CHUYÊN ĐỀ GẢI PHÁP THÔNG HƠI CHO HTTN NHÀ CAO TẦNG
Trang 1I TỔNG QUAN VỀ NHÀ CAO TẦNG.
I.1 KHÁI NIỆM NHÀ CAO TẦNG:
• MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÀ CAO TẦNG:
Trang 2 Theo ủy ban nhà cao tầng quốc tế:
Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định đến điều kiện thiết kế thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng và được phân làm 4 loại như sau:
• Nhà cao tầng loại 1: từ 09 đến 16 tầng (chiều cao ≤ 50m)
• Nhà cao tầng loại 2: từ 17 đến 25 tầng (chiều cao ≤ 75m)
• Nhà cao tầng loại 3: từ 26 đến 40 tầng (chiều cao ≤ 100m)
• Nhà cao tầng loại 4: từ >40 tầng (gọi là nhà siêu cao tầng)
Khái niệm “nhà cao tầng” ở các nước phát triển
Tên nước Độ cao khởi đầu
Trung
Quốc
Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác ≥ 28m
Liên Xô
(cũ)
Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác 7 tầng
Mỹ 22 ÷ 25 m hoặc trên 7 tầng
Pháp Nhà ở > 50m, kiến trúc khác > 28m
Nhật Bản 11 tầng, 31m
Tây Đức ≥ 22m (từ mặt nền nhà)
Bỉ 25m (từ mặt đất ngoài nhà)
Theo TCXD 198-1997: Nhà cao tầng khi có chiều cao H>40m
Theo tiêu chẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 194:2006 “Nhà cao tầng–công tác khảo sát địa kỹ thuật”:
Nhà cao tầng là nhà ở và các công trình có số tầng nhà lớn hơn 9 tầng
Trang 3I.2 KIẾN TRÚC VÀ KẾT CẤU CỦA NHÀ CAO TẦNG:
Kiến trúc trong nhà cao tầng thường đơn giản, không quá cầu kỳ kiểu cách như nhà thấp tầng
Tuy nhiên có hiệu quả sử dụng nhà đa năng với các mẫu nhà được thiết kế
có tổ chức đời sống chất lượng cao gồm nhiều phòng, trang thiết bị sang trọng để ở, để kinh doanh, khai thác kiểu khách sạn, nhà nghỉ…
Các hệ kết cấu BTCT toàn khối được sử dụng phổ biến trong các nhà cao tầng bao gồm :
Hệ kết cấu khung
Hệ kết cấu tường chịu lực
Hệ khung - vách hỗn hợp
Hệ kết cấu hình ống
Hệ kết cấu hình hộp
Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng này hay dạng khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao của nhà và độ lớn của tải trọng ngang (động đất, gió)
I.3 TRANG THIẾT BỊ TRONG NHÀ CAO TẦNG:
Với chức năng sử dụng nhà đa năng của nhà cao tầng nên yêu cầu về trang thiết bị cũng rất cao, khác với nhà thấp tầng
Thiết bị trong nhà cao tầng thường khác với nhà thấp tầng cả về số lượng lẫn chất lượng :
Trang thiết bị hiện đại, chắc chắn
Mức độ tiện nghi cao
Phù hợp với mục đích sử dụng
Có tính niên hạn lâu dài
Phải an toàn đối với con người và đối với chính công trình (không làm hư
Trang 4hại,tác động hay thay đổi kết cấu chính của công trình )
Cần ứng dụng các giải pháp kỹ thuật ít nhất là 2, 3 giải pháp trong quá trình chọn lựa, lắp đặt, thi công đến quá trình sử dụng các trang thiết bị đó
HÌNH ẢNH MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ NHÀ CAO TẦNG
II HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ CAO TẦNG
Trang 5 Đối với nhà cao tầng do chiều cao của công trình thường lớn, mục đích sử dụng đa năng và phục vụ cho số lượng người lớn nên vấn đề
về áp lực và lưu lượng cũng như việc thiết kế HTCTN thường khó khăn và cần yêu cầu cao hơn, tính toán kỹ lưỡng, triệt để hơn so với các công trình thấp tầng :
Có số lượng lớn về đường ống cấp thoát nước và các trang thiết bị
vệ sinh
Đối với nhà cao tầng áp lực thường không đảm bảo thường xuyên hoặc hoàn toàn không đảm bảo do đó phải có các giải pháp như bơm tăng áp, sử dụng bình nén khí, thiết kế mạng lưới cấp nước phân vùng và cần có thiết bị tích trữ nước để điều hòa áp lực, đảm bảo cho sử dụng lưu lượng lớn và việc dự trữ nước
Sử dụng các thiết bị, vật liệu đường ống tốt, bền với nhiệt độ, môi trường, bền với thời gian, vật liệu có niên hạn lâu dài
Hệ thống thoát nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa phải được thiết kế riêng biệt
Việc thoát nước tốt cho công trình nhà cao tầng rất quan trọng nhưng phải đảm bảo vệ sinh và không gây ô nhiễm môi trường nên cần đảm bảo những vấn đề :
Hệ thống thoát nước mưa thoát trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung
Giải quyết tốt vấn đề thông hơi và thoát nước mưa trong nhà cao tầng
Có biện pháp thong tắc tẩy rửa hệ thống thoát nước
Trong công trình thoát nước nhà cao tầng thường giải quyết 3 tuyến riêng:
Thoát nước thải xí tiểu
Trang 6 Thoát nước tắm, rủa sàn.
