1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu “Treo” gì trên thương hiệu? ppt

3 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 85,82 KB

Nội dung

“Treo” trên thương hiệu? Nhưng trái ngược với yêu cầu ngày càng khắt khe đó, rất nhiều nhà tiếp thị và xây dựng thương hiệu đang dẫm chân tại chỗ hoặc đi thụt lùi trong kỹ năng tiếp cận khách hàng và quảng bá hình ảnh, đặc biệt, đó lại là những sản phẩm hướng đến khách hàng doanh nghiệp. Một chuyện đơn cử: Hiện nay, các doanh nghiệp và báo chí thường nhận được thư mời tham dự những hội thảo chuyên đề, “hội nghị thượng đỉnh” với những chủ đề rất kêu, thậm chí rất “sốc”, kiểu như: “Xu hướng mới của thương mại toàn cầu”, “Thương mại hai chiều Việt - Nhật và cơ hội cho doanh nghiệp VN”, “Hội nghị thượng đỉnh về chứng khoán” Đọc qua thư mời, người nhận rất dễ bị kích động, thu hút về tầm quan trọng của sự kiện. Nhưng đến khi tham dự thì hỡi ôi, đó thực ra chỉ là những buổi ra mắt một công ty mới. Khách tham dự phải “chịu đựng” những bài phát biểu, những thuyết trình về công ty dài đằng đẵng, những màn giới thiệu khách mời, chúc tụng nhau tưng bừng rồi về. Có khi hầu như cả chương trình, chẳng có câu chữ hay tiết mục nào đả động đến những chủ đề đầy kiêu hãnh trên thư mời và cả trên phông nền sân khấu. Những người tổ chức cứ mong mỏi làm sao thu hút khách hàng mục tiêu đến tham dự sự kiện để biết về sự ra đời của công ty, dịch vụ, sản phẩm của mình, nên bằng mọi cách tạo ra những “miếng mồi” đầy sức hút, “treo đầu dê” rất hấp dẫn. Nhưng sau đó, liệu có mấy công ty thăm dò thử xem khách hàng của mình ra về mang theo được cảm xúc gì? Sự bực bội, sự thất vọng vì bị “lừa dối” luôn luôn hằn lại rất sâu. Hoặc những ấn tượng nhạt nhẽo cũng chẳng giúp thương hiệu đó có thể được lưu lại trong tâm trí của khách hàng. Nếu là lễ khai trương, lễ ra mắt, tự giới thiệu, thì hãy mời khách hàng mục tiêu của mình một cách chân thành, rằng “chúng tôi khai trương, ra mắt, giới thiệu và mong muốn hợp tác” Bằng cách tiếp cận khéo léo, chuyên nghiệp, những khách hàng thực sự có nhu cầu, có duyên với công ty, sẽ đến. Và khi đó, họ sẽ lắng nghe sự giới thiệu về dịch vụ, sản phẩm của công ty bằng sự cởi mở thực tâm, chứ không trong hoàn cảnh bất đắc dĩ. Chính vì quá nhiều “hội thảo chuyên đề”, “hội nghị thượng đỉnh” kiểu này mà bây giờ, khách hàng doanh nghiệp đã thận trọng hơn trước các lời mời. Nhiều khách hàng chỉ để ý đến những thư mời được gởi từ các địa chỉ mà mình quen biết hoặc tìm hiểu rất kỹ sự kiện trước khi tham dự để không bị lãng phí thời gian. Thế nên, rất nhiều “hội thảo”, “hội nghị”, lễ khai trương, chiêu đãi khách hàng, với sự thiếu kỹ lưỡng, chuyên nghiệp trong lựa chọn, tiếp cận và chăm sóc khách mời, đã phải gánh chịu tình cảnh vắng vẻ đến thảm hại. Thương hiệu sẽ nhận lại được từ những bạn mong muốn, hứa và thực hiện. Vậy lời hứa hiện tại của bạn có thu hút khách hàng? Bạn có thực hiện được phần nào trong lời hứa đó? Nên ghi nhớ rằng cơ sở để định vị thương hiệu chính là những mà khách hàng mục tiêu của bạn mong đợi. Vậy nên đừng bao giờ hứa mà không làm! Nhìn lại toàn bộ chiến lược. Nhìn lại và đánh giá tổng quát rồi phân tích từng chi tiết để thấy điểm mạnh - yếu, cái được - cái chưa được của quá trình xây dựng, quảng bá thương hiệu vừa qua. Đây là cách giúp nhận diện những yếu tố mấu chốt tạo nên sức mạnh của thương hiệu Nên nhớ rằng “đánh bóng” là tạo nên một hình ảnh tươi mới cho thương hiệu chứ không phải phá bỏ những đang có rồi chắp vá hay xây dựng lại. . “Treo” gì trên thương hiệu? Nhưng trái ngược với yêu cầu ngày càng khắt khe đó, rất nhiều nhà tiếp thị và xây dựng thương hiệu đang. chủ đề rất kêu, thậm chí rất “sốc”, kiểu như: “Xu hướng mới của thương mại toàn cầu”, Thương mại hai chiều Việt - Nhật và cơ hội cho doanh nghiệp VN”,

Ngày đăng: 14/02/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w