Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
11,03 MB
Nội dung
KỹthuậtvậtliệuCLC
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người chúng ta đã sử dụng rất nhiều loại
vật liệu khác nhau, với tính năng sử dụng của chúng càng ngày càng cao hơn. Đầu tiên là
thời kỳ đồ đá, sau đó tiến đến thời đại đồ đồng, đồ sắt.v .v. Cho đến ngày nay là một loạt
các loại vậtliệu mới như : composit, ceramit, pôlyme. v.v. Các loại vậtliệu này (đặc biệt
là kim loại & hợp kim, cùng với các loại vậtliệu mới) đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
của xã hộ loài người một cách nhanh chóng.
Ngày nay trong các lĩnh vực công nghiệp, quốc phòng, đời sống đòi hỏi vậtliệu
sử dụng cần phải có rất nhiều tính chất khác nhau. Ví dụ : khi thì cần có tính dẫn điện rẩt
cao để dùng trong nghành điện lực, lúc lại yêu cầu có độ cứng lớn để làm các loại dụng
cụ cắt gọt kim loại, khi lại cần có độ bền lớn để làm các cấu kiện xây dựng, hoặc phải có
tính dẻo cao để cán, dập, kéo nguội, hay cần độ bền cao nhưng khối lượng riêng nhỏ để
dùng trong công nghiệp hàng không Tất cả các yêu cầu này đều có thể được đáp ứng bởi
vật liệu kim loại cũng như các loại vậtliệu mới.
Môn vậtliệukỹthuật sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các
loại vậtliệu chính : tinh thể, các hợp kim, bán dẫn và ion cộng hóa trị Mục đích của
môn học này giúp cho sinh viên hiểu rõ các loại vậtliệu khác nhau dựa trên mối quan hệ
giữa cấu trúc (liên kết hóa học, kiểu mạng tinh thể) và cơ lý tính, thực hành được các thí
nghiệm cơ bản để xác định cơ tính của vậtliệu và biết lựa chọn vậtliệu phù hợp nhất đáp
ứng nhu cầu sử dụng sau này. Khi nghiên cứu một vậtliệu bất kỳ chúng ta đều dựa vào
bốn cực cơ bản sau đây : Kết cấu của cấu trúc, các tính chất, sự tổng hợp các phương
pháp gia công và hiệu quả sử dụng của nó. Một sản phẩm có thể gồm hàng chục loại vật
liệu khác nhau tạo nên. Ví dụ ô tô RENAULT CLIO 1,2 RN của Pháp gồm mười một loại
vật liệu sau đây tạo nên :
1- Thép tấm 40,9% 2-Thép hình 10,9%
3-Gang 11,3% 4-Hợp kim nhôm 4,2%
5-Các kim loại màu khác 3,9%
6-Chất dẻo 10,2% 7-Chất dẻo đàn hồi 3,4%
8-Vật liệu hữu cơ khác 3,4%
9-Thủy tinh 4,2% 10-Sơn 1,7%
11-Chất lỏng 5,9%
Yêu cầu của người kỹ sư ngành sản xuất tự động và xây dựng công trình biển
ngoài khả hiểu biết về chuyên môn sâu của ngành học, còn phải nắm được những tính
chất cơ bản của các loại vậtliệu để từ đó có thể sử dụng một cách hợp lý nhất nhằm nâng
cao tuổi thọ của máy móc, công trình, hạ giá thành sản phẩm
Môn học này kế thừa kiến thức của khá nhiều các lĩnh vực khác nhau : tinh thể
học, cơ lượng tử, tia rơn ghen, ăn mòn và bảo vệ kim loại do đó khối lượng kiến thức
khá lớn và có nhiều mặt. Vì vậy đòi hỏi người học phải nắm vững các kiến thức cơ bản về
vật liệu và thực hành nghiêm túc các thí nghiệm. Khi nghiên cứu môn học này phải nắm
chắc mối quan hệ giữa thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của vật liệu. Bất kỳ sự
thay đổi nào của thành phần hóa học và cấu trúc sẽ dẫn tới sự biến đổi của tính chất vật
liệu.
Tài liệu tham khảo :
1-Lê Công Dưỡng - Vậtliệu học - Nhà xuất bản KHKT Hà Nội 1997
1
Kỹ thuậtvậtliệuCLC
2-Nghiêm Hùng - Vậtliệu học và nhiệt luyện - Trường đại học Bách khoa Hà Nội
- 2000
3-Jean - Bernard GUILLOT - Génie des matériaux - Réservé uniquemen aux
Enseignants, Elèves et Anciens Elèves de l'Ecole Centranle Paris - 2000-2001.
4-Jean P.Mercier, Gérald Zambelli, Wilfried Kurz - Introduction à la science des
matériaux - Presses polytechniques et universitaires romans 1999
5-Jean-Marie DORLOT, Jean-Paul BALON, Jacques MASOUNAVE -
Des Matériaux - Éditions de l'école polytechnique de Montréal 1986.
Chương 1 : CÁC LOẠI VẬTLIỆUKỸ THUẬT
1.1.VẬT LIỆU KIM LOẠI :
1.1.1.Định nghĩa và phân loại :
1-Định nghĩa : Kim loại là vật thể sáng, dẻo có thể rèn được, có tính dẫn điện và
dẫn nhiệt cao.
Hầu hết các kim loại khi bề mặt chưa bị ô xy hóa đều có vẻ lấp lánh sáng (ánh
kim). Đa số kim loại đều dẻo có thể rèn, cán, kéo, ép Phần lớn kim loại đều dẫn điện
dẫn nhiệt tốt. Các nguyên tố kim loại chiếm hơn 3/4 số nguyên tố trong bảng hệ thống
tuần hoàn Menđêlêep, trong đó Fe là kim loại đen, còn lại là kim loại màu.
Tuy nhiên cũng có kim loại khá dòn, ví dụ stibi (Sb còn gọi là ăng ti moan) không
thể rèn được, nếu đập sẽ bị vỡ ngay. Hoặc prađêôđim (Pr) dẫn điện rất kém.
2
Kỹ thuậtvậtliệuCLC
Vì vậy để phân biệt kim loại với các nguyên tố phi kim loại ta dùng tiêu chuẩn hệ
số nhiệt độ điện trở. Kim loại có hệ số nhiệt độ điện trở dương (khi nhiệt độ tăng thì điện
trở tăng), nguyên tố phi kim loại (á kim) có hệ số nhiệt độ điện trở âm (khi nhiệt độ tăng
thì điện trở giảm). Tiêu chuẩn này đúng với tất cả các kim loại.
Giữa nguyên tố kim loại và phi kim loại còn có một số nguyên tố có tính chất
trung gian, trong một số điều kiện nào đó thì chúng dẫn điện và ngược lại. Đó là các
nguyên tố bán dẫn, ví dụ si lic (Si) và ghecmani (Ge)
2-Phân loại kim loại :
Có nhiều phương pháp phân loại kim loại khác nhau, ở đây ta sử dụng phương
pháp được nhiều người áp dụng nhất.
a-Phân loại theo khối lượng riêng : theo phương pháp này có hai loại :
-Kim loại nặng : là các kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 gam/cm
3
Ví dụ : Fe (7,8), Cu (8,94), Au (19,5)
-Kim loại nhẹ : là các kim loại có khối lượng riêng nhỏ hơn 5 gam/cm
3
. Ví
dụ : Al (2,7), Mn (1,73), Ti (4,5)
b-Phân loại theo nhiệt độ nóng chảy : theo cách này được chia ra làm hai nhóm
-Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao : là các kim loại có nhiệt độ nóng
chảy cao hơn 750
o
C. Ví dụ : Fe (1539
o
C), W (3410
o
C), Cu (1085
o
C).
-Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp : là các kim loại có nhiệt độ nóng
chảy thấp hơn 750
o
C. Ví dụ Al (657
o
C), Sn (270
o
C), Pb (327
o
C).
c-Phân loại theo tính chất hoạt động : theo phương pháp này có
-Nhóm kim loại kiềm : Li, Na, K, Ru
-Nhóm kim loại kiềm thổ : Be, Mg, Ca, Sr
-Nhóm kim loại chuyển tiếp : Fe, Cr, Mn, Mo
-Nhóm kim loại phóng xạ : U, Ra, Co, Pu
d-Phân loại theo màu sắc bên ngoai:
-Kim loại đen : Fe
-Kim loại màu : Au, Ag, Cu, Pb, Pt, Ni, Co
1.1.2.Các dạng liên kết nguyên tử trong chất rắn :
1-Các dạng liên kết nguyên tử : Trong chất rắn ta thường gặp các dạng liên kết
sau đây : (Hinh 1.1)
-Liên kết ion : các nguyên tử cho bớt điện tử lớp ngoài cùng và trở thành
ion dương và các nguyên tử khác nhận thêm điện tử để điền đầy lớp ngoài cùng và trở
thành ion âm. Giữa các nguyên tử này hình thành mối liên kết trên cơ sở lực hút tĩnh điện
của hai loại ion trên. Đây là mối liên kết mạnh, thường tạo thành giữa các nguyên tố có
nhiều điện tử hóa trị và các nguyên tố có ít điện tử hóa trị. Mối liên kết này càng mạnh
nếu các nguyên tố càng chứa ít điện tử, tức là các điện tử cho hoặc nhận càng nằm gần hạt
nhân. Liên kết này không có tính định hướng.
-Liên kết cộng hóa trị : liên kết này tạo ra khí hai hoặc nhiều nguyên tử góp chung
nhau một số điện tử để có đủ tám điện tử lớp ngoài cùng. Liên kết đồng hóa trị trong vật
rắn được thực hiện nhờ sự tập thể hóa điện tử giữa một nhóm các nguyên tử lân cận. Đặc
điểm của liên kết đồng hóa trị :
*Liên kết có tính định hướng : xác suất tồn tại các điện tử tham gia liên kết lớn
nhất theo phương nối tâm giữa các nguyên tử.
*Cường độ liên kết phụ thuộc rất mạnh vào đặc tính liên kết giữa các điện tử hóa
trị với hạt nhân, điện tử liên kết càng gần hạt nhân thì liên kết càng mạnh. Ví dụ : Các bon
ở dạng kim cương có liên kết đồng hóa trị rất mạnh vì bốn điện tử hóa trị (trong sáu điện
3
Kỹ thuậtvậtliệuCLC
tử) liên kết gần như trực tiếp với hạt nhân, nên kim cương có nhiệt độ nóng chảy đến
3550
o
C. Trong khi đó thiếc cũng có liên kết đồng hóa trị nhưng mối liên kết rất yếu vì
bốn điện tử hóa trị (trong 50 điện tử) nằm xa hạt nhân, vì vậy có nhiệt độ nóng chảy
270
o
C.
*Liên kết cộng hóa trị có thể xảy ra giữa các nguyên tử cùng loại gọi là liên kết
cộng hóa trị đồng cực. Ví dụ : phân tử Cl
2
, tinh thể kim cương, silic, ghecmani Liên kết
cộng hóa trị giữa các nguyên tử khác loại gọi là liên kết cộng hóa trị dị cực. Ví dụ GaAs,
GaP
-Liên kết kim loại : Trong kim loại phần lớn các nguyên tử đều nhường bớt điện
tử hóa trị (số này thường rất ít 1-2 điện tử) để trở thành ion dương, các điện tử đó trở
thành điện tử tự do. Các ion dương tạo thành một mạng xác định, đặt trong không gian
điện tử tự do chung và chúng tạo thành mối liên kết kim loại . Năng lượng liên kết là tổng
hợp lực đẩy và hút tĩnh điện giữa các ion dương và mây điện tử. Liên kết kim loại thường
được tạo nên giữa các nguyên tố có ít điện tử hóa trị. Cấu trúc tinh thể của các chất với
liên kết kim loại có tính đối xứng rất cao.
- Liên kết yếu (Van der Waals) : Trong nhiều phân tử có liên kết đồng hóa trị, do
sự khác nhau về tính âm điện (khả năng hạt nhân hút các điện tử hóa trị) của các nguyên
tử, trọng tâm điện tích dương và điện tích âm không trùng nhau, ngẫu cực điện sẽ tạo
thành và phân tử bị phân cực. Liên kết Van der Waals là liên kêt do hiệu ứng hút nhau
giữa các nguyên tử hoặc phân tử bị phân cực ở trạng thái rắn. Đây là loại liên kết yếu, rất
4
Kỹ thuậtvậtliệuCLC
Hinh 1.1
dễ bị phá vỡ do ba động nhiệt (sự tăng nhiệt độ), vì vậy những chất rắn trên cơ sở liên kết
Van der Waals có nhiệt độ nóng chảy thấp. Liên kết này có trong cá vật rắn tạo thành từ
những phân tử trung hòa như : nước đá, polyme
Ngoài bốn loại liên kết cơ bản trên, trong thực tế vậtliệu còn có kiểu liên kết hỗn
hợp giữa các loại đó : liên kết kim loại - đồng hóa trị, liên kết kim loại - ion, liên kết đồng
hóa trị - ion
2-Quan hệ giữa cấu trúc và tính chất :
Yếu tố quyết định tính chất của vậtliệu là dạng liên kết và cấu trúc của nó.
Tính dẻo và giòn của vậtliệu có thể giải thích dễ dàng thông qua dạng liên kết
tương ứng. Với vậtliệu có liên kết đồng hóa trị, có góc nghiêng cố định giữa các nguyên
tử (phân tử), khả năng biến dạng dẻo rất kém : dưới tác dụng của ngoại lực,vật liệu bị phá
hủy (tách đứt) khi ứng suất đạt trị số phá vỡ liên kết. Vậtliệu có liên kết ion tính chất
cũng tương tự như vậy.
5
Kỹ thuậtvậtliệuCLC
Các vậtliệu gốm trên cơ sở các ôxyt kim loại như : MgO.Al
2
O
3
.SiO
2
có nhiệt độ
nóng chảy rất cao và độ trơ hóa học lớn được giải thích bằng năng lượng liên kết đồng
hóa trị (hay ion) rất cao của chúng so với vậtliệu kim loại.
Trong vậtliệu kim loại (liên kết kim loại) cấu trúc mạng của các ion dương trong
không gian điện tử tự do chung cho phép các ion xê dịch dưới tác dụng của ngoại lực do
vậy vậtliệu kim loại có tính dẻo cao. Ngoài ra, các điện tử tự do trong mạng tinh thể kim
loại với tính linh động cao, dễ dàng chuyển động theo hướng tác dụng của điện trường
bên ngoài và gradien nhiệt độ. Do vậy kim loại kim loại có độ dẫn điện và dân nhiệt cao
hơn so với các vậtliệu khác.
Trong thực tế phần lớn các vậtliệu có dạng liên kết hỗn hợp nên tính chất của vật
liệu sẽ là tổng hợp của các tính chất đặc trưng cho các dạng liên kết nêu trên.
Cần lưu ý rằng tính chất của vậtliệu còn phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc
của chúng. Các kiếu cấu trúc của vậtliệu sẽ tạo ra các tính chất rất khác nhau.
1.1.3.Cấu trúc tinh thể của kim loại :
1-Khái niệm về mạng tinh thể : Trong vật rắn tinh thể, mỗi nguyên tử có vị trí
hoàn toàn xác định không chỉ với nguyên tử gần nhất mà cả với những nguyên tử khác
bất kỳ xa hơn. Không gian xung quanh các nguyên tử có cấu tạo hoàn toàn đồng nhất.
Noi khác đi là các nguyên tử luôn sắp xếp một cách trật tự trong không gian của vật rắn,
tạo thành mạng không gian tinh thể gọi tắt là mạng tinh thể. Mạng tinh thể có bảy hệ với
mười bốn kiểu mạng khác nhau. Mạng tinh thể của vật rắn có kích thước rất lớn, do đó để
nghiên cứu nó ta đưa ra các khái niệm cơ sở sau đây.
a-Ô cơ sở (ô cơ bản, khối cơ sở) : là phần nhỏ nhất đặc trưng cho một kiểu mạng
tinh thể. Ta có thể tạo ra toàn bộ mạng tinh thể bằng cách tịnh tiến khối cơ sở theo ba
chiều trong không gian. Ví dụ ô lập phương đơn giản. Tâm các nguyên tử (ion hoặc phân
tử ) ở ô cơ sở gọi là nút mạng.
