập thể thua kém sản xuất các thể, thu nhập từ kinh
tế phụ gia đình lớn hơn thu nhập từ kinh tế tập
thể
Chế độ hợp tác xã ra đời và tồn tại ở nông
thôn miền Bắc nhưng chưa có điều kiện phát huy tính ưu việt của nó Nhận thức được ý nghĩa của việc phải nâng đỡ để cho các hợp tác xã có thể
đứng vững được, các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khoá III, lân thứ ba (I - 1961), lần thứ năm (7 - 961) đã đặt thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là củng cố và tăng cường lực lượng sản xuất của các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
Nhà nước đã cố gắng đầu tư cho các hợp tác
xã thông qua các biện pháp giúp đỡ về tài chính (cho vay vốn ngắn hạn và dài hạn), cung cấp máy móc, công cụ, vật tư, đào tạo cán bộ, v.v Số tiên Nhà nước đâu tư cho nông nghiệp ngày càng tăng Có thể thấy điều đó qua một vài con số sau đây
-_ Nếu coi số vốn đầu tư trong những năm I955-1957 là 100% thì trong những năm 1958- 1960 là 196,42 và trong những năm 1961-1965 là 517% So với năm 1960, năm I96Š nông thôn nhận được số phân đạm tăng 290%, số phân lân tăng 140% cày bừa cải tiến tăng 290%, máy bơm tăng 1000%, thuốc trừ sâu tăng §100% điện tăng 840% Đầu tư lớn nhất của Nhà nước
là khâu thuỷ lợi (chiếm từ 45 đến 60% tổng số
Trang 7Rội dung chủ yếu các thời Rỳ phát triển 45
được xay dung, bao dam tudi tiéu cho khoang70- 80% diện tích trồng lúa va hon 20% diện tích
trông màu Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà diện tích
canh tác vụ mùa tăng từ 770 ngàn hecta năm
1955 lên 960 ngàn hecta năm 1965 (5) Ngoài
ra, Nhà nước cũng đã thành lập một số viện, trạm, trại nghiên cứu về khoa học nông nghiệp để giúp nông dân kỹ thuật sẵn xuất nông nghiệp
Tuy nhiên, sự đầu tư của Nhà nước vẫn còn quá
it Ôi so với yêu cầu cải tạo một nền nông nghiệp vốn rất lạc hậu
Sự lúng túng yếu kém trong cách quản lý nền nông nghiệp tập thể của cán bộ, xã viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã nghèo nàn, thiên tai luôn luôn đe doa là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng sa sút của nền nông nghiệp
Quá trình phát
triển nông nghiệp trong Tý lệ hộ xã viên | Tỷ lệ đất canh tác | Tỷ lệ HTX bậc cao trong tổng những năm l961 - 1965 Năm trong tổng số hộ của HTX trong số HTX toàn miền Bắc
` h + ầ ` , © ^ r đâ le 16 , tổ : diê , ấ „
được tiên hành đông nông a ao dong | tong ren ” đất | vrs os HTX Về số hộ xã
thời với quá trình (24) canh tác (44) (%) viên (%) chuyên dân hợp tắc xã | 1964 84,7 15,6 43,3 53,7 từ bậc thấp lên bậc cao Lew - 1965 90,1 80.3 60,1 72,1 và kết nạp những hộ ` tua c2 9 con lai vao hop tac xa 1966 72,7 891 69,7 85.0 Dén dau nam 1965, 1967 94,1 90,0 75,9 86,0 trén 70% s6 hop tac xa | 1968 94,8 92,2 80,5 92,9
sản xuất nông nghiệp ở | 1969 95,1 92.4 83,6 94,3
mién Bac da chuyen | 979 95,1 94,6 84,6 96.2
thanh hop tac xa bac 971 95.9 ` 95.0 ` cao Những thay đối, Se 95.0 xáo trộn về tổ chức hợp 1972 37 86,9 96,1 tác xã và tổ chức lực | 1973 94,8 87,4 96,3 lượng lao động đã ảnh | 1974 95,2 89,5 97,3
huong truc tiếp đến kết 1975 956 90.1
quả sản xuất của hop
tác xã Rõ ràng là nông
thôn miền Bắc lúc này
chưa sẵn sàng đón nhận một lối canh tác còn quá
mới, nói đúng hơn là còn quá xa lạ, đối với trình
độ của người nông dân Sự bất cập trong quản lí
các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bộc lộ rõ rệt Ở hợp tác xã bậc cao, đất đai bị tập thể hoá, vị trí người chủ của ruộng đất mà cải cách ruộng
đất đem lại cho hộ nông dân đã không còn nữa Những kinh nghiệm mà người nông dân sản xuất
giỏi tích luỹ được đã không còn được coi trong như trước Quyền lực và của cải của hợp tác xã
được đặt dưới sự quản lý của một bộ phận nông
đân thiếu kinh nghiệm canh tác, trình độ thấp
Yêu cầu giải phóng sức sản xuất vấp phải lực cản là quan hệ sản xuất tập thể Ở những hợp tác xã
Trang 846 Nghién cứu lịch sử số 4.2000
mức độ tham ô, lãng phí càng lớn và hiệu quả sản xuất càng thấp! Nhiều hộ xã viên xin ra hợp tác xã Năm 1963 số hộ xã viên xin ra khỏi hợp tác xã đạt tới con số hơn 44.659 hộ (đồng bằng và trung du có 29.629 hộ, miền núi 15.030 hd)
Ngoài ra, một số hợp tác xã quy mô quá lớn đã
tách chia lại
Nhận thức rằng sự non kém của hợp tác xã bất nguồn chủ yếu từ khâu quản lý, từ đầu năm
1963 Ban Chap hành Trung wong Dang chi trương mở “cuộc vận động cải tiến quan lý hop
tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển nơng
nghiệp tồn diện, mạnh mẽ và vững chắc" Đến cuối năm L964 đã có khoảng 70% số hợp tác xã trên toàn miền Bắc (chủ yếu ở vùng đông bằng và trung du) triển khai những nội dung của cuộc vận động: củng cố và tăng cường chế độ sở hữu
tập thể về tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật của hợp tác xã, đặc biệt là phong trào làm thuy lợi, cải tạo đông ruộng, học tập các
điển hình tiên tién,v.v
Hiệu quả của cuộc vận động chưa thấy rõ thì cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nổ ra Những khó khăn xuất phát từ bản chất của
nền nơng nghiệp tập thể hố càng khó nhận thấy
hơn càng bị che lấp bởi những khó khăn do chiến tranh mang lại Càng nảy sinh nhiêu khó khăn thì lại càng củng cố ý tưởng tìm kiếm cách giải quyết từ việc cải tiến quản lý hợp tắc xã, từ việc tăng cường chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất Cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã
vòng II triển khai từ năm 1967 chính là thể hiện
tư tưởng đó Nên nông nghiệp hợp tác hoá ngày
càng lộ rõ là nền nông nghiệp tập thể hoá Có thể
tham khao Bang 4