Ống thông hơi
III GIẢI PHÁP THÔNG HƠI CHO HTTN NHÀ CAO TẦNG.
III.1 HTTN CHO NHÀ CAO TẦNG CẦN ĐẢM BẢO:
Thiết bị dùng nước phải phù hợp với loại công trình và khả năng đầu
tư, ưu tiên sử dụng xí, tiểu tự động cho nhà công cộng
Trang 7 Phải giải quyết đồng thời việc thoát nước và thông hơi, cần có các ống thông hơi phụ và ống thông hơi bổ sung
Phải giải quyết tốt các bộ phận nối tuyến ống chính và ống nhánh
Có biện pháp thông tắc, tẩy rửa tại các vị trí cần thiết
III.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HTTN NHÀ CAO TẦNG:
Vật liệu làm ống đảm bảo chịu áp, chịu được hiện tượng nước va
Ống đứng phải có mối nối co giãn đồng thời để giảm tốc độ trong ống
Thường có 3 tuyến riêng: Tuyến nước thải xí tiểu, tuyến nước thải tắm rửa, tuyến thông hơi ( thông hơi bề phốt và ổn định áp suất cho toàn bộ hệ thống)
Ống đi trong hộp kỹ thuật, trong sàn, trong trần, trong tường phải liên kết chặt chẽ với trần, tường
III.3 GIẢI PHÁP THÔNG HƠI CHO HTTN NHÀ CAO TẦNG.
Đối với nhà cao tầng nếu thông hơi bằng ống đứng thoát nước như nhà thấp tầng sẽ khó đảm bảo kỹ thuật và mùi do đó hiện nay phương án khắc phục là dùng hệ thống ống đứng thông hơi tăng cường với 3
phương án thông dụng là:
Hệ thống 1 ống thoát với ống đứng thông hơi tăng cường
Hệ thống 1 ống thoát với ống thông hơi từ các thiết bị
Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp
A Hệ thống 1 ống thoát với ống đứng thông hơi tăng cường
Song song với đường ống đứng thoát nước của công trình được lắp
bổ sung 1 ống thông hơi tăng cường, và cứ cách 1 tầng thì 2 ống này được nối thông nhau Phương án này ở Mỹ và các nước Châu âu
Trang 8thường áp dụng trong các công trình 10 tầng trở lên Hai đường ống này được nối với nhau ở trên tầng cao nhất và chỉ một đường thông hơi vượt sàn mái
B Hệ thống 1 ống thoát với ống thông hơi từ các thiết bị
Áp dụng khi các ống đứng thoát nước cho các khu wc tách biệt nhau (nhà ở, nhà hành chính, ) Đường ống thông hơi …luôn luôn được nối thông với đường ống thông hơi ở trên mỗi thiết bị vệ sinh cần chú ý là mỗi ống thông hơi chỉ kéo dài không quá 8
tầng Nếu số tầng nhiều hơn phải được bố trí tiếp tục 1 ống thông hơi khác tương tự
Trang 9C Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp
Khi điều kiện không cho phép lắp đặt hệ thống thông hơi
và httn riêng biệt, thì lắp đặt kết hợp httn và thông hơi (hệ
thống ống thoát kép) ống kết hợp phải có đường kính tối
thiểu gấp 2 lần đường kính ống thông hơi để đảm bảo vừa
thoát nước vừa thông hơi được triệt để, an toàn
HTTN và thông hơi kết hợp chỉ nên áp dụng khi kết cấu
công trình không cho phép áp dụng thông hơi riêng biệt
Khi sử dụng giải pháp thoát nước và thông hơi kết hợp cần lưu ý bố trí cửa thông tắc sao cho thuận tiện khi làm vệ sinh, vì hệ thống này có nhiều khả năng bị tắc hơn hệ thống riêng biệt
Trang 10D Mộ số lưu ý về thông hơi cho HTTN nhà cao tầng
Để đảm bảo sự hoạt động an toàn, hiệu quả của httn, đề phòng sự cố tắc đường ống, khi thiết kế trên đường ống phải có cửa thông tắc vệ sinh, cụ thể:
Trên các đường ống thoát nước ngang phải có cửa thông tắc đặt ở đầu cao (theo độ dốc) của ống Khi ống thoát ngang có tổng chiều dài trên 30m, thì cứ 30m dài phải có 1 cửa thông tắc
Trên các đường ống thoát nước ngang, ở những chỗ dùng cút 1300
để chuyển hướng đều phải đặt bổ sung 1 cửa thông tắc
Các cửa thông tắc phải được lắp đặt ở vị trí thuận lợi để làm vs, thông tắc khi cần thiết, và phải được lắp đặt đúng chiều dòng chảy, miệng cửa thông tắc nằm thẳng với đường thoát ở bên dưới
Đường kính cửa thông tắc không được nhỏ hơn các giá trị tương ứng theo bảng sau:
Trang 11đường kính ống, (mm) đường kính cửa thông tắc, (mm)
Vật liệu sử dụng trong httn nhà cao tầng, đặc biệt là vật liệu làm ống đứng cấp thoát nước và thông hơi phải đảm bảo là loại vật liệu có độ chịu uốn và chịu nén tốt (Ví dụ: toà nhà Empire State Building Mỹ –cao 120 tầng đo được chuyển vị trung bình là 0,76m)
Khi thiết kế httn cho nhà cao tầng cần lưu ý đến đường
ống hút cặn của các bể tự hoại
Trong nhà cao tầng thường có ống dẫn rác sinh hoạt dọc theo thiều cao nhà nên khi thiết kế httn phải lưu ý đến việc thu và thoát nước rác đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực ngôi nhà
Mỗi thiết bị vệ sinh phải được lắp đặt xi phông để có tác dụng ngăn không cho hút nước qua ống xi phông và chống lại áp lực ngược
Đường kính của 1 ống thông hơi riêng lẻ phải lớn hơn 32mm hoặc không nhỏ hơn 1/2 đường kính ống thoát nước mà ống thông hơi nối tới
Trong các nhà cao tầng, mỗi ống đứng thoát nước chạy dài từ 10 tầng trở lên trên ống thoát nước chính hoặc các ống thoát nước nằm ngang, cần phải
có 1 ống đứng thông hơi song song kéo dài liên tục từ điểm cuối phía trên
và nối tới ống đứng thoát nước tại đó hoặc ngay dưới đường ống dẫn cố định thấp nhất Mối ống đứng thông hơi đó cách 5 tầng phải được nối với ống đứng thoát nước 1 lần bằng 1 ống thông hơi bổ sung
Đường kính các ống thông hơi chung được xác định theo tổng các thiết bị
Trang 12được phục vụ nhưng không được nhỏ hơn đường kính ống thông hơi tối
thiểu của thiết bị
Bảng đương lượng và chiều dài tối đa của ống thoát nước và ống thông hơi
đường kính ống, (mm) 32 38 50 64 76 100 125 155 200
• đương lượng tối đa
- ống thoát nước đứng
- ống thoát nước
ngang
- ống thông hơi
1 1 1
2 1 8
16 8 24
32 14 48
48 35 84
256 216 256
600 428 600
1380 720 1380
3600 2640 3600
• Chiều dài tối đa, (m)
- ống thoát nước đứng
- ống thoát nước
ngang
- ống thông hơi
14 Không 14
20 Giớ i 18
26 Hạn 37
45 55
65 65
91 91
119 119
155 155
228 228
Toàn bộ ống thông hơi và ống nhánh cần được neo giữ chắc chắn, không bị võng, ống thông hơi được đặt ở độ cao hoặc bằng mức sàn và lắp đặt sao
cho nước có thể tự chảy về các ống thoát nước
Khi các ống thông hơi nối với ống thoát nước nằm ngang thì điểm nối ống
thông hơi với nhánh rẽ của phụ kiện nối ống phải cao hơn đường trục ống
thoát mà nó nối vào
Các ống đứng thông hơi phải được kéo dài xuyên qua lớp chống thấm mái
và kết thúc tại vị trí cao hơn mái nhà tối thiểu 0,15m và cách tường tối thiểu 0,3m
Mỗi ống thông hơi phải kết thúc cách cửa sổ, cửa đi, cửa lấy gió tối thiểu
3m hoặc cao hơn ít nhất 0,9m