IntelvìsựpháttriểnCNTTViệtNam
Đầu tư pháttriển nguồn nhân lực CNTT
Ngay từ khi có mặt tạiViệt Nam, Intel đã xác định việc đào tạo nhân lực CNTT là
một trong những vấn đề cần ưu tiên hàng đầu. Điều này không chỉ giúp giải tỏa
“cơn khát” nhân lực cho chính mình mà còn góp phần pháttriển nguồn nhân lực
CNTT tạiViệt Nam. Vì thế, chương trình dạy học của Intel (Intel Teach) đã được
khởi động từ những năm đầu thành lập. Thông qua các buổi hội thảo nằm trong
chương trình Intel Teach, giáo viên sẽ được hướng dẫn cách sử dụng Internet, thiết
kế trang web và các phần mềm truyền thông đa phương tiện trong các bài học dựa
trên mô hình có tính tương tác cao. Qua đó, giúp các giáo viên ứng dụng hiệu quả
CNTT vào bài giảng, góp phần xây dựng một kế hoạch giảng dạy chuyên nghiệp,
nhằm nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, thúc đẩy kỹ năng giải quyết vấn đề, tư
duy phê phán và kỹ năng hợp tác đối với học sinh. Tính đến nay, chương trình
Intel Teach đã nhận được sự tham gia của hơn 80.000 giáo viên đến từ 20 tỉnh
thành trên cả nước.
Ngoài việc triển khai chương trình dạy học Intel Teach, trong những năm qua,
Intel cũng đã hỗ trợ các nhà phát minh của thế hệ tương lai thông qua cam kết giáo
dục bao gồm các chương trình hỗ trợ đa đạng đối với các trường đại học. Cụ thể,
Intel đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác với nhiều trường đại học kỹ thuật trong
nước đối với dự án Liên minh Hợp tác Giáo dục Đại học trong ngành kỹ thuật.
Bên cạnh đó, với chương trình giáo dục đại học, Intel đã giúp sinh viên tiếp cận
các nguồn thông tin nghiên cứu hàng đầu thế giới, hỗ trợ tối đa công nghệ một
cách trực tiếp, đồng thời giúp sinh viên tiếp thu các kỹ năng quản lý và làm chủ
công nghệ, nhằm áp dụng các kiến thức và hiểu biết chuyên môn vào việc phát
triển kinh tế. Chương trình giáo dục đại học của Intel còn giúp nâng cao giáo trình
giảng dạy, hỗ trợ tốt công tác nghiên cứu trong việc đào tạo công nghệ, tăng khả
năng thực hành cho sinh viên bằng việc hỗ trợ các phòng Lab hiện đại và trang
thiết bị thực hành cho nhiều trường đại học với tổng giá trị khoảng 385.000 USD.
Ngoài các chương trình đào tạo, Intel còn có nhiều đóng góp tích cực cho công tác
phát triển nguồn nhân lực CNTT thông qua những chương trình trao học bổng,
nhằm giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho công việc sau khi tốt nghiệp và nâng cao
cơ hội thăng tiến trong tương lai. Cụ thể, chương trình học bổng thường niên hỗ
trợ tài chính cho sinh viên đại học ngành kỹ thuật từ năm 2008 – 2010 của Intel đã
tặng hơn 510 suất học bổng cho sinh viên với giá trị khoảng 101.000 USD. Trong
năm 2009 và 2010, Intel cũng đã tài trợ học bổng du học Mỹ cho 52 sinh viên
thuộc 5 trường đại học tạiViệtNam với tổng số tiền tài trợ lên đến 4 triệu USD.
Góp phần phổ cập CNTT
Trong những năm qua, bên cạnh các hoạt động pháttriển nguồn nhân lực, Intel
cũng đã phối hợp với các bộ, ngành và những đơn vị, doanh nghiệp liên quan
nhằm xây dựng các chương trình công ích, các dự án vì cộng đồng, góp phần phổ
cập CNTT cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa của Việt Nam.
Cụ thể, trong năm 2010, Intel và Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích (VTF) thuộc
Bộ TT&TT đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, nhằm nghiên cứu và
xây dựng các bộ tàiliệu thiết thực giúp phổ cập kiến thức về sử dụng máy tính, sử
dụng các chương trình ứng dụng, phần mềm tin học văn phòng, cài đặt và sử dụng
dịch vụ Internet cho người dân tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh
đó, Intel cũng sẽ phối hợp với VTF và các đối tác để sản xuất, cung cấp máy tính
cho người dân tại vùng công ích với chất lượng và giá cả phù hợp, bảo đảm các
dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng sau bán hàng. Mục tiêu của Intel trong giai đoạn 2011-
2015 là có thể triển khai được khoảng 2 triệu máy tính cho các hộ dân ở nông
thôn.
. Intel vì sự phát triển CNTT Việt Nam
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT
Ngay từ khi có mặt tại Việt Nam, Intel đã xác định việc đào tạo nhân lực CNTT. lực cho chính mình mà còn góp phần phát triển nguồn nhân lực
CNTT tại Việt Nam. Vì thế, chương trình dạy học của Intel (Intel Teach) đã được
khởi động từ