Nếu có một thẻ nhớ với dung lượng đủ lớn và những tấm hình sắp sửa chụp là rất quan trọng ví dụ bạn làm cho một công ty du lịch và được giao nhiệm vụ chụp hình minh hoạ để làm quảng cáo
Trang 1Kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh (Phần II)
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thiết lập các thông
số chụp cũng như một số kinh nghiệm trong ảnh chụp phong cảnh
1 Thiết lập máy trước khi chụp
Độ phân giải, định dạng và chất lượng ảnh
Với ảnh phong cảnh, bạn đừng ngại ngần thiết lập ảnh ở độ phân giải cao nhất và chất lượng ảnh tối ưu Nếu có một thẻ nhớ với dung lượng
đủ lớn và những tấm hình sắp sửa chụp là rất quan trọng (ví dụ bạn làm cho một công ty du lịch và được giao nhiệm vụ chụp hình minh hoạ để làm quảng cáo tour trên website chẳng hạn), hãy chọn chế độ lưu ảnh ở
cả 2 định dạng JPEG và RAW Thông thường với người chụp ảnh không chuyên, ảnh JPEG nhìn sẽ nịnh mắt hơn do nó đã qua một lần xử
lý ngay trong quá trình chụp Trong khi đó ảnh RAW nhìn có vẻ xấu hơn, nhưng sẽ dễ dàng hơn cho bạn trong việc chỉnh sửa hậu kỳ
Picture Style
Picture Style sẽ thiết lập độ tương phản, độ bão hoà màu và độ sắc nét của hình chụp phù hợp với từng thể loại ảnh chụp Ví dụ với ảnh chân dung, độ sắc nét có thể nhẹ hơn ảnh phong cảnh, hoặc độ bão hoà màu của ảnh phong cảnh có thể cao hơn (ảnh rực rỡ và có tone nóng hơn) so với ảnh chân dung Để thiết lập Picture Style, thông thường bạn sẽ tìm thấy nó trong Menu / Camera Settings / Picture Styles / một loạt tuỳ
Trang 2chọn bao gồm Standard (tiêu chuẩn, sử dụng chung chung trong mọi trường hợp), Portrait (chân dung), Landscape (phong cảnh), Neutral (trung tính), v v Chọn Landscape
Metering mode
Trong ảnh chụp phong cảnh, metering mode nên để là Matrix (đo sáng
ma trận / đa vùng)
Trang 3Đo sáng ma trận (Matrix metering) mang lại hiệu quả cao trong ảnh
phong cảnh
Chế độ chụp
Với người chụp ảnh chuyên nghiệp, có thể sử dụng chế độ chỉnh tay hoàn toàn (Manual) Tuy nhiên cá nhân người viết khuyên các bạn nên lựa chọn linh hoạt giữa hai chế độ chụp Ưu tiên độ mở ống kính (Av)
và Ưu tiên tốc độ chụp (Tv) Nguyên nhân là vì:
- Chế độ chụp Av cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn độ mở ống kính, qua đó kiểm soát độ sâu trường ảnh (DOF), giúp bạn chụp được những tấm hình sắc nét tại mọi điểm, điều mà nhiếp ảnh phong cảnh thường rất quan tâm Khi sử dụng chế độ này, độ mở ống kính nên thiết lập ở mức từ f/5.6 – f/11 Cá biệt với ảnh chụp phơi sáng, có thể khép khẩu ở mức tối đa như f/22 – f/32
Trang 4- Chế độ chụp Tv ít sử dụng hơn trong ảnh phong cảnh, nhưng sẽ hữu ích khi bạn muốn miêu tả một chuyển động nào đó, ví dụ như thác nước đang chảy, hoặc sự di chuyển không ngừng của dòng người trên phố
Sử dụng tốc độ chậm để miêu tả sự tồn tại của ngọn gió trong tấm hình
thay vì đóng băng chủ thể Ảnh: John Gravett
Khi lựa chọn chế độ chụp Tv, cần lưu ý tới khả năng giữ máy của bạn,
vì nếu sử dụng tốc độ chụp chậm quá thì ảnh sẽ bị rung nhoè Trên lý
Trang 5thuyết, tốc độ chụp “an toàn” phải tối thiểu bằng với 1/(giá trị tiêu cự ống kính) Ví dụ bạn sử dụng ống kính 24mm để chụp thì tốc độ chụp tối thiểu phải là 1/24s Với ống 85mm, tốc độ chụp tối thiểu là 1/85s, v v Trên thực tế, tốc độ chụp “an toàn” phụ thuộc vào số lần bạn hít đất mỗi ngày (just kidding)
2 Những điều cần lưu ý khi chụp ảnh phong cảnh
Ánh sáng
Rất khó để có thể nói chính xác được đâu là điểm quan trọng nhất trong ảnh chụp phong cảnh, bởi vì bản thân thể loại này đã bao gồm rất nhiều những “tập con” khác Ảnh phong cảnh nhân tạo, ảnh phong cảnh thiên nhiên, sẽ có những tính chất khác nhau và do đó cách diễn tả cũng sẽ khác nhau Tuy nhiên, có một yếu tố luôn tồn tại trong ảnh chụp phong cảnh, đó là ánh sáng Sử dụng ánh sáng đúng cách, bạn sẽ có được những tấm hình phong cảnh đẹp
Phương hướng của ánh sáng có thể chia làm ba loại: từ sau lưng người chụp hướng về chủ thể (ánh sáng xuôi chiều), từ phía sau chủ thể hướng về máy ảnh (ngược chiều), và ánh sáng xiên Chúng ta chụp ảnh
dễ nhất với ánh sáng xuôi chiều, tuy nhiên về mặt hình khối, loại ảnh sáng này lại thường triệt tiêu mất tính chất 3D, không thể hiện được độ sâu hay “thứ tự lớp lang” của các chủ thể trong ảnh
Với ánh sáng ngược chiều, việc nhấn mạnh vào hình khối thay vì chi tiết của chủ thể sẽ tạo ấn tượng mạnh cho người xem Tuy nhiên đây là
Trang 6một thể loại ảnh khó (được đặt tên silhoutte) và cần nhiều kinh nghiệm cũng như con mắt tinh tế khi sắp đặt góc chụp, vị trí chủ thể để đạt được một tấm hình đẹp
Ánh sáng xiên là ánh sáng tuyệt diệu nhất đối với ảnh chụp phong cảnh bởi chúng giống như một lưỡi dao chia không gian ảnh ra thành nhiều phần và do đó tạo cảm giác về độ sâu của ảnh chụp:
Ảnh chụp với ánh sáng xiên
Một tính chất khác cũng cần được lưu ý khi sử dụng ánh sáng trong ảnh chụp phong cảnh là độ mềm mại, mờ ảo của ánh sáng Tính chất này được quyết định bởi những “khung giờ vàng” trong nhiếp ảnh phong cảnh, đó thường là lúc chạng vạng hoặc hừng đông
Điểm nhấn
Trang 7Ảnh phong cảnh thường có góc nhìn rộng và bao quát nhiều chủ thể bên trong nó, nên một hoặc một vài điểm nhấn là rất quan trọng để thu hút ánh mắt của người xem, và tránh sự buồn tẻ đều đều dàn trải khắp khuôn hình Hãy dành thời gian quan sát, để ý và cân nhắc kỹ lưỡng, đừng chụp những tấm hình vội vàng, “vô trách nhiệm” Thử chụp với nhiều góc độ (cao, thấp, trái, phải) và khoảng cách khác nhau để chọn được một tấm hình tốt nhất
Những chiếc cọc tại thành điểm nhấn trong một tấm hình mà tone màu
chìm và không có nhiều tương phản Ảnh: John Gravett
Lưu ý về hiệu ứng của ống góc rộng
Ống kính góc rộng được sử dụng nhiều nhất trong ảnh phong cảnh, nhưng cần lưu ý rằng khi ống kính có góc rộng trên 35mm (quy chuẩn trên máy fullframe) và được chụp ở khoảng cách quá gần với đối tượng
Trang 8chụp, thì sẽ dẫn đến hiện tượng cong méo hình (distortion) ở mép ảnh Cách khắc phục có thể là tránh sử dụng tiêu cự ngắn nhất trên ống kính, lùi lại phía sau vài bước để tăng khoảng cách tới đối tượng chụp, hoặc tránh đặt chủ thể là con người hay các vật thể có phương thẳng đứng ở các góc hình Tuy nhiên, nếu biết sử dụng tốt, hiệu ứng này lại có thể tạo ra những cảm giác thú vị cho người xem
Hiện tượng méo hình (ảnh trái) khi chụp với ống góc rộng và hình sau
khi sửa bằng phần mềm hậu kỳ (ảnh phải) Đường chân trời
Đường chân trời là điểm xa nhất nơi ta có cảm giác bầu trời và mặt đất gặp nhau Trong ảnh chụp phong cảnh, đường chân trời rất thường xuất hiện Lúc này cần lưu ý 2 điểm:
Trang 9- Đường chân trời (nên) luôn luôn nằm song song với hai cạnh trên dưới của khung hình, không nên để đường chân trời bị lệch / nghiêng
- Đường chân trời nên nằm ở 1/3 phía trên hoặc1/3 phía dưới theo quy tắc 1/3