Nhữngcáchkỷluật sai lầmcủacha mẹ.
Tạo ra tính nguyên tắc cho con là nhiệm vụ quan trọng nhất, đồng thời gây
ra những rắc rối khó khăn cho các bậc phụ huynh nhiều nhất. Hãy ghi nhớ
rằng: Việc thử thần kinh củacha mẹ cũng là "nghề" của trẻ.
Không phải bao giờ cũng dễ dàng, tuy nhiên có một số cách đơn giản để
hình thành các nguyên tắc hiệu quả với trẻ. Phụ huynh có thể bắt đầu
bằng việc ghi nhớ: Trẻ nhỏ luôn có phản ứng tốt nhất với các thông điệp
mang tính tích cực. Ví dụ, thay vì nói: "Con đừng có chạy!" Hãy đổi thành:
"Con đi bộ từ từ thôi nhé!". Trẻ cũng cần sự nhất quán trong cách dạy của
người lớn. Các bậc cha mẹ hãy sẵn sàng để tránh 3 cạm bẫy sailầm
nhiều khả năng gặp trong việc dạy con như dưới đây:
1. Mua chuộc
Vấn đề:
Bạn đang trong một cửa hàng hay siêu thị, bạn đang tuyệt vọng mong chờ
đến lượt mình vượt qua dòng người đang đợi chờ kia để thanh toán.
Trong khi đó, có một đứa trẻ bám riết lấy bạn và mè nheo được mua cho
một thanh kẹo. Những tiếng rền rĩ khác đi kèm: "Con ghét mẹ, ghét, ghét!".
Để cho bé im lặng, và để đầu óc bạn không phải căng ra, bạn mủi lòng
mua cho trẻ một thanh kẹo. "Ah, không còn đứa trẻ rên rỉ lải nhải nữa".
Cho tới lần tiếp theo bạn lại đi siêu thị hay cửa hàng.
Theo các bậc cha mẹ, chắc chắn vật đút lót luôn là cách nhanh nhất, dễ
dàng nhất; thường là "mẹo vàng" chặn đứng sự hỗn loạn xuất phát từ con.
Tuy nhiên, hòa bình mà bạn mua bằng thanh kẹo chỉ là giải pháp tạm thời.
Về lâu dài, mua chuộc dạy con bạn rằng chúng có thể cư xử không phải
phép mà vẫn nhận được phần thưởng cho hành vi đó.
Phương án thay thế:
Trên đường tới siêu thị, nhắc nhở con tại sao mình và con lại tới nơi này:
"Mẹ và con đển siêu thị chỉ để mua những thứ có trong danh sách mà
chúng ta đã thống nhất khi ở nhà: Rau này, thịt bò này, xà bông này ".
Khi đó, bạn hãy giao cho trẻ một nhiệm vụ: "Giúp mẹ tìm những thứ đồ
không có trong danh sách và bỏ ra ngoài nhé!". Lợi ích từ nhiệm vụ này:
Giúp trẻ không sao nhãng, dạy trẻ cách lên kế hoạch và tăng cường kỹ
năng đọc - viết. Tại siêu thị, nếu trẻ nài nỉ vì đói, và bắt đầu mè nheo cho
những thanh kẹo, bố mẹ nên nói rằng mình sẽ vui hơn thay vì mua kẹo,
bạn sẽ mua cho con một quả chuối, hay quả táo.
Khi bé cư xử giống như thiên thần trong suốt cuộc đi mua sắm, ghi nhớ
điều quan trọng là thưởng cho bé. "Mẹ đánh giá cao cách con giúp đỡ mẹ
trong siêu thị!". Thường xuyên sử dụng hình thức khích lệ tích cực này là
tất cả những gì một đứa trẻ mong muốn được nghe, và với cách này trẻ sẽ
hình thành nên thói quen cư xử tốt và duy trì trong những lần tiếp. (Một
phương pháp vừa không tốn tiền, vừa lành mạnh và hiệu quả hơn so với
thanh kẹo). Nếu bạn muốn thưởng cho trẻ nhiều hơn một lời khen, cân
nhắc vài ý tưởng (lưu ý không phải đồ chơi hay thiết đãi vật chất): Một
chuyến đi chơi hay một câu chuyện trước giờ ngủ là thông điệp: hành vi
tốt có phần thưởng xứng đáng.
2. Quát tháo
Vấn đề:
Đã bao giờ bạn la hét quát tháo con, "Im miệng ngay!". Dường như quá
ngớ ngẩn để hét lên để bắt một ai khác im lặng, đúng không nào? Khi
những đứa trẻ "châm ngòi cho cuộc giận dữ" - mọi trẻ em 6 tuổi nào cũng
là thiên tài và thành thạo phi thường về khả năng này - có thể khó khăn để
giữ bình tĩnh, thậm chí với những bậc cha mẹ kiên nhẫn nhất. Nhưng hét
lên là một trong những hình thức kỷluật kém hiệu quả nhất. Trẻ không
nghe những từ bạn đang thét. Chúng chỉ nghe sự giận giữ. Và tồi tệ hơn,
sau tất cả những la hét, chúng hiếm khi thay đổi hành vi của mình (Còn
bạn? bạn sẽ cảm thấy mình giống như một con quái vật khi nhìn thấy cái
sự kinh hoàng trên gương mặt con).
Phương án thay thế:
Nếu bạn thấy bản thân đang ở trong tình huống thôi thúc được la hét lên,
hãy nỗ lực đi ra chỗ khác. Trên thực tế, nói có vẻ dễ hơn làm nhiều,
nhưng nó đáng giá để bạn nỗ lực, một khi bạn có khoảng thời gian "dừng
bản thân lại một lát", bạn sẽ có thời gian suy nghĩ và tĩnh tâm. Hoặc thử
đếm đến 10 trước khi bùng nổ và hét lên. Nếu bạn có thể kìm nén để đếm
10, bạn có nhiều cơ hội thoát khỏi cơn giận này. Trong trường hợp với
bạn, phương án rời khỏi phòng khả thi hơn, khi quay lại với con hãy nói
thật bình tĩnh lý do vì sao bạn giận bé: "Mẹ muốn con nhặt đồ chơi lên
trước khi đi ra ngoài sân". Sau đó nói với trẻ điều bạn muốn bé làm: "Con
nhặt đồ chơi cất lên giá. Sau đó con có thể ra sân chơi".
3. Không giữ lời hứa
Vấn đề:
"Nếu con không tắt TV ngay, sẽ không có chuyện xem TV vào cuối tuần
nữa. Mẹ nói là làm đấy!" Thật không? Chúng ta thường đe dọa những điều
mà chúng ta không - hoặc không thể - làm theo tới cùng. Con cái chúng ta
biết điều đó. Như một hậu quả khôn lường: trẻ không còn coi trọng lời đe
dọa về sự trừng phạt
Phương án thay thế:
Cân nhắc xem hậu quả từ hành vi sai trái của con mình trước khi thông
báo cho trẻ rằng trẻ đang cư xử không đúng. Bên cạnh đó, đảm bảo rằng
lần thông báo này sẽ là lần đầu tiên, đồng thời là lần duy nhất bạn phải nói
ra với trẻ (ví dụ hãy nhấn mạnh: Con có thật sự muốn cả nhà mình vẫn sẽ
đi picnic vào cuối tuần, hay chúng ta không đi nữa?). Một khi bạn đã bắt
đầu nêu lên hình thức giải quyết bằng sự kiện ("cuối tuần này đi hay không
đi picnic, điều đó phụ thuộc con có "ngoan" không), thì hãy nhớ rằng bạn
phải chịu trách nhiệm nghiêm túc cho lời nói đó. Tuy nhiên, cũng nên nói
những câu ngắn gọn, dễ hiểu, nhẹ nhàng, nhưng cũng không thiếu phần
cứng rắn (ví dụ: "Nếu con lau đĩa, con sẽ được ăn hoa quả tráng miệng.
Nếu con không lau đĩa, sẽ không có hoa quả tráng miệng nào hết). Đơn
giản, phù hợp và thật sâu sắc.
. Những cách kỷ luật sai lầm của cha mẹ.
Tạo ra tính nguyên tắc cho con là nhiệm vụ quan trọng nhất, đồng thời gây
ra những rắc rối khó. tĩnh, thậm chí với những bậc cha mẹ kiên nhẫn nhất. Nhưng hét
lên là một trong những hình thức kỷ luật kém hiệu quả nhất. Trẻ không
nghe những từ bạn đang