1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mấy suy nghĩ về giảng dạy lịch sử

2 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

-9-

MAY SUY NGHi VE GIANG DAY LICH SU

Toi khong có ý định trình bày một vấn đề lịch sử cụ thể nào đó cần nhận thức lại trong các khóa trình giảng dạy của các bộ môn sử của Khoa Các đồng chí khác đã làm nhiệm vụ đó rồi, tuy chưa có thể nói chắc là đây đủ, nhưng củng đã là gánh nặng cho những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử hiện nay

Các vấn đề nêu ra để mong được giải quyết Nhưng ai và bao giờ sẽ giải quyết? Chứng ta không phải như các trường phổ thông, chờ Bộ Giáo dục gửi văn bản hướng dẫn và đưa sách giáo khoa mới vê và cứ thế mà dạy, coi như thi hành một pháp lệnh Đối với các trường đại học, có lẽ Bộ chỉ có kha năng hướng dẫn, chỉ đạo nên tạm dừng để nghiên cứu thêm phần này, phân nọ, chớ

không bảo ban rằng trong từng vấn đề lịch

sử cụ thể phải dạy như thế này, thế kia Trước đây chưa từng làm như vậy, bây giờ tin chắc rằng không có như vậy Bộ đã như thế, chắc trường cũng sẽ không làm gì khác hơn Tự ta phải lo toan, như ai đó đã từng nói

Nhưng nói như vậy là một việc, còn khả năng lo được đến đâu lại là việc khác Có những điêu thuộc phạm vi giới sử học cả - nước và cả thế giới nửa cùng lo Ví dụ giới sử học Liên Xô đương thảo luận nhiều vấn

dé cua lịch sử Cách mạng tháng Mười và

xây dựng chủ nghĩa xã hội, những vấn đề của chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự biến ở Hung-ga- rỉ năm 1956, về sự kiện mùa xuân ở Pra-ha năm 1968 Ở các nước khác chắc cúng thế Lịch sử Đăng Cộng sản Liên Xô đương được viết lại và không phải chỉ do một nhóm, một cơ quan được chỉ định Tôi nghĩ có nhiều vấn đề chúng ta phải chờ đợi - Lịch sử của mỗi dân tộc do dân tộc đó làm nên và chủ yếu cũng phải do các nhà sử học người dân tộc đó thảo ra (tất nhiên trừ một số trường hợp ngoại lệ)

NGUYEN DUC NGHINH `

Chúng ta khó có thể, nếu không nói là không thể đi trước nhứng nhà sử học các nước khác trên lĩnh vực lịch sử của chính đất nước họ, dân tộc họ

Đối với những vấn đề trong lịch sử dân tộc gân gui với chúng ta và trong đó có cả trách nhiệm của chúng ta phải góp sức nghiên cứu để làm sáng tỏ, cũng không thể nôn nóng được Cái đúng, cái sai cũng phải có thời gian và qúa trình nghiên cứu, thảo luận (ví như vấn đề hợp tác hóa trong nông nghiệp hiện nay đương triển khai điều tra nghiên cứu để tổng kết, đánh giá) Nếu hiện nay, trong chứng ta có được một vài ý kiến

nào đó dựa trên sự nghiên cứu, suy nghĩ độc

lập thì đó là điều đáng mừng, đáng khích lệ Nhưng nếu đã sớm xem như mình đã nắm được chân lý, thì qủa thật là vội vã Mạnh dạn suy nghĩ, đặt ra những vấn đề, nhứng giả thiết mới để nghiên cứu, nhưng dé dặt,thận trọng trong kết luận là những mâu thuẫn mà chúng tôi mong muốn được thống nhất trong phong cách nghiên cứu

Rà soát lại các vấn đề đã nêu ra, căn cứ vào kinh nghiệm đã trải qua của giới sử học nước ta trong vòng 30 năm nay, chúng ta chắc sẽ tìm thấy những điều mà ngày nay chúng ta thấy là sai lệch, và nghĩ chủ yếu là

do mệnh lệnh hoặc áp lực từ đâu đó tạo nên

Thực ra theo tôi nghĩ có phần không kém quan trọng, lại là xuất phát từ chỗ non yếu trong nghề nghiệp, từ chỗ hù dọa nát sợ nhau trong giới nghiên cứu, từ chỗ vận dụng những quan điểm giai cấp, quan điểm dân tộc không đúng đắn và coi nhẹ một quan điểm cơ bản của nghiên cứu và giảng day lịch sử là quan điểm lịch sứ Quan niệm không đây đủ nhứng chức năng của khoa học lịch sử, của bộ môn lịch sử trong nhà trường, đặc biệt là chức năng giáo dục cũng

Trang 2

-10- tạo nên nhứng sai lệch trong giảng dạy Có lẽ chúng ta tự làm khổ chúng ta khá nhiều khỉ chỉ khuôn tác dụng giáo dục của lịch sử đa dạng và phong phú vào nhứng bài học kinh nghiệm vê đấu tranh chính trị (đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp) không thôi, và do đó phải chịu sự chỉ phối của nhiều yếu tố bên ngoài, thời cuộc, không khí chính trị, nhiệm vụ đấu tranh ở từng giai đoạn Chúng ta - không phải chỉ riêng nhứng người làm công tác sử học, đã hiểu và nghĩ vê nhiệm vụ sử học phục vụ cách tạng một cách đơn giản và thực dụng Tính thực dung đã khiến cho nhiều công trình nghiên cứu đề non và những bài học kinh nghiệm sống sượng

Vấn đê lớn, quan trọng: sử học phục vụ cách mạng, tỉnh đảng và tính khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử chắc chắn sẽ phải được thảo luận Đó chính là vấn đề của những vấn đề Không thê nào giải quyết nhữrig vấn đề phức tạp, mâu thuẫn giữa hiện thực và lý luận kinh điển, khoảng cách giữa đường lối chính sách, nghị quyết và thực tế lịch sử, giá trị đích thực của các công trình nghiên cứu, của các thây giáo lịch sử nếu vấn đề trên không được xác định lại rõ hơn từ nhứng kinh nghiệm da trai qua (Ví dụ có những bộ phận quan trọng của giáo trình lịch sử thế giới đã phải viết lại nhiều lần không phải từ kết qủa tiên bộ của khoa học lịch sử mà từ một bản tuyên bố một nghị quyết )

Tóm lại, chứng ta vẫn còn phải chờ đợi Chờ đợi đến bao giờ? Có lẽ cũng không ít thời gian

Nhưng trong lúc chờ đợi thì làm gì? Chẳng lẽ gác lại hết, bỏ không dạy Chắc không phải là như vậy

Chính tình hình này lại mang nhân tố tích cực thúc đấy chúng ta phải nhanh chóng từ bỏ phương pháp giảng dạy áp đặt, bắt người

học phải công nhận ngay chỉ có một sự thật, một chân lý lịch sứ, mà không có sự trình

bày, dẫn giải những ý kiến khác nhau, không

thuyết phục trên cơ sở phân tích, so sánh

những tư liệu, dứ kiện và lập luận khác nhau Kiến thức đạt tới do một qúa trình trăn trở,

phân vân, tranh luận với người hoặc tự tranh

luận với mình sẽ để lại đấu vết sâu hơn trong nhận thức |

Trong giảng dạy, để ngỏ ra những khả năng khác nhau trong hướng giải quyết một vấn đề sẽ kích thích tư duy khoa học - Cái mà người sinh viên đại học rất cần được bồi dưỡng Một tình hình đáng báo động trong sinh viên khoa Sử của chúng ta, đó là tính thụ động Chưa nói nghiên cứu khoa học, trong học tập hâu như không thấy nêu được mấy thắc mắc Sách viết sao biết vậy, thày nói sao nghe vậy Chẳng khi nào đặt lại vấn đề, hoặc tö ra chưa được thuyết phục vì tư liệu chua du ro, thay lap luận chưa chặt chẽ Tôi có cam tưởng như anh chị em nghĩ là mọi vấn đề đã được thày giải quyết, hoặc miễn sao nắm được ý thày, cô, để rôi trong khi kiểm tra, trả lời lại cho thày, cô được đúng và đủ là được Tôi nghĩ cách dạy áp đặt và lối học thụ động cúng tác động xấu trở lại đến chúng ta, trong đó tất nhiên là có cả tôi nửa Chúng ta trở nên cùn dĩ, ít được kích thích suy nghĩ và tìm tồi trong tư duy cùng ngôn ngứ thiếu sắc bén vì không quen tranh luận: Chúng ta cũng mang tâm ly y lai: da có các nhà kinh điển nghĩ giúp chúng ta, đã có

những cơ quan này nọ giải quyết cho ta, dau

rằng những cơ quan đó không phải là những trung tâm nghiên cứu lịch sử Nếu như trong văn học, trong tiểu thuyết, điều ky nhất là tác giả nói nhiều hơn nhân vật, thì trong sử học, điều không kém phần lo ngại là người nghiên cứu, giảng dạy thích bình luận đông dài trên nhứng sự kiện ít oi, va cố thuyết phục người khác chứ không phải bằng những sự kiện phong phú có tính thuyết phục cao gân với sự thật lịch sử

Ngày đăng: 30/05/2022, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN