1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên Xô với cuộc chiến Afghanistan (1979 -1989)

11 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Trang 1

LIÊN XƠ VỚI CUỘC CHIẾN AFGHANISTAN (1979-1989)

ừ sau Chiến tranh thế giới lần thứ

Hai đến khi Liên Xơ giải thể, các lực

lượng vũ trang Xơ viết, bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, đã tham gia vào

gần 40 cuộc chiến tranh cục bộ, các cuộc

xung đột và các chiến dịch gìn giữ hịa bình trên thế giới Đến năm 1991, thơng qua Bộ Quốc phịng Liên Xơ, hơn 270.000 cố vấn và chuyên gia quân sự Xơ viết đã cĩ mặt tại 86 nước trên thế giới (1)

Liên Xơ ủng hộ và giúp đỡ những ai tuyên bố tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc bằng các hình thức: cung cấp vũ khí cố vấn và chuyên gia quân sự, thậm chí điều động quân đội của mình

tham gia trực tiếp vào các cuộc chiến tranh,

can thiệp vũ trang Bình lính và sĩ quan Liên Xơ đã tham gia trực tiếp vào các hoạt động chiến sự ở 14 nước (2) mà cuộc chiến tranh ở Afghanistan là một trong những ví dụ điển hình

Đã gần hai mươi năm trơi qua, kể từ ngày quân nhân Xơ viết cuối cùng rời khỏi Afghanistan nhưng đề tài về cuộc chiến tranh ở Afghanistan vẫn giữ nguyên tính thời sự và ghi đậm dấu ấn trong sử liệu học Nga/Xơ viết Trong bài viết này, chúng tơi muốn đề cập đến việc thơng qua quyết định đưa quân đội vào Afghanistan, quá trình giải quyết vấn để Afghanistan và tổn thất của Liên Xơ qua 10 năm chiến tranh ở đất nước Nam Á này

`TS Viện Sử học

NGUYEN HONG VAN’

I LIÊN XƠ QUYẾT ĐỊNH VIỆC DUA

QUẦN ĐỘI VÀO AFGHANISTAN

Afghanistan nằm ở khu vực Nam Á, tiếp giáp với biên giới phía Nam của Liên Xơ (cĩ đường biên giới chung với Tuốcmênixtan, Uzơbêkixtan và Tadikixtan) Với chiều dài đường biên giới chung là 2.500 km, đường lối đối ngoại của Afghanistan ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình ở khu vực biên giới phía Nam của Liên Xơ nĩi riêng và trong khu vực nĩi chung

Sau khi giành độc lập hồn tồn vào năm 1919, nhà cầm quyền Afghanistan thi hành triệt để chính sách trung lập tích cực và khơng tham gia vào các liên minh quan sự đế quốc Điều đĩ tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển các quan hé lang giéng hữu

nghị với "người khổng lỗ phương Bắc” cũng

như việc Afghanistan nhận được từ nước Nga (sau đĩ là Liên Xơ) sự giúp đỡ khá tồn diện về kinh tế cũng như sự ủng hộ tích cực về chính trị trên trường quốc tế

Ngày 17-7-1973, chế độ quân chủ bị lật đổ, Afghanistan tuyên bố thiết lập nền cộng hịa Lên cầm quyền một nước nghèo đứng hàng thứ 108/129 quốc gia thuộc "thế giới thứ ba", Tổng thống Mukhamét Đaudơ muốn dua vao ngudi lang giéng Iran giau

cĩ Cịn lịng giúp đở

Afghanistan về tài chính với điều kiện: Afghanistan phải thốt khỏi ảnh hưởng của

Trang 2

Liên Xơ với cuộc chiến Afghanistan

Cộng sản Do vậy, phe nhĩm tư sản - địa chủ cầm quyền đứng đầu là M Đaudơ đã ra sức đàn áp, bắt bớ các lực lượng tiến bộ, mà mục tiêu chính là Đăng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (NDPA) - chinh dang dai diện cho quyển lợi của nhân dân lao động, được thành lập năm 1965 với chủ trương đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

Ngày 27-4-1978, tại Afghanistan đã nổ ra cuộc cách mạng Dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của NDPA Sau đĩ, nước Cộng hịa Dân chủ Afghanistan (DRA) được tuyên bố thành lập Ngày 30-4-1978, Liên Xơ chính thức cơng nhận DRA Ngày 5-12- 1978, tại Mátxcơva đã diễn ra lễ ký Hiệp ước hữu nghị, láng giểng thân thiện và hợp tác giữa Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết và Cộng hịa Dân chủ Afghanistan Theo Hiệp ước này, Liên Xơ và Afghanistan cam kết cùng phát triển và mở rộng sự hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật cùng cĩ lợi Hai bên thỏa thuận tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực quân sự và "sẽ thống nhất cùng áp dụng những biện pháp phù hợp nhằm bảo đâm an nỉĩnh, độc lập và tồn vẹn lãnh thổ của hai nước”

Sau sự kiện tháng 4-1978 tại

Afghanistan đã diễn ra cuộc cải cách kinh

tế - xã hội Quá trình này ngày càng trở nên phức tạp hơn khơng chỉ do những yếu tố khách quan (liên quan đến sự phát triển thấp kém về kinh tế - xã hội của đất nước), mà cịn phụ thuộc vào những nguyên nhân chủ quan khác Nhiều quyết định quan trọng được ban hành thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng Quá trình tiến hành cải cách ruộng đất đã coi nhẹ những truyền thống tập tục của nhân dân và yếu tố tơn giáo sâu xa của đa số dân chúng

