1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cuộc đời và hoạt động của Ngài Chuyết Công hòa thượng tại Việt Nam (Trên cơ sở sử liệu và sách Chuyế...

9 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CUOC DOI VA HOAT DONG CUA NGAI CHUYET CONG HOA THUONG TAI VIET NAM

(TREN CƠ SỞ SỬ LIỆU VÀ SÁCH CHUYẾT CÔNG NGỮLỤC MỚI PHÁT HIEN)

(Tiếp theo và hết)

4 Sau khi trụ trì chùa Khán Sơn, Chuyết Công hòa thượng đi trụ trì chùa Phật Tích trước hay chùa Bút Tháp?

Đại Nam thiên uyển truyền đăng tập lục

quyền Hạ chép rằng, sau một thời gian trụ trì chùa Khán Sơn, ngài Chuyết Công:

Nhất nhật, mộng nhạn hành phi khứ, tức phi tích vu Bắc Ninh tỉnh Nhạn Tháp xã tu tạo đại cà lam bách dư căn, kiến

thách tháp cao ngũ thập thước, quan dân

cung dưỡng vô số Nhất nhật, văn Tiên Du sơn Phật Tích tự nãi Lý triểu ngũ đại Thánh Tơng hồng đế khai sáng, cựu chỉ

điêu tàn, tổ trùng hưng khai sơn nhi giáo

đạo yên (Một hôm, (Tổ Chuyết Công) nằm

mơ thấy đàn chim nhan bay di, bén di theo

và dừng tại chùa Nhạn Tháp (Bút Tháp)

tỉnh Bắc Ninh, dựng chùa hơn 300 gian,

xây thấp cao 50 thước, quan và dân cúng

dàng nhiều vô kể Một hôm khác, nghe nói

chùa Phật Tích là do Thánh Tông - đời vua

thứ năm (28) nhà Lý xây dựng, chùa cũ đã

hoang tàn, Tổ Chuyết Công đi chấn hưng

chùa ấy)

Theo thứ tự trình bày của đoạn tài liệu trích trên đây thì sau khi rời chùa Khán

ĐÀM CHÍ TỪ

Sơn thành Thăng Long, ngài Chuyết Công đã đi trụ trì chùa Bút Tháp trước, chùa Phật Tích sau Thứ tự đó trái với ghi chép

của Ngữ lục Nguyễn Lang (29) cũng có quan điểm giống Ngữ lục Thực ra, vấn để này không khó giải quyết Theo diên cách lịch sử của chùa Bút Tháp, chùa này được trùng tu xong vào khoảng năm 1642-1643, hai năm trước khi Chuyết Công tịch, có lẽ chùa đã được khởi công trùng tu từ khi

Chuyết Công mới đi trụ trì chùa Phật Tích

vào khoảng năm 1634-1635, sau 7, 8 năm mối hoàn thành, trước đó ngài Chuyết Công không thể trụ trì chùa này Cho nên, ngài Chuyết Công đã ởi trụ trì chùa Phật Tích trước trong thời gian 7-8 năm, khoảng

từ 1634, 1635-1642-1643 Ngoài ra, bia

chùa Bụt Mọc lập năm 1763 tỉnh Bắc Ninh

chép rằng: “Ngã tổ sư Đại Minh chỉ lai, sơ

đáo Thần Kinh, thời Đức Long niên gian, vẫn quy Siêu Loại” (30), đó cũng thêm, một

lời chú thích cho quan điểm cho rằng ngài

Chuyết Công đi trụ trì chùa Phật Tích

trước, chùa Bút Tháp sau Nhưng Đại Nam

thiên uyển đăng tập lục quyền Hạ về phan nào đó cũng có thể bổ sung cho Ngữ lục,

chẳng hạn Đại Nam thiên uyển đăng tộp

lục quyển Hạ chép rằng, Chuyết Công từng

Trang 2

Cuộc đời và hoạt động của ngài | 49

“chí Gia Định, Nghệ An khai hóa Thiên

Tượng Tự, lai chí Thanh Hóa khai hóa

Trạch Lâm Tự”, nội dung đó trong Ngữ lục

không có

ð Về nước “Cổ Miên” - một địa điểm hoằng pháp của ngài Chuyết Công hòa thượng

Trong các tài liệu về ngài Chuyết Công hòa thượng, chúng tôi phát hiện có bốn tài

liệu đã nhắc đến việc Chuyết Công đến nước Cổ Miên hoằng pháp trước khi sang

Việt Nam Bốn tài liệu đó là:

- Bia Hiến Thụy Am Báo Nghiêm Tháp B¡ Minh lập năm 1647 tại chùa Bút Tháp

chép rằng:

Chuyết Chuyết phi nhân dã, hựu thường thất hiếu phụ mẫu, vong ơn thẩm

thị, diệt khước ngũ luân, thử kỳ khả di vị nhân dã dư? Dĩ đàm không chỉ thuật, túng

vi độ giang Cổ Miên, quốc vương sĩ sư lễ chi, bất diệc quá hồ? (Ngài Chuyết Công

không phải là người bình thường, ngài từng bất hiếu với cha mẹ, quên ơn bà thím, vi phạm đạo lý ngũ luân, như vậy có phải là người bình thường đâu? Ngài vượt sông

bằng thuyền sang nước Cổ Miên để hoằng

dương phật pháp, quốc vương tiếp đãi ngài như bậc thầy, đã quá ư?)

2 Bia Vạn Phúc đại thiền tự bị lập năm 1686 tại chùa Phật Tích chép rằng, ngài

Chuyết Công:

Vân du Cổ Miên, thuyết pháp lợi sinh,

quốc vương quy kính (Ngài Chuyết Công

vân du sang nước Cổ Miên, hoằng dương

phật pháp, lợi cho chúng sinh, quốc vương

thành kính quy y ngài)

3 Dai Nam thién uyển truyền đăng tập

lục quyền Hạ chép, ngài Chuyết Công:

Tiên khứ Cao Lệ quốc khai hóa, phức nghệ Cao Miên quốc diễn thuyết pháp yếu,

hậu chí Gia Định, Nghệ An (Đầu tiên ngài

sang nước Cao Lệ (Triều Tiên - ĐCT) thuyết pháp, sau đó sang nước Cao Miên, rồi đến Gia Định, Nghệ An (31) |

4 Ngữ lục chép nhiều hơn: | Chí Cổ Miên, quốc vương di sư lễ chị, chư đại thần hàm quy y, cung kính nhiên

Bỉ quốc chỉ dân vu ngạc hại, nhất nhật,

vương dữ sư xuất nhì khu chi Sư bản từ bị,

an nhẫn gia hại, đản tá văn sớ đầu vu thủy

trung, ngạc diệc du nhiên nhi thệ Tự thử chi hậu, dân bất phức khốn, quốc nhân

túng ơn Ký nhi hoằng dương phật pháp,

quảng độ chúng sinh giả thập hữu lục niên,

tác kệ cáo quy Vương lãm kệ, khẩn ihe

kiến sư bất tựu, thù ơn tống quy Chư đại thần văn võ quan liêu tặng tận bạch kim ký doanh đảm nang, hào vô sở thủ Hốt nhất thiện nam tử tú trung xuất ngân nhất phong, ước bách lưỡng chi số, phụng sư

Viết: “Thiện tai, thiện tai, vu thử khả cung

ngã kỹ thiên ly chi phi hi” Hi nhi thu chi

(ngài Chuyét Céng) đến nước Cổ Mién, quốc vương tiếp đón ngài như bậc thay, các

triéu thần đều cung kính quy y ngài Dan

nước Cổ Miên bị hại bởi cá sấu Một hôm,

quốc vương cùng ngài ra đuổi cá sấu Ngài

vốn có lòng từ bi, không nhẫn tâm làm hại cá sấu Ngài chỉ viết văn sớ bỏ vào trong nước, cá sấu bỗng nhiên biến mất Từ đó,

dân không bị hại nữa và thường nhớ ơn

ngài Ngài bèn hoằng dương phật pháp ở

nước ấy 16 năm, rồi làm kệ từ biệt về nước Quốc vương đọc kệ xong, thành khẩn xin

ngài ở lại, nhưng ngài không ưng Quốc

vương bèn tổ chức đại lễ tiễn biệt ngài, các

vị quan liêu văn võ tặng ngài nhiều vàng

bạc đến như đầy túi, nhưng Ngài chẳng lấy

chút nào Bỗng một chàng trai rút từ trong

Trang 3

50 tghiên cứu lịch sử, số 11.2007 “Tốt lắm, tốt lắm, số bạc này đủ chi phí dọc đường ngàn dặm cho tôi rổi”, bèn vui lòng nhận lấy" (32)

“Cổ Miên, “Cao Miên” trong bốn tài liệu trên đây là nước Chân Lạp, tức Campuchia

ngày nay Cổ sử Trung Quốc gọi là Cát

Miệt, văn bia Chămpa gọi là “Kvir, Mmir’, người Đại Thực (nước Arập) viết là “Komar” Sử sách Việt Nam gọi là Cao Man hay Cao Miên Vốn là một tộc danh, người

Campuchia cũng thuộc tộc đó, nên tự gọi nước họ là Khmer hay KamboJa (33)

Vào thế kỷ VII - VIII, nước Chân Lạp bị

chia cắt thành hai bộ phận, phần phía Bắc gọi là Lục Chân Lạp, phần phía Nam gọi là

Thủy Chân Lạp Đến đầu thé ky XIX hai

phần lại hợp nhất Vị trí địa lý của phần

Thủy Chân Lạp đại khái tương đương với

vùng Nam Bộ của Việt Nam ngày nay Nơi mà ngài Chuyết Công đến hoằng pháp rất

có thể chỉ là phần Thủy Chân Lạp, tức

vùng Nam Bộ của Việt Nam ngày nay Theo tài liệu thứ 4 dẫn trên đây, ngài

Chuyết Công đã hoằng pháp 16 năm tại

nước này kể từ năm 1607-1623, trong thời gian đó quốc vương này là (Soryopor) (tức