Trong thời kỳ chiến tranh, vấn đề xây dựng hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa mạnh về kinh tế và quốc phòng nổi lên là vấn đề cấp bách hàng đâu Lòng yêu nước, trách nhiệm, nghĩa vụ của
người dân trước vận mệnh của Tổ quốc đồng thời được coi là ý thức làm chủ tập thể đối với hợp tác xã Thực hiện khẩu hiệu trung tâm của miền
Bắc: "Vừa sản xuất, vừa chiến đấu", "Tất cả cho
tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm
lược”, và riêng đối với nông thôn thì "tay cày tay súng”, "Thoc không thiếu một cân, quân không thiếu một người",v.v , các hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp chú trọng việc bảo đảm sự ổn định
trong nông thôn để tập trung giải quyết vấn đề
sản xuất lương thực, thực phẩm, giải quyết mối
quan hệ giữa sản xuất và chiến đấu, giải quyết vấn đê phân công lao động trong hợp tác xã, khi mà hâu như mọi nhu cầu về lao động thời chiến đều trông vào nông thôn Chính nhờ vậy mà nông thôn, nền nơng nghiệp hợp tác hố - tập thể hoá đã có được vị thế xứng đáng trong thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Sản xuất của các hợp tác xã mở rộng theo hướng thâm canh lúa, tăng diện tích màu, phát
triển một số cây công nghiệp, chăn nuôi tập thể, phát triển một số ngành nghề thủ công phục vụ
nông nghiệp và phục vụ tiêu dùng của nông dân Nổi bật nhất là thâm canh lúa Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, năng suất lúa ở một số hợp tác xã tăng lên đáng kể Địa bàn 5 tấn thóc trên một hecta ruộng hai vụ lúa mở rong: nim 1965 cé 7 huyện, 640 hợp tác xa; nam I967 có 30 huyện, 2628 hợp tác xã; năm 1966 co & huyén, 1121 hop tac xa; nam 1972 có 53 huyện, 3763 hợp tác xã; năm I974 có 107 huyện, 4226 hợp tác xã
Mặc dù có một số địa phương nổi lên về
năng suất lúa, nhưng nhìn chung các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiêu khó khăn, chủ yếu là thiếu lực lượng lao động trẻ khoẻ và
thiếu bộ máy quản lý có đủ năng lực và phẩm
chất, do đó các chỉ tiêu sản xuất về trồng trọt và
Trang 9Đội dung chủ yếu các thời Rỳ phát triển 47
hợp tác xã lên quy mô lớn, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất không tính toán đến hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quan hệ phân phối mang nặng tính chất bình quân v.v đã làm cho hợp tác xã
suy yếu: tài sản mất mát, hư hỏng, chi phi sản xuất tăng, giá trị ngày công lao động thấp, thu nhập của xã viên giảm sút
Trong thời kỳ chiến tranh, diện tích gieo trông cây lương thực giảm | 62 ngan hecta (5,6%, riêng diện tích trông lúa giảm 8%), sản lượng lương thực quy ra thóc giảm 1 82.000 tấn (3,4%),
sản lượng đỗ tương giảm 18%, sản lượng mía
giảm 15%, đàn trâu bò giảm 18%,v.v Nha nước đã phải nhập một khối lượng lương thực (quy ra gạo) khá lớn: năm 1966: 388 ngàn tấn, năm 1970: 1062 ngàn tấn, năm 1974: 1544 ngàn tấn (6) Dĩ nhiên, ta biết, số lương thực này một phần góp phần giải quyết sự mất cân đốt trong cung cầu lương thực ở miền Bắc, một phần giành cung cấp cho nhu cầu của các mặt trận ở phía Nam
Đến nay, nhìn lại, ta thấy rõ là không thể
nào đổ hết sự trì trệ, sút kém của nền nông nghiệp là do tác động của chiến tranh Rõ ràng là "có vấn đề” từ trong bản chất kinh tế của nền nơng
nghiệp hợp tác hố - tập thể hoá Chúng ta chưa
nhận thức được một cách đây đủ những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển của sản xuất nông nghiệp Cho đến đầu những năm 70
hầu hết các hợp tác xã còn nằm trong tình trạng
sản xuất giản đơn, sản xuất nhỏ, khép kín trong
từng đội sản xuất và hợp tác xã theo kiểu "tập thể phường hội" Đáng tiếc là nhận thức chung
trong thời kì này đều cho rằng ngoài nguyên nhân chiến tranh thì nguyên nhân chính là ở khâu quản lí hợp tác xã, giải quyết được "mắt xích" này thì sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển Chính vì vậy mà sau khi triển khai trên diện rộng cuộc vận động cải tiến quản lí hợp tác xã đợt II (từ năm 967), cho rằng thực tiễn của nền sản xuất
nông nghiệp tập thể đã thúc bách phải tổ chức lại các nhân tố chủ yếu của nền nông nghiệp (cơ sở vật chất kĩ thuật, ruộng đất, phương hướng sản
xuất, phân công lao động, ) theo hướng san xuất
lớn xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở tổ chức lại sản xuất thực hiện cải tiến quản lí hợp tác xã, sau Hội nghị tổng kết kinh nghiệm ở Thái Bình (8 - 1974), Trung ương chính thức mở "Cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến một bước
quản lí nông nghiệp, lâm nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa" (7),
Bất cứ cuộc vận động nào cũng có sức sống của
nó Vào thời điểm ấy, không phải ai cũng nhìn
thấy là sở đĩ cuộc vận động được các hợp tác xã
đón nhận vì ở đó họ đã thấy quá bế tắc, thấy cần
phải có một sự thay đổi, đù là thay đổi theo chiều
hướng nào Chính sự bế tắc của các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp chứng tỏ rằng hợp tác hố nơng nghiệp mà thực chất là tập thể hoá cao độ
với những bước đi chưa phù hợp đặc điểm nông
thôn, nông nghiệp và trình độ của giai cấp nông
dân, trong những thời điểm lịch sử nhất định đã đẩy nền kinh tế nông nghiệp vào tình trạng
khủng hoảng
Thực tế cũng chứng tô rằng cuộc vận động tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa đã không đạt kết quả như mong muốn Cuộc vận động thực hiện chưa được bao lâu thì tình hình đất nước có những biến đổi quan trọng: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, và vấn đề cải tạo nền kinh tế cùng cả xã hội miền Nam theo chủ nghĩa xã hội được đặt ra ngay lập tức
Chúng ta biết rằng đến thời điểm đất nước
thống nhất (năm 1976) thì nông nghiệp miền Bắc vẫn đang còn là một nền nông nghiệp tự cung tự cấp là chủ yếu Những mâu thuẫn nội tại của nên
