XINCHỮĐẦUNĂM
Ngày Tết là ngày hứa hẹn, là dấu hiệu của niềm tin, là món quà đầy ý
nghĩa mà con người tự tạo cho mình – ý nghĩa xã hội, ý nghĩa triết học,
ý nghĩa tâm linh.
Cùng với vạn vật hòa vào sắc xuân của trời đất thì những dòng chữ
“như phượng múa rồng bay” mà thi nhân đã gửi lời, gửi ý, gửi những
hoài vọng trong câu đối, câu chúc tết để đón chào năm mới, cũng là
một trong những món quà tinh thần được vật chất hóa để biểu thị cho
những ước vọng ngày xuân. Vì vậy, phong tục xinchữđầu năm, từ lâu
đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết cổ
truyền của dân tộc.
Thư pháp Hoa Nghiêm
Ngay từ xa xưa, khi ông cha chúng ta còn dùng chữ Hán, chữ Nôm làm
chữ viết chính thống thì sự quý chữ, trân trọng chữ và kính chữ đã đạt
đến tột đỉnh. Điều này, được đặt lên hàng đầu và rất được coi trọng của
bậc thang và con đường đi vào thế giới học vấn của mỗi người. Hơn thế
nữa, nó còn được coi là một trong những chuẩn mực làm nên nhân cách
con người. Ông đồ nào, văn nhân nào viết chữ đẹp, danh giá sẽ được
lan truyền hàng tỉnh, hàng miền và cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà
nhà văn Phan Ngọc viết rằng: “…Khi bước vào một căn nhà Việt Nam
cái đập vào mắt ta là câu đối, trướng, hoành phi, nhắc chúng ta nhớ đến
văn hóa tổ tiên. Tại sao cái tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam không phải
là những kiến trúc nguy nga của vua chúa mà là chữ? Chữ ghi lại trong
các câu đối, hoành phi, trong các gia phả, trong trí nhớ mọi người, ”.
Và nhất là những ngày tết, khắp tỉnh cùng quê ở Việt Nam, hầu hết mọi
nhà, từ giới thượng lưu đến giới bình dân, đều dán hoặc treo câu đối tết.
Người văn hay chữ tốt “tự biên tự diễn” cho gia đình mình, kẻ ít học có
thể cậy người thân phóng bút, hoặc ra phố chợ mua chữ ở các lều sạp
của mấy ông đồ. Hình ảnh “Ông đồ” trong thơ Vũ Đình Liên (1913 –
1996), gần 70 năm qua đã trở thành ký ức đẹp của nhiều lớp người –
nhớ lại một thời vang bóng của chữ Hán trong sinh hoạt tập quán của
xã hội Việt Nam. Hình ảnh thiêng liêng đó là tấm gương phản chiếu vẻ
đẹp tâm hồn Việt, văn hóa Việt – một dân tộc yêu kính, quý trọng chữ
viết. Đây cũng là nguồn mạch tinh thần của phong tục xinchữđầu
năm.
Thư pháp Hoa Nghiêm - Khắc gỗ Trần Quốc Âu
Với những dòng chữđầu năm, văn nhân đem ý nguyện lồng vào nét
mực, gửi mong mỏi trong một bài thơ, đặt tâm sự trong từng câu đối.
Mơ ước cho một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt, nên nội
dung xinchữđầunăm đều mang ý nghĩa tốt đẹp, như xinchữ : Phúc.
Lộc, Thọ, An, Phát, Thịnh, Mỗi chữ hiện ra dưới tay các “ông đồ” là
một bức họa. Thú vị nữa, mỗi nét như hiển hiện tâm hồn đầy xúc cảm.
Những con chữ sinh động, đầy ma lực như quấy động trên giấy và gieo
vào lòng người xinchữ niềm suy tưởng vừa sâu xa vừa bát ngát lạ lùng.