Thêm vào đĩ, ngay từ cuối năm 1978, các thế lực phản động trong nước được sự

45 hậu thuẫn cua My, Pakistan va Iran, da tiến hành cuộc chiến tranh khơng tuyên bố chống lại DRA Tình hình trong nước trở nên cực kỳ phức tạp sau khi Kh Amm lên

nắm quyển và tiến hành hàng loạt các cuộc bắt bớ, đàn áp các lực lượng tiến bộ Đến cuối năm 1979, nguy cơ đe dọa chính quyền cách mạng ở Afghanistan ngày càng lớn và cuộc chiến tranh khơng tuyên bố dần dần trở thành hiện thực

Trong suốt năm 1979 Chính phủ Afghanistan nhiều lần để nghị Liên Xơ giúp đỡ (kế cả về quân sự) (3) Nhưng một thời gian dài Liên Xơ đã kiểm chế đưa quân đội vào Afghanistan Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng A N Cơxưghin cho rằng: cần phải

tăng thêm viện trợ vũ khí và lương thực chứ nhất định khơng được đưa quân vào Afghanistan

Tháng 3-1979, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xơ A A Grơmưcơ gửi thư lên Bộ Chính trị với lời tuyên bố dứt khốt "khơng” đưa quân đội vào Afghanistan Tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 19-3-1979 L I Brêgiơnhép và các thành viên khác đều nhất trí với quan điểm của A A Grơmưcơ (4) Thái độ kiên quyết đĩ duy trì đến tháng 12-1979, khi xuất hiện thơng tin chính thức

là Mỹ khơng phê chuẩn hiệp ước hạn chế

vũ khí chiến lược giai đoạn 2 (OCB-2) Chính trong hồn cảnh ấy, ban lãnh đạo Liên Xơ đã thay đổi và quyết định đưa quân đội vào Afghanistan (ð)

Trang 3

46 Nghién etru Lich sw, s6 7.2006

tiêu xâm lược, quyền tự vệ tập thể Chúng ta cũng dựa trên Điều 4 của Hiệp ước hữu nghị, láng giểng thân thiện và hợp tác giữa Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết và Cộng hịa Dan chu Afghanistan” (6) Chính phủ Afghanistan kêu gọi sự cĩ mặt của quân đội Xơ viết nhằm tăng cường cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng chống đối và bảo vệ đất nước khỏi sự can thiệp của bên ngồi

Quyết định về việc điều động quân đội vào Afghanistan được thơng qua tại cuộc họp Bộ Chính trị chiều ngày 12-12-1979 Khác với các cuộc họp trước đây, cuộc họp

Bộ Chính trị lần này khơng hề cĩ biên bản,

cũng khơng được ghi âm Bản Nghị quyết của Trung ương Đăng Cộng sản Liên Xơ số 11-176/125 ngày 12-12-1979 thậm chí cịn

được viết bằng mật mã và được lưu giữ

trong những chiếc cặp “đặc biệt”, mãi đến năm 1992 mới được cơng bố, trong đĩ ghi:

"Chủ tịch phiên hop dong chi L I Brégionhép

Cĩ mặt: Xuxlép M A., Grixin V V., Kirilencé A P., Pelse A Ia., Uxtinép D F., Trernhencé K U., Andrơpốp lu V., Grơmưcơ A.A., Chikhơnốp N A., Pơnơmariơp B N

Đối uới tình hình trong "A”:

1 Nhất trí uới quan điểm uà các phương

sách mà các đồng chí Andrơpốp Iu V.,

Dxtinốp Ð F., Grémucé A A đã trình bày Cho phép trong quá trình thực hiện những biện pháp này cĩ thể bổ sung các thay đổi khơng mang tính nguyên tắc

Các uấn đề địi hỏi quyết định của Ban Bí thư cần phải bịp thời báo cáo lên Bộ Chính trị

Các đồng chí Andrơpốp lu V., Uxtinốp D F., Grémucé A A chịu trách nhiệm thị hành các nhiệm Uuụ nĩi trên

2 Các đồng chí Andrơpốp Tu V., Uxtinép D F., Grémucé A A c6 nhiém vu bdo cdo vit Bộ Chính trị Trung ương Đảng uề tình hình thực hiện các nhiệm Uụ đã nêu trên

Bi thu Trung vương Dang L I

Brégionhép” (7)

Thời gian vượt qua biên giới được ấn định vào hồi 15 giờ (giờ Mátxcơva) ngày 25- 12-1979

Trả lời câu hỏi: điều gì đã tác động đến Anđrơpốp Iu V Uxtinốp Ð F., Grơmưcơ A A làm cho họ thay đổi quan điểm về vấn để Afghanistan, nha nghiên cứu Medvêđép R

A cĩ lý khi cho rằng: sự thay đổi ấy liên

quan trước hết đến những biến cố lớn lao trên thế giới xảy ra vào mùa Hè và mùa Thu năm 1979 (8)

Tháng 12-1979, Ban Lãnh đạo Xơ viết khơng thể khơng lưu tâm đến ð sự kiện

quan trọng trên thế giới:

1 Ngày 1-4-1979, Iran tuyên bố thành lập nước Cộng hồ Hồi giáo Giáo chủ Khơmê¡nh! và các lãnh tụ mới của Iran kêu gọi tiến hành cuộc cách mạng Hồi giáo trên

khấp thế giới đạo Hỏi Sự kiện ở Iran

nhanh chĩng lan truyền ảnh hưởng đến những người theo đạo Hồi ở Afghanistan, gây nên mối lo ngại cho Ban lãnh đạo Xơ

viết một khi những ảnh hưởng ấy cĩ thể lan

rộng tới vùng Cápcazơ và các nước Cộng hịa Trung Á của Liên Xơ

Sau nay, các sự kiện xảy ra ở Afghanistan vào những năm 90 của thế kỷ

XX như: thắng lợi của Taliban và việc họ

giành quyển kiểm sốt tồn bộ lãnh thổ

Afghanistan, chế độ hà khắc, đã man của

Trang 4

Liên Xơ với cuộc chiến ïghanistan

2 Năm 1979, khơng chỉ ảnh hưởng của Cộng hịa Hồi giáo Iran, mà cả ảnh hưởng của Mỹ ở Afghanistan cũng tăng lên nhanh chĩng Về phần mình, Mỹ lo sợ ảnh hưởng

của ca Iran lan Lién X6 va Pakistan 6 dat

nước Nam Á này Với sự hỗ trợ của Mỹ, trên lãnh thổ Pakistan đã xuất hiện lên các căn cứ quân sự, các doanh trại huấn luyện và các kho chứa vũ khí của phiến quân từ Afghanistan chạy sang Các nhà lãnh đạo Xơ viết lo ngại rằng, nếu khơng ngăn chặn kịp thời trong tương lai tên lửa của Mỹ cĩ

thể nhằm thẳng vào Liên Xơ từ lãnh thổ

Afghanistan

3 Sau cuộc tấn cơng xâm lược Việt Nam tháng 2-1979, tuy quân đội Trung Quốc buộc phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng họ vẫn tập trung một lực lượng lớn quân đội, xe tăng, pháo binh ở biên giới Trung - Việt Trong hồn cảnh ấy, Liên Xơ

khơng thể khơng hỗ trợ đồng minh Việt

Nam của mình Mùa Xuân và mùa Hè năm 1979, Quân đội Xơ viết ở Viễn Đơng và Xibêr1 được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu Hàng trăm xe tăng và xe bọc thép tiến sát, chỉ cách biên giới tiếp giáp với Trung Quốc 200-300 mét Máy bay của Liên Xơ nhiều lần bay lượn xung quanh vùng biên giới Xơ - Trung Quan hệ giữa

Liên Xơ và Trung Quốc tại thời điểm này

nhìn chung khá phức tạp

4 Năm 1979 cũng đánh dấu sự căng thẳng trong quan hệ giữa NATO và các nước thành viên khối Vacsava Tây Đức và Mỹ thơng qua quyết định cuối cùng về việc bố trí tên lửa "Pơsinh” trên lãnh thổ Tây Đức Đĩ là loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và cĩ thể bắn đi khắp phần lãnh thổ

châu Âu của Liên Xơ, kể cả Mátxcơva Liên

Xơ lại khơng cĩ loại vũ khí tương tự ở gần Điền giới với Mỹ Chiếu theo lơgíc của "Chiến tranh lạnh", sự yếu thế của một

47 cường quốc nào đĩ ở khu vực này nhất định cần phải được bù đắp lại bằng sự tăng cường ảnh hưởng ở một khu vực khác trên thế giới

5 Song, sự kiện quan trọng hơn cả tại thời điểm này chính là sự xích lại gần nhau của Mỹ và Trung Quốc nhằm mục đích chống Liên Xơ Ngày 1-1-1979, Mỹ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao và ngày 1-3-1979 hai nước đã trao đổi cấp Đại

sứ Mỹ đồng ý khơng chỉ cắt đứt quan hệ

ngoại giao với Đài Loan mà cịn hủy bỏ hiệp

ước Mỹ - Đài Loan về phịng thủ chung, rút

quân đội ra khỏi Đài Loan và tháo dỡ các căn cứ quân sự trên đảo Trong chuyến viếng thăm Mỹ 7 ngày, lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình lớn tiếng kêu gọi Mỹ “đừng tin tưởng Liên Xơ”, và kêu gọi tiến hành “các biện pháp hiệu quả và cứng rắn” để chống lại “chủ nghĩa bành trướng”

Tháng 8-1979 diễn ra chuyến thăm

Trung Quốc của Phĩ Tổng thống Mỹ U Mơnđêil, người hứa cho Trung Quốc vay một số tiền lớn, trong đĩ cĩ khoản dành cho việc trang bị vũ khí mới, bởi vì “sức mạnh, an ninh và hiện đại hĩa của Trung Quốc trong những thập niên tiếp theo sẽ cĩ lợi cho Mỹ”, Tháng 11 cùng năm, phía Trung Quốc thơng báo về chuyến viếng thăm Trung Quốc sắp tới của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng Mỹ G, Braun và các cuộc đàm phan về hợp tác quân sự - chiến lược của hai

nước Báo chí Mỹ cơng khai đưa tin rằng: sự hợp tác này trước hết nhằm chống lại

Liên Xơ

Tổng thể các nhân tố nĩi trên đã tác động đến ban Lãnh đạo Liên Xơ, dẫn tới việc thơng qua quyết định đưa quân đội vào

Afghanistan, mở màn cho cuộc chiến tranh

Trang 5

48 RNghién ciru Lich sur, s6 7.2006

II QUAN DOI LIEN XO TRONG CUỘC

CHIEN O AFGHANISTAN (1979-1989) Để chuẩn bị cho việc đổ quân vào

Afghanistan, Lién X6 da huy động các đơn

vị của Tập đồn quân số 40, gồm khoảng

50.000 người Rạng sáng ngày 24-12-1979, các lực lượng chủ yếu của Tập đồn quân số 40 đã chuẩn bị săn sàng cho việc vượt qua biên giới và tiến vào lãnh thé Afghanistan Trong Quyết định số 312/12/001 do Bộ trưởng Quốc phịng Liên Xơ Ð F Uxtinép và Tổng Tham mưu trưởng N V Ơgarcốp ký, đã xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể trong việc đưa quân vào và bố trí các đơn vị trên lãnh thổ Afghanistan (9)

