Bạch hoađàodưỡng
nhan
Năm hết tết đến, hễ vào dịp xuân về là khắp nơi trên mọi miền đất nước
muôn hoa lại đua nở, trong sắc xuân ấy hoađào là biểu tượng đặc biệt
cho ngày xuân. Ở Đà Lạt, bạchhoađào nở trắng trên cành, còn miền
Bắc đào cũng khoe sắc trong nắng xuân như bích đào, đào phai…
Ở nước ta, vùng cao nguyên Đà Lạt có giống đàohoa trắng (một giống đào
khá phổ biến ở Nhật Bản). Bạchđào vừa đẹp lại rất giàu dược tính nên còn
là vị thuốc quý dùng để làm đẹp dung nhan cho con người. Nói đến hoađào
trắng có lẽ ít người biết đến nếu chưa một lần thưởng ngoạn hoa xuân trên
vùng đất cao nguyên tuyệt vời này, mặc dù ở Nhật Tân - Hà Nội cũng có
trồng thử, nhưng yêu cầu chăm sóc đàohoa trắng khá khó tính nên chưa thể
thành công.
Để giúp mọi người hiểu thêm về loại hoađào trắng, dưới đây xin gửi đến
những phương thuốc trị liệu từ bạchhoa đào. Hoađào trắng còn gọi là bạch
hoa đào, thấy có nhiều ở Đà Lạt, song còn có nhiều tên như Tiêu hận khách,
Tiêu hận hoa, Trợ kiều hoa, Trân thần trang, Bạch lôi hoa, Bôi lôi hoa. Tên
khoa học là Flos salicina, thuộc họ hoa hồng (Rosaceae).
Là cây đại mộc nhỏ, nhánh không lông, lá thon, mặt dưới có lông ở gân, bìa
có răng và tuyết, lá bẹ dài như chỉ, chụm 2-3 hoa trắng. Quả nhân cứng
thường tím, chua đắng. Cây này có tên khoa học Prunus salicina Lindn var.
Cần lưu ý phân biệt vì có sách họ lại lấy hoa của cây đào (Prunus persica
Stokes Amydalus persica L.) và cây đào (Prunus prrsica Linn.Batsch),
những cây này đều có hoa màu hồng nhạt.
Bộ phận dùng làm thuốc là hoa trắng được thu hái, sơ chế sau khi chọn hoa
vào tháng 3 lấy phơi trong râm (âm can) cho khô. Nhưng để đạt được yêu
cầu trong bào chế cần chọn ngày mùng 3 tháng 3, phơi trong râm để dùng
(Biệt Lục). Khi lấy hoa nên chọn thứ sạch sẽ, bỏ trong bao, đem phơi khô
dưới thềm nơi thoáng mát, hoa bảo quản trong vòng một năm, không nên để
lâu mất tác dụng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Khi lấy hoađào
phải chọn hoa chưa nở hẳn mới hay, tức hoa đang còn chúm chím (Y Sự Tận
Chí, Nhật Bản).
Đông y cho rằng, bạchhoađào có vị đắng, tính bình không độc. Về dược lý
làm thông tiện, tiêu sưng, nên được dùng làm thuốc hòa hoãn hạ lợi, chủ trị
làm nhan sắc xinh đẹp (Bản Kinh). Khiến cho nhan sắc tươi tốt tươi nhụận,
từ thủy khí, phá thạch lâm, lợi đại tiểu tiện (Biệt Lục). Liều dùng thông
thường từ 12 – 32g cho dạng thuốc thang. Nhiều tàiliệu khác còn nói hoa
đào trắng trị được những chứng tích tụ, phù thũng, thông tiểu. Người Nhật
dùng nhiều phương thuốc hay về bạchđàohoa như các phương "Đào hoa
tán", "Hạ đình ẩm phương".
Trong các sách cũng ghi rằng, khi lấy hoađào phải chọn hoa chưa nở hẳn
mới hay (Y Sự Tận Chí, Nhật Bản). Hay còn nói bạchđàohoa thông lợi
được những nước ứ đọng, trị chứng đàm ẩm, tích trệ, phong cuồng (Bản
Thảo Cương Mục). Trong "Thực liệu bản thảo" còn nói bạchđào
hoa trị được những chứng đau ở vùng ngực, bụng, hói tóc, rụng tóc. "Bản
Thảo Tân Tu" nói nó tiêu tan được những chứng sưng đầy và hạ được khí
Để áp dụng và tham khảo, xin giới thiệu cụ thể những phương thuốc trị liệu
bệnh từ vị thuốc bạchhoa đào.