kinh tế tập thể hoá cao độ, vốn bị các yếu tố chiến
Trang 1038 Đghiên cứu lịch sử số 4.3000
nền kinh tế làm cho người nông dân nhìn rõ hơn
cơ chế quản lý cũ và họ thấy: khó có thể chấp nhận nó Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền nông nghiệp hợp tác hoá - tập thể hố được xây dựng băng ngn vốn chủ yếu vay của Nhà nước đã không phát huy được hiệu quả Tình trạng tham
ô lãng phí, chiếm dụng tài sản tập thể ngày càng trầm trọng Sự gò ép cứng nhắc những tiêu chuẩn
của tập thể hoá trong mô hình kinh tế hợp tác xã
mà không thấy hết vai trò của kinh tế gia đình
đã làm mai một đần những mầm mống của sản
xuất hàng hoá ở nông thôn Trong khi đó, ở phía
Nam, nền nông nghiệp đã có nhiều yếu tố sản
xuất hàng hoá Nếu như chương trình "cải cách điền địa" mà chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành nhằm phục hôi lại kinh tế địa chủ vốn đã
bị cách mạng xoá bỏ về cơ bản trong thoi ky
kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, thì Luật "Người cày có ruộng” mà chính quyên Nguyễn Văn Thiệu ban hành tháng 3 - 1970 là một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở miền Nam: lấy ruộng đất của
địa chủ cấp không cho mỗi gia đình nông dân, ở
Nam Bộ tối đa là 3 hecta, ở Trung Bộ tối đa là I hecta Luật "Người cày có ruộng" của Nguyễn
Văn Thiệu với việc cấp "chứng khoán" đã khẳng
định về mặt pháp lý quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, nhằm tạo ra ở nông thôn miền Nam một tầng lớp nông dân kinh doanh sản xuất hàng hoá với quy mô hợp lý, thực hiện chính: sách "hiện đại hoá nơng thơn”, "canh tân hố nông nghiệp" Cùng với những thành quả về ruộng đất mà cách mạng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng mang lại cho nông dân, kết quả của việc thực
hiện luật "Người cày có ruộng" đã làm thay đổi
các quan hệ về ruộng đất và diện mạo nông thôn miền Nam Nền kinh tế nông nghiệp miền Nam chuyển dần sang sản xuất hàng hoá Các hộ trung nông đóng vai trò quyết định trong sẵn xuất nông
nghiệp, trở thành nhân vật trung tâm của nông
thôn miền Nam trong những năm đầu thập kỷ 70
Sản xuất của các hộ nông dân đã gắn bó trực
tiếp với thị trường Một phần khá lớn nông sản
đã trở thành hàng hoá Một số vùng chuyên canh
có trình độ tập trung nhất định đã hình thành
Trong nông thôn Nam Bộ đã hình thành một cơ
cấu kinh tế có phân công và liên kết, bao gồm nhiều thành phần: kinh tế nửa tự nhiên, kinh tế hàng hoá nhỏ của nông dân và thợ thủ công, kinh
tế của phú nông, tư sản nông thôn vừa kinh doanh
nông nghiệp, vừa kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ,v.v ở Trung Bộ và Tây Nguyên, trình độ sản xuất hàng hoá của nền nông nghiệp thấp hơn, tính tự cấp tự túc còn đậm nét hơn Nhìn chung thì nên nông nghiệp của các tỉnh phía Nam đã bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá
Đáng tiếc là trong khi chưa có một sự tổng
kết đầy đủ về công cuộc hợp tác hố nơng nghiệp và cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, và trên thực tế thì nền nơng nghiệp hợp tác hố miên Bắc đang đứng trước một cuộc khủng hoảng toàn diện, thì nông thôn miền Nam lại được hướng theo con đường mà nông dân miền Bac đã đi Nhằm thực hiện sự đồng nhất về quan hệ sản xuất trong cả nước, Đảng ta chủ trương thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá III tần thứ 24 (tháng 9-1975) đã nhận
Trang 11Noi dung chủ yếu các thời Rỳ phát triển 49
Hội đồng Chính phi ra Quyét dinh 188
QĐ/HĐCP về việc xoá bỏ tàn tích chiếm hữu
ruộng đất và các hình thức bóc lột kiểu thực dân phong kiến Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ IV (12-1976) đưa ra chủ trương chiến lược cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp miền Nam (bằng con đường hợp tác hoá), và đặt mục tiêu phải hoàn thành vào những năm đầu thập ky 80
Phong trào hop tac hoa duoc phat dong ram rộ trên khắp các vùng nông thôn miền Nam Cac mô hình hợp tác xã ở miền Bắc vẫn được áp dụng, mặc dù có rút kinh nghiệm sau thất bại của
việc thí điểm xây dựng hợp tác xã bậc cao, nên
chủ yếu là tổ chức các hợp tác xã loại vừa, loại nhỏ và các tập đoàn sản xuất Quá trình đưa nông
dân vào con đường làm ăn tập thể ở miền Nam
không diễn ra êm ả, thuận lợi như đã từng diễn ra ở miền Đắc trước đó Một số biện pháp tiến
hành hợp tác hoá và điều chỉnh ruộng đất có tính chất cưỡng ép thơ bạo, tập thể hố triệt để ruộng
đất và tư liệu sản xuất của hộ nông dân, điều hành các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất theo cơ chế cấp phát, giao nộp, ngăn cần, cấm đốn lưu thơng nơng sản háng hoá,v.v đã vấp phải phản ˆ_ ứng gay gắt của đông đảo nông dân Không ít hộ nông dân đã bỏ hợp tác xã, bỏ tập đoàn sản xuất, bỏ ruộng vườn đi tìm nghề khác sinh sống Diện tích canh tác, sản lượng lương thực, chăn nuôi, giảm sút Quá trình phát triển tự nhiên của nông nghiệp miền Nam theo chiều hướng sản xuất hàng hoá đã bị kìm hãm
Nhìn một cách tổng quát, chúng ta nhận
thấy rằng vào cuối thập ký 70 đầu thập kỷ 80 trong nông thôn cả nước đã bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt giữa lợi ích của người nông dân với lợi ích của toàn xã hội mà nguyên nhân sâu
xa cua no bit nguồn từ chủ trương tập thể hoá
triệt để ruộng đất, các tư liệu sản xuất khác và sức lao động
Kiểu tổ chức sản xuất không phù hợp với
đặc điểm của nông nghiệp nước ta đã gây nên
tình trạng lãng phí rất lớn và kéo theo đó là hàng
loạt hậu quả xã hội nghiêm trọng Nhiều chính
sách của Nhà nước đối với nông nghiệp tập thé -
đã hạn chế nhiệt tinh san xuất của nông dân và
trong một số trường hợp đã đẩy nông dân vào
tình trạng phải tìm cách đối phó một cách tiêu
cực để duy trì cuộc sống
Rõ ràng là, đường lối hợp tác hố nơng
nghiệp theo phương thức tập thể hoá triệt để
ruộng đất và tư liệu sản xuất khác của nông dan, quản lí tập trung, quy mô lớn đã thất bại sạu khi để lại hậu quả nặng nề và lâu dài cho nông thôn cả nước
Để tìm lối thoát, một số địa phương đã áp
dụng lại một phương thức quản lý mà vào những năm cuối thập kỷ 60 tinh Vinh Phi thi lam nhưng đã không được chấp nhận, đó là khoán hộ
Dan dần trên cơ sở thí điểm ở một số hợp tác xã,
phương thức khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động đối với một số cây trồng chính thu được một số kết quả khả quan, ngày 22-10- 1980 Ban Bí thư Trung ương Đẳng ra thông báo cho phép tất cả các địa phương khoán thử đối với cây lúa Và ngày 13-1-1981, Chi thị 100 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng về "Cải tiến cơng tác
khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp” chính
thức được ban hành Đây chưa phải là mô hình mới về quản lý nông nghiệp tập thể, mà chỉ là mới cải tiến hình thức khoán, chuyển từ khoán
việc sang khoán sản phẩm, từ khoán cho đội sản xuất sang khoán cho nhóm và người lao động (thực chất là cho hộ xã viên) Mặc đầu vậy thì hình thức khoán này cũng đã tạo điều kiện cho người nông dân bước đầu giành lại được một phần quyền chủ động của mình trong sản xuất,
gắn được lao động của người xã viên với kết quả
Trang 1250 tghiên cứu lịch sử số 4.2000
cải tiến hình thức khoán theo Chỉ thị 100 là nó như một hồi chuông báo động cho tất cả mọi
người thấy rõ tình trạng trì trệ, cần trở, nguy
hiểm của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và
sự cần thiết phải tìm một cơ chế quân lý khác
Theo cách khoán theo Chỉ thị 100, hộ xã viên được làm chủ ba khâu chủ yếu trong quy
trình sản xuất là gieo trông, chăm sóc và thu
hoạch, các khâu còn lại do hợp tác xã đảm nhiệm Cách khoán này có tác dụng kích thích nông dân đầu tư vốn liếng, lao động, thực hiện thâm canh để hưởng phần vượt sản lượng khoán Từ năm 1982 đến năm 1985 sản Tượng lương thực bình quân nhân khẩu tăng đều qua các năm Chăn nuôi gia đình phát triển Rất tiếc là sự tăng
trưởng của kinh tế nông nghiệp tập thể dưới tác
động của cách khoán mới đã không được lâu dài Nhiều mâu thuẫn của cách quản lý cũ đã bộc lộ trở lại Hợp tác xã đã không đảm nhiệm được các khâu còn lại trong khi chỉ khoán cho các hộ ba khâu, vì vậy hộ xã viên hầu như phải lo tất cả, chỉ phí cho sản xuất rất tốn kém, hiệu quả thấp
Trong khi đó; mức khốn lại khơng ổn định, hợp
tíc xã điều chỉnh từng vụ, từng năn làm cho kha năng vượt khoán ít dần Ở nhiều nơi xã viên chỉ được hưởng khoảng 20-30% sản lượng khoán
Sản lượng vượt khốn khơng bù đắp được chi phí vật chất đã đầu tư Xã viên bất đầu quay lưng lại
với "khoán 100", trả lại ruộng khoán Hiện tượng
xã viên nợ hợp tác xã kéo dài phổ biến và nhiều
nơi thậm chí không đóng được thuế nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp, nhất là lương thực, bị chậm lại Tình trạng thiếu lương thực diễn ra trầm trọng Cuối năm 1987 đầu năm I988 nạn đói diễn ra trên 20 tỉnh, thành phố; hơn 9 triệu người, bằng khoảng 1⁄3 tổng số nhân
khẩu nông nghiệp đã bị đói Xuất hiện nguy cơ
xẩy ra một cuộc khủng hoảng mới ở nông thôn ca nudc
Ở các tỉnh phía Nam, trong khi hậu quả của
việc hàng loạt hợp tác xã và tập đoàn sản xuất
tan vỡ chưa được giải quyết đứt điểm, thì thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V (3- 1982), nông thôn miền Nam lại bước vào một
cuộc vận động mới nhằm đạt mục tiêu hồn
thành hợp tác hố nơng nghiệp (với các hình thức khác nhau) vào năm 1985 Mục tiêu đó đã đạt
được Đến cuối năm 1985, các tỉnh cơng bố đã
hồn thành căn bản hợp tác hố nơng nghiệp Các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất được hướng
dẫn tổ chức kinh doanh theo kiểu một đơn vị kinh
tế tập thể thông qua cơ chế khoán sản phẩm đến hộ xã viên nhưng hiệu quả rất thấp Tình trạng
nhận thức không đúng, lẫn lộn việc điều chỉnh
ruộng đất với việc ølao ruộng khoán trong hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đã làm nảy sinh thêm những mâu thuẫn trong nông thơn Việc giao khốn theo các "định mức” mang tính chất bình quân, phân tán và manh mún gây nên sự xáo trộn ruộng đất liên miên Tình trạng "xáo canh" diễn ra khá phổ biến đến mức người ta tính rằng có tới 27% diện tích mãi đến tận năm 1986-1987
mới được yên ổn để canh tác vụ đầu tiên kể từ
sau ngày giải phóng Cũng như ở miền Bắc, ở miền Nam từng hộ nông dân cũng tự lo liệu mọi khâu trên mảnh ruộng được giao khoán Kinh tế tập thể chỉ là cái vỏ hình thức Việc giao khoán theo định suất đã trở thành sự cào bằng ruộng đất
để rồi vẫn tiếp tục làm ăn cá thể Xuất hiện mâu
Trang 13Đội dung chủ yếu các thời Rỳ phát triển 51
tham nhũng của đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, tình hình tranh chấp ruộng
đất nghiêm trọng và phức tạp đã làm tổn hại đến
nền sản xuất hàng hoá vốn còn rất nhỏ bé ở nông thôn Ruộng đất được giao khoán cho hộ xã viên,
nhưng các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất lại bị
ràng buộc trong cơ chế cấp phát, giao nộp sản
phẩm cứng nhắc, các hoạt động trao đổi hàng
hoá tự do bị cần trở Tất cả những điều đó đã hạn
chế nhu cầu cũng như động lực phát triển bên trong của kinh tế nông nghiệp tập thể và kìm hãm
quá trình xã hội hoá trên thực tế của sản xuất nông nghiệp *
