1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Sâu bệnh hại Ca cao pdf

4 665 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 130,23 KB

Nội dung

Sâu bệnh hại Ca cao Sâu bệnh hại Ca cao Hiện nay ca cao là loại cây công nghiệp có rất nhiều triển vọng kinh tế để đưa vào hệ thống canh tác ở các tỉnh phía Nam. Với đặc tính chịu rợp, ca cao có thể trồng xen trong các vườn dừa, vườn cây ăn trái và những cây trồng khác. Ngoài ra, thị trường ca cao trên thế giới luôn có sẵn nên đầu ra rất ổn định. Vì thế, diện tích trồng ca cao hiện nay đang ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, giống như những loại cây trồng khác, ca cao cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công , trong đó phổ biến nhất là bọ xít muỗi, bọ cánh cứng và bệnh loét thân. 1. Bọ cánh cứng hại lá (Adoretus spp, Apogonia spp) - Nguyên nhân: Do bọ cánh cứng ăn lá ca cao thuộc nhiều loại khác nhau như bọ nâu, bọ xám, bọ hung kim. - Triệu chứng và tác hại: chủ yếu là phá hoại vào ban đêm, ban ngày trú ngụ nơi tối hay dưới đất. Bọ ăn lá tạo những lỗ khuyết trên lá làm giảm diện tích quang hợp. Với ca cao trưởng thành sự tác hại không đáng kể nhưng cây con và cây trong giai đoạn vườn ươm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển. - Biện pháp phòng trừ: Phun lá với các loại thuốc vị độc hoặc tiếp xúc như Carbary (Sevin, Carbavin, Sebaryl), Cypermethrin (Sherpa, Cyper, Carmethrin), Dimethoate (Bi 58, Bian, Dithoate) hoặc trộn vào đất thuốc Diazinon (Basudin, Vibasu) hạt theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất. 2. Bọ xít muỗi (Helopeltis spp.) - Triệu chứng và tác hại: Chích hút nhựa trái, chồi non, cành non. Các vết chích bị thâm đen, trái non bị chích thường héo khô, trái lớn bị chích có nhiều vết thâm phát triển dị dạng, ít hạt và có nhiều nguy cơ bị nấm hại xâm nhập. - Biện pháp phòng trừ: + Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bớt những cành nhánh không cần thiết. + Bọ xít muỗi có thể phòng trừ rất hữu hiệu bằng cách nuôi kiến đen loài Dolichoderus thoracicus. Đây là loài thiên địch rất quan trọng và phổ biến trên ca cao, vườn ca cao trồng xen dừa là điều kiện rất tốt để loài kiến này lưu trú bền vững. + Có thể phun các lọai thuốc: Bascide 50EC, SK-EnSpray 99, Actara 25WG, MAP-Green 10AS. Phun thuốc trừ bọ xít muỗi vào lúc sáng sớm lúc côn trùng di chuyển chậm chạp sẽ dễ bị ảnh hưởng thuốc. Chú ý : để nông sản được an toàn, khi phun thuốc cần đảm bảo đúng thời gian cách ly để trái không còn dư lượng thuốc BVTV. + Bệnh loét thân là bệnh chính trên ca cao, xuất hiện mọi nơi, mọi giai đọan sinh trưởng từ vườn ươm ( thối lá) đến khi cây lớn và thu họach ( thối trái, loét thân). Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Trên lá, bệnh làm lá bị cháy thành từng mãng, cây còi cọc, sinh trưởng kém. Trên thân, bệnh gây những vết sũng nước gần gốc, bệnh phát triển nhanh vòng quanh thân, làm các lá bị vàng, rụng, bên trong thân mạch dẫn bị hóa nâu, bị nặng có thể làm chết cây. Trên trái, bệnh lúc đầu xuất hiện với những đốm mờ, khoảng 2 ngày sau khi nhiễm, các đốm chuyển sang màu nâu sô cô la, sau đó bị đen và lan rộng nhanh chóng khắp trái. Trong vòng 14 ngày, trái trở nên đen hoàn toàn và các mô bên trong bao gồm cả hạt, khô quắt lại. Trái khô quắt này là nguồn lây nhiễm chính của nấm P.palmivora. Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp, độ PH đất thấp, vườn khó thoát nước là điều kiện thích hợp cho nấm phát triển và gây hại. 3. Sâu hồng (Zeuzera sp.) - Triệu chứng và tác hại: Sâu thường đục vào phần ngọn thân và các cành rồi đùn phân và mạt cưa ra ngoài miệng lỗ đục và rơi xuống đất. Những cành ca cao bị đục sẽ bị héo rồi chết khô. - Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm, sau đó cắt bỏ các cành bị hại và đốt để diệt sâu nằm bên trong thân. Ngoài ra, có các loại thuốc được sử dụng như Cartap (Mapan, Padan, Vicarp), Fipronil (Regent, Brigant) hoặc Cypermethrin (Carmethrin, Cyper, Sherpa, Alpha Cypermethrin) xịt vào nơi sâu thích đục lỗ như đầu cành non, chồi non. Có thể pha loãng thuốc bơm vào lỗ đục. 4. Chuột và sóc Chuột và sóc thích ăn lớp cơm ngọt bao quanh hạt ca cao. Thường chúng cắn phá qua ca cao bằng cách khoét lỗ để moi hạt. Khi chuột và sóc gây hại nặng cần phải tổ chức diệt trừ bằng cách dùng bả độc hoặc gài bẫy. 5. Bệnh thối trái, loét thân, cháy lá (Phytophthora palmivora) - Đây là bệnh chính trên ca cao, bệnh xuất hiện ở mọi nơi, mọi bộ phận, qua mọi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng từ vườn ươm cho đến khi thu hoạch. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, trong môi trường có ẩm độ cao. - Biện pháp phòng trừ: + Sử dụng giống kháng. + Hái bỏ ngay trái bệnh đem chôn + Tỉa cành hợp lý tạo thông thoáng + Điều chỉnh mật độ cây che bóng thích hợp + Sử dụng thuốc. Dùng thuốc gốc đồng (Champion, Kocide, Coc 85) hoặc Metalaxyl phun định kỳ để phòng. Khi xuất hiện triệu chứng bệnh nên phun Fosetyl-Al (Aliette, Alpine, Fungal) hoặc Metalaxyl (Ridomil, Mataxyl, Rampart). Một số bệnh ở cây ca cao, Nguồn: Khuyến Nông Quốc Gia. . Sâu bệnh hại Ca cao Sâu bệnh hại Ca cao Hiện nay ca cao là loại cây công nghiệp có rất nhiều triển vọng kinh tế để đưa vào hệ thống canh tác. diện tích trồng ca cao hiện nay đang ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, giống như những loại cây trồng khác, ca cao cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công ,

Ngày đăng: 18/02/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w