Đặc điểm liên kết và tính chất của một số vật liệu
Dạng
liên kết
Chất và năng
lượng liên kết
(eV/ng.tử)
Mô hình
liên kết
Nhiệt
độ
nóng
chảy
T
o
Mô đun
Young
E
Hệ số
giãn
dài α
Điện
trở
suất ρ
Tính
dẻo
Đồng
hóa trị
Ion
Kim loại
Kim cương
(7.0)
NaCl (3,3)
Na (1,1)
Cu (3,5)
Ti (4,8)
-Cho
(hoặc
nhận) điện
tử hóa trị
-Lực hút
đẩy tĩnh
điện
Mạng cúa
các ion
trong
không
gian điện
tử tự do
Cao
Cao
Trung
bình -
cao
Cao
Cao
Trung
bình -
cao
Thấp
Thấp
Trung
bình -
cao
Cao
Cao
Trung
bình -
thấp
Thấp
Thấp
Cao
6
Kỹ thuậtvậtliệuCLC
Van der
Waals
H
2
(0,01)
CH
4
(0,1)
Cl
2
(0,3)
chung
Lực hút
ngẫu cực
Thấp Thấp Cao Cao Trung
bình -
thấp
b-Hằng số mạng (chu kỳ tuần hoàn) : là khoảng cách giữa hai nguyên tử trên một
cạnh của ô cơ sở, thường ký hiệu là a, đơn vị đo là kx. 1kx = 1,00202 ăngstrong. Giá trị
tuyệt đối của ba véc tơ a, b, c là kích thước ô cơ sở. Từ hằng số mạng ta có thể tính được
khoảng cách giữ các mặt tinh thể, đường kính nguyên tử
c-Phương và mặt tinh thể : (Hinh 1.2)
-Phương tinh thể là đường thẳng đi qua các nút mạng tinh thể, cách nhau
những khoảng cách theo quy định và ký hiệu bằng ba số nguyên u, v, w ứng với tọa độ
của nút mạng gần gốc tọa độ nhất . Các phương song song có tính chất giống nhau tạo
thành hệ phương, ký hiệu [uvw]. Những phương không song song nhau nhưng có tính
chất giống nhau tạo thành họ phương, ký hiệu <uvw>. Các phương trong một họ có giá trị
tuyệt đối u, v, w giống nhau nhưng thứ tự khác nhau. Ví dụ họ phương <100> gồm sáu
phương : [010], [001], [100], [0
1
−
0], [00
1
], [
1
00].
-Mặt tinh thể : Mặt tinh thể là mặt phẳng trong không gian mạng tinh thể
được tạo nên bởi những nút mạng, sắp xếp theo một trật tự xác định. Mặt tinh thể được ký
hiệu bằng bao số nguyên h, k, l. Các mặt tinh thể song song có tính chất giống nhau tạo
thành hệ mặt tinh thể (hkl). Những mặt tinh thể không song song nhau nhưng có tính chất
giống nhau tạo thành họ mặt tinh thể, ký hiệu hkl. Các mặt trong một họ có giá trị tuyệt
đối h, k, l giống nhau nhưng thứ tự khác nhau. Ví dụ họ 100 của mạng có ô cơ sở là
hình lập phương gồm (100), (010), (001), (
1
00), (0
1
0), (00
1
). Ký hiệu mặt tinh thể có hai
loại : chỉ số Miler sử dụng trong mạng lập phương và chỉ số Miler - Bravais sử dụng
trong mạng sáu phương xếp chặt.
d-Mật độ xếp : mật độ sắp xếp theo một phương, trên một mặt hoặc trong một mạng tinh
thể đặc trưng cho khả năng chiếm chỗ trong không gian mạng. Theo những phương và
mặt khác nhau mật độ xếp hoàn toàn khác nhau. Có ba loại mật độ xếp :
-Mật độ xếp theo phương :
7
a)
Hình 1.2- Hệ toạ độ và cách xác định mặt và phương tinh thể
a) Hệ toạ độ trong khối cơ sở.
b) Ký hiệu phương trong khối cơ sở.
c) Ký hiệu mặt trong khối cơ sở
b) c)
Kỹ thuậtvậtliệuCLC
M
l
=
L
l
l - chiều dài nguyên tử theo phương đang xét
L - tổng chiều dài của phương
-Mật độ xếp trên một mặt :
M
s
=
S
s
s - diện tích nguyên tử chiếm chỗ
S - Diện tích mặt đang xét.
-Mật độ xếp thể tích :
M
v
=
V
v
v - thể tích nguyên tử chiếm chỗ
V - thể tích đang xet trong tinh thể.
2-Các kiểu mạng thường gặp của kim loại : trong thực tế các kim loại thông
dụng thường gặp ba kiểu mạng tinh thể sau : lập phương tâm diện, lập phương tâm khối
và sáu phương xếp chặt.
a-Lập phương tâm diện -A1- lptm (cubique à faces centrées - c.f.c- Hinh 1.3a) :
Trong ô cơ sở mạng lập phương tâm mặt có tám nguyên tử nằm ở tám đỉnh và sáu nguyên
tử nằm ở tâm các mặt bên. Các nguyên tử nằm trên đường chéo của mặt bên tiếp xúc
nhau, các nguyên tử còn lại không tiếp xúc nhau. Mạng A1 có một thông số mạng là a. Số
lượng nguyên tử trong một ô cơ sở là :
n =
8
1
x 8 +
2
1
x 6 = 4
Số sắp xếp của mạng A1 là K = 12 vì mỗi nguyên tử có 12 nguyên tử lân cận bao quanh
với khoảng cách là
2
2a
. Bán kính nguyên tử r =
4
2a
. Các kim loại có kiểu mạng A1 là
: Fe
γ
, Cu, Ag, Au, Ni, Al
b-Lập phương tâm khối - A2 - lptk (cubique centrée - c.c-Hinh 1.3b) : trong ô cơ
sở mạng lập phương tâm khối có tám nguyên tử nằm ở tám đỉnh và một nguyên tử nằm ở
trung tâm. Các nguyên tử nằm trên đường chéo của hình lập phương tiếp xúc với nhau,
còn lại không tiếp xúc nhau. Mạng A2 có một thông số mạng là a. Số lượng nguyên tử
trong ô cơ sở là :
n =
8
1
x 8 + 1 = 2
Mỗi nguyên tử trong mạng A2 được bao quanh bởi tám nguyên tử lân cận với khoảng
cách
2
3a
và sáu nguyên tử khác xa hơn với khoảng cách là a. Do vậy số sắp xếp của nó
là K = 8 (hay K = 8+6). Bán kính nguyên tử là r =
4
3a
. Các kim loại Fe
α
, Cr, V, Mo
có kiểu mạng này.
c-Sáu phương xếp chặt - A3 - spxc (hexagonal compacte - h.c- Hinh 1.3c) : ô cơ
sở của mạng sáu phương xếp chặt là khối lăng trụ lục giác đều. Có 12 nguyên tử nằm ở
8
Kỹ thuậtvậtliệuCLC
đỉnh của lục giác, hai nguyên tử nằm ở tâm hai mặt đáy và ba nguyên tử nằm ở tâm của
ba khối lăng trụ tam giác đều cách nhau. Số lượng nguyên tử trong một ô cơ sở là :
n =
6
1
.12 +
2
1
.2 + 3 = 6
Bán kinh nguyên tử r =
2
a
. Mạng A3 có hai thông số mạng là a và c. Tỷ số
a
c
gọi là hệ số
xếp chặt, trong trường hợp lý tưởng thì
a
c
≈ 1,633 và số sắp xếp là K = 12 (có 12
nguyên tử bao quanh lân cận). Nếu tỷ số
a
c
≠ 1,633 thì K ≠ 12. Trong thực tế thì tỷ số
a
c
= 1,57 ÷ 1,64 được coi là xếp chặt. Các kim loại : Zn, Mg, Cd, Ru có kiểu mạng A3.
1.1.4.Hợp kim trên cơ sở sắt :
Trong kỹthuật hầu như không sử dụng kim lọai nguyên chất mà chủ yếu là hợp
kim. Trong phần này ta nghiên cứu hợp kim của sắt đó là các loại gang và thép.
9
Hình 1.3- Mô hình và cách sắp xếp nguyên tử trong khối cơ sở.
a) Lập phương tâm mặt
b) Lập phương tâm khối
c) Sáu phương xếp chặt
Kỹ thuậtvậtliệuCLC
1-Khái niệm về hợp kim : Hợp kim là vật thể gồm nhiều nguyên tố mang tính
chất kim loại. Thành phần chủ yếu của hợp kim là nguyên tố kim loại.
Tỷ lệ các nguyên tố trong hợp kim thường dùng là % khối lượng. Hợp kim có
nhiều ưu điểm hơn hẳn kim loại nguyên chất : có cơ tính cao hơn (chủ yếu là độ bền), chế
tạo dễ dàng hơn, giá thành thấp, một số hợp kim có các tính chất đặc biệt mà kim loại
nguyên chất không hề có : điện trở lớn, giãn nở nhiệt rất nhỏ, không rỉ, chịu mài mòn
cao
Hinh 1. 4
2-Giản đồ pha Fe - C (Fe - Fe
3
C) : (Hinh 1.6)
Cơ sở để tạo ra thép và gang là giản đồ pha Fe -C. Trên giản đồ này có các tổ chức
sau đây :
a-Các tổ chức một pha :
-Ferit (α, Fe
α
, F) : là dung dịch rắn xen kẽ của các bon trong sắt an pha với mạng
lập phương tâm khối Do độ hòa tan C ở nhiệt độ thường rất nhỏ nên có thể coi là Fe
α
nguyên chất. Tại nhiệt độ nhỏ hơn 768
o
C có tính sắt từ, cao hơn nhiệt độ này mất từ tính.
Fe rit rất dẻo và dai, khá mềm và có độ bền thấp. Trong thực tế fe rit có thể hòa
tan thêm Si, Mn, Cr, Ni nên độ bền độ cứng tăng lên, độ dẻo độ dai giảm đi. Fe rit tồn
tại ở nhiệt độ thường, chiếm tỷ lệ lớn nhất (thường > 90%) trong các hợp kim sắt các bon.
Tổ chức tế vi là các hạt đa cạnh, sáng (Hinh 1.7a).
10
[...]... hiển vi : 33 Kỹ thuậtvậtliệu CLC Dùng để quan sát và chụp ảnh cấu trúc của vậtliệu Từ đó có thể phát hiện được: -Các vết nứt tế vi, các rỗ khí, bọt khí -Xác định được kích thước hạt kim loại -Phát hiện các lớp bão hòa của các nguyên tố khác vào vậtliệu kim loại -Thấy được các cấu trúc tế vi của nhiều loại vậtliệu khác nhau Hình 2.2 Sơ đồ kính hiển vi điện tử 2.2.NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VẬTLIỆU BẰNG... nhỏ của cấu trúc vậtliệu -Nghiên cứu và chụp ảnh các sai lệch mạng trong vậtliệu -Vẽ biểu đồ chính xác thành phần hóa học của vậtliệu -Nghiên cứu các tổ chức sau khi tôi, các loại céramic -Với độ phóng đại 1 000 000 lần có khả năng nhìn thấy từng nguyên tử riêng biệt 35 Kỹ thuậtvậtliệu CLC 2.3.PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC : Thành phần hóa học ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của vậtliệu bởi vì khi... tàu thủy, vậtliệu cách nhiệt của động cơ, đĩa ma sát -Composit sợi hữu cơ : Cốt là các sợi polime, nền là polime Công dụng : vậtliệu cách nhiệt, cách điện, các kết cấu ô tô, máy bay 1.3.VẬT LIỆU CÉRAMIC (GỐM) : 1.3.1.Khái niệm : là vậtliệu vô cơ được chế tạo bằng cách dùng nguyên liệu ở dạng hạt (bột) ép thành hình và thiêu kết để tạo thành sản phẩm (luyện kim bột) Sau khi thiêu kết vậtliệu céramic... loại ống, đệm 30 Kỹ thuậtvậtliệu CLC -Polysiloxan : tên thương mại silicon Công dụng : cách điện ở nhiệt độ cao, thấp dùng trong y tế, chất trám đường ống trong công nghiệp thực phẩm Chương 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẬTLIỆU 2.1.NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VẬTLIỆU BẰNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC : 2.1.1.Lý thuyết về kính hiển vi : Kính hiển vi là công cụ chính trong việc nghiên cứu vậtliệu Kính hiển vi... 2.2.1.Lý thuyết về kỹthuật hiển vi điện tử : Để quan sát các phần tử nhỏ trong cấu trúc tế vi cuả vậtliệu thường phải sử dụng độ phóng đại 1000 lần (giới hạn của phương pháp hiển vi quang học) và sử dụng kỹthuật hiển vi điện tử Khi nghiên cứu cấu trúc các hạt (lưới) của polyme ( tương tác của chúng trong phạm vi micron) bắt buộc phải dùng kỹthuật hiển vi điện tử Các cấu trúc của vậtliệu kim loại sau... tích Kỹ thuậtvậtliệu CLC a-Định nghĩa : Gang là hợp kim của sắt và các bon với hàm lượng các bon lớn hơn 2,14%C (ngoài ra có thể chứa một số các nguyên tố khác) Hình 1.6 -Giản đồ pha Fe-C (Fe-Fe3C) Gang có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với thép, tính giòn cao không thể biến dạng dẻo được, có tính đúc tốt hơn thép Hinh 1.7 -Tổ chức tế vi của ferit (a) và ds((((austenit (b(b) 12 Kỹthuậtvậtliệu CLC. .. 99, 99; Cu 99,97; Cu 99,95; Cu 99,90 Công dụng : chủ yếu dùng trong kỹthuật điện và kỹthuật nhiệt b-Hợp kim đồng : chia ra hai loại la tông và brông -La tông (Hinh 16): là hợp kim của đồng với nguyên tố chủ yếu là kẽm Được ký như sau : đầu tiên là chữ L (chỉ latông), tiếp sau là Cu và Zn Số đứng sau Zn chỉ lượng 23 Kỹ thuậtvậtliệu CLC chứa của nó Lượng chứa của đồng bằng 100% trừ đi lượng kẽm Gồm... : công tắc điện, lò xo, đĩa ly hợp, hệ thống ống dẫn, đúc tượng, phù điêu nghệ thuật, hệ thống trao đổi nhiệt, đồ dùng cho hải quân, bộ ngưng hơi, màng đàn hồi, búa chèn hầm lò 1.2.VẬT LIỆU KẾT HỢP (COMPOSIT) : 1.2.1.Khái niệm và phân loại : a-Khái niệm : Vậtliệu com po zit là loại vậtliệu gồm hai hay nhiều loại vậtliệu khác nhau kết hợp lại, trong đó các ưu điểm của mỗi loại được kết hợp với nhau... HIỂN VI : 1.Hệ thống vật kính và thị kính : a .Vật kính : là ống kính ở sát phía vật quan sát Vật kính quyết định độ phóng đại hữu ích và chất lượng ảnh quan sát Theo khả năng phân ly vật kính được chia ra ba loại : -Vật kính có khẩu số thấp : < 0,30 có tiêu cự 2-4 mm -Vật kính có khẩu số trung bình : < 0,80 có tiêu cự 9-18 mm -Vật kính có khẩu số lớn > 0,95 có tiêu cự 60-95 mm Trên vật kính thường ghi... cho thêm 1-3% graphit để giảm ma sát -Vật liệu xốp kim loại -chất dẻo : Bằng cách tẩm các chất dẻo : flo, teflon, fluoran lên bề mặt các ổ trượt bằng la tông, thép không rỉ Công dụng : làm ổ trượt không cần bôi trơn trong môi trường không khí, nước, xăng dầu, một số loại a xit d -Vật liệu céramic đặc : Loại vậtliệu này có mật độ cao và độ bền cao gần xấp xỉ vậtliệu rèn, đúc Ưu điểm nổi bật của nó là . ứng bởi
vật liệu kim loại cũng như các loại vật liệu mới.
Môn vật liệu kỹ thuật sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các
loại vật liệu chính. tham khảo :
1-Lê Công Dưỡng - Vật liệu học - Nhà xuất bản KHKT Hà Nội 1997
1
Kỹ thuật vật liệu CLC
2-Nghiêm Hùng - Vật liệu học và nhiệt luyện - Trường