Rõ ràng là sau khi đất nước thống nhất, một mặt chúng ta muốn nhanh chóng thoát ra khỏi trì trệ khủng hoảng, nhưng mặt khác lạt nuối tiếc, không dám vứt bỏ cái gọi là kinh tế nông nghiệp tập thể từng được xây dựng, nuôi dưỡng và tồn tại ở nông thôn trong 30 năm Cái vòng luấn
quần đó đã gây biết bao khó khăn cho nền kinh tế đất nước mà phải mất hơn một thập kỷ sau kể
từ khi thống nhất đất nước chúng ta mới thoát ra được
II THỜI KỲ ĐỔI MỚI: KHẲNG ĐỊNH VỊ
TRÍ TỰ CHỦ CỦA HỘ NÔNG DÂN TRONG NÊN NÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG
HOÁ (1988-2000)
Cuộc đấu tranh giữa tư tưởng bảo lưu níu kéo kinh tế tập thể trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và tư tưởng thừa nhận nhu cầu phát triển khách quan của kinh tế hộ trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá đã diễn ra lâu dai, âm
i, gay gat cho đến khi tình thế buộc phải có một
giải pháp dứt khốt để đưa nơng thơn, nơng nghiệp thốt khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoàng Nghị quyết L0 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam "Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp" ra đời ngày 5-4-
[988 chính là nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết
này
Nghị quyết 10 thể hiện sự thừa nhận chính
sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong
nông nghiệp Nghị quyết 10 đặt vấn đề sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở cả hai khu
vực quốc doanh và tập thể
Đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh, nếu không thực hiện được chế độ tự chủ sản xuất kinh
doanh, tự hạch toán, thì có thể giải thể hoặc chuyển sang hình thức sở hữu khác thích hợp
Đối với các hợp tác xã và tập đồn san xuất
nơng nghiệp, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý
trên cả ba nội dung chủ yếu của quan hệ sản xuất: về quan hệ sở hữu tư liệu sản Xuất, về quản lý và vê phân phối
- Về sở hữu tư liệu sản xuất: giao khoán ruộng đất ổn định cho gia đình xã viên trong khoảng 10-15 năm, bán hoá giá trâu bò và các tài sản cố định cho xã viên
- Về quản lý: tiếp tục hồn thiện cơ chế
khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ hoặc hộ xã viên tuỳ theo điều kiện sản xuất ở từng vùng, gắn kế hoạch phân phối với kế hoạch sản xuất ngay từ đầu Mức khoán trong ngành trồng trọt được ổn định trong 5 năm, các địa phương chỉ được điêu chỉnh lại khi các điều kiện của sản
xuất có sự thay đổi Thực hiện phân công lao
động theo hướng chuyên mơn hố, người nào giỏi nghề gì thì làm nghề đó, khuyến khích những người không có điều kiện trông trọt
chuyển sang làm nghề khác để phần ruộng dất
của họ giao khoán cho người khác
- Về phân phối: xoá bỏ hoàn toàn chế độ
phân phối theo công điểm Hộ xã viên nhận đất
Trang 14R.ghiên cứu Lịch sử số 4.2000
thoả thuận giữa xã viên với hợp tác xã thông qua
quan hệ hàng hố - tiên tệ
Ngồi những nội dung cơ bản nêu trên, Nghị quyết LŨ còn đề cập đến một số vấn dé quan
lý Nhà nước trong nông nghiệp như tăng cường
chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế của các
bộ, ngành, của chính quyền các cấp, giao hẳn chức năng trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh cho các cơ sở và tổ chức kinh tế Nhà nước cũng
sửa đổi một số chính sách lớn đối với nông
nghiệp như chính sách tín dụng nông thôn, chính sách đầu tư, chính sách khuyến khích sản xuất lương thực, chính sách thuế Chính sách thu mua nông sản với giá thấp được bãi bỏ, thực hiện triệt
dé chính sách một giá,.sản phẩm dư thừa được
tự do mua bán trên thị trường
Những nội dung của Nghị quyết L0 và hệ
thống chính sách vĩ mô của Nhà nước đã tạo điêu
kiện giải phóng sức sản xuất và phát triển sản
xuất trong nông nghiệp, hỗ trợ cho kinh tế hộ%ã viên phát triển, làm cho hộ xã viên trở thành đơn
vị sản xuất cơ bản của nông thôn Gần một năm sau khi Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ra đời, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khoá VỊ) họp tháng 3-1989 đã bổ sung thêm một số vấn đề liên quan đến việc đổi mới cơ chế quần lý nông nghiệp, trong đó vấn đê hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ lại tiếp tục được
khẳng định
Từ khi cơ chế khoán mới được triển khai,
trong nông thôn bắt đầu có sự chuyển biến Thời
gian được giao ruộng khoán lâu dài, mức khoán
ổn định là những yếu tố kích thích hộ xã viên
đâu tư, thâm canh tăng năng suất, tính toán hợp
lý mọi chi phí để có thể đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất Các hộ chủ động tìm tòi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác Trong nông thôn bắt đầu xuất hiện những dạng hợp đồng kinh tế
- kỹ thuật giữa các tổ chức, cơ quan khoa học với
người sản xuất Ngoài ra, với cơ chế khoán này,
kinh tế tập thể hợp tác xã còn nhận được sự hỗ
trợ của kinh tế tư nhân dưới các dạng trao đổi
kinh nghiệm, trao đổi sản phẩm, liên kết xây
dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Việc chuyển giao quyền sử dụng ruộng đất và một số cơ sở
vật chất kỹ thuật của tập thể cho hộ xã viên dưới
hình thức đấu thầu, bán đấu giá đã đem lại hiệu
quả kinh tế rõ rệt Trong cơ chế cũ, một thời gian
dài, có thể nói ruộng đất có chủ là hợp tác xã
nhưng trên thực tế là vô chu Giờ đây, các hộ nông dân xã viên đã trở thành người chủ thực sự của đồng ruộng
Tính ưu việt của cơ chế khoán mới theo
Nghị quyết 10 là rất rõ ràng Tuy nhiên, một số
quy định cụ thể của nó đã làm nảy sinh một số mâu thuẫn mới Trước tiên phải nói đến quan hệ
ruộng đất ở nông thôn Nghị quyết 10 đề ra yêu cầu là phải đáp ứng nhu cầu cơ bản, người nào
cũng phải có ruộng để đảm bảo cuộc sống tối
thiểu, do đó ruộng khoán bị chia nhỏ, manh mún,
