1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

document

106 14 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 26,62 MB

Nội dung

Trang 3

2 HOI - DAP

Trang 5

NHIỀU TÁC GIẢ

HOI - DAP

VE VAN HOA VIET NAM

NHA XUAT BAN CHINH TRI NHA XUAT BAN

QUOC GIA - SU THAT VAN HOA DAN TOC

Trang 6

Nhom bién soan:

GS TS NGUYEN CHi BEN PGS TS TRAN LAM BIEN

Trang 7

LOI NHA XUAT BAN

Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tỉnh thần được tạo ra trong quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta

Chính vì vậy, văn hóa đã trỏ thành nền tảng quan trọng

tạo nên nguồn sức mạnh to lớn giúp dân tộc ta chiến

thắng mọi kẻ thù xâm lược, khắc phục mọi khó khăn,

thử thách để xây dựng và phát triển đất nước

Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,

Đảng và Nhà nước ta xác định: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, coi đó vừa là

mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -

xã hội Đặc biệt, trong quá trình hội nhập quốc tế, văn hóa Việt Nam cần mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu

có chọn lọc những tỉnh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp

hài hòa giữa truyền thống và hiện đại nhằm không

ngừng làm giàu kho tàng văn hóa dân tộc, thúc đẩy tiến trình phát triển chung của đất nước

Để giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về những thành

Trang 8

dân tộc phối hợp xuất bản cuốn sách Hỏi - dap vé van

hóa Việt Nam

Cuốn sách được trình bày dưới dạng hỏi - đáp, cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam theo dong chảy lịch sử từ quá khứ đến đương đại Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho đông đảo bạn đọc quan tâm đến những vấn đề về văn hóa Việt Nam

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc

Tháng 6 năm 2015

Trang 9

LOI NOI DAU

Để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh việc chỉ ra phương hướng và nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn dân, có một nhiệm vụ mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã ghi rõ: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng Theo tỉnh thần này, tất cả mọi người, trong đó đội ngũ trí thức, đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu khoa học, quản lý, sáng tác và biểu diễn ngành văn hóa - thông tin có nhiệm vụ quan trọng Trong rất nhiều nhiệm vụ của đội ngũ này, có nhiệm vụ nghiên cứu, phổ biến kiến thức về văn hóa Việt Nam cho mọi người dân

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc phổ cập kiến thức về văn hóa Việt Nam cho đông đảo bạn đọc, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ trong và ngoài ngành văn hóa đang là một nhu cầu cấp thiết

Nhằm góp phần nhỏ bé vào công việc có ý nghĩa to lớn này, chúng tôi tổ chức biên soạn loại sách phổ cập kiến thức khoa học về văn hóa Việt Nam dưới dạng những câu hỏi và câu trả lời

Trang 10

Cuốn sách Hỏi - đáp uê uăn hóa Việt Nam nhằm đưa đến cho bạn đọc những thông tin về các vấn dé van hóa, nghệ thuật Việt Nam, cả kiến thức khoa học và nghiệp vụ ngành Do vậy, các mục là sự tổng hợp kết quả nghiên cứu về các vấn đề trên của giới nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật, được trình bày một cách ngắn gọn Mỗi vấn đề do một tác giả chấp bút, vì thế văn phong có thể có chỗ chưa thống nhất

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho bạn đọc, cán bộ trong và ngoài ngành văn hóa ở việc cung cấp những kiến thức, dù nhỏ nhoi về văn hóa Việt Nam, từ đó góp phần công sức, trí tuệ, tâm huyết vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam

tiên tiế „ đậm đà bản sắc dân tộc

Mong ước thì như vậy, nhưng chúng tôi vẫn ý thức rằng cuốn sách không thể tránh khỏi những hạn chế, vì vậy mong nhận được sự góp ý, chỉ giáo chân tình của các nhà khoa học, các nhà quản lý và đông đảo bạn đọc

Trang 11

Câu hỏi 1: Van hóa là gì? Trả lời:

Cho tới nay đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hoá bởi mỗi học giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu Tại Hội nghị quốc tế diễn ra từ ngày 26-7 đến ngày 6-8-1982 tai Méhicé, UNESCO da dua ra dinh nghia van héa nhu sau:

Trang 12

chưa hoàn thành đặt ra dé xem xét những thành tựu của bản thân, không ngừng tìm tòi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới, vượt trội bản thân

Câu hỏi 2: Văn hoá có những chức năng gì? Trả lời:

Đứng từ góc độ bản chất của văn hoá xem văn hoá là một tổng thể của rất nhiều hoạt động phong phú và đa dạng để sản xuất, sáng tạo ra các sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể nhằm tác động tới con người và xã hội với mục đích cao cả nhất là vì sự phát triển và hoàn thiện con người và xã hội thì văn hoá có các chức năng: giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ và giải trí