Các biện pháp liên quan đến việc điều động quân đội Liên Xơ vào Afghanistan diễn ra rất nhanh chĩng - khơng đầy 1 ngày đêm Sự vội vã như vậy khơng thể khơng ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sau này Nhiều cơng việc diễn ra thiếu sự chuẩn bị, thiếu cân nhắc kỹ lưỡng làm tăng thêm những tổn thất về sau Các đơn vị quân đội Liên Xơ khơng được báo trước về việc tham

hoạt sự Ở

Afghanistan Các nhiệm vụ chiến đấu cụ

gia vào các động quân

thể và việc trấn áp sự chống dối của các phe phái nổi loạn ở Afghanistan được chỉ thị sau đĩ khơng lâu, trong Quyết định của Bộ trưởng Quốc phịng Liên Xơ ngày 27-12 (số 312/12/002) Đại tá Cơlexnhíc được Bộ Quốc phịng bổ nhiệm chức chỉ huy chiến dịch mang mật danh "Chiến dịch 333” Các đội quân đặc nhiệm cua KGB (Lực lượng An ninh Quốc gia) mang tên “Grơm"” (do M M Rémanép chi huy) va “Zénhit” (do la F, Xêmenốp chỉ huy) được triển khai hoạt

động đồng thời cùng với họ

Quá trình đưa quân vào và triển khai các đơn vị quân đội Xơ viết ở Afghanistan được tiến hành từ ngày 25-12-1979 đến giữa tháng 1-1980 Theo sự thỏa thuận với

Chính phủ Afghanistan, nhiệm vụ chủ yếu của quân đội Liên Xơ ở nước này là: bảo vệ các huyết mạch giao thơng trọng yếu, các cơ sở kinh tế được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xơ như các đường dẫn gas, các nhà máy điện, nhà máy phân hĩa học, bảo vệ các sân bay ở các thành phố lớn Ngồi ra, Chính phủ Afghanistan yêu cầu quân đội Xơ viết phối hợp trong các hoạt động triệt phá các băng nhĩm vũ trang của các phe phái chống Chính phủ đồng thời ngăn chặn việc tiếp tế vũ khí lương thực và quân trang quân dụng cho các phe nhĩm phản động từ lãnh thổ Pakistan và Iran

Thời

Afghanistan đĩn chào quân đội Xơ viết gian đầu nhìn chung người một cách niềm nở và hữu nghị Nhưng đến

tháng 2-1980 khi biết chắc chắn một điều

là "người Nga” khơng cĩ ý định rút đi, trong các ngày 21-23 tháng 2-1980 tại Cabul đã bắt đầu xuất hiện các cuộc biểu

tình của dân chúng Từ tháng 3 bắt đầu

diễn ra các cuộc tấn cơng vào các đơn vị Xơ viết Cuộc chiến tranh đẫm máu tại một xứ sở xa lạ đối với các quân nhân Liên Xơ đã mở màn

Cùng với thời gian, các hoạt động vũ trang của các thế lực thù địch với chính quyền cách mạng chống lại quân đội Xơ viết ở Afghanistan ngày càng tăng Quân nổi loạn kiểm sốt gần như tồn bộ lãnh thổ Afghanistan và được tập hợp dưới khẩu hiệu ĐÐgiưkhađa, cĩ nghĩa là “vì cuộc chiến

tranh Islam thần thánh” Họ tự gọi mình là

Trang 6

Lién X6 vdi cudc chién Afghanistan

Nhu vậy, các đơn vị quân đội Liên Xơ ở Afghanistan ngày càng bị cuốn sâu hơn vào cuộc nội chiến của Afghanistan, trong đĩ các quân nhân Xơ viết đứng về phía Chính phủ chống lại các phe phái đối lập (được sự hậu thuẫn của Mỹ Pakistan và các nước phương Tây khác)

Các nhà nghiên cứu thường phân chia thời kỳ cĩ mặt của quân đội Xơ viết và hoạt động chiến sự của họ ở Afghanistan ra làm 4 giai đoạn:

- Tháng 12-1979 đến tháng 2-1980: đưa quân vào Afghanistan biên chế quân đội

theo doanh trại tổ chức bảo vệ các mục tiêu

quan trọng khác nhau:

- Tháng 3-1980 đến tháng 4-1985: phối hợp với quân đội Afghanistan tiến hành tăng cường các hoạt động quân sự, trong đĩ cĩ các chiến dịch qui mơ lớn dồng thời tiến

hành cơng tác cải tổ và củng cố các lực

lượng vũ trang DRA:

- Tháng 5-1985 dén thang 12-1986: chuyển từ tăng cường các hoạt động quân sự sang trợ giúp các lực lượng vũ trang

Afghanistan bằng khơng quân pháo binh

và cơng binh Sử dụng các lực lượng bộ bình, lính thủy đánh bộ và thiết giáp, chủ yếu là để phịng bị và nâng cao sức chiến đấu của quân đội Afghanistan Ngồi ra, cịn duy trì một bộ phận lo việc ngăn chặn viện trợ vũ khí và quân trang quân dụng từ nước ngồi vào Afghanistan Tiếp tục giúp đỡ các lực lượng vũ trang DRA Rút 6 trung đồn về nước;

- Tháng 1-1987 đến tháng 2-1989: tham gia vào quá trình hịa giải dân tộc của ban lãnh đạo Afghanistan Tiếp tục hỗ trợ các hoạt động chiến sự của quân đội Afghanistan Chuẩn bị và tiến tới rút tồn

bộ quân đội Liên Xơ về nước

49 Để đối phĩ với phiến quân Afghanistan, số quân của Liên Xơ ở Afghanistan ngày một tăng dần, lúc đơng nhất lên tới 108.000 người (năm 1985), trong đĩ các lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu là 73.000 người Trong thời gian đĩng