hạn chế khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của những hộ có năng lực, và rốt cuộc sản xuất nông nghiệp vẫn dừng lại ở tình trạng sản xuất
nhỏ khép kín tự cấp, tự túc ở từng hộ Đó là chưa
kể những kẻ hở được tạo ra trong quản lý khoán
(vòng 1, vòng 2) và đấu thầu ruộng đất ở các hợp tác xã ảnh hưởng rất lớn đến không khí đoàn kết và ổn định sản xuất trong nông thôn Riêng đối với nông thôn Nam Bộ thì phương thức khoán
gọn và bán lại tư liệu sản xuất theo tỉnh thần của
Nghị quyết I0 đã không thật sự có tác dụng lắm, vì ở đây, do hợp tác xã, tập đoàn sản xuất chỉ tồn tại hình thức, hầu hết ruộng đất đã được khoán nguyên canh cho chủ ruộng như trước khi có Nghị quyết 10
Chủ trương khoán đất bình quân cho hộ để
Trang 15tội dung chủ yếu các thời Rỳ phát triển 53
mot dién tich nhat dinh dat dé lam nha 6 va lam
vườn Điều đó làm nảy sinh hiện tượng tách hộ
tràn lan Trung bình mỗi năm ở nông thôn tăng
lên khoảng 100 ngàn hộ, và kéo theo đó là đất ở, đất vườn tăng thêm, đất canh tác giảm đi Từ năm
1981 đến năm 1992 đất trông lúa vùng châu thổ sông Hồng giảm 8,7% (gần 53 ngàn hecta, nếu
kể cả đất trông màu thì giảm tới 100 ngàn hecta),
ở đồng bằng sông Cửu Long giảm L8% (8) Lao động nông thôn tăng nhanh, đất đai canh tác giảm, thiếu việc làm đưa đến tình trạng số lao động dư thừa ở nông thôn ngày càng lớn Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo chiều hướng tăng lao động nông nghiệp, giảm lao động
phi nông nghiệp diễn ra tương đối phổ biến ở nông thôn là một biểu hiện trái với quy luật phát
triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm (khoá VỊI) 3-6-1993 về
"Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội
nông thôn" và Luật đất đai được Quốc hội thông qua ngày l4-7-1995 đã đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Điều 3 của Luật đất đai quy định:"Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,
thế chấp quyên sử dụng đất" Điều 20 ghi rõ:"Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài Thời gian
giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để
trông cây lâu năm là 50 năm Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật vê đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng" Người sử dụng đất ổn định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 2)
Những điều khoản nói trên của Luật đất đai thực sự có ý nghĩa cách mạng đối với nông thôn Kinh tế gia đình được coi trọng trong nền kinh
tế nông nghiệp tập thể làm cho sản xuất nông
nghiệp linh hoạt hơn Cơ chế khoán hộ kết hợp
với các chính sách khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng đã tạo nên động lực mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Hộ nông dân nhận đất chỉ có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước Họ hoàn toàn tự do định đoạt mọi khâu, từ sản xuất đến
tiêu thụ nông sản mà không bị ràng buộc bởi các
"nghĩa vụ" chông chất như trước
Các loại hộ tham gia sản xuất nông nghiệp bao gôm: hộ chưa bao giờ tham gia kinh tế tập thể hoặc đã tham gia nhưng các đơn vị kinh tế
tập thể đó đã tự giải tán, hộ xã viên hợp tác xã,
hộ gia đình công nhân nhận đất từ các nông, lâm trường quốc doanh
Kinh tế hộ nông dân đã cung cấp phần lớn
thực phẩm (thịt, cá, rau quả) cho xã hội Kinh tế
hộ không chỉ đảm bảo đủ lương thực cho mình mà còn tạo ra khối lượng lương thực hàng hoá
rất lớn cho thị trường nội địa và xuất khẩu
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Š (khoá VII) và Luật đất đai, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định nhằm tăng cường vai trò của kinh tế hộ Đó là Nghị định 64/CP về giao đất nông nghiệp cho hộ, Nghị định 14/CP về cho hộ nông dân vay vốn sản xuất, Nghị định 13/CP về khuyến nông, Nghị định 73/CP về cách thức sử dụng đất nông nghiệp,v.v Như vậy là, hộ nông dân với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ đã được thừa nhận cả trên thực tế, cả về mặt pháp
lý |
Trang 1653 Rghiên cứu lịch sử số 4.3000
một số hình thức hợp tác tự nguyện cũng đã xuất hiện Mơ hình hợp tác hố - tập thể hoá tồn tại từ cuối thập kỷ 50 đến cuối thập kỉ 80 đã bị giải
thể, nhường chỗ cho mô hình hợp tác xã kiểu mới
được tổ chức theo Luật hợp tác xã (Quốc hội
khoá IX, kỳ hợp thứ 9 thông qua ngày 20-3-
1996) Nội dung của quá trình chuyển đổi hợp tác xã theo Luật hợp tác xã mới là chuyển đổi cách làm ăn mới cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế nông nghiệp trong điều kiện nền
kinh tế thị trường Kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp theo kiểu mới vẫn được coi là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Mấy năm gần đây, các hợp tác xã thực hiện chuyển đổi theo Luật đã làm những công việc
chủ yếu sau đây:
- Kiểm kê, đánh giá lại tài sản của hợp tác
xã cũ (bình quân một hợp tác xã chỉ có 556 triệu đồng, trong đó 80% là tài sản cố định), bàn giao tài sản cho chủ mới của hợp tác xã, quy định tiêu chuẩn xã viên (là hộ hay là lao động trong độ tuổi), lập lại danh sách xã viên Ở miền Bắc và miền Trung, số xã viên hợp tác xã cũ đăng ký lại vào hợp tác xã mới khoảng hơn 80% Bộ máy quản lý hợp tác xã gọn nhẹ (Ban quản trị 2-3
người, Ban kiểm soát I-3 người, bộ phận giúp việc 4-6 người)
- Rà soát lại nội dung, phương thức hoạt động của hợp tác xã, hướng vào phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế hộ
Nhìn chung, các hợp tác xã chuyển đổi đã
tiếp nhận sử dụng các công trình thuỷ lợi, điện, nước, đường giao thông, vốn, quỹ, của hợp tác
xã cũ Một số nơi ở miền núi phía Bắc khi hợp
tác xã cũ tan rã không có ai quản lý nên cơ sở vật chất kỹ thuật thất thoát, hư hỏng nhiều Các hợp tác xã đã huy động vốn và công sức của xã
viên để tu bổ, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn
(nhất là trong phong trào kiên cố hoá kênh mương hiện nay) Hợp tác xã tập trung làm các dịch vụ thiết yếu phục vụ kinh tế hộ gia đình xã viên Số hợp tác xã làm dịch vụ thuỷ nông chiếm 95%, dịch vụ bảo vệ thực vật chiếm 62%, dịch vụ khuyến nông chiếm 48%, dịch vụ cung ứng giống cây chiếm 41%, dịch vụ cung ứng vật tư
chiếm 36%, dịch vụ điện chiếm 52%, dịch vụ làm đất chiếm 15%, tiêu thụ sản phẩm chiếm
15% (9)
_Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình chuyển đổi hợp tác xã đã gặp rất nhiều khó khăn Hơn một nửa số hợp tác xã sau khi chuyển đổi lại lâm
vào bế tác do cán bộ lãnh đạo không có đủ năng lực điều hành sản xuất và kinh doanh Số liệu thống kê ở 1347 hợp tác xã đã chuyển đổi theo Luật hợp tác xã thuộc 10 tỉnh phía Bắc cho thấy số chủ nhiệm hợp tác xã có trình độ đại học chỉ chiếm 6,3%, trung cấp 13,7%, sơ cấp 22,4% còn lại là chưa qua đào tạo Số kế toán trưởng có trình độ đại học cũng chỉ chiếm 2,2%, trung cấp 12,5%, sơ cấp 48% và chưa qua đào tạo là hơn 37% (10) Kinh doanh không có lãi hoặc bi 16, nông dân không thật gắn bó với hợp tác xã mới Như vậy là kinh tế hộ, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân và cả kinh tế quốc doanh đều
cùng tồn tại ở nông thôn, nhưng kinh tế hộ đang
giữ một địa vị đặc biệt quan trọng Kinh tế hộ bây giờ có nhiêu nét khác căn bản với hộ sản xuất tự túc, tự cấp khép kín trước khi hợp tác hoá Trong những điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, kinh tế hộ được khuyến khích phát
triển không hạn chế Bản thân kinh tế hộ vừa có
thể sử dụng công cụ sản xuất thủ công, sức kéo
động vật, vừa có thể sử dụng công cụ sản xuất hiện đại nên có thể đạt hiệu quả cao
Trang 17Đội dung chủ yếu các thời Rỳ phát triển 55
trại là những nông dân có kinh nghiệm sản xuất,
có đầu óc kinh doanh, am hiểu thị trường, biết cách huy động vốn để sản xuất Từ khi Luật đất đai cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền sử
dụng đất nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp
thì mô hình này ngày càng phát triển Kinh tế
trang trại là một bước phát triển cao của kinh tế hộ Thừa nhận kinh tế trang trại là thừa nhận quá
trình chuyển nhượng - tích tụ ruộng đất Tính đến
đầu năm 2000, trong cả nước đã có hon 113 ngan
trang trại với tổng số vốn đầu tư 20 tỷ đồng Kinh
tế trang trại đã chứng minh hiệu quả kinh tế của nó Hàng năm kinh tế trang trại sản xuất ra một khối lượng nông sản hàng hoá trị giá ngót 12 ngàn tỷ đông, góp phân khai thác thêm hang tram ngàn hecta đất hoang hoá, đồi núi trọc, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 400 ngàn lao động và 30 triệu ngày công lao động thời vụ (11)
Ngày 2-2-2000
Chính phủ ra Nghị quyết
Sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước đã đạt được những thành công
đáng kể Đặc biệt, sự thành công đó thể hiện rất
rõ trong lĩnh vực nông nghiệp Kể từ khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp theo
tính thân của Nghị quyết 10 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (4-1988) và thực hiện chính sách một giá (năm 1989) đến nay, kinh tế nông nghiệp đã có
bước tăng trưởng rõ rệt Cây lúa - cây lương thực
chủ yếu của Việt Nam (năm 1999 chiếm 92% sản lượng) - phát triển nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng Nam 1986 dién tich gieo trồng lúa cả năm là 5,69 triệu hecta, năng suất
bình quân 28 tạ/ha, sản lượng thóc đạt ló triệu
tấn Năm 1999 diện tích đạt 7,65 triệu ha, nang
suất 4l ,0 tạ/ha và sản lượng 3 I ,39 triệu tấn Ước tính năm 2000 có thể đạt trên 32 triệu tấn Bang 5 Sản xuất lúa của Việt Nam trong thập kỷ 90 (12) 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại Nghị quyết thể hiện sự "cam kết" có tính chất pháp lý, sự bảo hộ của Chính phủ đối với Năm 1990 1995 1998 1999
Dién tich (triéu ha) 6,02 6,76 7,76 7,84
Nang suat (ta/ha) 31,9 36,9 ~ 39.6 41,0
Sản lượng (triệu tấn) 19.2 24,4 29,1 31,4
những người làm kinh tế trang trại Hai cuộc hội
nghị bàn về kinh tế trang trại (tại Hà Nội ngày 4-5 tháng 4 năm 2000 và tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 24-25 tháng 4 năm 2000) đã bàn bạc nhiều vấn đề cụ thể, tìm cách tháo gỡ các vướng mắc đang cản trở sự phát triển của kinh tế trang trại
Nhìn chung, vai trò của kinh tế hộ, kinh tế trang trại đang ngày càng được đề cao trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá của nước ta Môi
trường và điều kiện phát triển của nó có vẻ đang
có xu hướng ngày càng thơng thống và thuận lợi hơn
Bình quân một năm, sản lượng lương thực quy thóc giai đoạn 1986-1990 đạt 19,71 triệu tấn, giai đoạn 1991-1995 đạt 25,08 triệu tấn, giai đoạn 1996-2000 đạt 33,47 triệu tấn Mức tăng bình quân một năm của giai đoạn 1986-1990 là 0,67 triệu tấn, giai đoạn 1991-1995 là 1,2 triệu tấn, giai đoạn 1996-2000 là 1,2 triệu tấn Tốc độ
tăng bình quân của các giai đoạn tương ứng là
Trang 18b6 tghiên cứu Lịch sử số 4.2000
S0 tạ/ha Các tỉnh đạt năng suất cao nhất là Nam Định 67 ta/ha, Thai Binh 65 ta/ha, Ninh Binh 57
tạ/ha, Hà Tây và Hà Nam 53 tạ/ha Huyện có
năng suất lúa cao nhất là Hải Hậu, Xuân Trường
(Nam Định): 76 tạ/ha Xã Trực Thái (Trực Ninh, Nam Định) và xã Xuân Phương (Xuân Trường, Nam Định) đạt 83 tạ/ha Diện tích đạt cao nhất:
3.005.600 ha, tăng 100.000 ha( 14)
Tinh chung trong 15 năm đổi mới (1986-
2000), sẵn lượng lúa của nước ta tăng L00%, diện tích tăng 28% và năng suất tăng 50%, Việt Nam
trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về tốc độ tăng nông sản và sản lượng lúa
Từ một nước thiếu lương thực triền miên, trước
nim 1989 mỗi năm Nhà nước phải nhập khẩu
trên l triệu tấn lương thực qui gạo, Việt Nam đã
trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên
thế giới: nãm 1989: xuất khẩu l4 triệu tấn; năm 1995: 2 triệu tấn; năm 1996: 3 triệu tấn: năm 1997: 3,6 triệu tấn; năm 1998: 3,7 triệu tấn: năm 1999: 4.6 triệu tấn (15)
Ngoài cây lúa là chủ đạo, cây ngô cũng là
thế mạnh của Việt Nam Năm I 986 diện tích ngô mới có 400 ngàn hecta, năng suất đạt 14,2 tạ/ha và sản lượng 569 ngàn tấn Năm 1999 diện tích trồng ngô đã tăng lên đến 687 ngàn hecta, năng suất đạt 25,5 tạ/ha và sản lượng đạt 1,75 triệu tấn Cây ngô đã góp phần quan trong tang sản
lượng lương thực và bổ sung thức ăn cho gia súc
Tốc độ tăng lương thực luôn cao hơn tốc độ tăng dân số nên lương thực bình quân đầu người cũng tăng theo: năm 1986: 300 kg; năm 1990:
324 kg; năm 1995: 365 kg; năm 1999: 444 kg
(16) An ninh lương thực quốc gia được bảo dam vững chấc ngay cả trong những năm bị thiên tai nặng Tình trạng thiếu lương thực trên diện rộng
vào vụ giáp hạt đã bị đẩy lùi và trong tình hình
như hiện nay thì người ta dự đoán khó có khả
năng tái diễn
Cùng với lương thực, sản xuất rau màu, cây ăn qua, chan nuôi gia cầm, gia súc, cây công
nghiệp đều phát triển Cơ cấu diện tích gieo
trông từng bước được đa dạng hoá Từ năm 1986 đến năm 1999, tỷ trọng nhóm cây lương thực giảm từ 91,2% xuống 72,9%, nhóm cây phi lương thực tăng lên, nhất là cây công nghiệp Về chăn nuôi, năm 1999 đàn lợn đạt gần I9 triệu con, so với năm [990 tăng gần 700 ngàn con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 1999 dat 1,8 triệu tấn, tăng gấp hai lần năm 1990 Đàn bò sữa nim 1999 đạt trên 34 ngàn con, và sản lượng sữa đạt trên 47 ngàn tấn Mô hình VAC (vườn, ao, chưông) hoặc VACR (vườn, ao, chưồng, rừng) phát triển khấp các vùng nông thôn, tạo thêm việc làm, tạo thêm nhiều nơng sản hàng hố, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân Các cuộc điều tra cho thấy thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn từ 2l ngàn đông/người/tháng năm 1989 đã tăng lên 172 ngàn đông/người/tháng nam 1995 va 212 ngin đông/ngườ/tháng năm 1998 Téc độ tăng thu nhập khoảng I0% / nam Tỷ lệ hộ đói nghèo có xu hướng giảm dần với tốc độ khoảng I,5%/năm Năm 1999, số hộ nông thôn có điện dùng là 70%, có máy thu hình 40% Khoảng 10% số hộ đã được coi là hộ giàu (năm
1989 chi c6 3%)(17)
10 chương trình phát triển nông thôn(*) đề
ra từ năm 1996, được sự hỗ trợ của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, tuy thời gian còn ngắn, những đã bước đầu có hiệu quả
Mặc dù nông nghiệp Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới đã có bước tiến vượt bậc về nhiều mặt
so với các thời kỳ trước đó, nhưng có nhiều vấn đề bức xúc đang nầy sinh làm cho quá trình phát
triển của nó bị hạn chế Đó là vấn đề dư thừa lao
Trang 19Rội dung chủ yếu các thời Rỳ phát triển ST
cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm, vấn đê sức mua của nông dân tăng chậm,V.V
Việc thực hiện các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đồi hỏi phải có một hệ thống cơ chế - chính
sách đồng bộ, thể hiện quan điểm mới, coi trọng
hơn nữa vai trò và vị trí của nông nghiệp - nông thôn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn
CHÚ THÍCH
(1) Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng CS Việt Nam: Kết luận về tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ và một số vấn đề lịch sử Đảng thời kì 1954-1975 (ngày 25-5-1994) Dân theo: Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng llồ Chí Minh: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Tập II (1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, 1995, tr 71
(2) Đầu đề báo cáo của đông chí Trường Chinh trước Quốc hội ngày 20-5-I959
(3) Lịch sử Đẳng cộng sản Việt Nam Trích Vân kiện Đảng Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Tập IIH, H., 1979, tr 60
(4) Theo: Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản, Đặng Thọ Xương: Hợp tác hố nơng nghiệp Việt Nam Lịch sử - Vấn đề - Triển vọng Nxb Sự That, H., 1992, tr 15 (5) Xem thêm: Nghiên cứu lịch sử, số 4 (223), năm 1985, tr 30 (6) Theo Nguyễn Sinh Cúc: Nông nghiệp Việt Nam (1945-1995) Nxb Thống kê, H., 1995, tr 22 (7) Chỉ thị 208 của Ban Bí thư TƯ Đảng, Nghị quyết 61-CP của Hội đồng Chính phủ
(8) Theo Nguyễn Sinh Cúc, sách đã dẫn, tr 42 (9) Báo Nông nghiệp Việt Nam số 80, ngày 12-6-
2000
định xã hội ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới Trong đó, chính sách hỗ trợ các mô hình tổ chức sản xuất mới tiến bộ như kinh tế trang trại,
kinh tế hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện và
cùng có lợi, lấy kinh tế hộ gia đình nông dân làm
đơn vị sản xuất ổn định lâu dài, cần được quan
tam ding mic Hà Nội, tháng 6 năm 2000 (10) Báo Nông nghiệp Việt Nam, số 74, ngày l-6- 2000 (11) Báo Nông nghiệp Việt Nam số 53, ngày 25-4- 1 2000 - | (12) Tổng cục Thống kê: Con số và sự kiện, số 6-2000, tr 3 (13) Như trên tr 4 (14) Báo Nông nghiệp Việt Nam số 88, ngày 26-6- 2000 (15) Con số và sự kiện, 6-2000, tr 4 (16) Như trên (17) Như trên (*) Gồm: I Phát triển sản xuất nông nghiệp cơng nghiệp hố nơng thôn
2 Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 3 Phát triển nhà ở nông thôn
4 Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất 5 Phát triển giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội
Phát triển văn hố nơng thơn
Phát triển các thiết chế xã hội ở nông thôn Tao viéc lam
Quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn