Tín nhiệm
Khi Nhật Bản phát hiện bệnh bò điên thì lượng tiêu thụ thịt bò ở Nhật Bản
giảm xuống tới mức thấp nhất chưa từng thấy, sau đó lại có những vụ làm
thịt bò giả, khiến người tiêu dùng Nhật Bản càng mất niềm tin đối với ngành
công nghiệp thực phẩm nước mình.
Có được khách hàng tínnhiệm thì mới có thể tồn tại
Niềm tin khi đã mất đi muốn khôi phục trở lại cũng rất khó, kinh doanh theo
đúng luật pháp là điều kiện quan trọng tuỵêt đối đối với một doanh nghiệp
muốn tồn tại lâu dài, khi doanh nghiệp đã phụ lòng tin của khách hàng thì tất
sẽ bị thị trường đào thải một cách không thương tiếc.
Thái độ kinh doanh, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và nhân cách của nhà kinh
doanh và các nhân viên trong công ty kinh doanh, nếu chỉ một khâu nào
trong các khâu này bị mất tínnhiệm thì lập tức được phản ánh ngay vào
doanh số kinh doanh.
Với những nhà kinh doanh muốn có được niềm tin của khách hàng, nhất là
những doanh nghiệp mà thành tích kinh doanh yếu kém lại càng cần phải coi
đó là bài học thiết thân.
Được khách hàng tínnhiệm là một vinh dự và cũng là một yêu cầu đối với
doanh nghiệp, nhiều nhà kinh doanh dám hy sinh lợi nhuận để được khách
hàng tin tưởng.
Là nhà kinh doanh cần phân tích kỹ nguyên nhân làm mất niềm tin và cố
gắng bằng mọi cách để tìm lại niềm tin ấy.
Vì để có được niềm tin của khách hàng nhà kinh doanh có khi phải đưa ra
những quyết định rất khó khăn như giảm bớt thu nhập hoặc tổ chức lại đội
ngũ của công ty. Nếu không tìm lại được niềm tin của khách hàng thì công
ty không thể thoát ra khỏi tình thế thua lỗ.
.
Tín nhiệm
Khi Nhật Bản phát hiện bệnh bò điên thì lượng tiêu thụ thịt bò ở Nhật. tin đối với ngành
công nghiệp thực phẩm nước mình.
Có được khách hàng tín nhiệm thì mới có thể tồn tại
Niềm tin khi đã mất đi muốn khôi phục trở lại