Afghanistan quân đội Xơ viết đã tham gia 416 chiến dịch, trong đĩ đa số là các chiến dịch cĩ qu1 mơ lớn (10)

quân ở

Hậu quả của 10 năm chiến tranh ở Afghanistan (1979-1989) đối với Liên Xơ thật lớn lao Về vật chất theo các tác giả X Ph Arkhémeev va G M Korniencé, trung bình một ngày tập đồn quân số 40 tiêu tốn hết 6 - 6,5 triệu rúp Ngồi ra, cần phải chu cấp mọi trang thiết bị cho các lực lượng vũ trang nên kết quả là mỗi ngày chiến tranh ngốn hết của Liên Xơ khoảng 10-11 triệu rúp (11) Theo đánh giá của E A Sevardnadze Liên Xơ đã chi phí cho cuộc chiến tranh ở Afghanistan khoảng 60 tỷ rúp (12)

Tổn thất về người cũng khơng nhỏ Theo

đánh giá của B V, Xơcơlốp, trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Liên Xơ hy sinh 14.453 quân nhân và 20 dân thường cĩ 298 người bị mất tích, 54.000 người bị thương và 416.000 người ốm đau, bệnh tật (13)

Ngồi tổn thất về người, trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Liên Xơ thiệt hại 118 máy bay chiến đấu, 333 máy bay lên thẳng, 147 xe tăng, hơn 1.000 pháo các

loại 1.369 xe ơ tơ và xe chở dầu cùng nhiều

trang thiết bị quân sự khác

III QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AFGHANISTAN

Vào những năm đầu, khi Liên Xơ mới đưa quân vào Afghanistan, trên các phương

tiện thơng tín đại chúng và các ấn phẩm Xơ

Trang 7

50 Rghiên cứu ):jch sử số 7.2006

đều cho rằng đây là hành động cần thiết

nhằm mục dích giúp nhân dân Afghanistan bảo vệ thành quả cuộc cách mạng tháng Tư

khỏi hiểm họa xâm lăng của nước ngồi đồng thời gìn giữ hồ bình và bảo vệ an

ninh ở khu vực biên giới phía Nam của Liên Xơ nĩi riêng và khu vực Nam Á nĩi chung

Vào thời điểm thơng qua quyết dinh cũng như sau này, Chính phủ Liên Xơ luơn nhấn mạnh rằng: quân đội Xơ viết sẽ rút tồn bộ khỏi Afghanistan khi nào khơng cịn tổn tại những nguyên nhân làm cho Chính phủ nước này yêu cầu Liên Xơ trợ giúp về quân sự

Đại hội XXVI Đẳng Cộng sản Liên Xơ (năm 1981) hồn tồn tân thành quyết định của Chính phủ Liên Xơ khi nhận xét rằng: "Chủ nghĩa đế quốc tiến hành cuộc chiến tranh khơng tuyên bố chống lại cách mạng Afghanistan Điều đĩ tạo ra mối de doa trực tiếp cho tình hình an nĩnh ở biên giới phía nam của chúng ta Tình thế ấy buộc chúng ta phải giúp đỡ về quân sự cho đồng minh láng giểng của mình khi họ ngỏ lời yêu cầu” (14)

Tuy nhiên, giới cầm quyển các nước đế quốc trước hết là Mỹ đã tận dụng cơ hội này để thổi bùng lên làn sĩng chống Xơ viết Mỹ tuyên bố đơn phương huỷ bỏ các quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hố với Liên Xơ, ban hành lệnh cấm xuất khẩu sang Liên Xơ hàng loạt sản phẩm nơng nghiệp Ngồi ra Mỹ và các nước thuộc khối NATO cịn giảm mạnh sự trao đổi văn hĩa với Liên Xơ viện lý do rằng: cĩ sự mâu thuẫn giữa đường lối giải trừ quân bị, nguyên tắc cùng tên tại hịa bình của Liên Xơ với hành động của nước này trong quan hệ với Afghanistan (15)

Quan hệ của Liên Xơ với các quốc gia dạo Hồi trở nên cực kỳ căng thẳng Dưới áp lực của Mỹ cuộc họp của Ủy ban An ninh Liên Hợp Quốc đã đưa ra thảo luận “Vấn đề Afghanistan”, sau đĩ, khi Liên Xơ sử dụng quyền phủ quyết, vấn để này lại được chuyển sang kỳ họp đặc biệt bất thường lần thứ VI của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Tại đĩ đã thơng qua Nghị quyết (sau

này được khẳng định lại tại kỳ họp lần thứ

3õ và các kỳ họp khác) với lời kêu gọi "rút ngay tồn bộ quân đội nước ngồi ra khỏi Afghanistan”, nhưng lại bỏ qua khơng da động đến hiểm họa xâm lược từ bên ngồi chống DRA

ấấy cớ thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc các nước đế quốc dứng đầu là Mỹ đã tăng cường và mở rộng viện trợ cho "các lực lượng nổi dậy” ở Afghanistan, trong đĩ riêng Chính phủ Mỹ Anh, Tây Đức và Nhật Bản hàng năm chỉ cho mục đích này tới hàng trăm triệu DSD Trên thực tế người chủ mưu và tổ chức cuộc chiến tranh khơng tuyên bố cũng như vũ trang và cung cấp tài chính cho các lực lượng phản dộng ở Afghanistan chính là Mỹ Chỉ riêng trong năm 1986, Mỹ đã chi cho mục đích nĩi trên 470 triệu USD Chi phí của Mỹ cho tồn bộ cuộc chiến tranh ở Afghanistan lén tới gần 1.5 ty USD (16)

Trang 8

Lien Xơ với cuộc chiến ïghanistan 51

cách mạng, số lượng các băng đảng phản động ở Pakistan mọc lên ngày càng nhiều

Cho đến năm 1981 theo nhận định của nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xơ G M Korniencơ, da số các nhà lãnh đạo Xơ viết thức thời đều nhận ra rằng: vấn đề Afghanistan khơng thể giải quyết bằng con đường quân sự (17) Song cuộc chiến tranh ác liệt ở Afghanistan vẫn tiếp diễn

Sau khi lên cầm quyền năm 1985, Ban

lãnh đạo mới của Liên Xơ đứng đầu là M

X Goocbachốp nhận thức rằng: tiếp tục duy trì sự cĩ mặt của quân đội Liên Xơ ở Afghanistan khơng chỉ là vơ nghĩa mà sẽ

khơng mang lại gì cho Liên Xơ ngồi những

mất mát hy sinh khơng thể tính nổi về con người và vật chất và quan trọng hơn là sự suy giảm ngày càng lớn uy tín quốc tế của

Liên Xơ trên trường quốc tế Ngồi ra cần

phải giải quyết ngay vấn để Afghanistan để loại trừ sự căng thắng ở khu vực Nam Á Tổng Bí thư BCHTƯ Đảng Cộng sản Liên Xơ M X Goocbachốp tuyên bố: "Trong một thời điểm hết sức cấp bách, trước những khẩn thiết của Chính phủ Afghanistan, Liên Xơ đã đưa quân đội sang giúp đồng minh của mình Nhưng tình hình bây giờ đã đổi khác Chúng tơi đang tìm kiếm các biện pháp nhằm nhanh chĩng giải quyết vấn để này" (18)

yêu cầu

Tan Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xơ BE A Sevardnadze thì cho rằng: "Afghanistan là một vấn đề hết sức khĩ khăn mà nếu khơng giải quyết được nĩ thì cơng cuộc cải tổ sẽ mat di tinh thuyết phục Sự hiện hữu của quân đội Liên Xơ ở Afghanistan khơng chỉ cần trở sự phát triển quan hệ với hàng loạt nước khác mà cịn gây nên nổi hồi nghỉ đối với mong muốn giải quyết các vấn để quốc tế theo kiểu mới của Liên Xơ" (19)

Ngày 17-10-1985, tại cuộc họp Bộ Chính trị, lần đầu tiên M X Goocbachốp đề nghị thảo luận vấn để Afghanistan Nhưng đáng tiếc khi đĩ Bộ Chính trị chưa thơng qua được quyết định nào Căn trở chính là do trong nội bộ Bộ chính trị khơng đạt được sự thống nhất về tương lai của Afghanistan sau khi quân đội Liên Xơ rút di

Tuy vậy, Liên Xơ tiếp tục kiên trì tiến hành bình ổn vấn để Afghanistan bằng các biện pháp chính trị Đại hội XXVII Đang Cộng sản Liên Xơ (năm 1986) dành sự chú ý đáng kế cho van dé Afghanistan Báo cáo chính trị của BCHTƯ Đăng Cộng sản Liên Xơ tuyên bố ủng hộ những nỗ lực của

Afghanistan nhằm bảo vệ chủ quyền của

mình: "Chúng ta muốn trong khoảng thời gian ngắn nhất sẽ rút hết quân đội về nước Đã cĩ sự thoa thuận với phía Afghanistan về thời hạn rút quân khi nào đạt được sự ổn định về chính trị đảm bảo chấm dứt thật sự và khơng phục hồi sự can thiệp vũ trang từ bên ngồi vào cơng việc nội bộ của DRA'" (20)

Ngày 28-5-1986, trong cuộc họp kín của các quan chức Hộ Ngoại giao, Tổng Bí thư M X Goocbachốp nhấn mạnh rằng: quân

đội Xơ viết khơng thể cĩ mặt lâu dài ở Afghanistan và cần phải bằng mọi cách

chấm dứt viện trợ quân sự cho những người Đusman (21), trước hết là từ lãnh thổ Pakistan

Trang 9

52 RNghién ctru Lich sử, s6 7.2006

Bằng hành động thực tế, Liên Xơ khẳng

định quyết tâm thúc đẩy việc bình thường hĩa tình hình ở Afghanistan Theo quyét định của Ban lãnh đạo Xơ viết được M X Goocbachốp cơng bố tháng 7-1986 tại Vlađivơxtơc, ngày 31-3-1986 Liên Xơ đã hồn thành việc rút 6 trung đồn khỏi Afghanistan với quân số hơn 8.000 người và hơn 1.700 đơn vị vũ khí kỹ thuật khác

Liên Xơ khỏi

Afghanistan 1 trung đồn tăng thiết giáp, 2

nhau cũng cho rút

trung đồn bộ binh cơ giới và 3 trung đồn tên lửa cùng tồn bộ trang thiết bị, vũ khí kỹ thuật quân sự

Bên cạnh đĩ, Liên Xơ tích cực xúc tiến các hoạt động ngoại giao nhằm bình ổn tình hình ở Afghanistan Tháng 1-1987, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Liên Xơ A G Cơvalép thăm Paklistan với cương vị đại diện chính thức của M X Goocbachốp Trong quá trình hội đàm đã đạt được thoả thuận sẽ tiếp tục các cuộc tiếp xúc nhằm sớm bình ổn tình hình Afghanistan bằng các biện pháp chính trị Trong tháng 2-

1987, hai lần diễn ra các cuộc hội đàm của

Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xơ E A Sevardnadze với Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan M lacúp - khan

Từ ngày 5 đến 7-1-1987 theo lời mời của Ban chấp hành Trung ương NDPA và Chính phủ DRA, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xơ EK A Sevardnadze va Bi thu Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xơ A F Dơbrưnhin đã đến Cabul Trong khi tiếp xúc với Ban lãnh đạo của NDPA, E A Sevardnadze va A F Débrunhin da bay tỏ sự ủng hộ đường lối chính trị của ban lãnh dao Afghanistan nham tạo điều kiện cho cuộc đối thoại cơng khai tồn Afghanistan để thiết lập hịa bình trong nước và thành lập Chính phủ dân tộc thống nhất

