2trong1:Videocanhạc
kiêm quảngbásản phẩm
Khi thưởngthứcvideo “Telephone” của Lady Gaga, khán giả sẽ hoa mắt
như đang lạc vào xứ sở hàng hiệu: kính Channel, máy ảnh Polaroid, Coca-
Cola, điện thoại Virgin, bánh mì Wonder…
Tuy rằng cô ca sĩ nổi tiếng với thời trang quái dị này đã hơi quá đà khi cố
tình để các nhãn hiệu xuất hiện lộ liễu như vậy trong tác phẩm nghệ thuật
của mình, song Lady Gaga không phải là người duy nhất đang “cổ súy” cho
làn sóng đưa hình ảnh các nhãn hiệu vào videoca nhạc.
Góp phần không nhỏ vào sự thịnh hành của hiện tượng này là hai xu hướng
liên quan tới nhau: sự “di cư” ồ ạt của video từ truyền hình sang Internet và
nỗ lực của các hãng ghi âm nhằm biến các video thành một nguồn thu nhập
mới chứ không chỉ đơn thuần là công cụ marketing để bán đĩa CD như trước
đây.
Theo báo cáo của PQ Media, một công ty nghiên cứu thị trường Mỹ đưa ra
hồi tuần trước, số tiền chi tiêu vào hoạt động quảngbásản phẩm trên video
ca nhạc tăng 8% trong năm 2009 so với năm trước đó, trong khi tổng số tiền
dành cho hoạt động quảngbásản phẩm nói chung giảm đi 2,8%, tức 3,6 tỷ
USD.
Hàng loạt thương hiệu nổi tiếng xuất hiện trong single “Telephone” của
Lady Gaga
Số tiền này thường được sử dụng để bù vào các chi phí dựng video, vốn là
trách nhiệm chung của cả giới nghệ sĩ và các công ty muốn quảngbá nhãn
hiệu.
Patrick Quinn, Giám đốc điều hành của PQ Media, cho biết doanh thu từ
hoạt động quảngbásản phẩm trong các videocanhạc đạt mức 15 – 20 triệu
USD trong năm ngoái, tức nhiều gấp đôi so với năm 2000. Ông hy vọng con
số này sẽ còn tiếp tục tăng trong năm nay.
Trong nhiều năm, các cơ hội quảngbásản phẩm (giới quảng cáo vẫn thích
gọi hoạt động này là “lồng ghép”) trong các videocanhạc rất hạn chế. MTV
từng là nơi phát hành video chủ yếu, mà chính sách của họ là cấm các hình
ảnh quảng cáo lộ liễutrong các video; vì thế nhà sản xuất thường phải làm
mờ tên nhãn hiệu hoặc đặt làm sản phẩm mô hình không ghi nhãn hiệu sản
phẩm.
Nhưng giờ đây thời gian phát sóng các videocanhạc của MTV đã giảm đi
đáng kể, và Internet đang dần “thế chân” trở thành điểm đến ưa thích cho
các fan âm nhạc, từ đó mở ra cánh cửa cơ hội cho các công ty cũng như nhà
quảng cáo.
Rio Caraeff, giám đốc điều hành của Vevo, mạng video âm nhạc mới thành
lập cuối năm ngoái và là đối tác của YouTube, cho biết công ty ông sẽ hỗ trợ
các hoạt động quảngbásản phẩm trong video. Ông nói: “Công ty chúng tôi
đóng vai trò cầu nối giữa các công ty âm nhạc lớn nhất trên thế giới với các
nhà tiếp thị nhãn hiệu”.
Video “Telephone” của Lady Gaga (đã có 62 triệu lượt xem trên YouTube)
đã “cài cắm” cả hình ảnh các sản phẩm của hai hãng Miracle Whip và Virgin
Mobile.
Ông Caraef nói điều này cho thấy “mối quan hệ hai bên cùng có lợi giữa
chúng tôi với các nhãn hiệu và các công ty âm nhạc ra sao, và chúng tôi có
thể đưa họ xích lại gần nhau như thế nào để tạo thành những đối tác thành
công trong tương lai.”
Jonathan Feldman, Phó Giám đốc đối tác nhãn hiệu của Atlantic Records,
cho biết công ty ông có nhiều thay đổi trong cách đánh giá giá trị của các
video so với 5 hay 10 năm trước. Ông nói: “Trước kia, video chỉ là nơi thể
hiện tính sáng tạo và nội dung; nó là sản phẩm khuyến mãi. Còn giờ đây
chúng tôi coi video cũng là một nguồn lợi nhuận và là một cách tạo doanh
thu.”
Theo Feldman, điểm thuyết phục giới quảng cáo là khác với các hình thức
quảng cáo khác, chẳng hạn chiếu đoạn quảng cáo dài 15 giây trước khi bắt
đầu vào phần ca nhạc, sản phẩm khi đã xuất hiện trongvideo rồi thì nó luôn
tồn tại ở đó. Nó sẽ không bao giờ biến mất cả”.
Nhưng rất khó dự đoán được số lượng người xem video; và đó cũng là lý do
chính mà Kathy Findling, Chủ tịch Creative Entertainment Services, một
công ty marketing chuyên về quảngbásản phẩm, nêu lên khi giải thích tại
sao công ty của cô lại thực hiện ít hợp đồng quảng cáo qua video. Theo bà,
việc ước đoán số lượng người xem trong một chương trình truyền hình sẽ dễ
dàng hơn nhiều.
Thường hợp đồng quảng cáo qua video được thực hiện do một nhãn hiệu
nào đó vốn đã có mối quan hệ quen biết với một nghệ sĩ (chẳng hạn tài trợ
một chuyến lưu diễn cho nghệ sĩ). Tuy vậy, mỗi hợp đồng vẫn ẩn chứa trong
nó nhiều rủi ro.
Theo Feldman, điều quan trọng đối với cả công ty thương mại và người
nghệ sĩ là phải làm sao để khán giả không đánh giá videocanhạc là phim
quảng cáo cho bất kỳ sản phẩm nào cả.
Ông còn cho hay giới nghệ sĩ mới là người có tiếng nói quyết định trong
việc có nên đưa hình ảnh nhãn hiệu nào vào video hay không. Riêng công ty
của ông đã nhiều lần từ chối các cơ hội đó vì có vẻ nó làm cho video mất vẻ
tự nhiên.
Owen Shively, người chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng âm nhạc cho
UPP Entertainment Marketing, một công ty quảngbásản phẩm tại
California, cho hay việc “hợp lý hóa” sự xuất hiện của nhãn hiệu vào video
là vì lợi ích của chính nhãn hiệu đó. Ông nói: “Không còn các quy định hạn
chế nữa, nhưng chẳng ai muốn quảng cáo một cách lộ liễu cả. Chúng tôi
không muốn khán giả khi xem xong video lại phải thốt lên: ‘Chi tiết này vô
lý quá thể!’”
.
2 trong 1: Video ca nhạc
kiêm quảng bá sản phẩm
Khi thưởng thức video “Telephone” của Lady Gaga, khán giả sẽ. động quảng bá sản phẩm trên video
ca nhạc tăng 8% trong năm 20 09 so với năm trước đó, trong khi tổng số tiền
dành cho hoạt động quảng bá sản phẩm nói chung