Thú vị hơn nữa là bên cạnh những chữchủ đề, lại còn lời đề từ có hàm
ý cực kỳ thâm hậu và mênh mang. Chẳng hạn, tặng chữ Thọ cho khách,
ông đồ còn viết thêm dòng chữ : thọ tỉ Nam Sơn. Cạnh chữ Phúc thì
thêm Phúc sinh phú quý gia đình thịnh; chữ Lộc thì Lộc phát trường
hưng,
Trong tâm thức của người Việt, từ lâu đã quan niệm Phúc bao giờ cũng
đi dôi với Đức. Thuật ngữ phúc đức luôn gắn liền nhau. Chữ Phúc
chính là một ân huệ mà con người tự tạo ra qua những hành động tốt
của mình. Nó là những hạt giống tốt được tay người tự gieo trên những
mảnh đất mà ta thường gọi là Phúc điền (ruộng phước). Do quan niệm
họa phúc ở đời là sợi dây gieo nhân gặt quả, nên người Việt Namchú
trọng đến việc “làm ơn, làm phước”. Muốn được đức phải có phúc và
ngược lại đức sẽ đem lại phúc, đó là quy luật. Vì lẽ đó, bên cạnh những
nội dung xinchữ mang ý nghĩa tốt đẹp đầu năm, thì người Việt cũng
xin chữ với những nội dung nhắc nhở con người ta đến điều đạo đức,
mang ý nghĩa giáo dục. Chẳng hạn như, họ xinchữ Tâm với câu:
“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử; Lưu thủy đan tâm chiếu hãn thanh” (Con
người tự cổ ai không chết, một tấm lòng son với sử xanh) hay Thiện
căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữtài (nguyễn du). Hoặc
chữ Nhẫn với câu; nhẫn nhất thời, phong bình lãng tịnh. Thoái nhất bộ,
hải khoát thiên không (Nhẫn một chút gió yên song lặng, lùi một bước
biển rộng trời cao).
Tục chơi câu đối, xinchữ đã có từ xưa, nhưng cho đến nay, hầu như
vẫn còn được giữ tính thời sự của nó. Nhất là những gia đình mà truyền
thống dân tộc vốn là “mã di truyền” khắc vào tâm khảm họ. Xin chữ,
câu đối treo trong nhà mang nội dung thiết thực, gần gũi hơn. Có thể là
nội dung cầu thọ, cầu phúc:
Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn môn
Dịch: (Trời thêm năm tháng, người thêm tuổi
Xuân đầy đất trời, phúc đầy nhà)
Hay: Tổ tiên công đức muôn đời thịnh
Tử hiếu tông hiền vạn đại vương
Dịch: (Công đức tổ tiên ngàn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời vinh)
Hoặc: Phúc mãn đường, niên tăng phú quý
Đức lưu quang, nhật tiến vinh hoa
Dịch: Phúc đầy nhà năm thêm giàu có
Đức ngập tràn ngày một vinh hoa
Những nội dung, câu đối thường được viết trên giấy đỏ, bởi màu đỏ
vốn là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian là biểu tượng của sự
may mắn. Nó vừa nổi trội, vừa hài hòa với màu xanh của bánh trưng,
màu vàng của hoa mai, làm tươi sáng thêm không khí tết. Ngày tết,
bên chung trà, chén rượu cùng ngẫm nghĩ về thú chơi tao nhã của
người xưa, khiến ta một lần nữa thêm lòng tự hào về trí thông minh, tài
sáng tạo, nét tài hoa của tổ tiên đã tạo ra một sản phẩm văn hóa đặc biệt
đầy uyên thâm của chiều sâu triết lý phương Đông. Hoa mai đã nở rực
vàng. Đây đó trên con phố cổ, một vài ông đồ đã khai chợ, lục đục
đóng lều, chõng, cũng là lúc, người người chuẩn bị đón xuân và chào
mừng những câu chữ tốt lành, may mắn để trang trí trong nhà cho thêm
đậm đà hương vị đầu năm:
Chúc tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công!
. còn dùng chữ Hán, chữ Nôm làm
chữ viết chính thống thì sự quý chữ, trân trọng chữ và kính chữ đã đạt
đến tột đỉnh. Điều này, được đặt lên hàng đầu và rất. làm ăn phát đạt, nên nội
dung xin chữ đầu năm đều mang ý nghĩa tốt đẹp, như xin chữ : Phúc.
Lộc, Thọ, An, Phát, Thịnh, Mỗi chữ hiện ra dưới tay các “ông