Vấn đề Afghanistan chiếm vị trí quan

trọng trong chuyến thăm Matxcơva giữa tháng 2-1987 của Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hồ hồi giáo Iran A A Velaiati Trong cuộc hội đàm, A A Grơmưcơ lưu ý rằng: “Việc bình ổn chính trị tình hình Afghanistan trên cơ sở chấm dứt và bảo đảm khơng tái diễn sự can thiệp từ bên

ngồi sẽ thúc đẩy nhanh việc Liên Xơ rút

hết quân đội về nước” (22)

Ngày 18-2-1987, Đồn đại biểu Chính

phủ Afghanistan đã sang thăm Liên Xơ Hai bên đã thảo luận các vấn đề chính trị cấp thiết, trong đĩ cĩ việc tìm ra các biện

pháp để bình ổn tình hình Afghanistan một

cách nhanh chĩng và cùng thống nhất quan điểm cho rằng: do quá trình hồ giải dân tộc ở Afghanistan và việc đạt được sự bình ổn chính trị ở Afghanistan cĩ liên quan chặt chẽ tới nhau nên thành tựu của một trong hai lĩnh vực này sẽ thúc đẩy lĩnh vực kia và ngược lại (23)

Sau 6 năm tích cực và kiên trì, ngày 14-

4-1988, tại Giơnevơ đã diễn ra lễ ký Hiệp

định Giơnevơ về Afghanistan với sự chứng kiến của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Perex dê Cuêgia và ngài Ð Kordovex Các bên tham dự đã ký 5 văn kiện quan trọng về vấn đề bình ổn chính trị liên quan đến Afghanistan:

- Bộ trưởng Ngoại giao Afghanistan A Vakil và Bộ trưởng Ngoai giao Pakistan D Nuranhi đã ký 2 hiệp ước về các nguyên tắc quan hệ chung, trong đĩ cĩ khơng can thiệp và từ chối can thiệp, về trao trả tự nguyện những người chạy trốn, cùng bình ổn tình hinh 6 Afghanistan

Trang 10

liên Xơ với cuộc chiến Äïghanistan

- Cả bốn bên cĩ liên quan (Liên Xơ, Mỹ, Afghanistan và Pakistan) ký hiệp ước về trách nhiệm và liên đới trong việc bình ổn tình hình ở Afghanistan

- Văn kiện thứ năm là Bị vong lục, qui định: từ ngày 15-5-1988, khi các hiệp ước trên cĩ hiệu lực, trong vịng 9 tháng Liên Xơ sẽ rút hết quân đội ra khỏi lãnh thổ Afghanistan và Liên Xơ sẽ phải hồn tất việc này trước ngày 15-2-1989

Thí hành Hiệp định Giơnevd về

Afghanistan, từ ngày 15-5-1988, quân đội Liên Xơ bắt đầu rút về nước trước sự giám sát của đại diện Liên Hợp Quốc Dưới sự chỉ huy của Đại tướng B M Grơmốp và nhiều sĩ quan cấp cao khác, từ tháng 5ð đến tháng 8-1988 các đơn vị quân đội Xơ viết ở phía Tây và Nam Afghanistan đã rút về nước, cịn từ 15-1 đến 15-2-1989 - từ Cabul và các vùng trung tam Afghanistan

Đúng ngày 15-2-1989, quân nhân Xơ viết cuối cùng rời khỏi Afghanistan và đối với Liên Xơ, cuộc chiến tranh Afghanistan đã kết thúc Liên Xơ cởi bỏ được gánh nặng đeo đuổi suốt 10 năm qua "Điểm nĩng" Afghanistan khơng cịn de dọa tồn thế giới Ngồi ra Liên Xơ cịn loại trừ được một trong những "vật cần" quan trọng trên tiến trình bình thường hĩa quan hệ với Trung Quốc (24) Các hiệp ước Giơnevơ về Afghanistan được ký kết nhờ cĩ sự nỗ lực và cố gắng cao độ về chính trị và ngoại giao của Chính phủ CHỦ THÍCH (1) CepeðpanHHKkona B B Botner Poccuu: COIJWd/IbO-2KOHO.MWU€CKUt G03 (Xerebrianicốp V V Các cuộc chiến tranh của nước Nga: phân tích uề bhía cạnh xã hội - kinh tế) M., 1999, tr 110

53 Liên Xơ và Chính phủ Afghanistan, đồng thời cần ghi nhận hoạt động tích cực trong việc bảo vệ hịa bình của Liên Hợp

Quốc Ngồi ra, cơng cuộc cải tổ ở Liên Xơ,

"tư duy chính trị mới", sự cải thiện quan hệ giữa Liên Xơ và Mỹ, tình hình Pakistan cũng là những nhân tố đĩng vai trị quan trọng trong tiến trình hịa đàm Giơnevơ về Afghanistan Việc ký Hiệp định Giơnevơ Afghanistan được M X Goocbachốp đánh giá như "một sự kiện quan trọng khơng kém gì Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí tầm trung” (25)

Ngày 24-12-1989, đúng 10 năm sau khi quân đội Liên Xơ tiến vào Cabul, Đại hội

tồn thể đại biểu nhân dân Liên Xơ lần thứ

hai đã thơng qua Nghị quyết về việc đưa quân đội vào Afghanistan, đánh giá quyết định đĩ là “một sai lầm chính trị nghiêm trọng” (26)

Mặc dù vậy, việc ký kết Hiệp định Giơnevơ và việc quân đội Liên Xơ rút khỏi Afghanistan đã trở thành dấu ấn quốc tế quan trọng trong cơng cuộc bình ổn chính trị các cuộc xung đột khu vực trên thế giới, là những nhân tố gĩp phần làm lành mạnh

bầu khơng khí chính trị ở châu Á cũng như

thúc đẩy việc giải quyết một cách hịa bình các tình huống xung đột ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Kinh nghiệm của việc ký kết các hiệp ước Giơnevơ về Afghanistan và việc rút hết quân đội Liên Xơ ra khỏi nước này vẫn cịn nguyên ý nghĩa cho ngày hơm nay

(2) Báo Sao Đo, ngày 23 tháng 12 năm 1997

(tiếng Nga)

(3) A BoBHH Ï7o2ogopuwt no cyuecmay (Bơvin A Cùng nĩi về những điều hiện hữu ), M 1985, tr

Trang 11

54 Nghién ciru Lich str, sé 7.2006

Liên Xơ trợ giúp trực tiếp về quân sự cho

Afghanistan Nhưng lúc đĩ ở Mátxcơva người ta coi

tình hình ở Afghanistan là chưa thực sự khẩn cấp”

(4) M Papees Afos nocaeonsst cota, (Gareev M Cuộc chiến tranh cuối cùng của tơi) M., 1996, tr 39,

(5) Piađưsép B Grơmưcơ - 28 năm đúng đầu

nên ngoại giao Xơ viét, Tap chi Đời sống quốc tế, năm 2001, số 9-10, tr 84-97 (tiếng Nga)

(6) Điều 4 của Hiệp ước hữu nghị, láng giểềng

thân thiện và hợp tác giữa Liên bang Cộng hồ xã

hội chủ nghia Xơ viết và Cộng hồ Dân chủ

Afghanistan nêu rõ: “Trên cơ sở truyền thống hữu

nghị và láng giềng thân thiện, phù hợp với Điều lệ

của Liên Hợp Quốc, Hai bên thộ thuận sẽ cùng

thảo luận và nhất trí tiến hành những biện pháp thích hợp nhằm mục đích đảm bảo an ninh, độc lập và tồn vẹn lãnh thổ của cả Hai phía”

(7) Trích dẫn theo: Tạp chí Các uấn dé lich sw,

năm 1993, số 3, tr 5 (tiếng Nga); Thơng tin lưu

trữ “Lưu trữ Kremli và Quảng trường cũ”, năm 1993, số 1-2, tập 1, quyển 1, tr 14-15 (tiếng Nga)

(8) Mezpetes P A “//od xonmposem napooa” HÌ

Boenno-neTopnueckiit ypHai (Medvêđép R A “Dưới sự kiểm sốt của nhân dân” Tạp chí Lịch sử quân

sự ), năm 1999, số 2, tr 62-78

(9) JlaxopcKHI A Adbeanucman: HE OKOHNCHHAA

gotwa (Liakhépxki A Afghanistan: cuộc chiến tranh chưa kết thúc) Trích dẫn ti: http:/

artofwar.ru/aal/publ.aal5.html

(10) JIB TCHAUMHCKUW Hemopua coeemcKo-

agdeancrux — omnowenut, 1919-1987 AI: 1988

(Teplinxki L B Lich sw quan hệ Liên Xơ - Afghanistan: 1919-1987) M 1988, tr 277

CIC ® Axpomees , F M Kopuntenko Pna3amu Mapiata of Zuniomara Kprriveckiit B3raag Hà

1985 ro¿u

(Arkhơmeev X Ph và Korniencơ G M Dưới con mắt của Nguyên sối tà nhà ngoại giao Quan BHCIHIHEOIO HOIHTHKV CCCP Họ H HoCcHe

điển phê phán đổi uới chính sách đối ngoại của Liên Xơ trước uà sau năm 1985) M., 1992 Tr 166-

167

(12) 92 /Headownao3c Mot đbÕo0 B 3zauumy demoxpamuu u ceododne (Sevardnadze E A Su lua chọn của tơi Bảo vé dan chu va tu do) M., 1991 tr 110,

(I3) Bb H

Xơcơlốp 100 cuộc chiến tranh lớn), tr 521

(14) Văn kiện Đại hội XXVI ĐCS Liên Xơ M,,

1981, tr 13 (Tiếng Nga)

(15) Teplinxki L B Lich sw quan hé tr 282

(16) Liơntrép G L Chiến lược hịa bình tà an ninh Chính sách đổi ngoại của Liên Xơ cuối những năm 80 M., 1987, tr 106 (tiếng Nga)

(17) L

C@UOẴ€I€1bCH60 cổ ywacmwuwkda (Korniencơ G, "Chiến Coxonon, T100 besuxux botn (B V

Sdd

KOpHHCHKO = "Xonodnaa — 6otina”

tranh lạnh" Sự chứng biến của người trong cuộc)

M., 2001, tr 250

(18) Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư BCHTU DCS Lién Xơ M X Goocbachốp, 7-10

tháng 12 năm 1987 M., 1987, tr 8-9 (tiếng Nga) (19) Sevardnadze E A Sự lựa chọn của tơi Sdd Tr 127

(20) Van kién Dai héi XXVII ĐCS Liên Xơ, tr

69 (tiéng Nga)

(21) Những người thuộc phe chống đối cách mang, được sự hậu thuẫn của Mỹ và một số nước khác

(22) Báo Sự thật, ngày 15-2-1987 (tiếng Nga)

(23) Báo Tin tức, ngày 19-2-1987 (tiếng Nga)

(24) Những điều kiện phía Trung Quốc đưa ra để bình thường hĩa quan hệ giữa hai nước là: Liên Xơ phải rút tồn bộ quân đội của mình từ Afghanistan và Mơng Cổ về nước, Việt Nam phải tút quân khỏi Cămpuchia, quân đội Liên Xơ phải rút hết các lực lượng vũ trang ra khỏi khu vực biên

giới Xơ-Trung

(25) Báo Sự thật, ngày 14-4-1988 (tiếng Nga)

(26)

Ctenorpaduiyecknit orger M.: H3a-no epxopHoro CoBeTra

CCCP 1990 T 4 C 616 (Đại hội đại biểu nhân dân

Liên Xơ lần thứ hai Biên bản tốc ký) M., 1990, t 4, tr 616

Ngày đăng: 30/05/2022, 22:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w