Trang 13

hướng tới Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cach 6 con người, trong việc "trồng người" Với chức năng giáo dục, văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch sử nhân loại Văn hoá duy trì và phát triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng đến Chân - Thiện - Mỹ Văn hoá là "gien" xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng người cho các thế hệ sau

Chức năng nhận thức: Là chức năng đầu tiên, tổn tại trong mọi hoạt động văn hoá Bỏi, con người không có nhận thức thì không thể có bất cứ một hành động văn hoá nào Nhưng quá trình nhận thức này của con người trong các hoạt động văn hóa lại được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa Nâng cao trình độ nhận thức của con người chính là phát huy những tiểm năng ở con người

Chức năng thẩm mỹ: Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp Con người "nhào nặn" hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này Nói cách khác, văn hoá là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó văn học nghệ thuật là biểu

Trang 14

hiện tập trung nhất sự sáng tạo ấy Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người tiếp nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi người

Chức năng giải trí: Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động và sáng tạo, con người còn có nhu cầu giải trí Các hoạt động văn hoá sẽ đáp ứng được các nhu cầu ấy Như vậy, sự giải trí bằng các hoạt động văn hoá là bổ ích, cần thiết, góp phần giúp cho con người lao động, sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn diện

Với các chức năng trên, chứng tổ văn hoá có một đời sống riêng, quy luật hoạt động riêng nhưng lại khơng nằm ngồi kinh tế và chính trị vì sự phát triển và hoàn thiện con người và xã hội là mục tiêu cao nhất của văn hoá

Cau hoi 3: Di san van hoa la gi? Trả lời:

Trang 15

Những di sản văn hoá vật thể như: đình,

đền, chùa, lăng, mộ, nhà ở, thành quách, nón,

quạt, giấy,

Những di sản văn hoá phi vật thể như các biểu hiện tượng trưng và không sờ thấy được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo của đông đảo cộng đồng Đó là: âm nhạc, múa, ngôn ngữ, nghị thức, phong tục tập quán, y học, y dược cổ truyền, nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ các nghề truyền thống

Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể gắn bó hữu cơ với nhau, khó tách biệt

Câu hỏi 4: Khái niệm văn hoá, văn minh,

văn hiến, văn vật?

Trả lời:

Đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan với nhau, song không đồng nhất

Văn hoá là một khái niệm bao trùm, bao chứa cả giá trị vật chất lẫn tỉnh thần Văn hố ln mang tính lịch sử và tính dân tộc Khái niệm văn hoá và các nền văn hoá cổ đại đều xuất phát từ các nước phương Đông có nền kinh tế nông nghiệp trông lúa: Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Nền văn hoá phương Tây xuất hiện sớm nhất là văn hoá Hy Lạp và La Mã cũng có

Trang 16

nguồn gốc từ phương Đông, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hoá Ai Cập và Lưỡng Hà Các trung tâm văn hoá cổ đại phương Đông đều hình thành ở vùng lưu vực các con sông lớn là những nơi sản xuất nông nghiệp từ xưa đến nay

Văn mình là khái niệm có nguồn gốc từ đô thị phương Tây, dùng để chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hoá nhưng thiên về phương diện các giá trị vật chất, kỹ thuật Văn mình chỉ cho ta biết trình độ phát triển của văn hoá; nó là đặc trưng của một thời đại và có tính quốc tế, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại Một dân tộc có trình độ văn minh cao song nền văn hoá có khi lại rất nghèo nàn Ngược lại một dân tộc còn lạc hậu có khi lại có một nền văn hoá phong phú

Văn hiến là một khái niệm của phương là người hiền tài Văn hiến là khái niệm thiên về chỉ các giá trị tỉnh thần

am

Đông "Văn" là vẻ đẹp, "hiến

Trang 17

Ví dụ: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn vật

Câu hỏi 5: Khái niệm về anh hùng văn hóa, anh hùng dân tộc?

