1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Bài giảng: LUẬT ĐẤT ĐAI pptx

204 7,8K 96

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

LUẬT ĐẤT ĐAI • 1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật đất đai, NXB Tư pháp, Hà Nội . • 2. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, NXB Đại học Quốc gia. • 3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Dân sự, NXB Tư pháp, Hà Nội • Tham khảo: • 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo, TS. Nguyễn Hữu Đạt (đồng chủ biên) (2004), Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay (sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội . • 2. Nguyễn Đình Lộc, Một số ý kiến về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và quyền của người sử dụng đất, Tạp chí quản lý ruộng đất, tháng 02/1991. • 3. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội . • 4. Vũ Minh Giang, Tập quán quản lý và phân phối ruộng đất của làng, xã và các chính sách ruộng đất trong lịch sử Việt Nam, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 1/1993. • 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai , trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội . • 6. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Luật đất đai, Luật lao động, Luật tư pháp quốc tế - Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật tố tụng dân sự), NXB Công an nhân dân, Hà Nội . • 7. PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế (Chương trình sau đại học), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, . • 8. GS. TS. Trương Hữu Quýnh (2004), Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI - XVIII (sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội . • 9. TS. Nguyễn Quang Tuyến - LS. Nguyễn Xuân Anh (2004), Tìm hiểu luật đất đai, NXB Công an nhân dân, Hà Nội . • 10. Ngân hàng thế giới (2004), Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng thế giới - sách tham khảo), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội . • Văn bản Luật: – Luật đất đai 2003 – Bộ Luật Dân sự 2005 – Luật Kinh doanh bất động sản – Luật thuế sử dụng đất NN 1993 – Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất – Luật Nhà ở – Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai, số 34/2009/QH12 của Quốc hội – Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12 của Quốc hội – Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam – Và các văn bản hướng dẫn thi hành Chương 1. Giới thiệu chung về ngành luật đất đai 1. Khái niệm LĐĐ: Luật đất đai ở VN hiểu theo hai nghĩa: Ngành luật đất đai và văn bản luật đất đai được QH thông qua. 1.1. Ngành luật đất đai: là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm thiết lập các quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất. 1.2. Các văn bản luật đất đai Văn bản luật được QH ban hành, là VB quan trọng nhất trong số các VB pháp luật đất đai. - 29/12/87 ban hành LĐĐ đầu tiên - LĐĐ 1993 (có hiệu lực 15/10/93), được sửa đổi 02/12/98 và 01/10/2000. - LĐĐ 2003 (có hiệu lực 01/7/04), được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009. LĐĐ được xây dựng dựa trên quan điểm: • Thể chế hóa những quan điểm cơ bản về chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước được đề cập trong NQ HN 7 BCH TW Đảng khóa 9. • LĐĐ dựa trên nền tảng đất đai thuộc sở hữu toàn dân về đất đai mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu. • LĐĐ góp phần giảm thiểu tối đa những văn bản hướng dẫn dưới luật khiến cho hệ thống pháp luật đất đai phức tạp, yếu kém. 2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh 2.1. Đối tượng điều chỉnh • Nhóm 1: Các QHĐĐ phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lý nhà nước đối với đất đai. • Nhóm 2: Các QHXH phát sinh đối với các chủ thể sử dụng đất và các loại đất được phép sử dụng. – Nhóm các QHXH phát sinh đối với các tổ chức trong nước khi nhà nước cho phép sử dụng đất. – Các QHXH phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, các nhân nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài. – Các QHXH phát sinh trong quá trình sử dụng đất của HGĐ,cá nhân, cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo. – Các QHĐĐ phát sinh trong quá trình khai thác sử dụng nhóm đất NN, phi NN và đất chưa sử dụng. • Đặc điểm của ĐTĐC: – Quan hệ đất đai là quan hệ tài sản nhưng không nằm trong sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật dân sự. – Do tầm quan trọng đặc biệt nên việc quản lý và sử dụng đất chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như yếu tố dân sự (đất được coi như là tư liệu sinh hoạt nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân); yếu tố kinh tế (đất là tư liệu sản xuất chính của nhiều ngành, là địa bàn cho quá trình sản xuất…); yếu tố chính trị pháp lý (đất đai là lãnh thổ quốc gia); yếu tố hành chính (đất đai là đối tượng, là chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính)… • Lưu ý: Trên thực tế có nhiều các QHXH phát sinh trong quá trình con người trực tiếp chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai nhưng lại không do ngành luật đất đai điều chỉnh. VD: – Quan hệ trực tiếp giữa người sử dụng đất được Nhà nước giao đất với Nhà nước là quan hệ đất đai, nhưng khi người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng đất cho nhau thông qua hợp đồng thì đó lại là quan hệ dân sự. – Các quan hệ tranh chấp về các vùng đất thuộc lãnh thổ quốc gia giữa các nước với nhau chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của luật quốc tế và các thông lệ quốc tế. – Các hành vi vi phạm chế độ quản lý và bảo vệ đất đai được quy định trong Bộ luật hình sự sẽ do ngành luật hình sự điều chỉnh vì đây là các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ. [...]... là tài sản” thuộc phạm trù sở hữu của luật Dân sự được Thay vào đó, các “mảnh đất hay “thửa đất cụ thể mới là đối tượng của sở hữu theo pháp luật Luật về đất đai của các nước, do đó, chính là luật về địa chính • Thứ hai, khi tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân trên cơ sở Luật Đất đai năm 1980, Nhà nước đã tước đoạt về mặt pháp lý (một cách đơn giản và dễ dàng) toàn bộ sở hữu tư nhân về đất đai. .. dụng khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai 5 Nguồn của luật đất đai • Nguồn của pháp luật đất đai là những hình thức pháp lý thể hiện ý chí của Nhà nước, nó bao gồm các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật đất đai do Nhà nước ban hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định • Điều kiện để một văn bản trở thành nguồn của pháp luật đất đai: – Văn bản đó phải do cơ quan Nhà nước... các quy phạm pháp luật đất đai – Văn bản phải ban hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định – Văn bản đó phải còn hiệu lực thi hành • Các loại nguồn: – Văn bản luật – Văn bản dưới luật Chương 2 Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai 1 Cơ sở của việc xây dựng chế độ SHTD về ĐĐ • Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quốc hữu hóa đất đai – Quốc hữu hóa đất đai là việc làm mang... đất đai • Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận – Trong luật đất đai phương pháp bình đẳng thoả thuận được áp dụng đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực sử dụng đất giữa người sử dụng đất với nhau trong các trường hợp như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất – Phương pháp này thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất khi họ tham gia vào quan hệ pháp luật. .. giữa nhà đầu tư với người bị thu hồi đất trong việc bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng được áp dụng phương pháp bình đẳng thoả thuận 3 Các nguyên tắc cơ bản của LĐĐ 3.1 Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu • Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý” • Điều 5 Luật đất đai 2003: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước... hơn – Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng đất đaitài sản chung, không ai có quyền biến thành tài sản riêng - Phương thức SXTBCN đẩy nhanh quá trình kiệt quệ hóa đất đai - QHH ĐĐ do giai cấp vô sản thực hiện phải gắn liền với vấn đề giành chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản - Việc xóa bỏ tư hữu đất đai là một tiến trình lâu dài • Cơ sở thực tiễn: – Đất đai do công sức xương máu của nhân dân... toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai 3.2 Nhà nước thống nhất quản lý đất dai theo quy hoạch và theo pháp luật Nguyên tắc này được ghi nhận tại Đ18 HP 1992 và Đ6 LĐĐ 2003 thể hiện chức năng quản lý của nhà nước đối với đất đai Quy hoạch đất đai: Sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể và hợp lý về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian…cho các mục tiêu... nhất quản lý đất đai trong cả nước • Chủ thể sử dụng đất: – Chủ thể có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất như: GCN QSDĐ, GCN QSH nhà ở; – Chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của khoản 1, 2, 5 điều 50 LĐĐ 2003; • a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước... nhiên, bởi đất đai và “thửa đất (hay “mảnh đất ) thuộc hai phạm trù khác nhau, do đó, trên thực tế, quá trình quốc hữu hoá các “mảnh đất và “thửa đất cụ thể đã không xảy ra sau đó • Nói cách khác, Nhà nước vẫn phải thừa nhận một thực tế khách quan là ai ở đâu (trên mảnh đất nào) thì vẫn ở đó Có nghĩa rằng về mặt pháp lý, Nhà nước chỉ can thiệp vào hai khía cạnh của quyền sở hữu đất đai, đó quyền... pháp luật đất đai Họ có thể thoả thuận với nhau trong khuôn khổ của pháp luật về các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, chuyển mục đích sử dụng đất Nhà nước chỉ quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, thủ tục pháp lý cần thực hiện … còn người sử dụng tự thoả thuận với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai • Lưu . luật đất đai 1. Khái niệm LĐĐ: Luật đất đai ở VN hiểu theo hai nghĩa: Ngành luật đất đai và văn bản luật đất đai được QH thông qua. 1.1. Ngành luật đất. Luật: – Luật đất đai 2003 – Bộ Luật Dân sự 2005 – Luật Kinh doanh bất động sản – Luật thuế sử dụng đất NN 1993 – Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất – Luật

Ngày đăng: 19/02/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w