KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp
Phần 1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
-
Gắn lý luận với thực tế, kết hợp học tập ở nhà trường với xã hội.
-
Vận dụng tổng hợp kiến thức đã được trang bị tại Nhà trường vào giải quyết một vấn đề thực tiễn.
-
Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với hoàn thành những nhiệm
vụ do cơ quan thực tế yêu cầu.
-
Rèn luyện tác phong, phương pháp làmviệc của một nhà quản trị.
2. Yêu cầu
2.1. Về chính trị tư tưởng
-
Quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là những
quan điểm đổimới quản lý nhà nước về kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp.
-
Tu dưỡng, rèn luyện theo các tiêu chuẩn của người cán bộ quản trị, thấy rõ những mục tiêu cần phấn
đấu tu dưỡng để trở thành nhà quản trị có đủ phẩm chất, năng lực phù hợp với cơ chế kinh tế mới.
2.2. Về chuyên môn
-
Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học đã được trang bị để nghiên cứu hoạt động kinh doanh và
quản trị doanh nghiệp giải quyết 1 vấn đề cụ thể tại cơ quan công tác.
-
Rèn luyện năng lực thực hành, vận dụng lý luận vào giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tiễn
công tác của một cán bộ quản trị.
-
Rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, khả năng khảo sát nắm bắt và phân tích, tìm biện pháp
giải quyết những vấn đề quản trị và kinh doanh.
2.3. Về công tác phục vụ cơ sở
- Tham gia giải quyết những công việc cụ thể mà đơn vị cơ sở, ngành yêu cầu
- Đề xuất những kiến nghị nhằm giúp cơ sở thực tế cải tiến các mặt công tác.
1
Phần 2. NỘi DUNG THỰC TẬP
Trong vòng 1 tháng đầu cần viết và nộp Báo cáo thực tập tổng hợp tại nơi thực tập theo đề
cương sau:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI (tên công ty thực tập)
1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty (hoặc Doanh nghiệp, Hợp tác xã)
1.1. Lịch sử hình thành
QĐ thành lập, tên gọi, hình thức pháp lí, địa điểm, chức năng, nhiệm vụ, qui mô
1.2. Sự thay đổi của Công ty (doanh nghiệp, HTX) cho đến nay
Mô tả quá trình phát triển doanh nghiệp theo các mốc lịch sử: thời điểm tách ra, nhập vào, thay tên,
thay chức năng, thu hẹp, mở rộng qui mô, Tại mỗi thời điểm cầnlàm rõ:
+ Tên doanh nghiệp, hình thức pháp lí, địa điểm, cơ quan chủ quản
+ Chức năng, nhiệm vụ, qui mô
+ Các hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế
2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty (hoặc Doanh nghiệp, Hợp tác xã)
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu chủ yếu với thời gian tối
thiểu 4 năm lại đây
+ Sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu: vốn, lao động, sản phẩm chủ yếu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,
năng suất, thu nhập bình quân, nộp ngân sách, tỉ suất lợi nhuận,
+ Phương pháp đánh giá: thông qua so sánh các chỉ tiêu chủ yếu theo thời gian, giữa thực tế và kế
hoạch và theo không gian; đánh giá ở các góc độ khác nhau theo cách nhìn khoa học
2.2. Đánh giá các kết quả hoạt động khác
- Thi đua
- Văn hoá thể thao,…
3. Đánh giá các hoạt động quản trị của Công ty (hoặc Doanh nghiệp, Hợp tác xã)
3.1. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Phân tích chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân nhà quản trị cao cấp, từng phòng chức
năng và từng bộ phận sản xuất hoặc trực tiếp phục vụ khách hàng.
3.2. Chiến lược và kế hoạch
-
Doanh nghiệp có quản trị hoặc hoạch định chiến lược không? Nếu có thì các công tác này đang được
thực hiện như thế nào (căn cứ, cách thức xây dựng, tổ chức triển khai, cách thức quản trị)?
-
Doanh nghiệp có hoạch định và tổ chức thực hiện kế hoạch không? Nếu có thì có các loại kế hoạch
nào và xây dựng cũng như triển khai thực hiện chúng ra sao (căn cứ, cách thức xây dựng, tổ chức triển
khai thực hiện từng loại kế hoạch)?
-
Tổ chức thực hiện, bổ sung và điều chỉnh chiến lược hoặc kế hoạch 4 năm qua
3.3. Quản trị quá trình sản xuất/tạo ra dịch vụ
-
Đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch sản xuất 4 năm qua
-
Đánh giá phương pháp tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
-
Đánh giá tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất
-
Đánh giá công tác điều hành sản xuất: xây dựng và điều hành sản xuất theo kế hoạch tiến độ
-
Đánh giá tổ chức điều hành sản xuất trong doanh nghiệp
3.4. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực
-
Đánh giá thực trạng đội ngũ lao động, thù lao lao động 4 năm qua
-
Lực lượng lao động hiện có của doanh nghiệp
-
Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
-
Công tác đào tạo và bồi dưỡng
-
Phát triển đội ngũ những người lao động
-
Tạo môi trường lao động thoả mãn nhân viên, xây dựng văn hoá tổ chức
-
Công tác thù lao lao động, tạo động lực lao động
2
-
Công tác định mức lao động
-
Kỷ luật lao động
3.5. Quản trị công nghệ
-
Đánh giá thực trạng công nghệ, thiết bị 4 năm qua
-
Vấn đề sử dụng đất đai, tài nguyên, tài sản
-
Công tác nghiên cứu và phát triển
-
Đánh giá công nghệ đang sử dụng và quá trình đổimới công nghệ
-
Công tác qui phạm kĩ thuật, qui trình kĩ thuật và tiêu chuẩn hoá
-
Thực trạng định mức sử dụng máy móc thiết bị
-
Tình hình quản trị đầu tư mua sắm máy móc thiết bị
-
Đánh giá tài sản cố định, công tác điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định
-
Đánh giá công tác bảo dưỡng, sửa chữa và khấu hao tài sản cố định
3.6. Quản trị nguyên vật liệu
-
Thực trạng cung ứng nguyên vật liệu 4 năm lại đây
-
Thực trạng xây dựng và thực hiện các chính sách cung ứng nguyên vật liệu
-
Thực trạng hoạt động mua sắm nguyên vật liệu
-
Thực trạng hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu
-
Tình hình quản trị dự trữ nguyên vật liệu
-
Đánh giá định mức và hoàn thiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu
3.7. Quản trị chất lượng
-
Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm/dịch vụ trong 4 năm qua
-
Doanh nghiệp có quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 không?
-
Nếu quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 thì cụ thể như thế nào? Xác định mục
và chính sách chất lượng; cáccăn cứ, thông tin sử dụng cho xây dựng mục tiêu và các chính sách chất
lượng; triển khai và liên tục cải tiến hệ thống
-
Nếu không theo ISO 9000 thì doanh nghiệp đang quản trị chất lượng như thế nào?
6.8. Quản trị tiêu thụ
-
Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ trong 4 năm qua
-
Thu nhập và xử lý thông tin thị trường: nguồn thông tin, phương pháp thu thập xử lý, các phương pháp
và công cụ phân tích thị trường
-
Phương pháp đánh giá mức thoả mãn khách hàng
-
Xây dựng hệ thống kênh phân phối
-
Xây dựng và hoàn thiện các chính sách: sản phẩm, phân phối, truyền thông, giá cả
-
Hoạch định và thực hiện kế hoạch tiêu thụ
-
Tổ chức hoạt động Marketing
-
Tổ chức bán hàng và quản lý mối quan hệ với khách hàng và dịch vụ sau bán hàng.
3.9. Quản trị tài chính
-
Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 4 năm qua
-
Phân tích tình hình huy động các nguồn vốn kinh doanh
-
Phân tích tình hình sử dụng các nguồn vốn kinh doanh
-
Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách và phân phối lợi nhuận
-
Đánh giá tình hình sử dụng các quĩ phúc lợi
-
Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư.
3.10. Công tác kế toán và tính hiệu quả
-
Đánh giá công tác kế toán của doanh nghiệp:
-
Doanh nghiệp đang thực hiện kế toán như thế nào? Chỉ có hạch toán kế toán hay có kế toán tài
chính và kế toán quản trị
-
Các báo cáo tài chính
-
Thực trạng kế toán quản trị (tính chi phí kinh doanh) và tính giá thành
-
Công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh thực tế
-
Hiệu quả kinh doanh 4 năm qua
-
Giải pháp đảm bảo kinh doanh có hiệu quả mà doanh nghiệp đã thực hiện
3
4. Ưu điểm, hạn chế chủ yếu trong hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh của
Doanh nghiệp
4.1. Ưu điểm
4.2. Hạn chế
5. Định hướng phát triển của Công ty (doanh nghiệp, HTX) hoặc định hướng hoạt động
của cơ quan
Chú ý:
-
Dung lượng: khoảng 25 trang in khổ giấy A
4
-
Viết theo nguyên tắc ưu tiên: viết báo cáo sâu lĩnh vực hoạt động mà tác giả định chọn làm chuyên đề
thực tập
4
THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ
Sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp cần lựa chọn Tên chuyên đề thực tập theo hướngdẫn dưới
đây (không được chọn vấn đề là chữ đỏ ở dưới vì quá rộng):
Khuyến khích sinh viên viết chuyên đề thực tập ở 1 trong các nội dung cụ thể sau
-
Chiến lược/kế hoạch: nghiên cứu, dự báo và kiểm soát môi trường, hoạch định chiến lược, chiến lược
sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, kế hoạch năm, kế hoạch tác nghiệp,
-
Tổ chức/lãnh đạo: cơ chế hoạt động; mô hình tổ chức bộ máy và cácmối quan hệ quản trị; chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân; nội qui, qui chế; các vấn đề thuộc chế
độ làmviệc như điều chỉnh chung, điều chỉnh cá biệt, họp hành và triển khai công tác; công tác tổ
chức văn phòng; ủy quyền, giải quyết xung đột, môi trường văn hóa;
-
Quản trị nhân lực: công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tổ chức phục vụ nơi làm
việc, vệ sinh công nghiệp và tạo môi trường lao động có hiệu quả; đảm bảo an toàn lao động; định
mức lao động; công tác trả lương: thòi gian, sản phẩm tại 1 bộ phận cụ thể; công tác trả thưởng;
-
Quản trị sản xuất và tác nghiệp: cơ cấu sản xuất; Phương pháp tổ chức sản xuất; các công cụ tối ưu
trong tổ chức quả trình sản xuất,
-
Quản trị công nghệ: công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu và phát triển, kế
hoạch đổimới công nghệ, kế hoạch sử dụng và sửa chữa máy móc thiết bị; thực trạng công nghệ, hiệu
quả sử dụng công nghệ và đổimới công nghệ; công tác tổ chức nghiên cứu và phát triển; công tác bảo
dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị; sử dụng tài sản cố định có hiệu quả; công tác khấu hao và điều
chỉnh để sử dụng có hiệu quả tài sản cố định; công tác qui phạm kĩ thuật, qui trình kĩ thuật và tiêu
chuẩn hoá; hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất;
-
Quản trị chất lượng: hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ ISO 9000; công tác thống kê,
kiểm soát chất lượng; chất lượng sản phẩm;
-
Quản trị nguyên vật liệu/hậu cần: kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu; công tác tổ chức cung ứng, vận
chuyển và dự trữ nguyên vật liệu; sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu trong doanh nghiệp hoặc một
bộ phận DN; định mức sử dụng nguyên vật liệu trong DN;
-
Quản trị tiêu thụ: công tác nghiên cứu thị trường; công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
tiêu thụ; hệ thống kênh phân phối; công tác tổ chức bán hàng; hoạt động marketing, quảng cáo; chính
sách giá cả; tổ chức dịch vụ sau bán hàng;
-
Quản trị tài chính: kế hoạch tài chính, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư, công
tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch huy động và sử dụng vốn; huy động và sử dụng có hiệu
quả vốn lưu động; huy động và sử dụng có hiệu quả vốn cố định; đảm bảo đầu tư có hiệu quả; đảm
bảo các nguồn tài chính ngắn hạn;
-
Quản trị sự thay đổi: công tác hoạch định và triển khai thực hiện kế hoạch thay đổi; công tác phân tích
các lực lượng thúc đẩy, cản trở sự thay đổi; đảm bảo quá trình thay đổi có hiệu quả;
-
Công cụ quản trị: triển khai tính chi phí kinh doanh; triển khai hoặc hoàn thiện quản trị chi phí kinh
doanh; tổ chức tính chi phí kinh doanh theo điểm; hoàn thiện phân tích kinh doanh;
-
Tính toán và nâng cao hiệu quả: đánh giá và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động; đánh giá và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản cố định; đánh giá và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản lưu
động; giải pháp đánh giá và nâng cao hiệu quả đầu tư;
Trong vòng 3 ngày viết đề cương chuyên đề thực tập ra giấy theo mẫu sau:
5
TÊN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP (đã chọn một trong các vấn đề trên)
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1. (tự đặt tên)
1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty (hoặc Doanh nghiệp)
1.1. Lịch sử hình thành
1.2. Sự thay đổi của doanh nghiệp cho đến nay
2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty (hoặc Doanh nghiệp)
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.3. Đánh giá các kết quả hoạt động khác
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty (hoặc Doanh nghiệp)
Mô tả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân GĐ, phó GĐ, từng phòng chức năng và từng
bộ phận sản xuất
Có sơ đồ minh hoạ
4. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hướng đến công tác … (vấn đề nghiên
cứu) của Công ty (hoặc Doanh nghiệp)
Chỉ ra tên của từng đặc điểm ảnh hưởng
Chương 2. Thực trạng …. của …
1. Đánh giá tổng quát tình hình …
Nghiên cứu vấn đề gì thì ở đây sử dụng số liệu của ít nhất 4 năm để phân tích, đánh giá ở mọi góc độ để
rút ra các nhận xét cần thiết về vấn đề ấy
2. Phân tích các giải pháp mà Công ty đã áp dụng
Chỉ ra tên gọi từng giải pháp
Sử dụng các tài liệu, số liệu ở công ty để phân tích các giải pháp đã được áp dụng trong lĩnh vực mình
đang nghiên cứu
3. Ưu điểm, hạn chế chủ yếu
(Chỉ gắn với vấn đề nghiên cứu thôi)
3.1. Ưu điểm
3.2. Hạn chế
3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
Chương 3. Giải pháp ….
1. Định hướng phát triển của Công ty (hoặc Doanh nghiệp)
2. Giải pháp ….
3. Kiến nghị
LỜI KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
Sau khi được giảng viên sửa đề cương thì viết bản thảo (trong vòng 6 tuần) nhưng gửi từng chương cho
giảng viên theo địa chỉ email huyenqtkdth@gmail.com
hoặc huyenqtkdth@yahoo.com.vn
giảng viên sửa chữa và yêu cầu sửa chữa sẽ gửi lại để sinh viên chỉnh sửa từng chương. Cuối cùng hoàn
chỉnh bản viết có đầy đủ các mục lần lượt là:
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
LỜI KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Cuối thời gian thực tập
- Mỗi sinh viên nộp: 2 chuyên đề, bản đề cương và bản thảo có bút tích của giảng viên hướng dẫn
- Cả lớp nộp 1 đĩa mềm có file chuyên đề theo bảng mã UNICODE, kí hiệu file CD+mã số sinh viên
7
. nghị
LỜI KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
Sau khi được giảng viên sửa đề cương thì viết bản thảo (trong vòng 6 tuần) nhưng gửi từng chương cho
giảng viên. thế nào? Xác định mục
và chính sách chất lượng; các căn cứ, thông tin sử dụng cho xây dựng mục tiêu và các chính sách chất
lượng; triển khai và liên tục cải