Tìm hiểu về AGP

3 556 7
Tìm hiểu về AGP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về AGP

Tìm hiểu về AGP Thế hệ máy tính hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào chế độ màn hình. Chẳng hạn khi bạn sử dụng một máy tính cá nhân có hệ điều hành xây dựng trên GUI (Graphical User Interface) được sử dụng để giao tiếp giữa người dùng và máy tính, khi đó bạn có thể xem các đoạn Video Game, tạo ra các hiệu ứng hình ảnh dạng 3D hoặc ảnh động. Trên thực tế nếu bạn không chỉ sử dụng máy tính với mục đích như soạn thảo văn bản hay thao tác với các bảng tính, bạn sẽ thực sự phải dùng khá nhiều hiệu ứng đồ hoạ. Card đồ hoạ (Graphic Card) được liên kết với máy tính cá nhân theo các cách sau đây: • Onboard: Graphic Chip và bộ nhớ được gắn ngay trên Motherboard. • PCI: Graphic Card cắm vào khe PCI. • AGP: Graphic Card cắm vào khe dành riêng cho Card đồ hoạ. Trong đó AGP - Accelerated Graphics Port được Intel phát triển với mục đích cải tiến khả năng và tốc độ xử lý đồ hoạ của phần cứng máy PC Điều cần thiết đối với các tín hiệu Video liên tục (Streaming Video) và thời gian thực để trả lại các tín hiệu (Real- time-Render) trong các trò chơi 3D là yêu cầu thông lượng lớn hơn so với khả năng của chuẩn PCI. Năm 1996 Intel triển khai công nghệ AGP cải tiến từ PCI nhằm cung cấp khả năng thuận tiện cho việc sử dụng tín hiệu Video liên tục và màn hình phân giải cao (High-performance Graphics). Như các thành phần khác của máy tính, Graphic Card AGP được ưu tiên kết nối với CPU qua Bus. Về cơ bản, Bus được hiểu như kênh truyền hay đường nối giữa các thành phần trong máy tính. Do AGP được xây dựng dựa trên các chuẩn PCI Bus và được coi như một AGP Bus nên nó là một dạng kết nối điểm (Point to Point ). Nói cách khác chỉ có một thiết bị kết nối giữa AGP với CPU và bộ nhớ, đó là Graphic Card và do vậy nó thực sự nó không phải là một Bus. AGP có hai cải tiến so với PCI là tốc độ nhanh hơn và truy xuất trực tiếp tới bộ nhớ hệ thống. AGP sử dụng các công nghệ sau để đạt được tốc độ nhanh hơn: • AGP là một Bus 32 bit với xung nhịp 66 MHz. Điều đó có nghĩa là trong một giây nó có thể truyền tải một lượng thông tin có độ lớn 32 Bit (4 Byte) đến 66 triệu lần. Tốc độ truyền tải sẽ tăng lên khi nó hoạt động ở chế độ 2X và 4X. • Không có thiết bị nào khác trên máy tính sử dụng AGP Bus, do vậy Graphic Card sẽ không phải chia sẻ Bus với các thiết bị khác và luôn hoạt động với khả năng két nối tối đa. • AGP sử dụng Pipelining để tăng tốc. Pipelining tổ chức việc thu hồi dữ liệu theo trình tự và Graphic Card nhận được các đoạn dữ liệu hoàn trả lại các yêu cầu đơn lẻ. • AGP sử dụng Sideband Addressing cho phép Graphic Card đưa ra các yêu cầu và phân bổ các thông tin địa chỉ sử dụng 8 Bit trong số 32 Bit dùng để truyền dữ liệu. Bên cạnh cải tiến về tốc độ, một cải tiến nữa của AGP-based Graphic Card so với PCI là khả năng truy xuất trực tiếp tới bộ nhớ hệ thống qua AGP Bus với tốc độ tối đa. Đây là một thành phần rất quan trọng của AGP. Bảng lưu kết cấu (Texture Map) là chìa khoá quan trọng trong đồ hoạ máy tính, nó chiếm một lượng tương đối lớn bộ nhớ ở các Graphic Card thông thường. Do Video RAM thường đòi hỏi tương đối lớn trong khi lại bị hạn chế bởi dung lượng Graphic Card nên số lượng và độ lớn của Texture Map cũng bị giới hạn gần bằng dung lượng Graphic Card. Hệ thống AGP-based thuận lợi hơn ở chỗ có thể sử dụng bộ nhớ hệ thống để lưu trữ các Texture Map và các dữ liệu khác mà vẫn thường phải lưu ở Video RAM trên Card. Trong các hệ thống không hỗ trợ AGP chẳng hạn như PCI-based Graphic Card, mọi Texture Map đều được lưu hai lần. Lần thứ nhất nó được nạp từ đĩa cứng lên bộ nhớ hệ thống. Sau đó nó được đọc từ bộ nhớ hệ thống ra để CPU xử lý rồi được gửi trả lại qua PCI Bus và lưu trên Framebuffer của Graphic Card. Kết quả là mọi Texture Map đều được xử lý và lưu hai lần, một lần bởi hệ thống và một lần bởi Graphic Card. AGP chỉ lưu các Texture Map một lần với Chip GART (Graphic Address Remapping Table). GART sẽ phân bổ các phần bộ nhớ hệ thống để lưu giữ các Texture Map nhưng luôn làm CPU và Graphic Card lầm tưởng rằng các Texture Map được lưu trên Framebufer của Card. GART có thể lưu kiểm soát các Bit của Texture Map cho dù chúng được lưu ở những vùng khác nhau trên bộ nhớ hệ thống nhưng lại được thể hiện như một đoạn bộ nhớ liên tục trên Graphic Card. Trong trường hợp sử dụng non-AGP Card, mỗi Texture Map đều bị lưu thành hai lần dẫn đến CPU phải làm việc nhiều hơn. Đây chính là những hạn chế của non-AGP Card so với các AGP-based Card Hiện tại có 3 thế hệ AGP 1.0, AGP 2.0 và AGP Pro. AGP 2.0 được xây dựng trên phiên bản AGP 1.0 cung cấp 3 chế độ hoạt động. Các chế độ này đều chạy với tốc độ 66 MHz qua AGP Bus. Đối với 2X AGP, Graphic Card gửi dữ liệu 2 lần sau mỗi xung nhịp còn ở chế độ 4X AGP nó sẽ gửi dữ liệu 4 lần sau mỗi xung nhịp. Chế độ Xung nhịp Tốc độ truyền 1x 66 MHz 266 MBps 2x 133 MHz 533 MBps 4x 266 MHz 1,066 MBps AGP Pro dựa trên AGP 2.0 nhưng được cung cấp thêm Slot rộng hơn. Một máy tính có khe cắm AGP 2.0 và AGP Pro có thể làm việc với AGP 1.0 và AGP 2.0 trong khi khe AGP 1.0 không tương thích với hai loại trên. . AGP 1.0, AGP 2.0 và AGP Pro. AGP 2.0 được xây dựng trên phiên bản AGP 1.0 cung cấp 3 chế độ hoạt động. Các chế độ này đều chạy với tốc độ 66 MHz qua AGP. MBps AGP Pro dựa trên AGP 2.0 nhưng được cung cấp thêm Slot rộng hơn. Một máy tính có khe cắm AGP 2.0 và AGP Pro có thể làm việc với AGP 1.0 và AGP 2.0

Ngày đăng: 16/02/2014, 23:06

Hình ảnh liên quan

Thế hệ máy tính hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào chế độ màn hình. Chẳng hạn khi bạn sử dụng một máy tính cá nhân có hệ điều hành xây dựng trên GUI (Graphical User Interface) được sử dụng để giao tiếp giữa người dùng và máy  tính, khi đó bạn có thể xem các - Tìm hiểu về AGP

h.

ế hệ máy tính hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào chế độ màn hình. Chẳng hạn khi bạn sử dụng một máy tính cá nhân có hệ điều hành xây dựng trên GUI (Graphical User Interface) được sử dụng để giao tiếp giữa người dùng và máy tính, khi đó bạn có thể xem các Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan