1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam-Sơn từ năm nào?

2 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 207,3 KB

Nội dung

Trang 1

Ý KIẾN TRAO ĐÔI

NGUYÊN TRÃI THAM GIA NGHĨA QUÂN

LAM-SƠN TỪ

Gir trước đến giờ, nhiều người trong giới sử học thường cho rằng Nguyễn Trãi đã đi với Lê Lợi ngay từ khi cuộc khởi nghĩa Lam-sơn

chưa bùng nỗ Các bạn Phan-huy-Lê và Phan-

đại-Doãn, trong Khởi nghĩa Lam-sơn pà phong trào đấu tranh giải phông đất nước bào đầu

thể kỷ XV, cho rằng « chắc chắn là ông (Nguyễn Trãi) có mặt ở Lam-sơn từ trước ngày khởi nghĩa và chính ông đã góp phần quan trọng vào công cuộc chuẩn bị khổi nghĩa » (trang 85) Theo các tác giả cuốn Nguyễn Trãi nhà ăn học pà chính trị thiên tài, Nguyễn Trãi đã về với Lê Lợi ở Lam-sơn trước ngày cuộc khởi nghĩa bùng ra, và ông «đÄ nỗ phát súng khởi nghĩa đầu tiên bằng cách đánh vào lòng người, một phương pháp chiến thuật mà ông áp dụng rất có hiệu quả sau này, và đã chiếm được

nhân tâm ngay từ những buổi tiền khởi nghĩa » (trang 22) Phạm- đình-Hö, trong Tang thương

ngẫu lục, cũng mô tì là Nguyễn Trãi đã đến với Lê Lợi từ trước ngày khởi nghĩa và được

Lê Lợi « giữ ở lại rồi bàn kế khởi binh Ông (Nguyễn Trãi) bảo chưa nên khởi động vội

Bén lam nhà đạy học trò, thường chế ra

những cái trống con, lại nấu mật đặc thành

-hỉnh con gà con chó, cho lũ trẻ nhỏ làm đồ

chơi, các trẻ con khác thấy thế dua nhau xin

cha cho đến học Ông lại lấy mỡ viết lên các

lá cây trong rừng mãy chữ «Lê Lợi làm vua,

Nguyễn Trãi làm tôi» Sau kiến ăn mỡ, lá thủng ra thành nét chữ ; những người đi kiếm

củi thấy thế cho là có thần, đem chuyện ấy nói cho mọi người đều biết Vì thế mà người

theo về ngày càng đông» Theo Lê-quý-Đôn

trong Đại Việt thông sử, thì ngày mồng hai thang giéng nim canh thân (1418) cùng Nguyễn

Trãi đã khởi nghĩa ở Lam-sơn cùng với năm mươi tướng võ và tướng văn là Lê Khang,

Lê Luân, Lê Ninh, Lê Sao, Lê Lễ, Lê Hiên,

NĂM NÀO?

DUY MINH

Lê-như-Hồ, Lê Lộng, Lê Cố, Trinh Léi, Trịnh Hối, Lê Miễn,Lê Bồi,Lê Lý, Lê-xa-Lôi, Lê-khắc-

Phục, Lê Định, Lê Lãng, Lê Vấn, Lê Lan, Lê

Cuống, Lê Hựu, Lê Độ, Lê Khiêm, Lê Trinh, Lê Lâm, Lưu Đàm, Lê Nghiêm, Lê-văn-Giáo, Trần

Vận, Trần Xưng, Lé-cinh-Tho, Pham-Lung,

Phạm Quỷ, Lê Sảt, Trương Lôi, Trịnh Khả, - Bùi-quốc-Hưng, Lê Nỗ, Lê Liễn, Lê-như-Lãm,

1

Lé-kha-Ling, Vii Uy, Trinh V6, Luu Hoan, Trần Hốt, Đỗ Bi, Lê-vắn-Linh, Lê Thận, Lê-

văn-An (Đế kỷ đệ nhất) Nhưng trong Toàn Viét thi luc, thi Lé-quy-Dén lai cho rằng : « Khi Thái-tỗ đấy nghĩa binh, Nguyễn Trãi cầm roi

ngựa đến Lỗi-giang yết kiến, đâng ba kế sách đẹp giặc Ngô, liền được vua biết tài và trọng đãi » (Đã dẫn tập III quyền VII tờ 1)

Cùng là một Lê-quý-Đôn có thê mỗi chỗ viết một khác không? Chúng tôi cho rằng sự khác nhau giữa Đựi Việt thơng sử và Tồn Việt thi lục có lẽ là do người sau Đại Việt thông sử là hộ sách đang làm giở của nhà bác học họ Lê, rất có thể nó bị người sau thêm bớt nhiều chỗ

Can cir vao « Ban chép thé phả họ Nguyễn »

thi Nguyén Trai di dén véi Lé Loi, sau khi ho Lê đã dấy nghĩa ở Lam-sơn : «Tướng cơng (Nguyễn Trãi) quyết chỉ đi về hướng Tây, lén

vào tận Thanh-hóa, yết kiến Lê Thái-tổ ở

nơi ngài đóng quân, tại Lỗi-giang, hiến ba

sách lược bình Ngô » (1)

Tiên sinh sự trạng khảo của Dương-bá-cung, ở trên thì cho Nguyễn Trãi gặp Lê Lợi ở Lỗi- giang, ở dưới lại chép rằng Nguyễn Trãi đã

tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vào tháng

giêng năm mậu tuất (1418) cùng với các tưởng

vấn và tướng võ là Lê Khang, Lê Luân v.v

(1) Theo M@y vin dé vé sự nghiệp oà thơ ăn

Trang 2

: Trong khi đó, thì Khâm định Việt sử thông giảm

cương mục, Tự-đức (1), Lịch triều hiển chương

loại chỉ, Niễn ăn tiều lục đều chép rằng

Nguyễn Trãi đã gặp Lê Lợi ở Lỗi-giang

Lam-sơn thực lục là sách do Nguyễn Trãi theo lậnh của Lê Lợi mà viết ra, đã ghi rõ

ngày cuộc khởi nghĩa Lam-sơn mới bùng nồ như sau: «Xưa vua kinh doanh bốn phương,

phía bắc đánh giặc Minh, phía nam đuôi quân

Lào, trải trăm trận, đến đâu thắng day, chỉ có

vũ thần là bọn Lê Thạch, L2 Lễ, Lê Sát, Lê

Vấn, Lê Ngân, Lê Lý, ba mươi lắm người, van thần là bon Lé-vin-Linh, Lé-quéc-Hung (tire Bùi-quốc-Hưng) cùng với binh sĩ cha con, hai trắm quân thiết đột, hai trắm nghĩa sĩ, hai trim dũng sĩ, bốn mươi thớt voi, cd xe cd cùng người già yếu, người hộ vệ và vợ con,

chỉ hai nghìn người mà thôi »

Như vậy là khi nghĩa binh mới dấy lên ở

Lam-sơn Nguyễn Trãi không hề có mặt ở day

Có người cho rằng trong Lam-sơn thục lục sở đĩ Nguyễn Trãi không ghi tên mình vào số

những người tham gia khởi nghĩa Lam-sơn ngay từ ngày đầu, là vì ông khiêm tốn

Theo chúng tôi, vấn đồ ở đây không phải là khiêm tốn hay không khiêm tốn, mà là sự thật lịch sử Nguyễn Trãi được trao nhiệm vụ

viết lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam-sơn, trách

nhiệm của ông là phải thuật lại tất cả các sự kiện đã xảy ra trong suốt mười nắm đấu tranh

gian khô chống quân Minh Đọc Lam-sơn thực

lục, chúng ta thấy ông đã làm đúng như thế :

ông đã theo từng tháng, từng nắm mà ghi lại

tất cả các điễn biến của cuộc kháng chiến

chống ngoại xâm đúng như sự thật, Vì Lê Lợi

trao cho ông nhiệm vụ viết thư từ giao thiệp với quân Minh, nên ở cuối quyền hai ơng đã

viết: «Vua từ khi khởi nghĩa đến khi bình Ngô phục quốc, bao nhiêu vain thư qua lại

trong quân đều sai Nguyễn Trãi làm ca» Sau cuộc kháng chiến thắng lợi, Lâ Lợi sai

ông làm bài Binh ngé dui cao Laimm-sơn thực

lục quyền ba, Nguyễn Trãi lại chép : «Ngày 14

Tháng tư nắm mậu thân (1428), vua lên ngơi

hồng để, lẫy niên hiệu là Thuận-thiên, liền sai Nguyễn Trãi làm bài Bình Ngô đại cáo», Sau câu này, Nguyễn Trãi lại chép nguyên văn

cả bài cáo mà ông đã thảo ra,

Xem như vậy sẽ thấy rằng nếu như Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam-sơn từ

trước Tháng giêng nắm miậu tuất (1418), thì không có lẽ gì ông lại không ghỉ sự kiện ấy

vào kam-sơn thực lục

Lam-sơn thực lục là nguồn gốc các tài liệu lịch sử vẻ cuộc kháng chiến chống quân Minh trong thời kỷ từ nắm 1418 đến nắm 1428 Ngô-

sĩ-Liên đã đựa vào an-sơn thực lục cũng như

Lê-quý-Đôn đã dựa vào đấy đề viết về khởi

nghĩa Lam-sơn Chính vi thé ma trong Bai

Việt ký sử toàn thư và trong Đại Việt thông sử có nhiều đoạn về lời cũng như về ý rất giống

Lam-sơn thực lục

Nếu như Lam-sơn thực lục không chép việc

Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa ngay từ

ngày đầu, thì chúng ta không có cơ sở nào đề

viết rằng Nguyễn Trãi là một trong những

lãnh tụ đã lãnh đạo nghĩa quân Lam-son ngay

từ khi cuộc khởi nghĩa mới nỗ ra Chúng ta chỉ còn cách là ngả theo giả thuyết cho rằng Nguyễn Trãi đã đến gặp Lê Lợi ở Lỗi-giang Lỗi-giang vừa là tên sông vừa là tên đất Sông Lỗi-giang tức là sông Mã ngày nay Đất Lỗi-giang là huyện Lỗi-giang nằm ở lưu vực sông Mã, tức là miền đất vừa thuộc huyện Cầm-thủy vừa thuộc huyện Bá-thước, vừa

thuộc huyên Quan-hóa ngày nay Bắt đầu từ

Tháng chín nắm 1419, nghĩa quân Lam-sơn

mới từ cắn cứ Mường-thôi trên biên giới Viết Lào tiến về Lỗi-giang Có lề lúc này nghĩa quân mới hoạt động ở thượng lưu sông

này Đến Tháng hai năm 1420, nghĩa quân mới tiền đến đất Lỗi-giang tức miền trung lưu sông Mä Chúng tơi đốn rằng Nguyễn Trãi đã gặp Lê Lợi ở đây Về việc này, Nhâm định Việt sử thông giảm cương mục viết như sau: « Trước kia Vương (Lê Lợi) đóng ở Lỗi-giang, Nguyễn Trãi tay cầm roi ngựa đến yết kiến

vương dâng sách lược bình Ngô được Vương

khen và chấp nhận, phong làm tuyên phụng

đại phu hàn lầm thừa chỉ, tham đự bàn mưu ở nơi màn trưởng Phàm những lời Trãi nói đều được Vương nghe theo »

Tại sao khởi nghĩa Lam-sơn nỗ ra từ đầu

năm 1418, mà mãi đến hai nắm sau tức vào

khoảng đầu năm 1420, Nguyễn Trãi mới tim

đến Lê Lợi?

Chúng tôi nghĩ rằng khi nghĩa quân Lam- sơn mới nổi lên, thì Nguyễn Trãi đang «bị

giam lỏng ở Đông-quan » hoặc đang lưu lạc ở một nơi nào đó Đến một lúc nào đó, tin tức về các hoạt động của nghĩa quân, và nhất là đường lối, chỉnh sách của nghĩa quân mới đến

tai ông, đến lúc ấy ông mới tính đến chuyện vào Lam-sơn đề gặp Lê Lợi

Có lẽ vì đường đi lại khó khăn, cho nên đến

khi gặp Lê Lợi, thì Nguyễn Trãi gặp ở Lỗi- giang chứ không gặp ở Lam-sơn,

Tóm lại, hiện nay chúng ta không có cơ sở

tài liệu nào đề kết luận rằng Nguyễn Trãi đã

đến Lam-sơn với Lê Lợi trước nắm 1118, (1) Xem sách trên trang 326

Ngày đăng: 29/05/2022, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w