1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Tiểu luận:CÁC ĐIỂM NÓNG Ở CHÂU PH pptx

11 662 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 324,12 KB

Nội dung

1 Tiểu luận Vấn đề trình bày CÁC ĐIỂM NÓNG CHÂU PHI 2 I. TỔNG QUAN Châu Phi phía Tây Nam đại lục Á – Âu, nằm trên trục đường giao thông quốc tế từ phía Đông sang phía Tây, là cầu nối của ba lục địa châu Á, châu Âu và châu Mỹ, nối liền Đại Tây Duơng với Ấn Độ Dương. Châu Phi được bao bọc đa phần bởi các đại dương lớn với độ dài của đường bờ biển là 26.000km. phía Bắc, châu Phi tiếp giáp với Địa Trung Hải, phía Tây với Đại Tây Dương, phía Đông là Ấn Độ Dương và phía Đông Bắc, châu Phi tiệm cận với khu vực Trung Đông, tách với bán đảo Ả – rập bởi Hồng Hải. Châu Phi là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số, sau châu Á, và lớn thứ ba trên thế giới, theo diện tích sau châu Á và châu Mỹ .Với diện tích khoảng 30.244.050 km 2 bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của thế giới. Với 800 triệu dân sinh sống 54 quốc gia, nó chiếm khoảng 1/7 dân số thế giới. Chính trị: Kể từ khi độc lập, các nước châu Phi đã thường xuyên bị cản trở bởi sự bất ổn định, nạn tham nhũng, bạo lực và chủ nghĩa độc tài. Phần lớn các nước châu Phi là các nước cộng hòa, hoạt động theo một số kiểu của chế độ tổng thống. Có một ít quốc gia ở châu Phi có chính thể dân chủ, nhưng bị nối tiếp bởi những vụ đảo chính tàn bạo hay các chế độ độc tài quân sự. Kinh tế: Nhìn chung các quốc gia châu Phi có một nền kinh tế lạc hậu, chính sự nghèo đói này có ảnh hưởng rộng lớn, bao gồm tuổi thọ trung bình thấp, bệnh tật, bạo lực và sự mất ổn định. Bên cạnh đó, vẫn xuất hiện một số quốc gia có những bước đi thận trọng, khôn khéo trong cải cách, tránh được vòng xoáy của bạo lực, xung đột và duy trì được ổn định, tăng trưởng như Cộng hòa Nam Phi, Namibia, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Xê-nê- gan, Ai Cập…. Dân cư: Dân cư châu Phi rất đa dạng, bao gồm trên 1.000 nhóm nhỏ khác nhau. Bắc Phi chủ yếu là người A-rập, phía Nam Sahara chủ yếu là các tộc người Phi da đen. Ngoài ra còn có một bộ phận người gốc châu Âu và châu Á sống các nước có khí hậu cận nhiệt đới. 3 Tôn giáo: Người châu Phi theo nhiều loại tôn giáo, phổ biến nhất là Kitô giáo và Hồi giáo. Khoảng 40% dân số châu Phi là người theo Kitô giáo và 40% theo Hồi giáo. Khoảng 20% còn lại chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa, đuợc gọi là đạo Cổ truyền hay Vật kinh giáo, là những tôn giáo có xu hướng tiến hóa quanh thuyết vật kinh và tục thờ cúng tổ tiên. II. TẠI SAO KHU VỰC CHÂU PHI LẠI LÀ ĐIỂM NÓNG ? Thứ nhất, về vị trí địa lý, Châu Phi phía Tây Nam đại lục Á – Âu, nằm trên trục đường giao thông quốc tế từ phía Đông sang phía Tây, là cầu nối của ba lục địa châu Á, châu Âu và châu Mỹ, nối liền Đại Tây Duơng với Ấn Độ Dương. Vì thế, đây là mảnh đất màu mỡ mà các phần tử khủng bố hướng tới, trùm khủng bố quốc tế Osama Binladen từng kêu gọi biến khu vực Sừng châu Phi thành một Mặt trận thánh chiến thứ ba của thế giới chống Mỹ sau Iraq và Afghanistan. Thứ hai, châu Phi có nguồn tài nguyên tự nhiên rất phong phú với nhiều nguyên liệu quan trọng có trữ lượng lớn trên thế giới. Trong 50 loại khoáng sản chủ yếu của thế giới thì châu Phi có trữ lượng đứng đầu thế giới đến 17 loại: 90% kim cương (tập trung Cộng hòa Dân chủ Công-gô, Nam Phi, Namibia, Ăng-gô-la, Ghana), 87% cobalt (Cộng hòa Dân chủ Công-gô), 67% vàng, hơn 70% mangan và photphat, 37% uranium, 87% lithium, 54% crom, 21% đồng và boxit….Ngoài ra, châu Phi còn có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí đốt An-giê-ri, Ni-giê-ri-a, Ăng-gô-la, Li-bi, Ga-bông, Cộng hòa Công-gô… Chính vì nguồn tài nguyên phong phú gần như nhất thế giới này mà Châu Phi là nơi mà các cường quốc luôn khao khát được bành trướng ảnh hưởng. Thế kỷ 16 – 17, người châu Âu bắt đầu công cuộc khai phá châu Phi. Năm 1482, người Bồ Đào Nha đã thiết lập trạm thương mại đầu tiên dọc theo bờ biển Ghi-nê Elmina (thuộc lãnh thổ Ghana) với các hàng hóa được trao đổi chính là vàng, ngà voi và hồ tiêu. Trong các thế kỷ 18 – 19, do nhận thấy nguồn tài nguyên giàu có của lục địa này, các nước châu Âu bắt đầu đẩy mạnh các cuộc khai phá châu Phi, đến cuối thế kỷ 19, hầu như toàn bộ châu Phi đã bị làn sóng thực dân châu Âu đô hộ, trong đó hai thực dân lớn nhất là Pháp và Anh. 4 Pháp đô hộ chủ yếu phía Tây và Tây Bắc lục địa, chinh phục các nước như châu Phi xích đạo, Ca-mơ-run, An-giê-ri, Ma-rốc và Tuy-ni-di… Anh chủ yếu đô hộ khu vực Đông và Nam châu Phi, bao gồm các nước như Xu- đăng, Xô-ma-li, Uganda, Kê-ni-a…và một số nước Tây Phi như Găm-bia, Sierra Leon, Ni-giê-ri-a… Chính các chính sách áp đặt phân chia biên giới lãnh thổ, áp bức bóc lột, chia để trị mà chủ nghĩa thực dân để lại là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các tranh chấp, xung đột ở châu Phi mà hậu quả nặng nề của nó còn để lại cho đến ngày nay. Thứ ba, do sự đa dạng phong phú về dân cư, văn hóa, tôn giáo khiến cho châu lục này có một sự đa dạng hóa về nhu cầu tiêu dùng, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế chung của toàn châu lục và tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, cũng chính sự đa dạng này lại là nguyên nhân dẫn đến những cuộc xung đột sắc tộc lớn Châu Phi. Thứ tư, về chính trị xã hội, từ năm 1990 đến nay đã có hơn 40 quốc gia châu Phi thực thi chế dân chủ đa đảng, thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, điều chỉnh cơ cấu lãnh đạo, tiến hành các cuộc bầu cử tự do. Việc chuyển đổi này có mặt tích cực là giảm thiểu được chế độ độc tài quân phiệt tại các nước châu Phi, phát huy các tiềm năng sẵn có, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc áp đặt những giá trị dân chủ theo mô hình phương Tây vào các quốc gia kém phát triển, trình độ dân trí thấp, tập quán chính trị lạc hậu với những đặc thù văn hóa riêng không những mang lại kết quả khả quan mà còn đẩy nhiều nước châu Phi vào tình trạng bất ổn định hơn. Sau nhiều thập kỷ dưới chế độ độc tài, khi chuyển sang dân chủ đa nguyên đa đảng, châu Phi đã xuất hiện hàng loạt các đảng phái hoạt động theo tiêu chí địa phương, tôn giáo, bộ tộc. Những mâu thuẫn, thù địch giữa các bộ tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ, biên giới quốc gia lại được dịp bùng phát. Nhiều cuộc nội chiến, xung đột sắc tộc, tôn giáo và các cuộc chiến tranh đã nổ ra tại Xu-đăng, Xô-ma-li, Ethiopia, Trung Phi, Ăng-gô-la, Burundi, Li-bê-ria, khủng hoảng vùng Hồ lớn….đã một lần nữa tàn phá nền kinh tế các nước này, tác động tiêu cực đến tình hình chính trị và môi trường phát triển kinh tế của châu Phi. 5 Các chính sách nhà nước sai lầm và sự mục nát của hệ thống chính trị đã tạo ra hậu quả là nhiều nạn đói lan tràn và một phần đáng kể châu Phi vẫn còn các hệ thống phân phối không có khả năng cung cấp đủ lương thực hay nước uống cho dân cư để sống sót. Sự lan tràn của bệnh tật cũng rất phổ biến, đặc biệt là sự lan tràn của HIV và bệnh AIDS, nó đã trở thành một đại dịch nguy hiểm đối với châu lục này. Sự lạm dụng trong quyền con người vẫn còn diễn ra nhiều nơi của châu Phi, thông thường là dưới sự giám sát của nhà nước. Phần lớn các vi phạm như thế diễn ra vì các lý do chính trị, như là 'hiệu ứng phụ' của nội chiến. Các nước bị liệt kê là có nhiều vi phạm lớn bao gồm (nhưng không bị giới hạn chỉ có vậy): Cộng hòa Dân chủ Congo, Sierra Leone, Liberia, Sudan, Côte d'Ivoire III. MỨC ĐỘ NÓNG CỦA MỘT SỐ KHU VỰC CHÂU PHI Xung đột hiện đang là vấn đề gai góc châu Phi, khiến cả thế giới quan tâm và lo ngại. Chiến tranh, xung đột tại đây đã gây ra tình trạng an ninh bất ổn định, khủng hoảng nhân đạo, dịch bệnh, đói nghèo… khiến mức độ nóng của châu lục đen rất đáng lo ngại. Xung đột xảy ra châu Phi phần lớn là những cuộc nội chiến giữa các bộ tộc. Kể từ những năm 1960 đến nay, gần 20 nước châu Phi đã phải gánh chịu tình cảnh này. Theo Báo cáo về xung đột vũ trang trên thế giới năm 2006 của Ngân hàng thế giới (WB), châu Phi hiện chiếm 41% trong tổng số các cuộc xung đột trên thế giới. Nguyên nhân là do “chủ nghĩa bộ lạc” cùng sự đói nghèo tại châu lục. Nguy cơ của một cuộc nội chiến xảy ra khi thu nhập bình quân đầu người quốc gia đó thấp, tăng trưởng kinh tế giảm, phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu những nguồn tài nguyên quý hiếm như dầu mỏ và kim cương… Chi phí (chủ yếu lấy từ nguồn trợ giúp của cộng đồng quốc tế) nhằm giải quyết các cuộc xung đột tại châu lục này rất lớn, chiếm khoảng 1 tỉ USD/năm Trung Phi, trên 800 triệu USD/năm Tây Phi. Xung đột khiến nền kinh tế của nhiều nước rơi vào tình trạng kiệt quệ, hàng triệu người dân lâm vào cảnh nghèo đói. Ước tính một cuộc nội 6 chiến xảy ra tại một nước châu Phi khiến hơn 15% dân số rơi vào tình trạng nghèo đói, hơn 30% số người sống trong cảnh cực nghèo. Ở châu Phi hiện nay, một số nước vẫn phải đối mặt với xung đột như Cốt Đi-voa, Ni-giê-ri-a, U-gan-đa, Ru-an-đa, Bu-run-đi, Ăng-gô-la, nổi bật là ba điểm nóng tại Đa- phơ (Xu-đăng), Công-gô và vùng Sừng . Xung đột tại Đa-phơ trong thời gian qua đã trở thành một cuộc xung đột mang tính chất trầm trọng. Đây là cuộc xung đột nội chiến giữa các dân quân địa phương của Ả Rập với hai nhóm phiến quân (Phong trào vì công lý, công bằng; và Phong trào giải phóng Xu-đăng) chủ yếu gồm những người thuộc các sắc tộc Phi như Gia-ga-u-ô, Pho và Ma- sa-li. Hai nhóm này không đưa ra yêu sách ly khai, nhưng đòi chia sẻ tài nguyên và quyền lực Xu-đăng. Những đợt tấn công của lực lượng nổi dậy và dân quân vũ trang đã làm gián đoạn công tác cứu trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế, tạo ra một cuộc thảm sát lớn trên đất nước Xu-đăng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (tháng 6 -2004), số người thiệt mạng tại Đa-phơ sau 18 tháng kể từ khi xảy ra xung đột là 50.000 người. Thống kê của Liên hợp quốc (tháng 3-2005) cho thấy: khoảng 10.000 người chết/tháng; tổng số người thiệt mạng do cuộc nội chiến tính đến tháng 9-2006 là 450.000 người. Bên cạnh đó, có khoảng 2,5 triệu người phải lánh nạn sang các nước láng giềng. Nói tớichiến tranh Công- gô, tên gọi này bản thân đã nói lên tính chất ác liệt, hình thức cũng như “độ nóng” của “điểm nóng” này. Cuộc chiến tranh Công-gô có thể chia ra làm hai lần, lần thứ nhất vào năm 1996 và lần thứ hai là vào năm 1998. Năm 1996, sức ép từ chiến tranh và diệt chủng nước láng giềng Rwanda lan ra khắp Zaire (sau này là CHDC Công-gô). Lực lượng dân quân Hutu của Rwanda, những người đã bỏ chạy khỏi Rwanda sau khi chính phủ do RPF thành lập lên nắm chính quyền, đã sử dụng những trại tị nạn miền đông Zaire làm căn cứ cho tấn công Rwanda. Những dân quân Hutu này sau đó đã đồng minh với quân vũ trang Zaire (FAZ) để lên một chiến dịch chống lại dân tộc Tutsi của Congo đông Zaire. Ngược lại, những người Tutsi này hình thành nên dân quân để tự bảo vệ mình. Khi chính phủ Zaire bắt đầu leo thang diệt 7 chủng vào tháng 11 năm 1996, những dân quân Tutsi bắt đầu trở thành quân phản loạn chống lại chính quyền Mobutu đương nhiệm, bắt đầu những gì được biết đến với tên Chiến tranh Công-gô lần thứ nhất. Năm 1998, cuộc chiến tranh Công- gô lần thứ hai nổ ra, diễn ra chủ yếu trên lãnh thổ nước Cộng hòa dân chủ Công-gô. Cuộc chiến này lôi kéo chín nước châu Phi và khoảng 20 nhóm vũ trang, đây là cuộc chiến tranh giữa các nước lớn nhất trong lịch sử Châu Phi hiện đại. Theo Ủy ban cứu trợ quốc tế, hơn 3,8 triệu người bị chết vì cuộc chiến này từ 1998 đến nay, phần lớn vì thiếu ăn hay bệnh tật. Hàng triệu người khác bị đuổi ra khỏi nhà hay đang tìm kiếm nơi nưong náu các nước bên cạnh CHDC Công-gô. Tính trung bình mỗi tháng có 45.000 người dân Công-gô bị thiệt mạng trong suốt hơn một thập kỉ xung đột vừa qua, trong đó có một nửa là trẻ em. Đặc biệt cuộc chiến tranh Công-gô lần thứ hai còn được gọi là cuộc “chiến tranh thế giới của châu Phi”, là cuộc xung đột đẫm máu nhất từ sau thế chiến II. Những điều này đã cho thấy đây là một điểm nóng vô cùng căng thẳng và phức tạp. Tiếp đến là vùng Sừng châu Phi, có thể nói mỗi quốc gia trong khu vực này đều có thể là một điểm nóng tiềm ẩn nhưng nguy cơ bùng nổ là rất cao, nếu độ nóng được đo bằng sung đạn thì tại vùng Sừng tuy không bằng chiến tranh Công-gô về độ nóng nhưng tính chất phức tạp thì lại hơn hẳn. Trong khu vực này ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Thứ nhất là nguy cơ về tôn giáo khi mà lực lượng Hồi giáo trong khu vực ngày càng lớn mạnh, đa số dân trong khu vực là người Hồi giáo, trong đó một bộ phận chống đối sẵn sàng tham gia vào các hoạt động Hồi giáo bạo lực, năm 2008 đã diễn ra một cuộc nội chiến thảm khốc tại Xômali giữa lực lượng Hồi giáo và chính quyền đương nhiệm khiến cho một nửa dân cư thủ đô nước này bị buộc phải sơ tán, đặc biệt là khi trùm khủng bố quốc tế Bin-la-den đã tuyên bố kêu gọi biến vùng Sừng thành một khu vực Thánh chiến thứ 3 sau Ap-ga-nix-tan và I-răc nhằm chống lại phương Tây đã gia tăng thêm nguy cơ bất ổn cho khu vực. Thứ hai đó là căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực, nổi lên là mâu thuẫn Ethiopia- Erithia (đã dẫn tới cuộc chiến tranh 1998-2003), mâu thuẫn Ethiopia và Xômali đã khiến cho hai nước tập trung quân biên giới để răn đe đối phương. Thứ 8 ba đó là nạn cướp biển đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, Xômali từ đất liền cho tới lãnh hải đang dần rơi vào tình trạng “vô chủ”, theo thống kê trong sô 293 vụ cướp biển trên thế giới trong năm qua thì có 111 vụ xảy ra ngoài khơi Xômali, tăng gần 200%/năm, con số trên ít nhất cũng cho thấy đây thực sự là một điểm nóng về an ninh đường biển. Điểm khác giữa hai điểm nóng này với các điểm nóng khác trên thế giới đó là đây không chỉ tồn tại các nguy cơ về an ninh đơn thuần là chiến tranh và xung đột vũ trang mà bên cạnh đó còn luôn hiện hữu các nguy cơ về an ninh lương thực- một vấn đề từ lâu luôn nhức nhối đối với “Lục đia Đen”. Có một thực tế đáng buồn là cả khu vực vùng Sừng cũng như Công- gô đều là những khu vực có nhiều tài nguyên nhưng đây lại chính là những khu vực nghèo đói nhất thế giới. Tất nhiên đây cũng là một hệ quả tất yếu của xung đột và chiến tranh trong khu vực, tuy nhiên nhìn từ góc độ toàn cầu, tình trạng an ninh lương thực tại khu vực này cũng đáng lo ngại không kém các nguy cơ an ninh truyền thống. Theo báo cáo của Tổ chức trẻ em thế giới năm 2007 thì Công-gô gần 9,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết do thiếu lương thực - thực phẩm, còn vùng Sừng tình hình cũng không có gì khả quan hơn. Rõ ràng vòng xoáy chiến tranh, đói nghèo và dịch bệnh sẽ còn tiếp tục tái diễn các điểm nóng này trong thời gian sắp tới. IV. NHỮNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT 1. Liên kết trong nội bộ châu lục 1.1. Liên minh châu Phi (AU) Nhận thức được ngày càng rõ hậu quả của các cuộc xung đột, nội chiến đối với sự phát triển kinh tế của khu vực, tháng 7 năm 2002, Liên minh châu Phi (AU) đã chính thức được thành lập với Cơ chế giám sát đồng đẳng châu Phi (APRM). Hoạt động của APRM hướng tới việc bảo vệ và tăng cường nền hòa bình, sự ổn định châu Phi, cũng như là việc thực hiện chiến lược cải cách, và giảm nghèo đói lục địa này. trưởng kinh tế 9 cao trong khu vực. Có thể thấy rõ qua việc AU tham gia giải quyết một số điểm nóng châu Phi như Madagascar, Guinea Bissau, Môritani, Somalia, Zimbabwe, Sudan. AU cũng có những thành công trong thực hiện chiến lược cải cách kinh tế, giảm đói nghèo, phát triển và đổi mới châu Phi. Tại Hội nghị cấp cao AU tổ chức Ê-ti-ô-pi-a (năm 2004), các chủ đề về an ninh khu vực, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế đã được đưa ra thảo luận. Ủy ban thực hiện sáng kiến đã thông qua chương trình “Đối tác mới vì sự phát triển châu Phi - NEPAD" nhằm chấn hưng nền kinh tế châu Phi với tổng số vốn đầu tư nước ngoài 64 tỉ USD/năm. Cũng chính tại hội nghị này, Hội đồng hòa bình và an ninh châu Phi (PSC), Nghị viện châu Phi, Toà án châu Phi vì quyền con người và quyền các dân tộc đã được thành lập. Theo kế hoạch, đến năm 2010, PSC sẽ thành lập một lực lượng thường trực bố trí tại 5 khu vực của châu Phi nhằm ngăn chặn các hoạt động xung đột, giải quyết khủng hoảng nhân đạo Xu-đăng, Công-gô, Bu-run-đi, Xi-ê-ra Lê-ôn, Li-bê-ri-a và Cốt Đi-voa. 1.2. Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) Được thành lập năm 1980, lúc đầu Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi có 9 nước thành viên: Angôla, Bôtxoana, Lêxôthô, Malauy, Môzămbich, Tanzania, Xoazilen, Zămbia, Zimbabuê. Đến hiện nay đã có 14 nước thành viên gồm: Angôla, Bôtxoana, Lêxôthô, Mađagaxca, Malauy, Môzămbich, Namibia, Nam Phi, Tanzania, Zămbia, Zimbabuê, Môrixơ, Xoazilen, Cộng hoà Dân chủ Côngô. SADC là một thị trường rộng lớn với gần 200 triệu dân bao gồm những nước giàu tiềm năng kinh tế, đặc biệt là Nam Phi, Angôla, Cộng hoà Dân chủ Côngô. SADC đã thông qua nhiều dự án hợp tác kinh tế thiết thực, tăng cường liên kết khu vực đồng thời góp phần thúc đẩy xu hướng hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển châu Phi. Ngoài thúc đẩy hợp tác kinh tế trong khu vực, cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi còn mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, hợp tác, đầu tư với EU, ASEAN, đồng thời tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và chính trị. 2. Hợp tác với các nước lớn và tổ chức quốc tế 10 Bên cạnh những nỗ lực của châu Phi, nhóm các nước G8 đã phối hợp với AU và các tổ chức khác của châu lục phát triển năng lực gìn giữ hoà bình và ổn định tại đây. Nhóm tập trung vào việc cung cấp kỹ thuật phối hợp cho các lực lượng bảo vệ châu Phi; tạo nguồn vốn giúp cho việc gìn giữ hoà bình châu Phi bao gồm cả năng lực quản lý tài chính, vận tải, hậu cần; chống khủng bố châu Phi thông qua hợp tác với Trung tâm chống tội phạm của EU. Bên cạnh đó, nhóm G8 đã phối hợp với AU và các tổ chức tiểu khu vực phát triển Hệ thống cảnh báo sớm lục địa và thành lập một Ban phản ứng nhanh của AU. Nạn cướp biển tại Sômali đe doạ tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới đã được các nước trên thế giới chung tay cùng giải quyết. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra tuyên bố cho biết ngày 17/8 đã mở chiến dịch mới mang tên Ocean Shield (Tấm khiên Đại dương) ngoài khơi vùng biển Somali để giúp chống nạn cướp biển đang gia tăng vùng Sừng châu Phi này. Theo tuyến bố, chiến dịch mới này là tiếp nối chiến dịch trên biển Allied Protector mà NATO phát động năm ngoái, song với nhiệm vụ hoàn toàn khác. Chiến dịch mới có nhiệm vụ "hỗ trợ, giúp các nước trong khu vực tăng khả năng chống cướp biển". NATO cho rằng chiến dịch Ocean Shield sẽ góp phần cho một giải pháp an ninh hàng hải lâu dài khu vực Sừng châu Phi. Tham gia chiến dịch mới của NATO có các tàu chiến của Anh, Hy Lạp, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Liên hợp quốc cũng có các biện pháp hỗ trợ giải quyết xung đột và hậu quả xung đột các “điểm nóng” của châu Phi. Ví dụ điển hình là vai trò tích cực của Liên Hợp Quốc khu vực xung đột Đa-phơ (miền Tây Xu-đăng) . Năm 2005, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và 6 nước châu Phi xung quanh Xu-đăng đã nhóm họp, bỏ phiếu thông qua các nghị quyết như Nghị quyết 1590 cho phép gửi hơn 10.000 binh sĩ đến Xu-đăng nhằm ổn định tình hình Đa-phơ; nghị quyết 1591 với các biện pháp trừng phạt đối với tất cả các bên tham gia quá trình quân sự hoá Đa-phơ; nghị quyết quy định việc Toà án hình sự quốc tế thực hiện quyền truy tố tội phạm chiến tranh Xu-đăng. Sau cuộc chiến đẫm máu xảy ra hồi tháng 7 và 8/2006, Liên hợp quốc đã phê chuẩn nghị quyết 1706, đưa 17.300 lính gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tới Xu-đăng. Tháng 3/2007, Liên hợp [...]...quốc yêu cầu chính ph Xu-đăng dàn xếp và gánh vác một ph n trách nhiệm tại Đa -ph ; kêu gọi hoạt động khẩn cấp của cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ người dân tại đây Tháng 4/2007, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun đã kêu gọi AU và chính ph Xu-đăng thống nhất các biện ph p hỗ trợ của Liên hợp quốc cho lực lượng gìn giữ hòa bình của AU Đa -ph Ngân hàng thế giới đã cung cấp tài chính và trợ giúp... giữ hòa bình của AU Đa -ph Ngân hàng thế giới đã cung cấp tài chính và trợ giúp kỹ thuật cho các nước châu Phi bị ảnh hưởng của xung đột qua các hình thức hỗ trợ khẩn cấp, ph t triển chiến lược ph c hồi, tái thiết đất nước Gần đây, WB xây dựng 8 chiến lược hỗ trợ cho hơn 20 nước châu Phi bị ảnh hưởng của xung đột với 82 dự án trị giá 5,5 tỉ USD, trợ cấp 25 triệu USD cho Quỹ hậu xung đột và Quỹ ủy . 1 Tiểu luận Vấn đề trình bày CÁC ĐIỂM NÓNG Ở CHÂU PHI 2 I. TỔNG QUAN Châu Phi ở ph a Tây Nam đại lục. KHU VỰC CHÂU PHI LẠI LÀ ĐIỂM NÓNG ? Thứ nhất, về vị trí địa lý, Châu Phi ở ph a Tây Nam đại lục Á – Âu, nằm trên trục đường giao thông quốc tế từ ph a Đông

Ngày đăng: 17/02/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w