* Làm da mặt sáng sủa tươi nhuận: Hái hoađào vào ngày mùng 3 tháng
3, ngày 7 tháng 3, lấy huyết gà trộn, xức lên mặt liên tục 2 – 3 ngày (Thánh
Tế Tổng Lục).
* Trị da mặt sần sùi: Hoa đào, Đơn sa mỗi thứ 3 lượng, tán bột, mỗi lần
uống 4g lúc đói với nước giếng, ngày 3 lần, đi tiểu có thể ra nước đen
(Thánh Huệ Phương).
* Trị da mặt đen loang lổ như trứng sẻ, tàn nhang: Hoađào tán bột, Đông
qua nhân nghiền nát, hai vị bằng nhau, trộn chung bôi vào (Trửu Hậu
Phương).
* Trị lở da đầu, rụng tóc: Chọn hoađào vào ngày 3 tháng 3, hoa chưa nở,
phơi trong râm cho khô, cùng với quả dâu chín đỏ hai vị bằng nhau, nghiền
nát, trộn với mỡ heo, trước hết dùng vôi loãng rửa cho ra vẩy rồi bôi thuốc
vào (Thực Liệu Bản Thảo).
* Trị đại tiểu tiện không thông sau khi sinh: Hoa đào, Quỳ tử, Hoạt thạch,
Binh lang lượng bằng nhau, tán bột, uống lúc đói với nước hành, mỗi lần 6g
(Tập Nghiệm Phương).
* Trị đại tiện khó: Hoa đào, tán bột uống lần 1 thìa (Thiên Kim Phương).
* Trị đau nhức hai ống chân: Đàohoa 1 thăng (1 thăng = 10 hộc = 1 lít) phơi
trong râm cho khô, tán bột chia nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần uống với
rượu nóng từng hớp nhỏ (Ngoại Đài Bí Yếu).
* Trị đau xương thắt lưng: Ngày mùng 3 tháng 3 hái hoađào 1 đấu 1
thăng (1 đấu = 10 thăng = 10 lít), dùng nước giếng sáng mai chưa ai múc,
múc 3 đấu, men rượu 6 thăng, gạo nếp 6 đấu, nấu chín, cất thành rượu, mỗi
lần uống 1 thăng chia nhỏ uống làm nhiều lần, ngày 3 đợt uống (Thiên Kim
Phương).
* Trị lỗ rò ra mủ không hết: Hoađào tán bột, trộn mỡ heo, ngày bôi 2 lần
(Thiên Kim Phương).
* Trị táo bón: Hoađào 1 lượng, trộn với gạo 3 lượng, làm thành bánh bao,
nấu chín ăn khi đói (Thánh Huệ Phương).
* Trị sán ruột: Dùng hoađào trắng khô 6g, gạo tẻ 1 nắm. Sấy khô bạchhoa
đào tán bột. Cho gạo nấu nhừ thành cháo mới cho bột hoađào vào khuấy
đều. Ngày ăn 1 lần vào lúc đói. Cần ăn liền 5 – 7 ngày.
* Trị ngực đau, bụng đau, tim đau: Vào ngày 3 tháng 3 hái hoađào phơi
trong râm cho khô, tán bột, mỗi lần uống 6g (Thực Liệu Bản Thảo).
* Trị sốt rét kinh niên: Hoađào tán bột, uống với rượu, ngày một muỗng
canh (Mai Sư Phương).
* Trị đàm ẩm: Hoađào tán bột, khi hái hoa về, phơi trong râm cho khô, tán
bột, uống với rượu nóng ngày 1 chén, để dễ thông lợi có thể dùng cháo lỏng
để dễ cho việc chuyển thuốc xuống (Thôi Hành Công Soán Yếu Phương).
* Trị trên đầu lở dày đặc: Hái hoa đào, tán nhuyễn. Vào tiết hàn thực,
uống sau khi ăn, mỗi lần một muỗng canh với nước, ngày 3 lần. Bài này
cũng có thể trị đuợc chứng lở mặt chảy nước vàng (Hải Thượng Phương).
* Trị trên bắp chân lở ngứa: Hoa đào, muối ăn,hai vị bằng nhau, giã nát,
trộn với dấm bôi vào (Trửu Hậu Phương).
. từ bạch hoa đào. Hoa đào trắng còn gọi là bạch
hoa đào, thấy có nhiều ở Đà Lạt, song còn có nhiều tên như Tiêu hận khách,
Tiêu hận hoa, Trợ kiều hoa, .
Bạch hoa đào dưỡng
nhan
Năm hết tết đến, hễ vào dịp xuân về là khắp nơi trên mọi miền đất nước
muôn hoa lại đua nở, trong sắc xuân ấy hoa đào là