ÔXY
Hằng ngày người và động vật trên Trái Đất đều hấpthụ oxy và thở ra
cacbon đioxit. Mỗi ngày, mỗi người ở độ tuổi thành niên thở ra 400 lít
cacbon đioxit.
Liệu có thể đến lúc nào đó toàn bộ lượng oxy sẽ sử dụng hết và thế
giới sẽ biến thành thế giới của cacbon đioxit? Từ năm 1898, một nhà
vật lý người Anh là Kelvin đã từng nói: "Do công nghiệp phát triển và
nhân khẩu trên Trái Đất tăng nhanh, thì500 năm sau toàn bộ lượng oxy
sẽ bị dùng hết, loại người sẽ bị diệt vong".
Thật là nỗi lo trời sập.Bởi vì Kelvin chỉ xem xét vấn đề theo một chiều:
Chỉthấy sự tiêu tốn oxy và sự sinh cacbon đioxit mà không xét đến
chiều ngược lại. Sự tiêu tốn cacbon đioxit và sự sinh ra oxy.
Nhà khoa học Thụy sĩ Silba đã tiến hành thí nghiệm sau đây: Ông
tập hợp nhiều loại thực vật có chất diệp lục ngâm vào nước rồi đem đặt
dưới ánh sáng Mặt Trời. Không lâu từ các lá xanh thấy thoát ra các
bóng khí nhỏ. Silba đã dùng ống nghiệm nhỏ để thu thập các bóng khí.
Những bóng khí là chất khí gì? Khi Silba lấy que diêm đã tắt ngọn lửa
rồi cho vào ống nghiệm, que diêm bùng cháy sáng trở lại. Chất khí thu
được chính là oxy, vì chỉ có oxy mới tiếp dưỡng sự cháy.
Sau đó Silba lại cho sục khí cacbon đioxit vào nước. Ông nhận thấy khí
cacbon đioxit vào nhiều thì lượng oxy được thoát ra càng nhiều. Silba
đã đưa ra kết luận sau đây: Dưới tác dụng ánh sáng Mặt Trời, thực vật
sẽ hấp thụ cacbon đioxit làm chất dinh dưỡng và thải ra khí oxy.
Trên mặt đất có rừng biển bao la, ruộng đồng thênh thang chứa đựng
điều bí mật sau đây: Thảm thực vật câyxanh hấp thụ cacbon đioxit
trong không khí, cùng với nước do rễ cây hút từ đất đưa lên, các chất
dinh dưỡng này sẽ tác dụng với nhau tạo thành tinh bột, glucoza đồng
thời cho thoát ra oxy, người ta gọi đó là "tác dụng quang hợp". Theo
tính toán, lượng cacbon đioxit mà ba cây lớn hấp thụ trong một ngày
bằng lượng cabon đioxit do một người thở ra mỗi ngày. Mỗi năm thực
vật cây xanh trên toàn thế giới hấp thụ hàng tỉ tấn cacbon đioxit và để
thoát ra lượng tương đương oxy.
Vì vậy Trái Đất không thể biến thành thế giới của cacbon đioxit.
Theo các kết quả đo đạc trong mấy trăm năm trở lại đây thì hàm lượng
cacbon đioxit quả là có tăng lên. Nếu chúng ta không chú ý đến việc
bảo vệ môi trường, tuỳ ý phá hoại rừng sẽ làm cho lượng cacbon đioxit
tăng quá giói hạn nhất định thì sẽ đem lại tai hoạ lớn cho loài người
trong tương lai. Chúng ta phải luôn chú ý nỗ lực chống lại viễn cảnh
xấu đó, đừng để điều đó xảy ra.
NGUỒN GỐC THUỐC NHUỘM
Từ thời xa xưa tổ tiên loài người đã biết dùng thuốcnhuộm để nhuộm
quần áo. Từ hơn 2000 năm, và( thời Xuân Thu chiến quốc, người
Trung Quốc đã biết dùngcỏ tím để nhuộm quần áo. Vì cỏ tím rất hiếm
nên thuốcnhuộm chiết xuất từ cỏ tím giá rất đắt. Nên vua chúa và các
quan thường dùng quần áo tía để vênh vang với thiên hạ vìsự giàu sang
của mình. Nên câu nói "cả triều muôn hồngnghìn tía" là để chỉsự việc
đó. Trong sách "Chu Lễ" Cũng được bàn rõ ràng về thuốc nhuộm.
Tuy có hiếm nhưng không phải là duy nhất, ngườiPhênixi cổ cũng đã
tìm được thuốc nhuộm màu tím, họlặn sâu xuống biển để thu nhặt ốc
biển và thấy rằng phải 8000 con ốc mới thu được lkg thuốc nhuộm.
Vào lúc bấy giờ chỉ có các bậc đế vương mói có thuốc nhuộm để dùng
và có tên gọi "màu tím đế vương"
.
Vào thời cổ đại người ta chỉ có thể thu nhận thuốc nhuộm từ giới tự
nhiên. Đến năm 1857, do nỗ lực của nhiều nhà khoa học, người ta mới
chế tạo được thuốc nhuộm tổng hợp đầu tiên: Đó là thuốc nhuộm tím
anilin. Sau đó người ta lại tiếp tục chế tạo được thuốc nhuộm inđigo.
Vào năm 1897, ở Ấn Độ ước tính có 65.000 ha được trồng cây có thuốc
nhuộm inđigo (chàm). Ngày nay loại thực vật này khá hiếm, hầu như bị
tuyệt diệt.
Ngày nay người ta đã tổng họp được đến hơn một vạn loại thuốc
nhuộm và hình thành một khoa học mới "hoá học thuốc nhuộm". Loại
thuốc nhuộm phổ biến nhất hiện nay là thuốc nhuộm azo. Có rất nhiều
loại thuốc nhuộm azo, với nhiều màu: màu đỏ tươi, màu đỏ, nâu, vàng,
xanh, lam, chàm, tím từ màu sẫm đến màu nhạt, rất đầy đủ.
Antraquinon cũng là một họ thuốc nhuộm lớn, trong đó quan trọng nhất
là alizarin. Alizarin là hợp chất màu đỏ cam, là những tinh thể phát
quang lấp lánh. Đầu tiên alizarin vốn được trích ly từ cây thiên thai,
đến năm 1871 mới được tổng họp với số lượng lớn từ họp chất
antraquinon. Nổi tiếng nhất có loại thuốc nhuộm cho màu xanh đặc thù
gọi là màu xanh sĩ lâm. Loại thuốc nhuộm này được tổng hợp vào năm
1901 và được người ta hết sức hoan nghênh vì có màu xanh tươi, rất
bền. Giặt không phai. Loại thuốc nhuộm này có phản ứng với sợi vải
(có phản ứng nhuộm màu) nên rất bền khi giặt giũ. Người Trung Quốc
gọi đây là thuốc nhuộm xanh hoàn nguyên (thuốc nhuộm xanh khử, sở
dĩ gọi thuốc nhuộm xanh khử vì trong quátrình nhuộm cần phải qua
giai đoạn xử lý thuốc nhuộm bằng chất khử trong môi trường kiềm).
Ngày nay các thuốc nhuộm thường điều chế xuất phát từ dầu hắc nên
nhiều người đã dùng cách nói hình tượng. Các nhà hoá học chỉ cần
vung tay là dầu hắc đen thui biến thành thuốc nhuộm "muôn hồng
nghìn tía".
. ÔXY
Hằng ngày người và động vật trên Trái Đất đều hấpthụ oxy và thở ra
cacbon. đioxit. Mỗi ngày, mỗi người ở độ tuổi thành niên thở ra 400 lít
cacbon đioxit.
Liệu có thể đến lúc nào đó toàn bộ lượng oxy sẽ sử dụng hết và thế
giới sẽ