Kỹ ThuậtNuôiChuộtLang ( Bọ)
Kỹ ThuậtNuôiChuộtLang ( Bọ), Chi Chuộtlang (danh pháp khoa học: Cavia) là
một chi thuộc phân họ Chuộtlang (Caviinae), chứa khoảng 9 loài động vật gặm
nhấm
A- Chuồng nuôi:
1. Vị trí đặt:
Trước khi chuẩn bị chuồng, nên quyết định lựa chọn địa điểm 1 cách cẩn thận.
Nếu nuôi ngoài trời thì chuồng nuôi phải có mái che thoát nước và để ở vị trí tránh gió,
mưa hay nắng trực tiếp
Nếu nuôi trong nhà thì tránh để chỗ nắng, chỗ gió lùa. Nên để ở trong 1 căn phòng luôn
có 1 nhiệt độ nhất định. Tránh để lồng gần máy sưởi hay gần chỗ những con vật khác có
thể làm hại chuộtlang
2. Chuồng:
- Chuồng cho chuộtlang là thứ đắt nhất và cũng là thứ cần thiết nhất cho dù chúng có
được nuôi trong nhà hay ngoài trời.Và tất nhiên, chuồng càng lớn càng tốt. Chuồng cho
chuột lang tiêu chuẩn phải dài gấp 4 lần chiều dài cơ thể trưởng thành của chúng . Nói
chung là thời gian nuôichuột càng lâu, hay số lượng chuộtnuôi trong chuồng càng nhiều
thì kích cỡ chuồng cũng phải tỷ lệ thuận.Chuột lang là loài hiếu động, thích chạy nhảy,
thế nên chúng cần 1 khu vực an toàn với nhiều khoảng không cho chúng thực hiện điều
đó hàng ngày.
- Chuồng cho chuộtlang có thể làm 1 cách dễ dàng với gỗ và lưới. Một tấm gỗ phẳng để
làm mái cho 1 cái chuồng trong nhà. Và điều quan trọng nhất với chuồng nuôi ngoài trời
là máng thoát nước để đề phòng gỗ bị thấm nước và trở nên ẩm ướt và lạnh trong thời tiết
xấu
3. Lót chuồng
- Một lớp nền lót chuồng là vô cùng cần thiết, làm cho chuộtlang cảm thấy êm, thoải mái
và nhất là có thể thấm chất thải của chúng.Loại nền phổ biến nhất là bào gỗ. Không nên
dung mùn cưa vì chúng có thể ảnh hưởng đến mắt của chuột lang.
- Không nên sử dụng bào của gỗ tuyết tùng [cedar] ( thường có màu hơi đỏ ) bởi vì có
phenol làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuột lang. Có thể sử dụng bào gỗ thông. Chúng
mềm và không có tác hại giống như loại trên.
- Không nên sử dụng bất kỳ 1 bào gỗ có mùi thơm bởi vì chúng có thể gây ảnh hưởng tới
chuột lang. Và cũng không nên làm nền bằng đất bởi vì chúng dễ mọc nấm mốc và chuột
lang sẽ ăn nhầm phải những thứ nấm mốc đó.
- An toàn nhất là nên dùng các loại lót chuồng bán sẵn.
Chuẩn bị :
- 1 nền chuồng với gỗ bào
- Đặt 1 ít cỏ khô trong lồng
- Đổ đầy bình nước và đặt ở 1 độ cao hợp lý nơi chuộtlang có thể uống 1 cách thoải mái.
- Đặt thức ăn vào đĩa và để vào trong chuồng
- Đặt phụ kiện vào chỗ thích hợp trong chuồng.
B- Cuộc sống
Chuột lang rất gần gũi và hòa đồng vì thế nên nuôi chúng có bầu bạn, nhất là khi chủ
vắng nhà dài ngày hoặc chuộtlangnuôi ngoài trời.
Chuột lang đực nuôi chung rất hay đánh nhau khi bắt đầu trưởng thành sinh dục. Mặc dù
vậy chuột thiến lại chung sống rất hạnh phúc ( ai thiến đc chuột nhỉ ). Ngược lại chuột cái
sống rất hòa bình. Nếy nuôi chung chuột đực và cái với nhau thì chúng sẽ đẻ liên tục.
Nếu có ý định cho chúng đẻ thì bạn chỉ nên ghép đôi trong 1 khoảng thời gian ngắn.
Ngoài ra thì nên nuôi riêng đực và cái.
C- Chăm sóc
1.Ăn uống:
Bọn này rất chi là oái oăm, mỗi con có 1 khẩu vị riêng. Tuy vậy việc biết rõ nên và không
nên cho chuộtlang ăn thứ gì, tránh gây tác hại cho chuột để giữ chúng khỏe mạnh.
Chuột lang cần có 1 lượng rơm nhất định vì rơm rất cần cho hệ tiêu hóa của chuộtlang và
cung cấp chất xơ trong thực đơn của chúng. Rơm phải khô và sạch, không có bụi và nấm
mốc
Ngoài ra, chuộtlang cần phải được cho ăn hoa quả tươi, rau củ hàng ngày vì đó là những
nguồn cung cấp vitamin C tốt.
Chuột lang thiếu enzyme để tạo ra vitamin C vì vậy chúng cần đc cung cấp vitamin C
thường xuyên nếu muốn khỏe mạnh
2. Chăm sóc hàng ngày
- Thức ăn và nước : Cho chuộtlang ăn hoa quả và rau và sang và tối để chắc chắn chúng
được cung cấp đầy đủ vitamin C để duy trì sức khỏe. Luôn có rơm đầy đủ. Phải chắc là
luôn có đủ nước cho chuột lang. ( Bọn nước ngoài còn cho cả vitamin dạng uống vào
nước cho bọn nó nữa )
- Chải lông : Chuộtlang long ngắn thì không cần thiết thường xuyên chải lông. Còn với
loại lông dài thì nên chải thường xuyên để lông được óng mượt.
- Dọn chuồng : Phải dọn hàng tuần. Đưa chuột ra khỏi chuồng, thay hết bào gỗ, rơm rạ và
thức ăn.
- Kiểm tra sức khỏe : Khi dọn chuồng thì bạn cũng nên kiểm tra xem chuộtlang có dấu
hiệu bị ốm hay không. Xem phân có bình thường không. Nếu phân lỏng là bị tiêu chảy
còn nếu thấy ít phân thì có thể chúng bị táo bón.
3. Chơi đùa với chúng :
- Phần lớn chuộtlang có thể dễ dàng để chơi đùa hay âus yếm trong 1 khoảng thời gian
ngắn nếu bạn tiếp xúc với chúng 1 cách nhẹ nhàng và thường xuyên. Chuộtlang rất ít khi
cắn nhưng chúng rất hay sợ.
- Cách tốt nhất để chuộtlang có thể quen với bạn là cho chúng ăn bằng tay. Sau 1 lúc
chúng sẽ cảm thấy thoải mái và sẽ để bạn vuốt ve.
- Khi chúng đã cảm thấy không có gì phải sợ, cho bạn vuốt ve thì bạn có thể nhấc chúng
lên. Đặt tay theo chiều dọc từ dưới ngực cho tới bụng, tay kia đặt trên lưng hay mông.
- Đừng nâng chuộtlang của bạn quá cao vì chúng có thể giẫy và ngã có thể gây trấn
thương. Bạn nên ngồi và đặt chúng trên long.
4. Huấn luyện
- Đi toilet : Chuộtlang thường xuyên đi vệ sinh tại một chỗ nhất định và có thể tập cho
chúng bằng cách sử dụng toilet-box có chứa sẵn 1 ít bào gỗ cùng với phân từ chuồng của
chúng.
- Khác: Chuộtlang có thể dạy 1 số mệnh lệnh hay 1 số trò ví dụ như khi mình gọi thì nó
chạy ra. Gọi rõ rang và thưởng cho chúng 1 thứ thức ăn gì đó khi chúng đã chạy ra.
5. Bệnh tật :
- Chuộtlang có thể xấu đi rất nhanh khi bị ốm . Bệnh phổ biến ở chuộtlang là VitaminC
deficiency ( thiếu hụt vitamin C ) Cần phải bổ sung cho chúng những loại thức ăn giàu
vitamin C một cách kịp thời !
. Kỹ Thuật Nuôi Chuột Lang ( Bọ)
Kỹ Thuật Nuôi Chuột Lang ( Bọ), Chi Chuột lang (danh pháp khoa học: Cavia) là
một chi thuộc phân họ Chuột lang (Caviinae),. sống
Chuột lang rất gần gũi và hòa đồng vì thế nên nuôi chúng có bầu bạn, nhất là khi chủ
vắng nhà dài ngày hoặc chuột lang nuôi ngoài trời.
Chuột lang