Trả lời:

Anh hùng uăn hóa, theo quan niệm của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, là những hình tượng nhân vật không có thật trong lịch sử, có chí khí lớn, có khí phách hiên ngang, có tính chất kỳ vĩ, có vai trò to lớn trong sáng tạo những thành tựu văn hóa thuỏ sơ khai (sinh ra con người, trời đất, chỉnh phục thiên nhiên, sáng tạo văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần ) Anh hùng văn hóa có thể là những thần linh theo dạng "nhân hóa" thiên nhiên như các vị thần vũ trụ, thần sáng tạo, khai mở trời đất, đào sông đắp núi, thân giống nòi, thần mặt trăng, mặt trời Các vị này đã "sáng tạo" ra hàng loạt các "sản phẩm" thiên nhiên (núi non, đâm hề, gò đống, sông suối, ruộng đồng ) chứ không phải thiên nhiên là đối tượng khách

quan đã có sẵn Đầu tiên, các thần linh (anh

hùng văn hóa) hoàn toàn được thiên nhiên hóa, tức không có bóng dáng của con người trần tục Càng về sau, các anh hùng sáng tạo văn hóa tiếp theo càng gần gũi với đời thường, tuy vẫn

Trang 18

là thần linh, nhưng mang dáng dấp của các nhân vật văn hóa tham gia vào công cuộc lao động, chỉnh phục, cải tạo thiên nhiên, trần thế

Anh hùng dân tộ

thật, kiệt xuất trong lịch sử dựng nước, giữ nước, tạo dựng văn hóa, văn minh mà tên tuổi, là những nhân vật có

hành động, chiến công gắn bó với những công việc cụ thể, ở từng thời điểm, giai đoạn, thời kỳ lịch sử cụ thể Anh hùng dân tộc thường là những vĩ nhân, những chính khách, những nhà cách mạng lão thành có tư tưởng lớn, nhân cách lón, chí hướng lớn, đạt thành tựu lón trong việc khẳng định ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc, chiến đấu, hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc, tìm đường giải phóng dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của dân tộc Tên tuổi anh hùng dân tộc mãi mãi gắn liền với lịch sử dân tộc, với truyền thống dân tộc Nhiều anh hùng dân tộc đồng thời là danh nhân văn hoá dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

Câu hỏi 6: Thế nào là danh nhân văn hóa, danh nhân văn hóa thế giới? Các danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam?

Trả lời:

Trang 19

hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc, người dân biết đến, ghi nhận và đánh giá cao, đại diện, tiêu biểu, biểu trưng cho một nền văn hóa

Danh nhân uăn hóa thế giới là những danh nhân văn hóa có tiếng tăm trên thế giới, những nhân vật có đóng góp xuất sắc không chỉ cho sự phát triển văn hóa của dân tộc mà còn cho sự phát triển văn hóa chung của nhân loại, là đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa thế giới

đa bản sắc, vừa thấm đẫm văn hóa dân tộc, vừa

thắm đượm tỉnh hoa văn hóa nhân loại

Mỗi một dân tộc, một nền văn hóa dân tộc có thể có nhiều danh nhân uăn hóa, song có rất ít người đạt tới tầm cỡ danh nhân văn hóa thế giới

Nước ta đã có ba người được công nhận là danh nhân uăn hóa thế giới, đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh

- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, vốn là người xã Chi Ngai, 16 Lang Giang (nay thuộc Hải Dương) sau đời về Nhị Khê, lộ Đông Đô (nay thuộc Hà Nộ)), là một nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam với tư cách là nhà văn, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà tư tưởng, nhà sử học, địa lý học Con người văn chương của ông thể hiện qua các tác phdm Binh Ngé dai cáo, Ue Trai thi tap, Phu Chi Linh, Bang

Trang 20

Hồ di sự lục, Lam Sơn uĩnh lăng, Dư địa chí, Quân trung từ mệnh tập, Luật thư Con người chính trị của ông thể hiện ở chính sách thân dân, thu phục nhân tâm để diệt bạo tàn, kết hợp vũ trang và địch vận, quân sự và ngoại giao Con người văn hóa của ông biểu lộ ở chủ nghĩa nhân văn lành mạnh, lấy nhân nghĩa, thân dân làm gốc, lấy văn trị làm phương châm xây dựng đất nước, lấy ý thức tự cường văn hóa dân tộc làm cơ sở cho bảo tổn, xây dựng, phát triển văn hóa, văn hiến, văn minh dân tộc Đánh giá những đóng góp xuất sắc, đa dạng của Nguyễn Trãi đối với lịch sử dân tộc Việt Nam và sự phát triển những giá trị

văn hóa, nhân văn nhân loại, năm 1980, Ủy

ban Văn hóa - Khoa học - Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân uăn hoá thế giới

Trang 21

là Văn tế thập loại chúng sinh và đỉnh cao là Truyện Kiều (dựa theo Kim Van Kiéu truyện của Thanh Tâm tài nhân ở Trung Quốc) Truyện Kiều đã chuyển tải được tâm hồn dân tộc qua thể thơ lục bát sâu lắng, diễm lệ, rất nổi tiếng và có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam, trở thành "sách gối đầu giường" đối với mọi người, thậm chí thành sách bói, thành đối tượng của các hình thức đố Kiều, lắy Kiều, uịnh Kiêu, bể Kiêu và ảnh hưởng trỏ lại cả the ca, hò vè dân gian Ghi nhận những cống hiến lớn lao về nghệ thuật thi ca của ông, năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân uăn hóa thế giới

- Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), còn có tên là Nguyễn Sinh Cung (Cuông), Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ai Quốc , quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn nhất; người lãnh đạo cách mạng Việt Nam tới thành công; là linh hồn của các cuộc kháng chiến cứu nước, công cuộc xây dựng Tổ quốc và phát triển văn hóa, xã hội Với sự kết hợp nhuần nhuyễn tư tưởng triết học phương Đông và phương Tây, dân tộc và nhân loại, đặc biệt là phép biện chứng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp thực tiễn cách

Trang 22

mạng Việt Nam với kinh nghiệm đấu tranh giải phóng chống áp bức, bóc lột trên toàn thế giới, Hồ Chí Minh đã trỏ thành một trong những biểu tượng của sự nghiệp đấu tranh chống áp bức, bóc lột, giải phóng dân tộc, chống lại chế độ thực dân cũ và mới trên toàn thế giới Với phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản tiêu biểu, người con trung hiếu của dân tộc, hiến dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đại diện cho khát vọng độc lập cho mỗi dân tộc, tự do cho mỗi nhân cách; là hiện thân khát vọng nhân văn của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa của mình Có thể khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo tiên tiến nhất, không chỉ chiến đấu cho dân tộc mình mà còn cho cả nhân loại, không chỉ quan tâm đến nhiệm vụ hôm nay mà còn mang những hoài bão lớn đối với xã hội tương lai

Trang 23

nhân văn kiểu mới, hết sức mẫu mực và sáng trong Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học nhân văn trong và ngoài nước thì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là một đóng góp rất quan trọng vào nền văn minh nhân loại, đặc biệt là khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghệ trí tuệ Sự thành công của Hồ Chí Minh về nhiều mặt là do tỉnh hoa dân tộc kết hợp với tỉnh hoa nhân loại, truyền thống dân tộc kết hợp với cái mới, cái hiện đại của nhân loại Nhận xét của một học giả phương Tây về Người: “Cái làm nên sự vĩ đại của Hồ Chí Minh, có lẽ là cái bình thường nhất của Cụ Bất chấp những dáng nét có tính cách huyền thoại và đôi khi kỳ lạ của một cuộc đời toàn tâm toàn ý hiến dâng cho cách mạng, cho những người mà Cụ cho là bình đẳng chứ không phải là thần dân của mình” chính là sự cảm nhận đến gốc gác chủ nghĩa nhân văn kiểu mới Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ, nhà văn,

nhà văn hóa lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm thơ, văn, họa, kịch lớn có sức sống dài lâu Đáng chú ý là các tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh, Nhật ký chừm tàu, Nhật ký trong tù, Truyện va ky

Trang 24

Với đạo đức, tư tưởng, nhân cách, ý chí và tài năng trên nhiều lĩnh vực, Hồ Chí Minh xứng đáng là biểu tượng của một nền văn hóa, văn minh tương lai, xứng đáng là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà triết học vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà văn hóa lỗi lạc, uyên thâm

Do có đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới và những đóng góp xuất sắc về tư tưởng, đạo đức, chủ nghĩa nhân văn và văn hóa , nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người (1990), Ủy ban Khoa học - Giáo dục - Văn hóa của Liên hợp quốc đã công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân uăn hóa thế giới

Câu hỏi 7: Thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc?

Trả lời:

Trang 25

Cho đến nay, uấn đề bản sắc uăn hóa dân tộc vẫn là vấn đề mở Nó đang được tiếp cận từ nhiều khoa học, nhiều góc độ Một tiếp cận đáng lưu ý, xem xét vấn đề theo tính khuynh hướng, cho rằng bản sắc văn hóa dân tộc là sự tổng hòa các khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo văn hóa của một dân tộc; là mố

liên hệ thường xuyên, có định hướng của cái riêng (văn hóa dân tộc) với cái chung (văn hóa khu vực, văn hóa nhân loại ) Nhiều người tiếp cận bản sắc văn hóa dân tộc từ phía chức năng văn hóa, giá trị văn hóa Dù từ góc độ nào thì đó cũng là cuộ hành trình đi tìm những nét riêng, sắc thái riêng, bền vững, căn cốt của một nền văn hóa

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đẳng ta khẳng định: " xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tỉnh thần của

ôi",

1 Đẳng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội dai biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.40

Trang 26

Ban sắc (văn hóa dân tộc), dù là những cái riêng, cội nguồn của văn hóa dân tộc, không phải chỉ gắn bó với cái truyền thống (nhiều người vẫn hiểu trở về nguồn mới tìm được bản sắc văn hóa) mà nó còn gắn bó chặt chẽ với tính chất tiên tiến của nền văn hóa ấy Nghị quyết của Đảng luôn khẳng định vấn đề này Như vậy, nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, và đương nhiên bao gồm cả tính nhân văn Nó có cái riêng, cái độc đáo của truyền thống, tâm hồn, cốt cách, lối sống, phong tục Việt Nam, kết hợp tỉnh hoa quá khứ với cái cao đẹp của hiện đại, đồng thời kết hợp thành tựu văn hóa trong và ngoài nước

Bản sắc văn hóa dân tộc quyết định sự vận động, tổn tại, sống còn của văn hóa dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế mạnh mẽ

Câu hỏi 8: Tiếp xúc và giao lưu văn hóa trong lịch sử văn hóa Việt Nam diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Trang 27

đầu, là điều kiện để dẫn đến sự giao lưu văn hóa Song không phải cuộc tiếp xúc văn hóa nào cũng dẫn đến quá trình giao lưu văn hóa Giao lưu văn hóa chỉ có thể xem là hệ quả tất yếu của sự tiếp xúc văn hóa khi sự tiếp xúc đó phải diễn ra liên tục và trong một thời gian dài và gây ra những biến đổi về mô thức văn hóa ban đầu Giao lưu uăn hóa (Aceulturation) là sự tiếp xúc và trao đổi qua lại trong một quá trình lâu dài, trực tiếp giữa hai nền văn hóa của hai cộng đồng người khác nhau Giao lưu văn hóa là sự vận động thường xuyên của văn hóa Nó không chỉ là động lực phát triển của văn hóa mà còn là động lực của sự tiến hóa của xã hội

Trang 28

Trong quá trình giao lưu văn hóa, một điều tất yếu sẽ xảy ra là, bất kể văn hóa của cộng đồng người đang ở nấc thang nào của sự tiến hóa nhân loại thì một số yếu tế văn hóa của cộng déng người này có thể ảnh hưởng, tác động đến cộng đồng người kia Các yếu tố văn hóa này có khi là cá biệt, rời rạc nhưng cũng có khi lại kết thành hệ thống chặt chế; có khi lại kết dính với những yếu tố văn hóa truyền thống; có khi lại làm đổi mới mạnh mẽ các yếu tố văn hóa cũ Như vậy, người ta gọi những yếu tố văn hóa đó là yếu tố ngoại sinh Vì vậy, có thể nói, giao lưu văn hóa vừa là kết quả của trao đổi, vừa là chính bản thân sự trao đổi Có hiểu như vậy mới thấy hết tầm quan trọng của giao lưu văn hóa trong lịch sử nhân loại Nó là một động lực thúc đẩy phát triển của lịch sử

Như mọi sự vật và hiện tượng khác, văn hóa cũng có tính hai mặt tích cực và tiêu cực song nếu vì thế mà chối từ và ngăn cấm một cách cực đoan, thái quá việc giao lưu văn hóa là điều sai lầm Chỉ có việc thực hiện giao lưu văn hóa một cách chủ động, tích cực và có chọn lựa mới là phương sách đúng đắn nhất

Trang 29

vậy, trong lịch sử dân tộc đã tiếp xúc và giao lưu với nhiều nền văn hóa của nhân loại Đó là sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa đầu tiên giữa Việt Nam và Đông Nam Á Tiếp đó là sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa của người Việt Nam với văn hóa Trung Hoa qua cả con đường triều đình hoặc con đường truyền giáo và cả con đường di dân, với nhiều lĩnh vực như: kỹ thuật (nghề in, làm giấy, chế tạo thuốc súng ), trong đời sống văn hóa (chữ viết, Nho giáo, Đạo giáo, y học ) Mặt khác, Việt Nam cũng tiếp xúc và giao lưu văn hóa với văn hóa Ấn Độ Bước vào thời kỳ cận đại, một mặt Việt Nam phải tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc, mặt khác cũng tiếp nhận nhiều nhân tố văn hóa phương Tây để hiện đại hóa đất nước Sự tiếp xúc văn hóa trong giai đoạn này vừa mang tính tự nguyện, vừa có tính chất cưỡng bức, áp chế Trong

những năm 1954 - 1975, văn hóa Liên Xô (cũ),

Trung Quốc, Mỹ , cũng có ảnh hưởng tới văn hóa ở hai miền Bắc, Nam Trong điều kiện chiến tranh khốc liệt, sự tiếp xúc này dù chưa sâu, nhưng vẫn để lại những dấu ấn nhất định (vừa tiêu cực, vừa tích cực) Giá trị của văn hóa Việt Nam hôm nay mang đây đủ truyền thống văn hóa người Việt cổ - những yếu tố nội sinh,

Trang 30

bản địa, đồng thời cũng hòa đồng những giá trị văn hóa ngoại lai - những yếu tố ngoại sinh - của các dân tộc khác mà văn hóa Việt Nam đã tiếp nhận và "Việt hóa" trong những cuộc tiếp xúc và giao lưu văn hóa đó

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, văn hóa Việt Nam sẽ có những vận hội mới để tiếp xúc và giao lưu hơn nữa với văn hóa khu vực và

thế giới

Câu hỏi 9: Cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

Trả lời:

Giữ gìn, phát huy, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng trỏ thành nhiệm vụ quan trọng của mỗi dân tộc Để làm tốt nhiệm vụ này, cần phải thấm nhuần quan điểm: chỉ có phát triển mạnh mẽ văn hóa các dân tộc với bản sắc riêng thì văn hóa nhân loại mới trở nên phong phú, đa dạng Nếu văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới đều bị mất đi bản sắc riêng hoặc bị đồng hóa bởi một nền văn hóa khác thì chắc chấn kho tàng văn hóa nhân loại sẽ nghèo nàn, đơn điệu Vì vậy, cái chung của văn hóa nhân loại chỉ phong phú khi cái riêng của văn hóa từng dân tộc dude coi trong

Trang 31

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong giao lưu quốc tế là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Nội dung chính những nhiệm vụ đó như sau:

- Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của tất cả các dân tộc trong nước, sự đa dạng, phong phú của văn hóa tộc người, vùng, miền, địa phương, khẳng định giá trị; giữ gìn tỉnh hoa di sản văn hóa dân tộc

- Phát triển văn hóa dân tộc đi liền với giao lưu văn hóa quốc tế; tiếp thu những tỉnh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu đẹp văn hóa dân tộc; đồng thời đề cao bản lĩnh văn hóa dân tộc, đấu tranh chống sự thâm nhập của văn hóa độc hại

- Chuyển đổi, bổ sung những thiếu hụt của văn hóa cổ truyền trước yêu cầu mới của thời đại, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc càng giàu có, phong phú, có sự đổi mới phù hợp với thời đại tiên tiến, với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Phát huy thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như sự kết tinh tết đẹp nhất của tỉnh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại thời hiện đại

- Tạo một môi trường quốc gia về văn hóa thật sự lành mạnh và thuận lợi cho việc giữ

Trang 32

gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Môi trường này thể hiện ở cấu trúc văn hóa (gia đình, làng (phố), nước); những cơ quan làm văn hóa; ở không khí nhiệt tình sáng tạo của những lực lượng sưu tầm, nghiên cứu, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những lực lượng tiếp nhận văn hóa nước ngoài và tính tích cực tham gia văn hóa ở trình dé dan tri cao va su am hiểu văn hóa dân tộc của toàn dân; đưa giáo dục văn hóa văn nghệ vào nhà trường, từ mẫu giáo trở lên

- Tổ chức, vật chất hóa quá trình gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền và hiện đại bằng cách đẩy mạnh phương châm xã hội hóa sự nghiệp văn hóa, kết hợp sự tìm tòi, đóng góp, đầu tư của Nhà nước, nhân dân và các nguồn quỹ quốc tế

- Một mặt tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa với nước ngoài, trong giao lưu chú ý tiếp thu tinh hoa, ngăn chặn độc tố; mặt khác tăng cường phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần vào kho tàng văn hóa thế giới

Trang 33

Câu hỏi 10: Thế nào là tiếp thu có chọn lọc tỉnh hoa văn hóa thế giới?

Trả lời:

Tiếp thu có chọn lọc tình hoa uăn hóa thế giới là một phương thức, một quá trình của văn hóa một dân tộc (văn hóa dân tộc Việt Nam) nhằm tiếp xúc, thu nhận những giá trị tốt đẹp nhất của văn hóa các dân tộc khác trên thế giới phù hợp với tư tưởng, cảm quan, phong hóa của dân tộc mình nhằm làm giàu văn hóa dân tộc mình Trong khi tiếp xúc, thu nhận thì cũng đồng thời đem đến những tỉnh túy văn hóa dân tộc cho văn hóa các dân tộc khác, văn hóa thế giới Phương thức này mang tính chất hai chiều, hữu cơ trong mối quan hệ cho và nhận giá trị văn hóa

Trong bối cảnh giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì vấn đề tiếp thu có chọn lọc tỉnh hoa văn hóa thế giới càng có vai trò quan trọng bởi nó không chỉ giúp hòa nhập văn hóa dân tộc với quốc tế mà còn giúp giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bên cạnh việc chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng một

nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,

Đẳng ta còn luôn nhấn manh viéc tiép thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu

thêm nên uăn hóa Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại uăn hóa độc hại để

Trang 34

bảo vệ văn hóa dân tộc Đặc biệt, trong xu hướng càng ngày sự hòa đồng văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau càng mạnh, sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền, quốc gia, nhân loại càng mật thiết, thì việc tiếp thu lẫn nhau về văn hóa là điều không tránh khỏi Việc fiếp thu có chọn lọc là một cách thức tối ưu để tỏ rõ bản lĩnh của một nên uăn hóa; cái bản lĩnh cho và nhận, bản lĩnh hòa nhập mà không hòa £an, hơn nữa còn thâu nhận để làm giàu vốn liếng văn hóa của mình Bản thân sự tổn tại và phát triển của văn hóa Việt Nam hàng ngàn năm nay đã là một mình chứng rõ nét cho bản lĩnh, bản sắc văn hóa, cho sự đúng đắn của phương thức giao tiếp, ứng xử văn hóa của dân tộc ta trước thế giới

Có thể coi bổn sắc uăn hóa của mỗi dân tộc là những giá trị tỉnh hoa của dân tộc đó Tiếp thu tỉnh hoa văn hóa thế giới chính là sự giao lưu, giao tiếp đa dạng, sự cọ sát, tiếp biến, hòa nhập các nền văn hóa ở những gì rất riêng, có tính căn nguyên, nhưng không trộn lẫn, không

hòa tan, mà mỗi nền văn hóa, trong khi thể

Trang 35

Tuy nhiên, sự giao lưu, giao tiếp không chỉ ở những tỉnh túy văn hóa dân tộc mà còn có cả những cái không tỉnh túy, thậm chí độc hại, phản giá trị Vì vậy, trong cơ chế tiếp xúc và thu nhận giữa các nền văn hóa, ngoài cơ chế thâu nhận những gì tốt đẹp còn có một cơ chế khác, đó là lựa chọn, ngăn ngừa, lọc bỏ những gì không phù hợp với bản thể, những gì không thể kết hợp, chồng xếp, hòa nhập để làm nổi lên văn hóa bản địa

Thực tế giao lưu, tiếp xúc, tiếp biến văn hóa ở nước ta là một dẫn chứng rất sinh động về phương thức tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới Chúng ta từng giao lưu, từng bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa, nhiều trung tâm văn hóa rất lớn như văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Pháp,

My bi

tu lam giàu bằng những cái hay, cái đẹp, song văn hóa dân tộc Việt Nam không

g hóa, không bị hòa tan, ngược lại còn những giá trị trường tên của các nền văn hóa ấy, tạo nên một văn hóa Việt Nam độc đáo, day ban sac

Câu hỏi 11: Chữ viết của người Việt ra

đời như thế nào? Trả lời:

Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đường

Trang 36

nét, được đặt ra để ghi tiếng nói Do hoàn cảnh lịch sử và xã hội khác nhau mà mỗi dân tộc có một hệ chữ viết khác nhau Với người Việt, vào thời Hùng Vương có thể manh nha đã có chữ viết Theo giáo sư Hà Văn Tấn thì trên một số đô đồng và lưỡi cày đồng Đông Sơn đã có những biểu hiện của chữ viết, song rất tiếc là những ký hiệu này chưa được phát triển một cách hoàn chỉnh thì người Việt bị người Hán thôn tính Và lúc này tất nhiên chữ Hán trở thành thứ chữ thông dụng trong sinh hoạt hành chính và xã ội Những chữ Hán sớm nhất mà hiện nay đã tìm được là trên trống đồng Cổ Loa có ghỉ rõ niên hiệu Vương Mãng (cách ngày nay xấp xỉ 2.000 năm) Từ đó, chữ Hán góp phần vào việc phát triển văn tự ở Việt Nam, suốt thời trung cổ nó đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng và kiến thức trên đất Việt, được tất cả mọi triều đại quân chủ chuyên chế bản địa sử dụng làm chữ viết chính thống Với ý thức dân tộc ngày càng phát triển, người Việt muén bảo vệ tiếng nói của mình nên đã sử dụng chữ Hán để ghi âm và trên cơ sở đó tạo ra chữ Nôm (tức chữ Nam) Hiện tượng này có từ thời Bắc thuộc, nhưng có khả năng đến đời Trần (thé ky XIII - XIV) mới được định hình (được chứng minh bởi văn thơ như của Hàn Thuyên,

Trang 37

Nguyễn Si C6) Ý thức độc lập về văn tự cũng thúc đẩy Quang Trung muốn đưa chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống, nhưng chưa thành công, tuy nhiên chữ Nôm vẫn được đông đảo dân chúng sử dụng và còn tổn tại tới tận ngày nay Một hệ thống chữ khác dưới dạng Latinh xuất hiện trên dat Viét vao thé ky XVI, XVII, được gọi là chữ quốc ngữ, do Alexandre de Rhodes sáng tạo ra Ông phiên âm tiếng Việt bằng hệ thống chữ Latinh để tiện cho việc truyền đạo Hệ chữ này ngày càng được hoàn thiện để trở thành hệ thống chữ quốc ngữ như ngày nay

Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc trước Cách mạng Tháng Tám chủ yếu vẫn dùng chữ Nom Sau nam 1954, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm thúc đẩy để hình thành chữ viết cho các tộc người này

Trang 38

Tuy nhiên, chữ quốc ngữ vẫn là chữ phổ thông cho mọi tộc người sống trên đất nước Việt Nam

Câu hỏi 12: Chế độ khoa cử ở nước ta diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Dưới các vương triều phong kiến, đất nước ta trải qua một chặng đường dài 10 thế kỷ, đã tổ chức được nhiều khoa thi tiến sĩ Khoa mở đầu vào năm Ất Mão (1075) đời Lý Nhân Tông và khoa kết thúc vào năm Kỷ Mùi (1918) đời vua Khải Định Về thể lệ thi, buổi đầu chưa được ổn định, cho đến thời Hậu Lê mới vào quy củ

lách sử chế độ khoa cử ở Việt Nam bắt đầu định hình từ năm 1075, dưới triều Lý (1010- 1225) Tuy hệ thống thi cử của Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng dưới thời Lý và đầu thời Trần, Nho giáo chưa phải là nội dung duy nhất của giáo dục và khoa cử

Khoa thi đầu tiên trong lịch sử giáo dục

nước ta là kỳ thì đại khoa năm 1075 (Ất Mão),

Trang 39

nhưng sử sách vẫn coi Lê Văn Thịnh, người đỗ dau ở kỳ thi này là vị trạng nguyên đầu tiên của khoa cử nước nhà Sau đó, triều Lý còn tổ chức tiếp được 6 khoa thi nữa, nhưng các khoa thi này chưa được tiến hành theo định lệ thường xuyên mà phụ thuộc vào nhu cầu cần người của Nhà nước

Thời Trần (1225-1400) tổ chức được 19 khoa

thi, trong đó có một số khoa đã đánh dấu những mốc điểm và thể thức của lịch sử chế độ khoa cử mà các đời sau vẫn lấy đó làm chuẩn mực Năm 1232, mở khoa thi Thái học sinh đầu tiên của nước ta, từ đây vua Trần Thái Tông định lệ cứ 7 năm mở khoa thi này một lần Đây cũng là khoa đầu lấy ba bậc đỗ, gọi là tam giáp (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp)

- Khoa thi năm 1247 là khoa thi đầu tiên lấy tam khôi: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa

- Khoa thi năm 1256, đầu tiên lấy hai trạng nguyên (lấy thêm một trạng nguyên cho những người quê từ Thanh Hoá trỏ vào: "trại trạng nguyên" bên cạnh "kinh trạng nguyên" là người quê từ Thanh Hoá trỏ ra) Nhưng việc này chỉ làm trong hai khoa thi rồi thôi, các khoa thi sau đó vẫn chỉ lấy một trạng nguyên

- Khoa thi nam 1304, ngồi tam khơi còn có danh hiệu "Hoàng giáp" và danh hiệu này bắt

Trang 40

dau có từ đây Hoàng giáp là tên gọi của các tiến sĩ đệ nhị giáp, xếp sau tam khôi Đến khoa

thi này thể thức của một kỳ thi đại khoa đã

hoàn chỉnh, các triều đại sau có thêm bớt sửa đổi nhưng khơng ngồi thể thức cơ bản này Các phép thi của khoa thi này là thi tứ trường:

+ Trường 1: thi kinh nghi (những chỗ còn nghi ngờ trong kinh), kinh nghĩa (nghĩa lý của kinh)

+ Trường 9: thi thơ và phú

+ Trường 3: thi ba bài chế, chiếu, biểu

+ Trường 4: một bài văn sách

Trước khi vào thi trường 1, thí sinh còn phải viết ám tả hai thiên ŸY quốc và Thiên tử truyện trong sách cổ của Trung Quốc để loại bét người kém

- Khoa thi nam 1396, nha vua "định phép thị": + Bỏ môn ám tả cổ văn trước khi bước vào tứ trường

+ Năm trước thi hương (tổ chức ở nhiều vùng trong nước), năm sau thi hội (chủ yếu tổ chức ở kinh đô)

Ngày đăng: 21/04/2022, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN