BÀI TIỂU LUẬN CUỐI kỳ đề tài văn hóa, văn minh ấn độ phản ánh qua tác phẩm văn học cổ trung đại

12 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI kỳ đề tài văn hóa, văn minh ấn độ phản ánh qua tác phẩm văn học cổ trung đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: Văn hóa, văn minh Ấn Độ phản ánh qua tác phẩm văn học cổtrung đại

Giảng viên hướng dẫn:TS Nguyễn Khánh Vân

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là bài làm do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong bài nghiên cứu là

trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.

Trang 3

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn

Khánh Vân – giảng viên bộ môn Lịch sử VMTG Trong suốt quá trình học tập

và tìm hiểu bộ môn, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn Trong quá trình hoàn thành bài nghiên cứu, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được những góp ý từ cô để bài làm được hoàn thiện hơn.

Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy.

Trang 4

I – Tổng quan về Ấn Độ cổ trung đại

Ấn độ là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc lấy dãy núi Vindya làm ranh giới Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) Sông Ấn chia làm 5 nhánh, nên đồng bằng lưu vực sông Ấn còn được gọi là vùng Pungiáp (vùng Năm sông) Tên nước Ấn Độ là gọi theo tên con sông này Sông Hằng ở phía Đông được coi là một dòng sông thiêng Từ xưa nhân dân Ấn Độ thường đến khúc sông ở thành phố Varanadi (Bênarét) để cử hành lễ tắm mang tính chất tôn giáo Cả hai dòng sông này đã bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh nước này.

Cư dân Ấn Độ, về thành phần chủng tộc gồm hai loại người chính: Người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền Nam và người Arya chủ yếu cư trú ở miền Bắc Ngoài ra còn có nhiều tộc khác như người Hy Lạp, người Hung Nô, người Arập Họ dần dần đồng hóa về các thành phần cư dân khác, do đó vấn đề bộ tộc ở Ấn Độ là một vấn đề hết sức phức tạp.

Thời cổ trung đại, phạm vi địa lí của nước Ấn Độ bao gồm cả các nước Pakistan, Bangladesh và Nepal ngày nay.1

II– Văn minh, văn hóa Ấn Độ qua tác phẩm “Mahabhaarata” và “Ramayana”

1 Sơ lược về tác phẩm “Mahabharata”

1 Giáo trình L chị s ửvăn minh thếế giớ i – Vũ Dương Ninh

Trang 5

Mahabharata là bản trường ca gồm 220000 câu thơ Đây là bộ sử thi dài nhất thế giới Bản trường ca này nói về một cuộc chiến giữa các con cháu Bharata Tương truyền rằng người soạn lại bộ sử thi này là Viasa Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ ngày đó.

Cốt truyện như sau: “Ở thành phố Haxtinapua có một dòng họ vua chúa

gọi là Curu vốn là con cháu của vua Bharata Dòng họ này có hai anh em làDritarattora và Pandu Vì người anh bị mù nên Pandu được làm vua.Dritarattora có 100 con trai, gọi chung là anh em Curu, còn Pandu có 5 contrai, gọi chung là anh em Pandu Sau khi Pandu chết, anh em Curu và anh emPandu chia đôi vương quốc Nhưng vì muốn chiếm toàn bộ đất nước, anh emCuru đã thách anh em Pandu đánh bạc Nhờ gian lận, anh em Curu thắng liêntiếp Bị mất hết mọi của cải, anh em Pandu đặt phần đất nước của mình vàocanh bạc nhưng cũng bị thua nốt Theo lời giao hẹn, anh em Pandu bị trụcxuất và phải trốn tránh trong 13 năm, không được để phía anh em Curu phát

Trang 6

Hết kì hạn, anh em Pandu trở về yêu cầu anh em Curu trả lại đất đaicho họ, nhưng lại bị từ chối, do đó một cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai bênbùng nổ Sau 18 ngày đánh nhau dữ dội, hàng trăm triệu người đã bị tử trận,phe Curu chỉ có 3 người sống sót, cả 100 anh em Curu đều chết Phe Pandutuy thắng lợi nhưng cũng chỉ còn lại 6 người, trong đó có 5 anh em Pandu”.

Mô tả hiện đại của

Murudeshwara, Karnataka.

Xoáy vào cốt truyện ấy, bộ sử thi này đã miêu tả rất nhiều cảnh khác nhau với những chi tiết li kì như cảnh ăn chơi xa hoa ở chốn cung đình, những cuộc tình duyên éo le nhưng chung thủy, những cảnh sinh hoạt trong xã hội lúc bấy giờ và đậm nét nhất là cảnh chiến đấu anh dũng nhưng vô cùng thảm

Trang 7

khốc Hơn nữa, cùng với thời gian, những câu chuyện như vậy không ngừng

2 Sơ lược về tác phẩm “Ramayana”

Ramayana là một bộ sử thi dài 48000 câu thơ, tương truyền tác giả là Vanmiki, mô tả cuộc tình giữa chàng Rama và công chúa Sita (con của mẹ đất) Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian và một số nước Đông Nam Á.

Cốt truyện như sau: Trong thời Vêđa, vương quốc Côxala được sống

trong cảnh thanh bình dưới sự trị vì của vua Đaxarađa Người con trưởng củavua là Rama, một thanh niên thông minh dũng cảm và có đạo đức được vuachọn làm thái tử nối ngôi Gần đó, có một vương quốc khác là Viđêha,

Trang 8

dân chúng cũng được an cư lạc nghiệp dưới quyền thống trị của vua Gianắc.Bản thân vua cũng cầm cày cày ruộng Một hôm nhà vua đang cày, bỗng thấytừ luống cày hiện lên một thiếu nữ xinh đẹp Nhà vua đem về nuôi, đặt tên làSita và coi như con Khi Sita đến tuổi lấy chồng, nhà vua tổ chức một cuộc thibắn cung để kén phò mã Nhiều thanh niên tham dự cuộc thi, nhưng chỉ cóRama giương nổi cây cung của nhà vua Rama được kết hôn với công chúaSita Nhưng một ái phi của vua Đaxarata vì ghen với hoàng hậu có con trai làRama được làm thải tử nối ngôi nên yêu câu vua đày Rama ra khỏi đất nước14 năm Rama cùng Sita đến sống ở trong rừng Một công chúa góa chồngmột hôm dạo chơi trong rừng gặp Rama rồi đem lòng yêu chàng Bị từ chốiquyết liệt, nàng công chúa ấy tức giận nên bảo em trai mình là Ravan, vuanước Quỷ ở đảo Lanca bắt cóc Sita Nhờ sự giúp đỡ của vua nước Vượn LàXugriva, Rama tổ chức được một đội quân gồm toàn vượn và gấu Theo lệnhcủa Rama, một cái cầu được xây dựng nối liền lục địa với đảo Lanca Ngàynay, giữa Ấn Độ và Sri Lanka có những hòn đảo mà theo truyền thuyết của cưdân địa phương, đó chính là dấu vết của cái cầu ấy Với đội quân vượn và gấuđó, Rama đánh bại vua nước Quỷ và cứu được Sita Thời gian đi đày cũng hết,Rama trở về đất nước của mình và lên làm vua.

Chương cuối do người đời sau thêm vào kể tiếp rằng mặc dầu Sita đãthắng được cuộc thử lửa, Rama vẫn nghĩ nàng không giữ được trinh tiết vớimình trong thời gian ở trong cung điện của Ravan, nên Rama đã đày vợ vàorừng Tại đây, Sita sinh được 2 đứa con trai và gặp Vanmiki mà về sau trởthành tác giả của tập thơ Lớn lên 2 đứa con ấy trở thành người đi hát rong vàmột hôm chúng đã hát cho Rama nghe bản trường ca Ramayana Rama nhậnra con mình, sai sứ giả vào rừng đón Sita về cung Sita được minh oan

Trang 9

nhưng vẫn đau khổ vì đã bị chồng nghi ngờ nên biến vào lòng đất, người mẹtrước đây đã sinh ra nàng từ luống cày Rama tiếp tục trị vì trong nhiều nămnữa, nhân dân được sống yên vui, nhưng bản thân ông phải sống trong cảnhbuồn rầu cô độc.3

Hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana là những công trình sáng tác tập thể của nhân dân Ấn Độ trong nhiều thế kỉ và là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong hai ngàn năm nay Và tất nhiên, văn học là nhân chứng sống, là tái hiện lại một nền văn minh Ấn Độ vĩ đại Những nét văn hóa, văn minh được đưa vào văn học một cách khéo léo, tinh tế cho chúng ta những thế hệ đời sau hiểu rõ hơn về phần nào cuộc sống của nhân dân Ấn Độ thời bấy giờ.

Trong bộ sử thi Mahabharata, tuy cốt truyện chính là nói về cuộc tranh đấu giành quyền lực nhưng chủ đề chiến tranh chỉ chiếm khoảng ¼ độ dài tác phẩm, ¾ còn lại phản ánh mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, tư tưởng, tôn giáo Ấn Độ Bộ sử thi này đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi nhân, nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa và những công trình kiến trúc, điêu khắc trong nền văn học nghệ thuật Ấn Độ.

Trong bộ sử thi chứa đựng rất nhiều sự tích thần linh, những câu chuyện ngụ ngôn về muông thú, những cuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn ly kỳ Các giáo sĩ Ấn Độ đã đưa vào những giáo lý triết học tự biện siêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), sự giải thoát (moksha), những ẩn dụ triết học, châm ngôn xử thế Tất cả những điều này đã tạo nên nét văn hóa ẩn chứa trong tác phẩm văn học vĩ đại của người dân Ấn Độ, một nét rất riêng Tục ngữ của Ấn Độ có câu: “Cái gì không tìm thấy ở

Trang 10

trong Mahabharata thì cũng không thể tìm thấy được Ấn Độ”, câu này đủ để chúng ta hiểu rằng tất cả những gì thuộc về Ấn Độ đều được tái hiện lại rõ nét và chân thực nhất qua bộ sử thi Mahabharata.4

Còn với Ramayana, trên cả câu chuyện về tình yêu của chàng Rama và nàng Sita, đó là việc phản ánh sự phát triển của xã hội Ấn Độ Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ nhưng đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng Rama là nhân vật lý tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu (nhưng lại là hình mẫu của tư tưởng trọng nam khinh nữ, quan trọng trinh tiết, coi trong danh dự hơn tíng mạng người thân của đạo Hindu), cuả đẳng cấp vương công quý tộc Những câu chuyện và những nhân vật trong Ramayana đã được nhiều văn nghệ sĩ khắc họa trong thơ ca và trong các công trình mỹ thuật – điêu khắc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Ramayana đã song hành cùng lịch sử Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái, với những triết lý mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng.

III – Kết luận

Ấn Độ là một tượng đài văn minh Phương Đông Trải qua hàng ngàn năm với những thành tựu văn minh rực rỡ, tất cả những điều đó đã được nhân dân khắc họa, tái hiện lại trong những tác phẩm văn học nổi tiếng để lưu truyền cho hậu thế hiểu rõ hơn về một nền văn hóa, văn minh vĩ đại này.

4 Wikipedia

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[2] Mahabharata – Wikipedia tiếng Việt

[3] Ramayana – Wikipedia tiếng Việt

Ngày đăng: 19/05/2022, 17:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan