Xây dựngchiếnlược Digital Marketinghiệuquả
Năm 2010, Việt Nam có hơn 30 triệu người sử
dụng Internet. Đó là con số đáng quan tâm
cho những doanh nghiệp muốn sử dụng các
phương tiện truyền thông kỹ thuật số cho
chiến lược tiếp thị của mình.
Việc tiếp thị qua phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị qua công cụ tìm kiếm,
qua e-mail, qua điện thoại di động… ngày càng trở nên thông dụng với những
người xây dựngchiếnlược tiếp thị.
Theo Wikipedia, “Digital Marketing là hoạt động xúc tiến khuếch trương thương
hiệu sử dụng các hình thức kênh quảng cáo số đến với người tiêu dùng…”.
Với định nghĩa truyền thống này, các hình thức DigitalMarketing thông dụng bao
gồm: quảng cáo bảng hiệu, quảng cáo trưng bày, quan hệ công chúng trực tuyến,
tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị công cụ tìm kiếm trả tiền theo nhấp chuột,
tiếp thị phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị bằng trang web, điện thoại di
động, e-mail…
Tuy nhiên để hoạt động DigitalMarketing thật sự hiệuquả và đi vào tâm trí của
khách hàng, các thông điệp truyền thông số và công cụ sử dụng phải gần với cuộc
sống. Muốn vậy doanh nghiệp phải hiểu rõ khái niệm cuộc sống số trong bối cảnh
sự phát triển nhảy vọt về công nghệ số đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của
con người trên toàn cầu.
Các thế hệ khách hàng trong cuộc sống số
Với cột mốc 1946 đến nay, chúng ta có thể chia ra bốn nhóm khách hàng. Nhóm
khách hàng được sinh ra trong những năm từ 1946-1960, thế hệ khách hàng này
quan tâm đến thế giới, xã hội, nhưng cũng dành nhiều thời gian để lên mạng
Internet, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Nhóm khách hàng thuộc thế hệ 7X (từ 1970-1980), thế hệ này muốn tạo sự khác
biệt rõ nét, muốn tìm các dữ kiện, tập trung cho gia đình, độc lập trong tư duy và
hành động, khi cho hoặc nhận thông tin đều muốn biết sự khác biệt.
Nhóm khách hàng 8X (từ 1980-1990), thế hệ này luôn muốn thể hiện quan điểm
toàn cầu và là công dân toàn cầu, không quan tâm đến biên giới quốc gia gắn kết
xã hội trực tuyến lẫn ngoại tuyến.
Và cuối cùng là thế hệ sinh ra vào thời điểm bùng nổ của công nghệ số. Đây là một
thế hệ khách hàng mới với những đặc điểm tương đối khác biệt so với các thế hệ
trước đây.
Trong một cuộc hội thảo gần đây về Digital Marketing, các doanh nhân đã bày tỏ
một số đặc điểm mà họ quan sát được ở nhóm khách hàng này. Tuy chưa phản ảnh
đầy đủ nhưng cũng xin liệt kê một vài đặc điểm của thế hệ khách hàng này như
sau: nhanh nhẹn, năng động; sử dụng thành thạo kỹ thuật số; khai thác công cụ
mạng xã hội; có tiềm năng kinh tế do sống trong giai đoạn kinh tế phát triển; nhu
cầu chất lượng cuộc sống cao; thích hàng hiệu; kỳ vọng của bố mẹ; suy nghĩ
trưởng thành sớm (tâm sinh lý, xã hội, mạnh dạn); thích nổi bật; ăn mặc thoải mái
hơn; thích đột phá; thích đưa các hình ảnh về cá nhân trên mạng; hay thay đổi công
nghệ mới; thích cập nhật thông tin; hiếu thắng và chứng tỏ bản thân; không sợ thất
bại; ít hiểu biết về lịch sử; có thể tạo cộng đồng trên mạng nhanh
Với việc phân nhóm trên, rõ ràng mỗi thế hệ khách hàng có những đặc trưng riêng
và cuộc sống số của họ cũng có phần khác biệt. Chính vì vậy, một chiến
lược DigitalMarketing dưới dạng “một chiếnlược phù hợp cho tất cả các thế hệ
(“One fits all”) gặp thất bại là điều khó tránh khỏi.
Để chiếnlượcDigitalMarketinghiệuquả thì việc nắm bắt, thấu hiểu khách hàng
trong cuộc sống số của họ là một trong những điều kiện tiên quyết. Cần hiểu rõ sản
phẩm và dịch vụ của công ty bạn hướng đến phân khúc khách hàng trong thế hệ
nào, đặc trưng số của họ, để từ đó định vị và xây dựngchiếnlược truyền thông số
phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
Hành vi mua hàng và xu hướng tiếp thị trong thời đại công nghệ số
Cuộc sống số cũng đã làm thay đổi hành vi mua hàng của chúng ta. Nếu như trước
đây người làm công tác tiếp thị quen với quy trình AIDA (Attention – chú ý,
Interest – quan tâm, Desire – khao khát, Action – hành động), thì nay mô hình mới
choDigital Marketing được đề nghị là AISAS (Attention – chú ý, Interest – quan
tâm, Search – tìm kiếm, Action – hành động, Share – chia sẻ).
Ví dụ mô hình mua một chiếc máy tính xách tay của khách hàng ngày nay là lưu ý
đến các thương hiệu nổi tiếng; bước kế tiếp là sẽ truy cập vào mạng Internet để tìm
kiếm thông tin hoặc truy cập vào các mạng xã hội để tham khảo ý kiến; sau đó
khách hàng sẽ đến các trung tâm điện máy hoặc các cửa hàng trên mạng để mua
sản phẩm; khi đã có sản phẩm khách hàng sẽ trải nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm
thông qua mạng xã hội hoặc các công cụ số.
Thế giới ngày càng phẳng hơn với sự phát triển của công nghệ số. Khách hàng và
người tiêu dùng Việt Nam ngày càng hiểu biết và thông thạo các công nghệ số.
Dưới đây là dự báo các xu hướng DigitalMarketing cho năm 2011 bao gồm: ngân
sách tiếp thị sẽ tiếp tục chuyển sang trực tuyến; tiếp thị phương tiện truyền thông
xã hội sẽ trưởng thành; tiếp thị di động sẽ cất cánh; tiếp thị cá nhân hóa, điều chỉnh
thông điệp gửi đến từng cá nhân; video xã hội là công cụ tiếp thị đang tăng trưởng;
tối ưu hóa tiếp thị qua kênh công cụ tìm kiếm; sự hỗ trợ trực tuyến từ các trang
web trong việc kết nối người mua với các chuyên gia.
. Xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả
Năm 2010, Việt Nam có hơn 30 triệu người sử
dụng.
người xây dựng chiến lược tiếp thị.
Theo Wikipedia, Digital Marketing là hoạt động xúc tiến khuếch trương thương
hiệu sử dụng các hình thức kênh quảng