Khoá luận tốt nghiệp hoàn chỉnh Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin Truyền thông vào quản lý hành chính nhà nước tại Uỷ ban nhân dân xã Châu Hoà. Công nghệ thông tinTruyền thông xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm, có thể nói là nó xuất hiện gần như cùng lúc với sự xuất hiện của CNTTTT trên thế giới. Là một ngành tổng thểbao gồm nhiều nhánh nhỏ như mạng lưới bưu chính viễn thông, truyền thông đa phương tiện, internet..., chúng ta có thể khẳng định rằng ở Việt Nam đã xây dựng được một cơ cấu hạ tầng có đồng bộ, đầy đủtrong hệ thống ngành công nghệ thông tin. Có thể kể tới một dấu mốc đáng nhớ trong sự phát triển ngành CNTTTT đó là vào năm 1997, nước ta đã biến “giấc mơ Internet” thành hiện thực bằng việc tham gia kết nối vào mạng toàn cầu và tính cho tới thời điểm này, Việt Nam đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới. Việc ứng dụng CNTTTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước, phục vụ tốt hơn, có hiệu quả hơn cho người dân và doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến trình đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cải cách, đơn giản hóa TTHC cần được chứng minh theo một cách nhanh chóng, có thể đo lường được cần phải ứng dụng tin học, ngược lại ứng dụng tin học phải được xem là chìa khóa để “mở và đo lường được” nhận thức về công khai, minh bạch trong công cuộc cải cách TTHC như các quốc gia phát triển đã từng thành công. Thực tiễn cho thấy, ứng dụng CNTTTT trong các hoạt động quản lý nhà nước cũng như giải quyết các TTHC tại Việt Nam trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu như việc thực hiện Quyết định số 282018QĐTTg ngày 1272018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư cũng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, tạo ra thời cơ mới cho nước ta hội nhập sâu rộng và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, ứng dụng những thành tựu đột phá của khoa học công nghệ để thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia khác. Từ đó, đòi hỏi tất yếu đơn vị hành chính cấp cơ sở phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác quản lý hành chính giúp cho công tác quản lý, điều hành được nhanh, gọn, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của người dân cùng vớiđiều kiện phát triển về kinh tế văn hoá xã hội của đơn vị hành chính cấp xã.