Barom Reachea IV, giữ ngôi từ năm 1608- 1618) và Chey Chettha HÏ (giữ ngôi từ năm

1618-1628) Địa điểm “Gia Định” (vùng lân

cận Sài Gòn ngày nay - ĐCT) được nhắc

đến trong tài liệu thứ 2 trên đây trong thời

gian 1607-1623 vẫn thuộc lãnh thổ của

nước Chân Lạp, mãi đến 1693 vùng đất này mới thuộc ban đồ Việt Nam, tài liệu thứ 2 được viết vào nửa sau thé ky XIX, nên theo tác giả của tài liệu thứ 2 thì “Gia

Định” đã trở thành bản đồ Việt Nam rồi, có lẽ chính vì thế mà tác giả đã chia Cổ Miên

và Gia Định làm hai địa điểm để trình bày

Và chính sự “chia đôi” đó đã cung cấp cho chúng ta những thông tin về phạm vi hoạt động của ngài Chuyết Công hòa thượng,

trong thời gian hoằng pháp tại Campuchia

Ngài chủ yếu hoạt động tại vùng lân cận Sài Gòn ngày nay Tiếc rằng cho đến nay chúng ta còn rất thiếu tài liệu để tìm hiểu

cụ thể hơn hoạt động của ngài tại

Campuchia

6 Trước khi sang nước Cổ Miên, ngài

Chuyết Công hòa thượng có sang nước Cao Lệ hay không?

Trong khuôn khổ tài liệu mà chúng tôi có trong tay, chỉ có Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục quyền Hạ chép rằng, nước đầu tiên mà ngài Chuyết Công sang

hoằng pháp là nước Cao Lệ (Triểu Tiên

ngày nay - ĐCT), còn các tài liệu khác thì

không hề nhắc đến chuyện ấy Vã lại, xem xét các văn bản của tài liệu ta thấy các tài liệu văn bia dẫn trên đây đều có niên đại sớm hơn Đại Nam thiên uyển truyền đăng

tập luce quyén Ha (nua sau thé ky XIX), nhất là bia Hiến Thụy Am Báo Nghiêm

Tháp bị mình là do Thiền sư Minh Hành,

đệ tử thân mật nhất của Chuyết Công hòa

thượng san thạch, Âu Dương Hội Đăng,

người bạn thân mật đã “chung cư mấy

tháng” với ngài Chuyết Công hòa thượng soạn văn bia, chúng tôi nghĩ rằng, sau khi văn bia này soạn xong chắc chắn đã qua sự “thẩm duyệt” của Thiển sư Minh Hành, cho

nên, xét từ giá trị sử liệu, tính chân thực

của văn bia này cao rất nhiều so với Đại Nam thiên uyển truyền đăng tập lục quyền

Hạ Nhưng văn bia này cũng không nhắc

đến chuyện ngài Chuyết Công đã từng sang nước Cao Lệ Cuối cùng, theo Mgữ lục,

khi sang nước Cổ Miên, ngài Chuyết Công mới 18 tuổi (1590-1607), có lẽ ngài đã quá trẻ tuổi nếu trước đây từng sang nước Cao Lệ hoằng pháp Qua phân tích các tài liệu, chúng tôi cho rằng, rất có thể là Đại Nam

thiên uyển truyền đăng tập lục quyền Hạ

Trang 4

Guộc đời và hoạt động của ngài

sang nước Cao Lệ hoằng pháp đầu tiên, chúng tôi vẫn tin là nước Cổ Miên

(Campuchia) là nước đầu tiên mà ngài

Chuyết Công hòa thượng sang hoằng pháp

6 nước ngồi

7 Ngài Chuyết Cơng viên tịch ở

chùa nào?

Như trên đã phân tích, trong những

tháng năm cuối đời, ngài Chuyết Công hòa thượng chủ yếu hoạt động tại chùa Bút

Tháp và chùa Phật Tích tỉnh Bắc Ninh,

thính thoảng ngài cũng đi chùa Khán Sơn Thăng Long Vậy thì cuối cùng ngài viên

tịch ở chùa nào? Các học giả đã có ý kiến

bất đồng Qua so sánh sự khác nhau về

ngày giỗ Tổ Chuyết Công của chùa Phật

Tích và Bút Tháp: hàng năm chùa Phật

Tích làm lễ giỗ Tổ Chuyết Công hòa thượng

vào ngày 2 tháng 2 Âm lịch, đúng ngày đản sinh của ngài; chùa Bút Tháp thường làm,

lễ giỗ Tổ Chuyết Công hòa thượng vào ngày

1 tháng 2, trước ngày đân sinh của ngài một ngày mà không phải chính ngày Tiến sĩ Đức Thiện, đương kim trụ trì chùa Phật

Tích cho rằng ngài Chuyết Công hòa

thượng đã viên tịch tại chùa Phật Tích, mặc dù Báo Nghiêm Tháp tại chùa Bút Tháp (1647) có niên đại sớm hơn ở chùa

Phật Tích (1662), cả hai Báo Nghiêm Tháp chỉ được xây để thờ vọng mà thơi (34) Ơng Nguyễn Lang thì nói “Năm 1643, khi

Chuyết Chuyết đời sang trụ trì chùa Bút Tháp thì Minh Hành trở thành viện chủ

chùa Phật Tích Rồi đến năm 1644 khi

Chuyết Chuyết mất, ông trở thành viện chủ chùa Bút Tháp” (35) Rõ ràng là ông

Nguyễn Lang cho rằng ngài Chuyết Công

hòa thượng cuối cùng đã viên tịch tại chùa

Bút Tháp mà ngài đang trụ trì trong những

ngày cuối đời của mình Vậy thì cuối cùng ngài Chuyết Công hòa thượng tịch ở chùa

51

nào? Phật Tích hay Bút Tháp? Ta hãy xem ghi chép của Ngữ lục

Xuân Giáp Thân tuế (1644) Bát nhật,

bát trác bắc quy Ninh Phúc, Minh Lương

cung tiến vấn yên Thập nhất nhật, sư sách hương thang mộc dục, thân bút thụ ký dĩ nạp vu di thượng thủ đệ tử Minh Hành

bỉnh trì đại giáo, truyền đăng tục diệm,

hoàng thái hậu vi đạo trường mẫu, bỉnh trì

ngoại hộ, chúc phó nội cung thị hoạn đại

chúng đẳng bất đắc khốc động quải hiểu, nhược thử tắc phi ngã đồ dã Vọng nhật dạ

phân, đoan tọa thị tịch (mùa Xuân năm Giáp Thân (1644) Mồng 8 tháng 7, ngài

Chuyết Công ngồi thuyền về Ninh Phúc tự

(chùa Bút Tháp), sư Minh Lương vào hỏi thăm sức khỏe Ngày 11, ngài tắm gội

bằng nước thơm xong, lấy bút viết lại di

chúc truyền pháp cho đệ tử Minh Hành

bỉnh trì đại giáo, duy trì hương đăng,

hoàng thái hậu làm đạo trường mẫu, bỉnh trị ngoại hộ Đêm ngày vọng, sư ngồi tịch)

(36)

Đoạn ghi chép trên day trong Ngw luc

cho thấy, một tuần trước khi viên tịch, ngài

Chuyết Công hòa thượng từ chùa Khán Sơn

ngồi thuyển về chùa Bút Tháp, sau đó

không thấy tài liệu nói ngài đi chùa Phật

Tích nữa Cho nên, chúng tôi cho rằng, ngài cuối cùng đã tịch tại chùa Bút Tháp

(từ năm 1642 ngài đã từ chùa Phật Tích

chuyển sang trụ trì chùa này), không tại

chùa Phật Tích |

8 Về vấn đề “nhục thân” của ngài

Chuyết Công hòa thượng

“Nhục thân” trong phật giáo còn gọi là

Nhục thân bồ tát, Nhục thân phật, Nhập

định phật, Chân thân Nhục thân bồ tát

sau khi viên tịch có thể để lại toàn thân xá

Trang 5

52 ghiên cứu Lịch sử, số 11.2007

tươi như sống, không mục nát theo thời gian Đó là một trong “tứ đại kỳ tích” của

Phật giáo Hiện tượng đó hiện nay đã phát triển thành một ngành khoa học gọi là khoa học duy tượng

Cho đến nay, nhục thân có niên đại sớm

nhất được phát hiện ở Trung Quốc là nhục

thân của Lục tổ Huệ Năng, hiện tầng ở

Nam Hoa tự tỉnh Quảng Đông Những nhục thân khác ở Trung Quốc còn có nhục thân của các ngài cao tăng như Tăng Triệt, Pháp Thuận, Thiện Vô Vị, Thạch Đầu Hy Thiên, Kim Địa Tạng đời Đường và nhục

thân của ngài Ham Sơn đời Minh Ở Việt

Nam, người ta đã phát hiện 3 nhục thân: Nhục thân hai thiển sư Vũ Khắc Minh và

Vũ Khắc Trường tại chùa Đậu (Thành Đạo

tự) huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nhục thân ngài Chuyết Công hòa thượng tại chùa Phật Tích đang có ý kiến tranh chấp

Nhục thân thiền sư ở chùa Phật Tích

được phát hiện vào năm 1989 Một số người do nghĩ là bó báu vật ở trong ngôi tháp đá

có tên là Báo Nghiêm Tháp chùa Phật Tích

đã đục đá ra và thấy trong tháp này có một số chum sành to, khi đập chum thì phát hiện thấy một pho tượng, đó là tượng thiền

sư đang ngồi thiển định trong tư thế kiết già và được phủ bên ngoài bằng một lớp sơn

ta, vải, mạt cưa và do đập mạnh tượng bị vỡ ra từng mảnh Trong số các mảnh vỡ này người ta thấy có những mảnh xương Sau đó dân làng đặt tượng vào trong tủ kính và rước lên thờ tại Nhà thờ tổ Tháng

4-1991, các nhà nghiên cứu thuộc Viện

Khảo cổ học Việt Nam đã về nghiên cứu và cho rằng đây là di hài của một người đàn

ông khoảng 65-70 tuổi, cao 1,Bm Pho tượng

bị vỡ thành 342 mảnh gồm 133 mảnh

xương và 209 mảnh bồi, trong số đi cốt đó tìm thấy hai xương mũi dính với một phần

xương trần, xương chung quanh vung 6

mắt phải, xương hàm dưới và một số xương chi còn nguyên vẹn (37) Năm 1993, Tiến sĩ

Nguyễn Lân Cường thuộc Viện Khảo cổ học

cùng một số họa sĩ trẻ đã phục nguyên pho tượng đó với chiều cao ngồi 67,3em, cân nặng 10kg Tượng hiện đang thờ tại Nhà

thờ tổ chùa Phật Tích với danh hiệu là

Chuyết Công hòa thượng

Về vấn đề di hài thiền sư tại chùa Phật

Tích có phải là nhục thân của ngài Chuyết Công hòa thượng hay không? Các học giả Việt Nam còn có ý kiến bất đồng Có người

đã đưa ra ý kiến phủ định với lý do là các

mảnh chum vại (phát hiện) phát hiện ở trong tháp Bảo Nghiêm có niên đại rất muộn sau này cùng với việc so sánh với

niên đại ghi trong tháp Để đi sâu nghiên

cứu vấn đề này, Tiến sĩ Đức Thiện, đương kim tiến hành công tác điển dã công phu,

kết hợp với những tài liệu văn bia, lễ hội

dân gian Trên cơ sở đó, TS Đức Thiện đã

khẳng định di hài thiển sư đó là nhục thân của Tổ Chuyết Công, hai Báo Nghiêm Tháp

ở chùa Phật Tích và Bút Tháp được xây

không phải để cất xá lợi của Tổ Chuyết

Công mà để thờ vọng thôi Về cơ bản chúng

tôi tán đồng quan điểm của TS Đức Thiện,

để góp phần đi sâu nghiên cứu vấn để, chúng tôi xin xuất phát từ góc độ lịch sử, bổ sung thêm một số luận cứ cho quan điểm của TS Đức Thiện

Các bia Hiến Thụy Am Báo Nghiêm

Tháp bị mình, Vạn Phúc Đại thién tw bi,

Báo Nghiêm Tháp tế điền bi ký, Kết liên hoa xã tuyển phật trường đồ đều ghi chép

rõ ràng rằng, sau khi viên tịch, ngài

Trang 6

Guộc đời và hoạt động của ngài 55

đó cho thấy, di hài của ngài Chuyết Công đã không hỏa táng mà thật sự đã được các đệ tử của ngài để lại cẩn thận

Ngữ lục chép rất nhiều và tỉ mỉ hơn về quá trình xử lý nhục thân của ngài Chuyết

Công sau khi ngài tịch

Chư Môn nhân thống thiết, tương khảm tàng vu hậu đường thâm xứ, đản kiến đị hương mãn thất, kinh nguyệt bất tán Tá trấn nhân dân văn tri, hữu thậm vu táng khảo tỉ, cưỡng phụ nhi chí giả bất trì kỹ

thiên nhân, dĩ tụng ơn phó điếu giả hà từ số bách lý Chí thử niên tứ nguyệt sóc chỉ

lục nhật dạ ngọ, cáo cư sĩ Thể Chân viết: “Thiên nhiệt hĩ, ngô dục xuất du, hy vì dục chi’ Cư sĩ dĩ tư ngôn bạch thượng thủ Tại

Tại Viết: “Ngô sư dục xuất khảm hi” Bat

nhật khởi khảm, kiến sư nghiễm tọa như cựu, dung thể viên túc, vô thiếu khuyết diém Chư môn nhân đỉnh lễ, hoan hỉ thù,

thắng, nãi đồng nhật nhi dục Thế nhân

văn giả hàm viết: “Kim thế đắc ngộ thiên chan phat hi’ Nhi vương phủ nội cung chư đức bà quyên tư kiến tháp Thời trị cù long biến hóa, tỉnh kỳ dao động, thượng thủ mật nghị, chân tướng ẩn vu Khánh Quang tự, thái bình phức nghênh quy Ninh Phúc

Thiển tự, tàng báp tháp trung (Các môn đồ

của ngài đều đau khổ thảm thiết, giấu kham của ngài vào chỗ sâu kín trong nha hậu đường, mùi thơm tỏa day nha, ca tháng không tan Nghe nói ngài mất, nhân dân tứ trấn đau khổ như mất cả bố mẹ Số

người bế con dắt trẻ mà đến tiễn biệt ngài

hơn mấy nghìn người, số người vì mang ơn ngài mà đến điếu phụng đầy hơn mấy trăm

dặm Đêm ngày 6 tháng 4 năm thứ sấu (1645), Cư sĩ Thế Chân chiêm bao nghe

ngài nói rằng: “Trời nắng rồi, tôi muốn ra chơi, mong các vị tắm cho tôi” Cư sĩ Thế

Chân nói lại với thượng thủ Minh Hành

Tại Tại Minh Hành nói: “Tổ ta muốn ra

kham rồi đấy” Ngày 8 (tháng 4-1645), Minh Hanh mo khan, chi thay ngài ngồi y

như cũ, dung mạo nghiêm túc, không thiếu

thốn gì Các đệ tử của ngài làm lễ, hết sức

vui mừng và tắm cho ngài cùng ngày

Người đương thời nghe nói chuyện đó đều nói: “Đời này ta gặp được phật thiên chân

rồi” Cả đức bà trong nội cung và phủ chúa

đều quyên góp tiền của để xây tháp cho

ngài, Hỏi ấy đang lúc rộng trời biến hoá, trời đất không yên Thượng thủ Minh Hành

cùng các môn đồ thảo luận bí mật, quyết định ẩn nấp chân tướng của ngài vào

Khánh Quang tự, đến lúc thái bình lại rước

về Ninh Phúc tự, giấu trong báu tháp) Phần tài liệu trích dẫn trên đây cho thấy, kli ngài Chuyết Công hòa thượng

viên tịch tại chùa Bút Tháp vào ngày 15-7- 1644 (Âm lịch), đệ tử của ngài đã cho nhục

thân của ngài vào kham và giấu kham vào

chỗ sâu kín trong nhà hậu đường Khoảng

một năm sau, tức ngày 8-4-1645, các đệ tử đã mỡ khám ra và thấy nhục than của ngài vẫn tươi như sống Vì cho rằng hồi ấy thời thế không ổn định, Thiển sư Minh Hành,

đệ tử của ngài sau khi thảo luận bí mật với

các đệ tử khác đã giấu ấp kham của ngài vào Khánh Quang tự, đến thời kỳ thái bình

lại rước khảm của ngài về chùa Bút Tháp,

giấu trong tháp (Báo Nghiêm) “Thời kỳ

thái bình” là thời kỳ nào? Ngữ lục đã không

nói rõ thời gian cụ thể Căn cứ vào tiến trình lịch sử Việt Nam, chúng tơi đốn rằng đó là thời kỳ sau năm 1672, hai bên đã thỏa thuận lấy sông Gianh làm ranh

giới chia cắt đất nước làm hai: Đàng Ngoài

và Đàng Trong Vua Lê và chúa Trịnh

thống trị Đàng Ngoài, họ Nguyễn thống trị

Trang 7

54 tghiên cứu Lịch sử, số 11.2007

“thời kỳ thái bình” Còn “Khánh Quang tự”

trong đoạn văn trên đây rất có thể là chùa Trạch Lâm ở Thanh Hóa Đại Nam nhất

thống chí chép: “chùa Trạch Lâm ở xã

Trạch Lâm, do công chúa Ngọc Tú bản triểu dựng Về sau hộ đốc Tôn Thất tĩnh tu bổ lại, bia cũ đã bị rêu lấp mất, không ghi

rõ thời gian dựng chùa Tượng Ngọc Tú vẫn còn” (38) “Kháng Quang tự ở xã Trạch Lâm, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chùa do chính phi của Thanh Đô vương Trịnh Tráng là Nguyễn Thị Ngọc Tú ( - 1631) xây dựng Bà là con gái của Đoan Quốc cơng Nguyễn Hồng Sau khi làm nội cung của Trịnh Tráng (1623), bà về thăm quê hương ở huyện Tống Sơn, nhân đó bỏ tiền công đức, dựng chùa Khánh Quang

Trong chùa có tượng vương phi, tức tượng

thờ bà Trong vườn chùa có tháp ba tầng,

chưa rõ là tháp thờ vị nào” (39) Căn cứ vào tài liệu trên đây và thói quen đặt tên chùa

ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng “Khánh

Quang tự” là tên chữ của chùa Trạch Lâm, hai chùa thật ra chỉ là một chùa Theo Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập, trên đường từ vùng Quảng Nam, Huế ra Thăng Long vào khoảng năm 1631, ngài Chuyết

Công và đệ tử của ngài là Thiền sư Minh

Hành đã đến khai hóa chùa Trạch Lâm ở Thanh Hóa, có lẽ Thiền sư Minh Hành đã trụ trì chùa Trạch Lâm trong một thời gian

ngắn rồi lại cùng ngài Chuyết Công tiếp

tục ra Thăng Long Hiện nay, tại chùa

Trạch Lâm vẫn còn một ngọn tháp thờ Thiền sư Minh Hành, trong thấp có một

pho tượng bằng đồng của ngài được nhà

khoa học Pháp Bezacier coi là kiểu tượng

Việt Nam khéo nhất mà ông đã thấy (40) Những tài liệu trên đây cho thấy, chùa Trạch Lâm là do vương phi trong phủ chúa Trịnh xây dựng, Thiền sư Minh Hành đã

từng trụ trì chùa đó Có lẽ chính vì thế mà

Thiển sư Minh Hành mới cảm thấy chùa Trạch Lâm là một địa điểm an toàn nhất để giấu nhục thân của sư phụ mình trong

thời loạn binh hỏa, nên thiển sư Minh

Hành qua suy nghĩ và bàn bạc bí mật với các đệ tử khác bèn tạm giấu nhục thân của ngài Chuyết Công vào chùa Trạch Lâm,

Thanh Hóa tuy rằng chùa này cách chùa Bút Tháp hơi xa

Như vậy, trong thời gian 27 năm (1645- 1672) nhục thân ngài Chuyết Công hòa thượng được các đệ tử của ngài đưa từ chùa Bút Tháp vào Thanh Hóa cất giấu trong

chùa Trạch Lâm, sau năm 1672 (cụ thể

không biết từ năm nào) nhục thân của ngài

lại được rước về cất trong tháp Báo Nghiêm

chùa Bút Tháp Sau đó nhục thân của ngài

được di chuyển như thế nào thì hiện nay

khó mà biết được Đến nửa sau thế kỹ XIX,

khi biên tập Đại Nam thiên uyển truyền đăng tập lục quyền Hạ, Hòa thượng Phúc

Điền cũng nói khái quát rằng: “chân thân hiện tại báu thấp trường lưu nhục thân tàng báu tháp, khảm tượng Phật Tích Sơn

(chân than của ngài” (Chuyết Công) nằm

mãi trong tháp đá Nhục thân của ngài dược cất giấu trong tháp, khảm và tượng của ngài ở núi Phật 'fích (41) Chúng tơi

đốn rằng, có lẽ vì lúc sinh thời, ngài

Chuyết Công trụ trì chùa Phật Tích 7-8

năm, sau đó mới ởđi trụ trì chùa Bút Tháp 2

năm Ngài ở chùa Phật Tích lâu hơn nhiều so với ở chùa Bút Tháp Trong tâm tư và tình cảm của nhân dân xã Phật Tích, chùa

Phật Tích mới là chỗ “cội nguồn” của ngài

Có lẽ chính vì lý do đó, sau năm 1672

(không biết từ năm nào), nhân dân xã Phật

Tích và xã Nhạn Tháp đã đi chuyển nhục

thân của ngài về nhà thờ tổ ::hùa Phật Tích

Trang 8

Guộc đời và hoạt động của ngài 55

hàng năm chùa Phật Tích làm lễ giỗ Tổ

Chuyết Công vào chính ngày sinh của ngài, chùa Bút Tháp làm giỗ Tổ Chuyết Công vào trước một ngày ngày sinh của ngài Sự khác nhau đó phải chăng cũng có nghĩa là

phân biệt nhà chính nhà phụ cho ngài

Trong cuốn Phát lục của Trần Trọng Kim

xuất bản vào năm 1943, tác giả cũng nhắc

đến tượng đá bằng cốt của ngài được thờ tại Nhà thờ tổ chùa Phật Tích (42), điểu đó cho thấy, cho đến trước năm 1943, nhục thân

của ngài vẫn được thờ tại nhà thờ Tổ chùa

Phật Tích Đến năm 1945, khi đi tản cư lên

chùa Hang (Thái Bình), Hòa thượng Hồng

Đức mới đưa tượng của ngài vào một chiếc

chum đựng gạo và đưa Tổ Chuyết Công vào trong tháp Báo Nghiêm để tránh bom đạn chiến tranh như Tiến sĩ Đức Thiện đã nhận

xét qua công tác điền dã công phu (43)

IV KẾT LUẬN

Ta có thể tóm tắt cuộc đời và hoạt động

của ngài Chuyết Công hòa thượng tại Việt Nam như sau:

Chuyết Công hòa thượng, họ Lý, tên

không rõ, pháp danh là Viên Văn, pháp

hiệu là Chuyết Chuyết, người ta quen gọi là Chuyết Công Ngài sinh ngày 2-2-1590, tại vùng Tiệm Sơn, huyện Hải Trừng, phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc (nay là huyện Hải Trừng, Thị xã Long Hải thuộc Thành phố Chương Châu) Bố ngài tên là Lý Nhược Lâm, mẹ ngài họ Thái, ông nội ngài tên là Lý Kiều, bà thím

ngài họ Trầm, chú ngài tên là Lý Nhược

Hồi còn bé, ngài có tên là “Tên Liên”, Ngài

mới lên 5 tuổi thì mẹ ngài mất, lên 7 tuổi thì bố ngài lại mất Ngài được bà thím nuôi nấng Ngài xuất gia vào khoảng 15

tuổi, lúc đầu ngài tham thiển với trưởng

lão chùa Tiệm Sơn, ít lâu sau ngài đi yết

kiến và cầu học với Hòa thượng Đà Đà

Vào khoảng 18 tuổi, ngài bắt đầu vân du

khấp nơi để thuyết pháp Trước tiên ngài

sang Campuchia hoằng pháp khoảng 16 năm và được quốc vương và các quý tộc,

quan liêu Campuchia đón tiếp nhiệt tình Vào khoảng năm 1623, ngài về quê tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc Cùng năm ngài lại sang vùng Quảng Nam, Thuận Hóa, Việt Nam hoằng pháp 7, 8 năm, được sự đón tiếp nhiệt tình của chúa Nguyễn Trong thời gian đó, ngài gặp Thiển sư Minh Hành và nhận làm đệ tử của mình Vào khoảng năm 1630, ngài cùng đệ tử của mình từ vùng Quảng Nam, Thuận Hóa ra Thăng Long (Hà Nội), trên đường

ngài đã dừng chân hoằng hóa tại chùa

Thiên Tượng Nghệ An, chùa Trạch Lâm

Thanh Hóa, năm 1638 ngài cùng đệ tử của mình đến Thăng Long Sau khi khất thực

“may thang, ngài được vua Lê, chúa Trịnh

cùng các vương công, quý tộc kính trọng

và mời đi trụ trì chùa Khán Sơn ở Thăng Long Khoảng năm 1634, ngài đi trụ trì

chùa Phật Tích ở Bắc Ninh cho đến năm

1642 Hồi ấy, các vương công quý tộc xuất gia tu phật rất nhiều, nên chúa Trịnh

Tráng đã cho trùng tu lại chùa Bút Tháp

từ khoảng năm 1634-1635, đến năm 1642, chùa Bút Tháp được trùng tu xong, ngài được mời sang trụ trì chùa Bút Tháp Thiền sư Minh Hành một mặt đã cất giữ

cẩn thận nhục thân của ngài vào nhà thờ Tổ chùa Bút Tháp, mặt khác vận động các

Trang 9

56 Aghién ciru hich str, s6 11.2007

chuyển nhục thân của ngài về thờ ở Nhà

thờ Tổ chùa Phật Tích để ngài được “lá

rụng về cội” Năm 1945 Hòa thượng Hồng Đức đưa nhục thân của ngài vào tháp Báo

Nghiêm chùa Phật Tích để tránh bom đạn CHỦ THÍCH (28) Chỗ này đã sai lầm vì Lý Thánh Tông là đời vua thứ ba nhà Lý - ĐCT (29) Nguyễn Lang Sđd, tr 535-536

(30) Bia Kết liên hoa xã tuyển phật trường đồ

Thác bản Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu

22161

(31) Hòa thượng Phúc Điển biên tập Đại Nam thiên uyển truyền đăng tập lục quyền Ha, td 11-12 (32), (36) Minh Hành biên tập Chuyết công ngữ lục, Tổ sư xuất thế thực lục

(33) Xem Lục Tuẫn Linh, Chu Thiệu Tuyền

biên chú Trung Quốc cổ tịch trung hữu quan

Campuchia tư liệu hội biên Bắc Kinh, Trung Quốc

thư cục, 1986, tr 68

(34), (37) Xem Đức Thiện Vài nét vé di hài thiển sư ở chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 2-2099

(35), (40) Nguyén Lang Sdd, tr 587, 537 (37) Xem Đức Thiện Vài nét uê đi hài thiền su

ở chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 2-2002

chiến tranh Năm 1989, người ta phát hiện

nhục thân của ngài trong tháp Báo Nghiêm

chùa Phật Tích, qua công tác phục nguyên,

nhục thân của ngài được đưa về nhà thờ tổ

của chùa Phật Tích cho đến ngày nay (44)

(38) Đại Nam nhất thống chí (bản chép tay),

tỉnh Thanh Hóa, tự quán

(39) Ngô Đức Thọ (chủ biên) Từ điển di tích uăn

hóa Việt Nam Nxb Văn học, Hà Nội, 2008, tr 362

(41) Hòa thượng Phúc Điền biên tập Đại Nam

thiển uyển truyền đăng tập lục quyền Hạ, tờ 11-12

(42) Trần Trọng Kim Phật lục Nxb Lể

Thang, tr 94-95

(43) Xem Đức Thiện Vòi nét vé di hai thién su ở chùa Phật Tích, Tiên Du, Bac Ninh Tap chí Nghiên cứu Phật học, số 2-2002

(44) Trong thời gian học tập và thu thập tài liệu

Ngày đăng: 30/05/2022, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w