Tìm kiếmviệclàm mới vớikếhoạch
10bước
1. Đánh giá những sự lựa chọn được dựa vào việc xác định rõ sức mạnh, kỹ
năng và sự đam mê của bạn. Đây là thời điểm lý tưởng để để xác định những
mục đích hàng ngày của bạn và liên kết với những gì bạn yêu thích. Hãy đặt ra
những câu hỏi cho chính bản thân bạn. Điều gì đem đến cho tôi một cuộc sống thật
ý nghĩa? Sức mạnh và những mục đích chính của tôi là gì? Làm thế nào để công
việc phù hợp với tầm nhìn của tôi về cuộc sống?
2. Tạo hồ sơ xin việc bao gồm kinh nghiệm làm việc, các khóa huấn luyện, và
những bằng cấp hợp lệ. Bắt đầu với một sự trình bày tổng quát và mô tả bạn như
thể là bạn đang được giới thiệu. Theo sau với kinh nghiệm làm việc, danh sách các
khóa tập huấn và những bằng cấp hơp lệ. Luôn luôn trình bày đúng sự thật về
những thông tin này.
3. Tìm người tham khảo từ những cộng sự cũ, sếp, người huấn luyện và người
trực tiếp chỉ đạo công việc trước đây. Nếu bạn là một người mới gia nhập vào
thị trường lao động, cân nhắc đến những người mà bạn biết, người có thể tạo ra
một bản miêu tả chính xác về thói quen sinh hoạt tích cực của bạn: Ví dụ, một giáo
sư ở trường Cao đẳng, một vị lãnh đạo tổ chức tình nguyện, hoặc một ban quản lý
trong đợt cắm trại mùa hè và ở đâu mà bạn đã tham gia và để lại những nhận xét
tốt đẹp.
4. Mối quan hệ. Bất cứ ai mà bạn biết trong hệ thống mối quan hệ của bạn.
Những người biết bạn đang tìm việc, và những người có sự hiểu biết hơn bạn về
qui trình tìmviệc và có thể giới thiệu cho bạn nhiều thông tin cũng như những
trang web tìm việc.
5. Ngiên cứu về những công ty cũng như những nhà tuyển dụng tiềm năng.
Bạn hãy tham khảo về điều này trong bước 4, đây là điều rất quan trọng để biết
rằng những kiểu công ty nào tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn. Ban muốn
kiếm được kinh nghiệm, có khả năng thăng tiến và/hoặc trợ cấp ý tế an toàn?
Nghiên cứu nhiều hơn về những gì mà bạn lựa chọn, vượt qua những điều đó và
làm thế nào để chúng phù hợp với nhu cầu cơ bản nhất giúp bạn vượt qua được
quá trình phỏng vấn.
6. Những nguồn thông tin tìmkiếm trực tuyến. Tìm kiếm những trang web
dành cho việc tuyển dụng. Ở đó sẽ tập trung nhiều công ty, tập đoàn, tổ chức,
với nhu cầu tuyển dụng cao. Thường xuyên viếng thăm để nắm bắt được những
công việcmới nhà các nhà tuyển dụng đăng tuyển.
7. Tham gia hội chợ việclàm và những mối quan hệ. Trang bị thật nhiều cũng
như chuẩn bị kỹ cho một buổi phỏng vấn, nắm theo một bộ hồ sơ xin việc phô tô,
danh thiếp, và sẵn sàng trả lời kiểu công việc nào bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn
không chắc chắn, hãy xem lại bước 1 ở trên.
8. Luyện tập cho cuộc phỏng vấn. Đây là một kỹ năng phân tích đâu là sức mạnh
tranh luận của bạn, cũng có lẽ là những mặt yếu kém của bạn, khả năng của bạn và
những vấn đề liên quan tới trình độ học vấn và kinh nghiệm làmviệc của bạn. Bạn
sẽ cần sắp đặt những câu hỏi thông minh, chủ yếu dựa vào những thông tin mà bạn
đã nghiên cứu về công ty, khách hàng, về dịch vụ và những vấn đề liên quan đến
công việc kinh doanh của họ với thị trường.
9. Chuẩn bị quần áo khi mặc đi phỏng vấn. Trang phục công sở phù vợp với
vóc dáng của bạn, sạch sẽ và được ủi thẳng, nó sẽ giới thiệu bạn như một ứng viên
nghiêm túc. Đánh bóng đôi giày cho thật sạch, tránh những hương thơm hay nước
hoa nặng mùi, và những đồ trang sức sặc sỡ.
10. Gởi một lá thư cảm ơn ngắn gọn, hàm súc sau buổi phỏng vấn. Mang về
một danh thiếp của người phỏng vấn, hay ghi chính xác tên, địa chỉ để sao cho bạn
gởi đi lá thư cảm ơn đến đúng người, đúng địa chỉ. Chỉ một bước cuối cùng này,
nếu bạn không làm thì sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp về khả năng ứng xử của
bạn. Nó tuy ít được ứng viên đề cập đến, nhưng lại được nhà tuyển dụng luôn
đánh giá cao. Hãy làm nó thật sâu sắc!
. Tìm kiếm việc làm mới với kế hoạch
10 bước
1. Đánh giá những sự lựa chọn được dựa vào việc xác định rõ sức mạnh, kỹ
năng. chính của tôi là gì? Làm thế nào để công
việc phù hợp với tầm nhìn của tôi về cuộc sống?
2. Tạo hồ sơ xin việc bao gồm kinh nghiệm làm việc, các khóa huấn