Trôngmặtcóbắthìnhdong?
Săn ứng cử viên dựa trên tính cách
Trong quy trình tuyển dụng trước kia, các DN thường lựa chọn những phương
pháp truyền thống như phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra khả năng giao tiếp bằng ngoại
ngữ, hoặc đưa ra những bài kiểm tra tư duy logic Các phương pháp trên tỏ ra khá
hiệu quả trong việc đánh giá chính xác kiến thức cũng như kỹ năng của ứng viên.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng lại không thể xác định được
tính cách của ứng viên, dẫn đến nhiều trường hợp ứng viên có khả năng thực hiện
tốt công việc được giao, nhưng lại không phù hợp với văn hóa DN, khiến “mối
lương duyên” giữa ứng viên và DN sớm tan vỡ.
“Khi phỏng vấn về kiến thức chuyên môn và kiểm tra hồ sơ xin việc, ngoài xem
xét ứng viên có phù hợp với các tiêu chí của công việc hay không, nhà tuyển dụng
còn phải nhận biết được tính cách cũng như phong cách của ứng viên. Bởi đây là
một trong những yếu tố quan trọng để xác định ứng viên có thật sự phù hợp với
công việc, văn hóa DN và là yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự gắn bó lâu dài của
người lao động với DN.
để khám phá được tính cách của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đưa ra một số
câu hỏi, chẳng hạn như: “Anh (chị) vui lòng liệt kê năm tính từ nói về tính cách
của mình qua nhận xét của đồng nghiệp hoặc cấp trên”. Hoặc thông qua cách trò
chuyện, ứng viên cũng bộc lộ phần nào tính cách của mình. Những môi trường
giao tiếp bên ngoài công sở sẽ tạo điều kiện cho ứng viên thể hiện cảm xúc và
cách giao tiếp thường ngày.
“Quy trình tuyển dụng dài hay ngắn hoàn toàn tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng.
Đối với cấp độ nhân viên hoặc chuyên viên, nhà tuyển dụng không phải mất nhiều
thời gian cho việc nhận diện ứng viên, thông thường chỉ cần phỏng vấn là đủ. Đối
với các vị trí quan trọng, quy trình tuyển dụng thường kéo dài với nhiều vòng. Khi
đó, ứng viên không những phải thuyết trình trước hội đồng tuyển dụng về những
thành quả đạt được trong quá khứ, mà còn phải thực hiện những bản kế hoạch cụ
thể do DN yêu cầu”.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng có thể đưa ra những câu hỏi tình huống với
mức độ khó, dễ tùy theo vị trí công việc. Ví dụ, đối với vị trí giám đốc kinh doanh,
nhà tuyển dụng có thể đưa ra tình huống giả định để ứng viên đưa ra cách giải
quyết, chẳng hạn: “Thời gian vừa qua, việc chậm trễ trong quá trình giao nhận của
một số nhân viên kinh doanh đã khiến khách hàng thất vọng và khiếu nại, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hình ảnh của công ty trên thị trường. Anh (chị) sẽ xử lý tình
huống trên như thế nào?”; hoặc “Công ty hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong
việc đưa hàng hóa tiếp cận khách hàng mục tiêu, mặc dù nhu cầu về sản phẩm rất
nhiều. Là giám đốc kinh doanh, anh (chị) có cách nào để cải thiện khâu phân phối
của công ty”. Những câu hỏi tình huống sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá
ứng viên ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Nhận diện ứng viên - Công việc không đơn giản
Ngày nay, do tác động của khủng hoảng kinh tế, số lượng người lao động mất
việc, phải tìm việc làm mới ngày càng tăng, trong khi nhu cầu tuyển dụng của DN
lại ít đi. Do đó, yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng ngày một cao hơn và không hề
đơn giản để tìm được những ứng viên đạt đủ tiêu chuẩn và phù hợp với văn hóa
DN.
Từng tham gia phỏng vấn ứng viên cho nhiều vị trí khác nhau, bà Chi chia sẻ: “Để
ứng viên nhiệt tình trả lời các câu hỏi, thông thường nhà tuyển dụng có thể sử
dụng một số kỹ thuật khéo léo. Chẳng hạn, có thể đặt ra những câu hỏi về gia đình,
bạn bè, hoặc những câu hỏi gần gũi khác như: “Bạn tìm đường đến công ty có khó
không?”, hoặc: “Bạn có muốn uống nước gì không?”. Đôi khi những câu hỏi thân
tình này sẽ giúp ứng viên có thể thoải mái chia sẻ thông tin”.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng còn gặp phải một số khó khăn khác. “Có thể nói, ứng
viên thời nay không giống ứng viên thời xưa, họ thường không có thái độ dứt
khoát, rõ ràng khi muốn thay đổi công việc. Nhiều trường hợp ứng viên đã đồng ý
nhận việc, nhưng sau đó lại từ chối, xin lỗi vì cảm thấy không phù hợp và xin làm
một công việc khác. Vì thế, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên tìm
hiểu thật kỹ tâm tư, nguyện vọng của ứng viên nhằm tránh các trường hợp như
trên”, bà Nguyệt khuyến cáo.
. Trông mặt có bắt hình dong?
Săn ứng cử viên dựa trên tính cách
Trong quy trình tuyển. tìm đường đến công ty có khó
không?”, hoặc: “Bạn có muốn uống nước gì không?”. Đôi khi những câu hỏi thân
tình này sẽ giúp ứng viên có thể thoải mái chia