1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài anh chị nghĩ gì về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá

97 12,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Đề tài: Anh chị nghĩ về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá? Mục lục Anh chị nghĩ về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá? Mở bài Bác Hồ đã có lần nói đất nước ta là rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu; ấy thế mà ngày nay, rừng không còn là kho vàng nguyên vẹn nữa, mà đang bị vơi dần, cạn kiệt dần, bởi bàn tay con người tàn phá. Quả là một sự thực rất đau lòng. Thân bài 1.Vai trò của rừng, của cây xanh đối với con người a. Ngay từ khi con người đang ở trong xã hội nguyên thủy, chủ yếu kiếm sống bằng săn bắt hái lượm, thì rừng đã thành môi trường, ngôi nhà, nguồn sống của họ. Rừng cung cấp cho họ thực phẩm hàng ngày. Rừng là nguồn cung cấp củ, quả để con người tồn tại và phát triển, tiến hóa từ nguyên thủy đến văn minh. b. Trong suốt trường kì lịch sử chống ngoại xâm, rừng ngoài việc cung cấp một phần thực phẩm, lương thực, còn cùng con người tham gia đánh giặc. Đúng như Tố Hữu đã viết “Nhớ khi giặc đến giặc lung Rừng cây núi đá, ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày, Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù.” Rừng Tây Nguyên, Tây Bắc đã cùng con người đứng lên để viết nên những chiến công sông Lô, Điện Biên, An Khê, Đồng Tháp oai hùng (oanh liệt). c. Ngày nay, xã hội bước vào thời kỳ hiện đại hóa, chất thải công nghiệp đã làm mất cân bằng sinh thái, gây nên hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ô dôn đẩy con người đến thảm họa diệt chủng. Trong bối cảnh đó, rừng đã trở thành vị cứu tinh của con người. Với chức năng hấp thụ khí cacbonic và nhả dưỡng khí oxi, rừng đưa lại sự sống cho con người, làm cân bằng sinh thái, biến trái đất thành ngôi nhà xanh- sạch- đẹp cho con người. Rừng cung cấp cho chúng ta biết bao loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu và nhiều dược liệu quan trọng để chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ cho con người như: sâm, quế, sa nhân, tam thất… Rừng có tác dụng phủ xanh đồi trọc, chống xói mòn, làm cho khí hậu điều hòa, mưa nắng phải thì, hạn chế thiên tai. Chưa kể rừng còn là nơi bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm như: tê giác, bò tót, voi, gấu, sao la, hổ,… 2.Tình trạng chặt phá rừng Thế mà ngày nay, con người vì nông nổi, vì thiếu văn hóa, vì hám lợi mà đã chặt phá rừng không thương tiếc để lấy gỗ bán, lấy đất làm hàng hóa, trồng ngô, trỉa lúa, nuôi tôm…Những kẻ phá rừng ấy được nhân dân đặt cho cái tên: “lâm tặc”, nghĩa là những tên giặc rừng. Vì bọn chúng mà hàng ngày, hàng giờ những cánh rừng Tánh Linh đang hấp hối phải lên tiếng kêu cứu. Vì bọn chúng mà những khu rừng Lạng Sơn, Quảng Nam, rừng quốc gia Cát Tiên đang bị triệt hại một cách dã man. Chúng phá rừng đốt rừng là đốt lá phổi của chúng ta, là giết màu xanh, sự sống thiêng liêng của nước ta. 3.Hậu quả Vì những cánh rừng đang bị thu hẹp lại bởi bàn tay của bọn “lâm tặc” bất nhân mà dẫn đến hậu quả mất cân bằng sinh thái, thiên tai, lụt lội, hạn hán, bão tố xảy ra liên miên và bất thường, trái đất không còn là ngôi nhà bình yên nữa. Hàng năm nhân dân ta phải gánh chịu biết bao tổn thất. Chỉ riêng năm 2008, theo thống kê của Chính phủ: nước ta đã mất hơn 1.300 tỷ đồng và trên bốn trăm (400) người bị chết do thiên tai. Đúng là một con số biết nói làm nhức nhối triệu triệu trái tim của những người lương thiện 4.Trách nhiệm của tuổi trẻ chúng ta Trước thực trạng ấy, chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn ngay bàn tay tàn bạo của bọn lâm tặc. Phải tích cực tham gia trồng rừng, phủ xanh đồi trọc, cần tuyên truyền cho mọi người, từ trẻ em đến người già hiểu rõ lợi ích của rừngphá rừng là một hành động tự sát. Kết luận Rừng là bài ca của sự sống “khi nghĩ về một đời người,tôi thường nhớ về rừng cây” (nhạc Trần Long Ẩn). Để bảo vệ đời người, hãy bảo vệ rừng, lá phổi xanh của đất nước chúng ta. Suy nghĩ của anh chị về lời dạy của Phật: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung” A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I/Nội dung cơ bản của câu nói:Đề cao đức tính khoan dung,xem đó là tài sản lớn nhất hơn tất cả mọi thứ của cải vật chất,danh vọng của một đời người.Vì lòng khoan dung với mọi người không chỉ là một phẩm chất quan trọng của người lương thiện và là một nét đẹp của tâm hồn có thể cảm hoá được người khác mà còn đưa lại một điều vô cùng quý giá cho xã hội,gia đình và mỗi cá nhân.Đó là sự hoà thuận,bình an,thân thiện,đầy tình yêu thương. II/Bài làm cần phải đạt được những ý cơ bản sau: 1. Giải thích khái niệm lòng khoan dung và ý nghĩa của nó 2. Bình luật mở rộng về lòng khoan dung 3. Chứng minh bằng thực tế 4. Liên hệ bản thân III/Phương pháp nghị luận: Giải thích,bình luận,chứng minh I/Mở bài Mở rộng lòng khoan dung,tha thứ độ lượng là một trong những đức tính,phẩm chất vô cùng cao quý,tốt đẹp của con người.Vì vậy ,Phật,người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá.Người đã dạy chúng sinh rằng: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. II/Thân bài 1)Thế nào là lòng khoan dung và ý nghĩa của nó Khoan dung là lòng rộng lượng,bao dung,thương yêu con người,sẵn sàng tha thứ,không khắt khe,không trừng phạt,hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi làm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Khoan dung vừa có lợi cho ta vừa có lợi cho người.Chẳng thế mà danh nhân Pierre Benoit đã khẳng định “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”.Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản,nhẹ nhõm vì đã làm được một điều vừa có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái,vì như thế là không vị phạm vào sự nhỏ nhen,hẹp hòi,trái với phẩm chất quý giá của con người. Mặt khác,khoan dung,tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ.Khi được nhận lòng khoan dung của ta ,thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi,tự tu chỉnh bản thân mình,sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa,để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. 2)Bình luận mở rộng Vì thế,lòng khoan dung,độ lượng,tha thứ đã được nhà Phật đánh giá rất cao,xem đó là “Tài sản lớn nhất của đời người”.Bởi trong con người ta,có phần tốt và phần xấu,phần thiện và phần ác,phần người và phần con.Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con,tô đậm thêm phần người,phẩm giá làm người.Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện,cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự giàu có về vật chất không thể nào sánh được với sự giàu có của tâm hồn.Đúng như một triết gia nào đó đã nói:sự nghèo nàn về của cải vật chất không đánh sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Mặt khác,lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên,hoà thuận,thân thiện cho xã hội và gia đình.Trong cuộc sống đa dạng thường ngày,tránh sao khỏi sự va chạm trong lời nói ,việc làm có thể dẫn đến mâu thuẫn,xung đột.Trong tình thế ấy,ta nên bình tĩnh suy nghĩ và sẵn sàng đối xử bằng sự nhường nhịn,lòng khoan dung,thì mọi sự sẽ trở nên “hoà bình” và sự tốt đẹp của cuộc sống sẽ lại tiếp diễn.Trong gia đình cũng vậy,tình nghĩa cha mẹ,vợ chồng con cái là thiêng liêng,bền chặt nhưng tránh sao khỏi có những lúc xung khắc,bất hoà.Vì thế,ta phải lấy sự khoan dung ,sự nhường nhịn làm phương châm xử thế “Một sự nhịn,chín sự lành” , “Chồng giận thì vợ bớt lời;Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”.Có thế thì gia đình mới luôn luôn được sống trong sự bình an,mà sự bình an là niềm sung sướng lớn nhất của con người.Vì như lời nhà đại thi hào nước Đức Gớt : “Dù là làm vua chúa hay là dân cày,kể nào tìm thấy sự bùnh an trong gia đình,kể ấy là người sung sướng nhất”. Mặt trái của lòng khoan dung là sự khắt khe,cố chấp và cao hơn nữa là sự mặc cảm,thù dai.Mang trong mình lòng khoan dung thì không được cố chấp,thù dai.Nhà Phật từng dạy : “Oán thù nên cởi chứ không nên buộc” , “Oan ức mà trả thù thì oán đối kéo dài” (Lời tâm niệm thứ 10 của Phật).Còn cha ông ta ngày xưa từng khuyên con cháu : “Đấng trượng phu không thù mới đáng.Người quân tử không oán mới nên”.Người xưa gọi đó là “Trượng phu”, “quân tử”,nhưng ngày nay,ta gọi đấy là những người có sự bao dung,rộng lượng,biết ứng xử có văn hoá. “Người yêu người,sống để yêu nhau”.Được như thế thì “Có đẹp trên đời hơn thế”.Ta bao dung người,yêu thương,độ lượng,tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta.Đúng như ca dao xưa từng nói: “Thương người người lại thương ta;Ghét người,người lại hoá ra ghét mình”. 3)Chứng minh mở rộng bằng thực tế cuộc sống Sự khoan dung,độ lượng “hoà hiếu thực lòng”, “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn;lấy chí nhân để thay cường bạo” đã trở thành phẩm chất truyền thống,tài sản quý giá của dân tộc ta được biểu hiện qua các cuộc chống ngoại xâm.Ngày nay,phẩm chất ,đức tính đó đã được kết tinh ở Hồ Chí Minh “Con người đẹp nhất của nhân loại;Trí tuệ tình yêu của bốn phương” 4)Liên hệ với bản thân (thay cho kết luận) III/Kết luận Thấm thía lời dạy của Phật,bản thân mỗi chúng ta,phải không ngừng tự rèn luyện,phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn.Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống. Suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Pháp M.ixêrông “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động “ . Liên hệ voi vk hoc tap cua ban than A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Đề này cần : 1. Giải thích ý kiến. - Đức hạnh là phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở con người. - Đức hạnh phải được biểu hiện qua hành động, lối sống. - Hành động thực tiễn là thước đo của đức hạnh 2. Mỗi học sinh phải luôn luôn gìn giữ và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của mình thông qua việc làm, lối sống, quan hệ xã hội. - Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ : là người con ngoan, chăm học, giúp cha mẹ việc nhà, giản dị, tiết kiệm. - Đối với thầy giáo và người cao tuổi : kính trọng và lễ phép. - Đối với bạn bè : trung thực, chân thành, quan tâm, giúp đỡ khi cần. - Đối với xã hội : thực hiện lối sống văn minh, giữ vệ sinh môi trường, ý thức thực thi pháp luật như luật giao thông, phòng ngừa tệ nạn cờ bạc, ma túy…. - Thực hiện phương châm : lời nói đi đối với việc làm, không ba hoa, hứa hẹn lung tung. - Dũng cảm vạch trần các hành vi gian lận, tiêu cực trong học tập và thi cử. 3. Chứng minh, bình luận, mở rộng - Hành động thiết thực là học, học nữa, học mãi, học tập suốt đời. - Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Đánh giá con người không căn cứ vào lời nói mà qua việc làm, hành động cụ thể của họ. - Con người trưởng thành qua hành động thực tiễn, phải luôn luôn tham gia tích cực các hoạt động xã hội như mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện, hành trình xanh, các hoạt động Đoàn, Đội ở trường và làng xóm, khu phố…. 4. Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận : giải thích, bình luận, chứng minh. B. BÀI LÀM THAM KHẢO : Mở bài : Ý kiến của nhà văn Pháp M.ixêrông “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động “ gợi em nhiều suy nghĩ về việc tu dưỡng và học tập của bản thân. Thân bài: 1. Đức hạnh là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Đức hạnh đó là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Đó là : Lòng yêu nước, yêu đồng bào, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô giáo, các bậc lão thành, yêu thương em nhỏ, chăm chỉ học tập, cần cù lao động… 2. Đức hạnh phải được biểu hiện qua hành động, lối sống. Làm thế nào để xã hội và những người xung quanh biết chúng ta là người đức hạnh? Ý kiến của nhà văn Pháp nêu trên đã trả lời cho câu hỏi đó. Hành động là biểu hiện cụ thể, là thước đo của “Mọi phẩm chất của đức hạnh”. Hành động cụ thể của ta báo cho mọi người biết ta có đức hạnh hay không và nếu có thì mức độ sâu rộng như thế nào. Đức hạnh là cội rễ, hành động là hoa thơm quả ngọt dâng đời. Không có hành động thì đức hạnh không để lại gì, không đóng góp cho người thân và xã hội. Đánh giá đức hạnh con người nhất thiết phải thông qua hành động của người đó, không thể chỉ dựa vào lời nói mà kết luận vội vàng. Tình yêu thương đồng bào và lòng nhân văn cao cả phải thể hiện ở sự đóng góp dù rất ít ỏi cho quỹ người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, qua hành động giúp cụ già, em bé đi qua đường. Gặp đám cháy chúng ta phải xông vào cứu chữa. Gặp người bị tai nạn giao thông, như hai bạn ở Nghệ An trên đường đi thi tốt nghiệp phổ thông, không ngần ngại đưa họ đi cấp cứu mặc dù việc đó có thể gây thiệt hại cho bản thân. Lòng hiếu thảo, yêu thương cha mẹ phải thể hiện ở hành động chăm học, sống tiết kiệm, biết quý trọng đồng tiền cha mẹ vất vả kiếm được để nuôi mình ăn học. Khi xa gia đình, ta phải thường xuyên viết thư, gọi điện thăm hỏi sức khỏe cha mẹ. Khi cha mẹ ốm đau, ta phải hết lòng, hết sức quan tâm, chăm sóc, chạy chữa. Lòng yêu thiên nhiên đất nước phải thể hiện ở hành động giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm điện nước, trồng cây để cho môi trường sống xung quanh ta ngày càng xanh, sạch đẹp. Lòng yêu lao động thể hiện ở hành động chăm làm, chăm học ( Học tập cũng là một loại hình lao động ). Học tập suốt đời để sống tốt, lao động tốt, sức khỏe tốt, tu dưỡng phẩm chất đức hạnh tốt. Đức hạnh bắt nguồn từ tri thức, nhận thức đúng đắn về xã hội và tự nhiên, con người và cuộc sống. Học tập là cơ sở để ta có phẩm chất của đức hạnh và hành động phù hợp với phẩm chất của đức hạnh. 3. Đức hạnh phải được tu dưỡng rèn luyện thường xuyên trong thực tiễn. Phẩm chất của đức hạnh, chứa đựng trong nhận thức và biểu hiện ở hành động không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải tu dưỡng và rèn luyện thường xuyên, đặc biệt khi ta còn trẻ. Hành động thể hiện phẩm chất của đức hạnh cũng không có một tiêu chuẩn cứng nhắc, cố định. Trong chiến tranh giữ nước, hành động có thể là vứt bút nghiên theo nghiệp binh đao, nhưng cũng có thể là lao động sản xuất tốt. Còn khi thời bình và đang tuổi đi học, chúng ta học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành người có ích cho xã hội, có việc làm, hành động thể hiện các phẩm chất đức hạnh cao quý là người yêu nước. Học tập, tu dưỡng, rèn luyện để có đức hạnh, cả trong nhận thức và hành động, là quá trình gian nan, vượt nhiều khó khăn thử thách. Hôm nay ta lười học thì ngày mai ta sẽ lười lao động. Hôm nay ta ăn cắp 1 quả trứng thì ngày mai ta dễ ăn trộm con bò. Cuộc vận động “ Nối không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong học tập” cần được chúng ta hưởng ứng bằng hành động thiết thực, cụ thể. Hành động của con người, nói rộng ra là thực tiễn, là “tiêu chuẩn của chân lý”, là tiêu chuẩn, thước đo của phẩm chất “ đức hạnh”, bản chất ở bên trong của con người. Khi con người biết nhìn nhận, đánh giá mình qua hành động cụ thể, việc làm hàng ngày, qua lao động sản xuất và quan hệ ứng xử là con người “ có học” có hiểu biết và là có “phẩm chất tốt” , “đức hạnh cao”, Một trí thức, một người có văn hóa, có giáo dục không thể tự nói với người khác rằng họ có bằng cấp, có học vị, học hàm cao nên “ phẩm chất đức hạnh tốt đẹp”. Họ phải thể hiện ở hiệu quả các công trình khoa học, cái hay trong cuốn sách mà họ viết, số người bệnh mà họ cứu chữa được. 4. Con người phải tự nhận thức và đánh giá đức hạnh của mình. Hành động là thể hiện, là kết tinh của đức hạnh. Con người phải luôn luôn tự đánh giá, tự nhận thức bản thân mình qua việc làm, qua ứng xử cụ thể, qua hành động chứ không phải qua lời nói của mình. Phầm chất đức hạnh con người được đo bằng kết quả thực tế việc làm chứ không phải bằng những lời ba hoa, lý thuyết, hùng biện, mị dân, tự đánh bóng mình. Con người phải luôn luôn hoàn thiện tư cách đạo đức phẩm giá bằng những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. 5. Học tập đạo đức, tác phong của Bác Hồ. Phẩm chất đạo đức cao cả của Bác Hồ luôn thể hiện ở hành động, việc làm. Lòng yêu thương con người, yêu quê hương đất nước, lối sống giản dị, trong sáng của Bác Hồ đã được thể hiện qua rất nhiều hành động, việc làm mà sách báo đã viết về Bác. Kết luận : Noi gương Bác, em nguyện lời nói đi đôi với việc làm, học đi đôi với hành, rèn luyện tu dưỡng bản thân qua thực tiễn lao động, học tập và quan hệ xã hội để không ngừng hoàn thiện phẩm chất đức hạnh. Hãy viết một bài văn ngắn (Không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về ý kiến sau: “Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên”. (Theo sách Nguyên lý của thành công, NXB Văn hoá thông tin, 2009 trang 91). Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2009 Mở bài Giờ đây chúng ta đã đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, mới thấm thía một sự thật: Có một thứ của cải có thể vô hình và vô hạn, mà thật ra lại rất quý, hiếm. Đó là thời gian. Nhiều thứ của quý mất đi, vẫn có thể mua lại được, nhưng thời gian thì không thể. Vì thế có người đã khẳng định sự quý hiếm của thời gian được định giá theo từng ngày một của đời người “Một ngày so với một đời người là quá ngắn, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên”. Thân bài 1. Giải thích ý kiến Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: Giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người. Thực chất, ý nghĩa của câu nói: trong cuộc đời con người, mỗi ngày là rất quan trọng, quý giá, đừng để lãng phí thời gian. Cha ông ta xưa chẳng từng để khuyên con cháu bằng một câu ca dao giản dị mà vô cùng sâu sắc: “Đời người được một gang tay Ai hay ngủ ngày, còn lại nửa gang,” đó sao? 2. Suy nghĩ, bình luận, chứng minh mở rộng về câu nói bằng chứng minh Đúng như vậy, cái quý nhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Muốn cho cuộc đời tươi đẹp như hoa, và có một tương lai huy hoàng và tráng lệ, chúng ta không được sống hoài sống phí. Đặc biệt là không được phí hoài thời gian, vì thời gian là một điều kiện rất quan trọng để tạo nên cuộc sống của mỗi con người. Vả lại đã là người ai cũng muốn được sống lâu với thời gian để làm việc, để cống hiến, để tận hưởng niềm hạnh phúc của trần thế. Nhưng thời gian lại được đếm đo theo từng đơn vị cụ thể đó là “một ngày” “mỗi ngày” . Ta có thể hình dung một cuốn sách được hình thành từ những trang cụ thể, thì cuộc đời con người sẽ được làm nên, hoàn thiện từ thời gian của từng ngày, của một ngày. Vì một ngày tuy rất ngắn ngủi, nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội: học tập, lao động sáng tạo. Có những phát minh, công trình khoa học được gặt hái trên hành trình miệt mài làm việc không ngừng, không nghỉ của từng giờ từng ngày, nhưng cũng có những phát kiến thiên tài được lóe sáng, trong một khoảng khắc rất ngắn của thời gian. Những nhà khoa học, những nghệ sĩ vĩ đại đều miệt mài làm việc từng phút, từng giờ, từng ngày trên bàn viết, trong phòng thí nghiệm. Đại văn hào thế giới Bandắc mỗi ngày chỉ ngủ có 4 tiếng đồng hồ. Vì thế tất cả cuộc đời ngắn ngủi của ông đã sáng tạo nên bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” đồ sộ gồm chín mươi bảy tập, một tài sản tinh thần vô giá của nhân loại sống mãi với thời gian. Sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu luôn “Vội vàng” vì sợ thời gian trôi, không đứng đợi: “Vì tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại; còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi; nên bâng khuâng tôi tiếc đất trời”. Cũng có nghĩa là tôi tiếc từng ngày của cuộc đời. Nhà văn hoá lớn, Phan Ngọc, một Người tự học mà biết rất nhiều ngoại ngữ, người đã sáng tạo một số công trình văn hoá đặc sắc đã ngoài 80 tuổi mà đến bữa ăn, còn phải ăn vội, ăn vàng, để chạy đua với thời gian, để tranh thủ từng giây từng phút một mà lao động, sáng tạo 3. Bình luận, mở rộng Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ việc nhỏ và việc lớn, có nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những việc lớn. Người xưa từng nói “góp gió thành bão”. Còn nhà văn thì nói “góp nhặt từng chữ cuộc đời mà viết nên trang”. Đối với chúng ta thì sao? Trong khi có biết bao người đang chạy đua với thời gian, luôn “giục giã” mình và giục giã người hãy mau lên tranh thủ từng phút, từng giờ vì những thành quả lao động, vì những công trình sáng tạo được khai sinh kịp thời, thì cũng có không ít người, thậm chínhững chàng trai, cô gái mới tuổi đôi mươi, mà đã để cho cuộc đời bình thản trôi qua vô vị bằng cách đốt cháy những năm tháng quý giá của đời mình vào những “cuộc truy hoan” thâu đêm suốt sáng, hoặc khép kín phòng riêng miên man ngủ. Thật là “Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày”.(Chế Lan Viên) Kết luận Hiểu được ý nghĩa của thời gian, giá trị của đời mình được làm từ giá trị của mỗi ngày, mỗi chúng ta hãy biến mỗi ngày thành một viên ngọc toả sáng và cả cuộc đời ta sẽ là chuỗi ngọc long lanh, lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Một nhà văn Nga có nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Anh/chị cósuynghĩ gì về câu nói trên? A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Đề này cần: 1.Giải thích nội dung,ý nghĩa câu nói -Về mặt khí tượng học thì Bắc cực là nơi lạnh nhất -Tuy nhiên,xét về quan điểm nhân sinh,Bắc Cực vẫn chưa phải là nơi lạnh nhất. -Vì,theo quan điểm nhân sinh,xét về phương diện trái tim,nơi lạnh nhất là nơi không có tình thương. “Sợ nhất là tâm hồn tật nguyền,vô cảm”. -Thế nào là tình thương và vai trò,ý nghĩa của nó đối với cuộc sống con người. 2.Chứng minh bằng thực tế và văn học -Tình thương của các nhân vật nghèo khổ trong tác phẩm “Vợ nhặt”. -Tấm lòng vị tha tràn đầy yêu thương của nhân vật Giăng-van-giăng trong tác phẩm “Những người khốn khổ” -Phong trào ủng hộ Quỹ vì người nghèo,Quỹ nạn nhân chất độc da cam,Quỹ cứu trợ thiên tai v v sôi nổi rộng rãi trong nhân dân ta nhiều năm qua chứng minh rằng dân tộc ta đang nghèo nhưng có tấm lòng nhân văn cao cả “lá lành đùm lá rách”. 3.Liên hệ bản thân 4.Phương pháp biện luận Giải thích,bình luận,chứng minh,mở rộng,liên hệ. B. BÀI LÀM THAM KHẢO I/ Mở bài Nhiều lần xem ti-vi thấy quang cảnh Bắc Cực bốn mùa băng tuyết. Ở đó nhiệt độ luôn luôn dưới không độ, không có cây cối, chỉnhững núi băng điệp điệp trùng trùng lạnh giá, tôi cứ tưởng đó là nơi lạnh giá nhất của thế giới chúng ta. Nhưng giờ đây, bước vào tuổi mười bay, đôi mươi, qua việc quan sát và suy ngẫm về cuộc sống xung quanh ta và về thế giới loài người, tôi mới thấm thía một sự thực tưởng như nghịch lí nhưng đúng là một quy luật của trái tim: “ Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. II/ Thân bài 1)Theo quan điểm của khí tượng học thì Bắc Cực là nơi lạnh nhất của Địa Cầu. Dưới cái nhìn của khí tượng học, thì Bắc Cực là nơi lạnh nhất. Vì Trái Đất của chúng ta là một hành tinh được chiếu sáng và sưởi ấm bởi Mặt Trời. Nơi nào gần Mặt Trời, được Mặt Trời chiếu rọi nhiều nhất thì nơi đó quanh năm ấm nóng. Đó là những miền đất gần xích đạo. Còn những nơi xa Mặt Trời, được quả cầu lửa chiếu sáng ít thì thiếu ánh sáng và rất lạnh giá. Tiêu biểu là vùng Bắc Cực. Đó là vùng đất bốn mùa tuyết phù, vùng đất của giá băng. Quanh năm nhiệt độ dưới không độ, con người khó mà sinh tồn và phát triển được ở nơi ấy. Quả đúng là xét về mặt khí hậu, thì Bắc Cực là nơi lạnh lẽo nhất của Trái Đất mà loài người từng biết đến 2) Tuy nhiên xét về quan điểm nhân sinh, Bắc Cực vẫn còn chưa phải là nơi lạnh giá nhất Tuy vậy, dù rằng trên Trái Đất này, Bắc Cực là nơi lạnh giá nhất, quanh năm chỉ có tuyết và băng, chỉ có rất ít động vật có khả năng thích nghi đặc biệt với cái lạnh thì mới có thể sinh tồn và phát triển được. Nhưng nơi ấy là cái lạnh được tạo nên bới không gian, vị trí đại lý, điều kiện khí hậu của đất trời. Với bầu không khí lạnh giá ấy, dù sao con người, nhất là con người của thời đại khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển như ngày nay vẫn có thể có nhiều phương thức khác nhau để chống chọi lại và chế ngự được cái lạnh khủng khiếp ấy để sinh sống và thám hiểm nơi “miền đất chết” đó như trang bị những dụng cụ, quần áo chống rét, đốt lửa sưởi. Hằng năm vẫn có những nhà khoa học đã và đang sống và làm việc trên Bắc Cực để ghi lại những thước phim sinh động về cuộc sống trên băng tuyết của những động vật xứ lạnh như hải cẩu, chim cánh cụt… hoặc những bản tin thời tiết cập nhật hằng ngày gửi về trung tâm khí tượng, giúp loài người thấy được những biến đổi khí hậu nơi đó đã ảnh hưởng đến bầu khí quyên Trái Đất như thế nào. Vì thế, Bắc Cực tuy nhiệt độ thời tiết rất thấp, khí hậu rất khắc nghiệt, nhưng con người với ý chí, nghị lực và khát vọng, niềm đam mê khám phá, cùng các phương tiện khoa học hỗ trợ vẫn có thể sống và làm việc được ở nơi lạnh giá khủng khiếp ấy. Như vậy Bắc Cực vẫn chưa phải là nơi lạnh giá nhất. 3) Xét về phương diện trái tim, nơi lạnh giá nhất phải là nơi không có tình thương. Mà nơi lạnh lẽo nhất trên thế gian này là nơi thiếu tình thương, thiếu không khí ấm áp của tình người. Cái lạnh của Bắc Cực là cái lạnh được cảm nhận bằng cảm giác da thịt. Cái lạnh ấy, loài người vẫn có cách khác phục, còn cái lạnh của lòng người, của tình thương là cái lạnh của trái tim thì con người không sao khắc phục được và không thể chịu đựng nổi. Nếu như cái lạnh từ da vào thịt, tuy ghê gớm, nhưng không đáng sợ lắm, thì cái lạnh từ tim ra là cái lạnh khủng khiếp nhất, đáng sợ nhất, không một công nghệ khoa học nào, dù siêu hiện đại cũng không thể khắc phục, chế ngự được. Nếu không có tình thương thì dù đang sống giữa một miền đất chan hòa ánh sáng mùa xuân, trăm hoa đua nở, khoe sắc thắm tươi, con người vẫn cảm thấy tất cả chỉ là hoang mạc lạnh giá, không mảy may dấu hiệu của sự sống. Vậy thế nào là tình thương? Vì sao nó có vai trò và sức mạnh kì diệu đối với con người hơn cả khí hậu, ánh nắng mặt trời? 4) Thế nào là tình thương và vai trò, ý nghĩa của nó đối với cuộc sống con người Tình thương là tình cảm đẹp đẽ, tự nhiên giữa con người và con người, là tấm lòng chân thật, cảm thông, thương yêu, hy sinh cho nhau, là khởi đầu của mọi tính cảm rộng lớn và thiêng liêng cao cả nhất. Đó có thể là tình cảm cha mẹ, con cái trong gia đình, xa rộng hơn nữa là tình yêu, tình bạn bè, hàng xóm, quê hương, đồng loại,… Tình thương không chỉ được biểu hiện bằng cảm xúc, những rung động của trái tim, mà quan trọng hơn còn được thể hiện bằng hành động như những lời hỏi thăm, động viên, an ủi chia sẻ với những người khác khi người đó gặp điều bất hạnh, không may mắn trong cuộc sống. Tình thương có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Theo Nam Cao nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác nhận tư cách làm người: “ Hắn ( chỉ Hộ, nhân vật chính trong tác phấm “Đời thừa” của Nam Cao) có thể từ bỏ tình yêu,thứ tình yêu vị kỉ. Nhưng hắn không thể bỏ tình lòng thương. Hắn có thể hèn nhát, nhưng như thế hắn vẫn được gọi là người… Nếu không có tình thương thì con người chỉ là con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ ”. Đối với con người chúng ta, tình thương là sức mạnh, tình thương là hạnh phúc. Một lời nói dịu dàng, đầy tình thân ái, một lời an ủi động viên, khích lệ, một hành động giúp đỡ cưu mang người khác trong khó khăn hoạn nạn sẽ giúp cho người đó có thêm sức mạnh, ý chí nghị lực vượt qua tất cả, để hướng về phía trước với nụ cười tươi vui, rạng rỡ. Người nào luôn luôn dành cho người khác những tình cảm yêu thương, nhân ái, người đó không chỉ mang lại niềm hạnh phúc cho họ, mà chính bản thân mình cũng được hưởng hạnh phúc, được sống trong niềm vui thanh thản của trái tim. Nếu mọi người sống trong tình yêu thương nhân ái, thì xã hội loài người luôn được sống trong bầu không khí ấm cúng chan hòa, bất chấp khí hậu đất trời khắc nghiệt đầy lạnh giá. Đại văn hào nước Pháp Huy-gô đã có một câu nói nổi tiếng: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh Mặt Trời, không có đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được” 5)Chứng minh bằng thực tế và văn học. Đọc “Vợ nhặt”, mỗi chúng ta ai cũng thấm thía, cảm động trước tấm lòng nhân ái, vị tha bao la của bà cụ Tứ. Giữa cơn đói năm Ất Dậu khủng khiếp, ngoài đường ngập đầy tử khí, trong nhà phải ăn cháo cám. Nhưng những lời đông viên an ủi giàu lòng yêu thương của bà cụ Tứ đối với con trai, con dâu đã làm với đi chất đắng chát của vị cám nơi cổ họng để đem lại chất thơm, chất ngọt trong lòng mọi người. Tình thương bao la ấm nóng của người mẹ đã làm cho không khí gia đình từ sự trơ trọi trở thành đầm ấm, giá lạnh trở thành vui tươi, bóng tối âm u trở thành nắng sớm chan hòa. Tình thương là tất cả. Đọc “Những người khốn khổ” của Huy-gô, chúng ta ai mà chẳng xúc động trước tấm lòng tràn đầy yêu thương, vị tha của Giăng- van-giăng đối với người phụ nữ khổ đau Phăng-tin trong giây phút hấp hối. Ông như người mẹ hiền chăm chút cho đứa con yêu: ông nhẹ nhàng thắt lại dây rút cổ áo, vén gọn tóc vào trong chiếc mũ vải, rồi ông vuốt mặt cho chị. Sau đó ông ghé miệng thì thầm vào tai chị. Thế là trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng-tin đã hiện lên một nụ cười không sao tả nổi. Con người vô cùng đau khổ ấy, trước lúc giã từ cõi thế gian còn được Giăng-van-giăng ban cho nụ hôn chân thành và thánh thiện. Nụ hôn ấy đã khiến cho linh hồn chị trở thành thiên thần với đôi cánh kỳ diệu bay nhè nhẹ vào bầu trời trong sáng của cõi vĩnh hằng. Đúng tình thương là nguồn ấm nóng như vầng dương và có một sức mạnh vô song và đầy huyền bí. Ta có thể tìm được rất nhiều dẫn chứng cảm động và đầy thuyết phục về vai trò và ý nghĩa của tình yêu thương con người. Nếu con người sống không có tình thương giữa người và người, mà chỉ sống trong sự ích kỷ, đố kị và bằng những con mắt vô cảm, lạnh lùng với nhau thì con người luôn chịu cảnh: “Hiu hắt nhẽ bốn phương trời vò võ; Lạnh lùng chăng sầu một khối chon von; Cô đơn muôn lần, muôn thuở cô đơn” ( Xuân Diệu). Sống trong xã hội “Tiền trao cháo múc”, không tình nghĩa trước đây, trái tim các thi sĩ lãng mạn đặc biệt là Xuân Diệu luôn run rẩy vì: “Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo; Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da”. Rõ ràng là thiếu tình người, không có tình yêu thương, cuộc đời bỗng trở thành một sa mạc đìu hiu, lạnh giá, cằm cỗi, không còn sự sống, niềm vui và hy vọng. Con người tồn tại ở nơi ấy chỉnhững cái xác không hồn III/ Kết luận Hiểu như vậy, chúng ta mới thấm thía câu nói của nhà văn Nga giàu sức khái quát và mang ý nghĩa nhân văn, nhân sinh sâu sắc: “Không nơi nào lạnh lẽo hơn nơi lạnh giá của trái tim con người trên thế gian này”. Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: …“Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?” ( Thơ Tố Hữu _ trang 532) A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI -Đề này cần 1.Nội dung ý nghĩa về lẽ sống “vay trả,nhận-cho”,sống phải có ích. Đã là chiếc lá thì phải làm xanh cho đời. Đã là con chim thì phải dâng cho đời tiếng ca lảnh lót, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”.Đã là người thì phải có lẽ sống.Lẽ sống của con người là phải sống có ích,sống có nhận,có cho,có vay,có trả. 2.Thế nào là lẽ sống đẹp “Có vay có trả,có ích cho đời” Sống ở đời là đã ,mắc nợ.Cha mẹ cho ta cuộc đời,nhân dân đất nước cho ta cho ta nơi ở thanhbình,cuộc sống bình an,để ta học hành,vui chơi,ăn mặc,chữa bệnh v v Ta phải trả cho đời bằng cuộc sống có ích,cống hiến 3.Chứng minh bằng thực tế và hình tượng văn học Các anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thụ,Võ Thị Sáu,Lý Tự Trọng,Nguyễn Văn Trỗi,Đặng Thùy Trâm,Nguyễn Văn Thạc v v là những tấm gương có lẽ sống đẹp. Hình tượng cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, “Người mẹ cầm sung”của Nguyễn Thi về hình tượng người mẹ,chị Sứ v v 4.Phê phán lối sống chưa đẹp của một số bộ phận thanh niên Một bộ phận thanh niên ngày nay chưa có lẽ sống đẹp,dẫn tới lối sống chưa đẹp.Họ đua đòi,ăn chơi,lười học,lười làm việc,xa hoa,lãng phí.Họ nhận nhiều hơn cho,vay mà không trả.Nhiều khi họ trở thành người bất hiếu,vô ơn bạc nghĩa,huỷ hoại cuộc đời họ và phá hoại xã hội B. BÀI LÀM THAM KHẢO I/ Mở bài “Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: …“Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?” II/ Thân bài 1)Sống phải có ích Bằng hình ảnh “Nếu là con chim, chiếc lá; Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh”, Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn”. 2)Con người chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Mà sống đẹp là có “vay” có “trả” và cao hơn nữa sống là cống hiến, hy sinh cho đời. Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gooc –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”. Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ắt quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?. 3)Chứng minh bằng thực tế. Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP). Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc: “Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ Những sư đoàn không súng, lại xung phong Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.” (Tố Hữu). Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai. 4)Phê phán lối sống chưa đẹp của một số bộ phận thanh niên. Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ. III/ Kết luận Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” Phát biểu suy nghĩ về ý kiến: “ Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian lời nói và cơ hội” A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Đề này cần : 1.Giải thích ý kiến: - Thời gian đối với đời người có hạn, vì vậy rất quý giá. - Lời nói phản ánh tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan điểm của con người. Vì vậy, con người phải thận trọng “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” . Lời nói đi đôi với việc làm, có làm được thì hãy nói. - Cơ hội đến với mỗi người là rất hiếm, phải tranh thủ tận dụng khi có cơ hội. 2. Bình luận mở rộng - Mỗi người phải biết tận dụng, khai thác có hiệu quả quỹ thời gian, lời nói và cơ hội để hoàn thiện bản thân, học tập và làm việc tốt, thành đạt trong cuộc sống, - Để sử dụng có hiệu quả ba điều nói trên, con người cần có học vấn, tri thức, sức khỏe. - Sống có lý tưởng có mục đích cao đẹp mới giúp người ta quý trọng và sử dụng hết tốt quỹ thời gian, lời nói và cơ hội. - Phê phán những lời nói ba hoa, không biết quý trọng thời gian, lời nói và cơ hội. 3. Chứng minh, liên hệ bằng thực tế và thơ văn 4. Sử dụng, tổng hợp các thao tác lập luận, giải thích, bình luận, chứng minh. B. BÀI LÀM THAM KHẢO Mở bài : Ý kiến “ Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội” gợi mở cho chúng ta nhiều suy nghĩ và hướng dẫn cho ta phương châm sống ở đời. Thân bài Thời gian, lời nói và cơ hội là những thứ quý báu nhất cần được con người sử dụng cân nhắc, thận trọng, hợp lý và hiệu quả trong cả cuộc đời. 1. Thời gian đối với đời người là có hạn. Thời gian đối với vũ trụ là vô hạn nhưng đối với đời người là hữu hạn. Thời gian trôi đi sẽ không bao giờ lấy lại được. Quỹ thời gian đời người có hạn và trôi nhanh. “ Như bóng câu qua cửa sổ”. Chúng ta phải quý thời gian, tận dụng thời gian để sống, để học tập và lao động .“ Việc hôm nay không để ngày mai” . 2. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói Lời nói như “mũi tên bay, đã bắn ra khỏi cung thì không lấy lại được”, vì vậy, chúng ta phải ”Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Vì sao? Vì lời nói phản ánh tư tưởng, đạo đức tác phong của ta, không chỉ ảnh hưởng tới bản thân ta mà có khi còn ảnh hưởng tới người khác. Lời nói là nói cho người khác nghe. Ý nghĩa và ấn tượng mà lời nói ta gây cho người khác là không thể quên, nếu có sai sót thì rất khó đính chính, rất khó sửa sai mặc dù chúng ta có thể “nói lại cho rõ”. Đặc biệt là khi ta nói về người thứ ba, “nói sau lưng”, rất dễ gây hiểu lầm cho người khác, phải cẩn thận và suy nghĩ trước khi nói. “ Lời nói là đọi (bát) máu” có khi gây cho người ta uất ức, đưa người ta đến chỗ tự tử hoặc tù tội, ví dụ có một số sinh viên ở ký túc xá đã tự tử vì bị bạn cùng phòng nghi ngờ khi bị mất tiền. Lời nói có sức mạnh và ta phải thận trọng khi nói. 3. Cơ hội là điều hiếm gặp trong đời người Cơ hội là cơ may, may mắn, một điều kiện rất thuận lợi đến với ta trong cuộc đời, nhờ nó ta có thể thay đổi cuộc đời, “ đổi đời” như một việc làm phù hợp có thu nhập cao, một học bổng đi học nước ngoài, một bệnh nhân gặp được thầy thuốc giỏi “ gặp thầy, gặp thuốc”.Cơ hội hiếm có trong đời, khi gặp cơ hội chúng ta phải nắm lấy kịp thời, cơ hội qua đi chúng ta rất khó gặp lại. 4. Phải làm để tận dụng thời gian, lời nói và cơ hội. “Thời gian, lời nói và cơ hội” có thể nói chúng lả ba điều quý giá nhất trong cuộc sống. Mọi điều khác trong cuộc sống đều suy đến cùng chúng ta đều có thể có được nếu chúng ta sử dụng có hiệu quả 3 điều nêu trên. Tiền bạc, của cải có thể có được từ sử dụng tốt thời gian và cơ hội. Bạn bè có được từ ứng xử, từ “Lời nói” của ta. Công danh sự nghiệp thành công khi “thời gian, lời nói và cơ hội” được chúng ta sử dụng tốt nhất. Chúng ta phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện tốt mới có thể tận dụng cơ hội, sử dụng hiệu quả thời gian và lời nói, ứng xử, chuẩn bị tốt hành trang vào đời, cả về sức khỏe, kỹ năng sống, và chuyên môn, nghề nghiệp. Không chuẩn bị tốt thì khi có cơ hội khó có thể nắm bắt được. Ví dụ, nhiều người có cơ hội đi làm hoặc tu nghiệp nước ngoài nhưng ngoại ngữ hoặc sức khỏe kém, không nắm bắt được. Bác Hồ là mẫu mực về quý trọng thời gian, lời nói và cơ hội. Nhận ra thời cơ chín muồi năm 1945, Bác Hồ đã quyết tâm “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập tự do”. Rất nhiều lời dạy của Bác Hồ đã trở thành “Lời hay ý đẹp”, phương châm sống của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải phê phán lối sống hưởng thụ xa hoa, đua đòi, lười biếng trong học tập và lao động, lối sống đó không biết trọng thời gian, lãng phí thời gian của mình và của người thân ( tiền bạc của cha mẹ là do thời gian lao động tích lũy lại của ông bà, cha mẹ) . Lười biếng sẽ làm cho người ta không tận dụng được khi gặp cơ hội tốt và lời nói ứng xử sẽ không được người ta tôn trọng. Chúng ta phải biết quý trọng thời gian, lời nói và cơ hội. Ý thức đầy đủ sâu sắc giá trị quý báu của chúng sẽ là bó đuốc soi đường cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Thời gian đối với một đời người là rất quý giá. Vì vậy, chúng ta phải sống sao cho “ khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn” ( trích Thép đã tôi thế đấy). Quý trọng thời gian của đời người, con người sống có lý tưởng, có mục đích sống là cống hiến, hy sinh cho đời. “Không hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà chúng ta phải hỏi thanh niên đã làm cho đất nước” . Con người có mục đích sống đúng đắn, sống có lý tưởng mới biết quý trọng thời gian. Quý trọng thời gian thể hiện trong học tập có kết quả cao, lao động có năng suất cao, quý trọng của cải đồng tiền mà mình đang có. Quý trọng lời nói, ông cha ta đã có nhiều câu, như “ lời nói là bạc, im lặng là vàng”, “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa long nhau”, “học ăn, học nói, học gói, học mở”, “quân tử nhất ngôn”. Lời nói đã nói ra, dù tiếc nuối đến mấy cũng không thể lấy lại được. “Nói một thước không bằng làm một tấc”. Nói phải đi đôi với làm Cơ hội đến với một dân tộc, một đất nước hàng trăm năm, có khi hàng nghìn năm mới có một lần. Cơ hội hiếm có như vậy, khi gặp cơ hội nếu không tranh thủ được thì sẽ không bao giờ gặp lại. Cơ hội là sự hội tụ của nhiều điều kiện khách quan và chủ quan nên rất quý giá. Kết luận Thời gian, lời nói và cơ hội là những thứ ta có và gặp trong đời, nhưng rất quý giá. Ta phải sử dụng chúng một cách có lợi nhất, hiệu quả nhất. Anh (chị) hãy giải thích và bình luận câu nói của Nguyễn Bá Học “ Đường đi khókhông khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núie sông”. A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1. Nội dung ý nghĩa cơ bản của câu nói Bằng lối nói hình ảnh, bóng bẩy, Nguyễn Bá Học, qua câu văn của mình đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa cốt lõi quan trọng nhất trên hành trình của cuộc đời: những vật cản, khó khăn của con đường sự nghiệp và thái độ của con người trước khó khăn đó. Chỉ những người có bản lĩnh, dám vượt qua mọi khó khăn trở ngại trên đường đời, can đảm đi tiếp quyết không sờn lòng, nản chí, để cho gian khổ đẩy lùi, đè bẹp mình, thì mới có thể đi tới đích và đạt được thành công. Câu nói của Nguyễn Bá Học nhằm đề cao sức mạnh tinh thần ý chí nghị lực, sự vượt khó và phê phán sự mềm yếu, dễ e ngại, sợ hãi trong lòng người trước khó khăn thử thách. 2. Bài phải giải quyết được bốn ý cơ bản a. Con đường đi cũng như con đường đời, con đường sự nghiệp là một con đường đầy chông gai, thử thách. b. Đường đi, đường đời chông gai, thử thách cũng không đáng sợ. Mà cái đáng sợ nhất là lòng người ngại khó, ngại khổ, dễ sờn lòng nản chí c. Một khi con người đã có ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khó, sẵn sàng dẹp bỏ mọi nỗi sợ hãi trong lòng, thì dù đường đi khó đến mấy cũng có thể tới đích, sự nghiệp có gian nan đến mấy cũng thành công d. Bình luận chứng minh mở rộng 3. Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận: Giải thích, bình luận, chứng minh B. BÀI LÀM THAM KHẢO Mở bài Thực tế cuộc sống cho ta thấy rõ một điều hiển nhiên như chân lý. Đó là dù hành trình cuộc đời luôn luôn gặp biết bao khó khăn, trở ngại, đầy thử thách, chông gai, nhưng nếu có ý chí, nghị lực, không lùi bước, không sờn lòng nản chí, luôn luôn biết vươn lên phía trước, thì chúng ta sẽ vượt qua và đi về tới đích. Đúng như Nguyễn Bá Học đã từng nói “Đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”. Thân bài: 1. Con đường đi cũng như con đường đời là một con đường vô cùng gian khổ, đầy những chông gai, trở ngại. [...]... cao) gợi cho anh chị suy nghĩ về việc thi cử của bản thân? Đề 2 Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật Trương Ba nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” Câu nói trên để lại cho anh (chị) những suy nghĩ gì? Đề 3 Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, nghĩ về danh và thực trong xã hội chúng ta ngày nay Đề 4 Bài thơ... tích tác phẩm hay phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm) Với đề bài “Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu”, học sinh có thể lựa chọn vấn đề (điều là cảm nhận sâu sắc của bản thân) và thao tác được sử dụng để triển khai bài biết (phân tích hay phát biểu cảm nghĩ) Với đề bài: “Suy nghĩ cua anh (chị) về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống”, có thể căn cứ vào những từ ngữ “mối... thông điệp mà câu ngạn ngữ Hy Lạp nói với chúng ta Quan điểm của anh (chị) về vấn đề thời trang HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1 Đề này thuộc loại đề mở, nghĩa là không chỉ rõ yêu cầu học sinh phải giải thích, chứng minh hay bình luận Tuy nhiên những đề bài kiểu suy nghĩ của anh chị, quan điểm của anh chị về một vấn đề nào đó, thường là kiểu bài thiên về bình luận, giải thích 2 Vì vậy, ở đây chúng ta có thể triển... xã hội chúng ta ngày nay Đề 4 Bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin và những suy nghĩ của anh (chị) về một tình yêu tuyệt đẹp Đề 5 Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện sau: Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 kilomet Khi bước ra khỏi xe anh thấy một bé gái đang đứng khóc trên vỉa hè Anh đến và hỏi nó sao lại khóc - Cháu muốn mua một bông hoa hồng... sự phân tích đoạn thơ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó Nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học: Thường là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật,… Để lập ý, học sinh cần hiểu kĩ, hiểu sâu về tác phẩm, biết cách... nghiêng về nội dung (tìm tòi, lựa chọn và nêu lên các vấn đề, ý kiến) Yêu cầu văn nghiêng về cách trình bày, diễn đạt Trong thực tế, có những bài viết đủ ý, thậm chínhững phát hiện mới mẻ về nội dung, nhưng văn viết lại chưa hay; ngược lại, có những bài viết đọc lên thấy văn trau truốt nhưng suy nghĩ kĩ thì không có ý sâu sắc mới mẻ Ý nghiêng về việc tác động tới lí trí, văn nghiêng về việc... tình trạng ngày càng khan hiếm của nó Chúng ta phải hành động ngay ngày hôm nay để bảo vệ các dòng sông, cánh rừng, nguồn nước sạch cho nhân loại và các thế hệ con cháu tương lại Bản thân em sẽ sử dụng nước tiết kiệm và giữ gìn cho môi trường sống xanh, sạch, đẹp, hành động thiết thực để giữ gìn nguồn nước sạch đang với cạn Trồng cây, gây rừng, bảo vệ các cánh rừng là một trong những biện pháp rất quan... Nghị luận về một nhân vật Ví dụ: Đề 1 Vai trò của người “vợ nhặt” trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Kim Lân Đề 2 Hình ảnh bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) Nghị luận về một nhân vật có nội dung xoay quanh các biểu hiện về phẩm chất, lối sống, tư tưởng của nhân vật, trên cơ sở đó có những đánh giá về vai trò ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề về tác phẩm, về thành... tặc.Nhà nước và dân ta phải có quyết tâm cao và có nhiều biện pháp chống lại bọn lâm tặc Ngày nay, để phát triển kinh tế và đô thị, người ta phải lấy đất rừng để xây dựng nhà xưởng, khu công nghiệp, khu đô thị Không gian sống của động vật hoang dã bị thu hẹp Cây rừng bị chặt phá, nguồn nước sạch như sông ngòi, ao hồ, nước ngầm đang vơi cạn, và bị làm vẩn đục, ô nhiễm Điều đó gây ra hậu quả khôn lường Loài... công” Làm để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh sạch đẹp A HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Môi trường sống là các yếu tố vật chất trong không gian mà chúng ta sinh sống, bao gồm đất đai, không khí, nước sạch, nhà cửa, đường phố, nhà máy… ở xung quang Môi trường sống ngày nay đang bị ô nhiễm bởi dân số tăng nhanh và hoạt động kinh tế làm tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và rác thải ngày càng nhiều, . Đề tài: Anh chị nghĩ gì về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá? Mục lục Anh chị nghĩ gì về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá? Mở. bình luận. Tuy nhiên những đề bài kiểu suy nghĩ của anh chị, quan điểm của anh chị về một vấn đề nào đó, thường là kiểu bài thiên về bình luận, giải thích. 2.

Ngày đăng: 21/02/2014, 19:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w