Hãylà“thợsăn”việccừkhôi!
Không chỉ nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên mà ứng viên cũng cần chủ động
“săn” nhà tuyển dụng phù hợp nhất với chiến lược nghề nghiệp của mình.
Xác định hồng tâm
Lập mục tiêu nghề nghiệp không phải là chọn khối thi hay ngành học mà chính là
xác định một nghề nghiệp cụ thể được chọn lọc từ lĩnh vực phù hợp với đặc tính
cá nhân. Ví dụ, bạn có năng khiếu về thiết kế mỹ thuật nhưng sẽ đeo đuổi nghề
thiết kế nào: web, nội thất hay thời trang?
Trước khi quyết định, cần tìm hiểu kỹ nghề về: công việc thường nhật, điều kiện
và môi trường làm việc, các nấc thang thăng tiến, kỹ năng và kiến thức yêu cầu, lý
tưởng nghề nghiệp… Đặc biệt, không thể không quan tâm đến mặt trái của nghề
như: những khó khăn, thử thách, ý kiến chỉ trích về nghề Chẳng hạn, một bạn gái
có năng khiếu ca hát và mong muốn trở thành một ca sĩ cần hiểu rằng tỉ lệ “ngôi
sao” là rất ít và một nữ ca sĩ khi chưa nổi tiếng phải chịu những khó khăn gì, các
mối quan hệ trong giới ra sao… để cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
Có mục tiêu nghề nghiệp rồi mới tìm hiểu các ngành học, trường học phù hợp.
Bạn trẻ nên tự trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức cần thiết ngoài những gì
được dạy trong nhà trường. Khi gần tốt nghiệp, bạn cần “nhắm” chọn vài công ty
cụ thể khởi nghiệp. Có thể căn cứ dựa trên lĩnh vực hoạt động của công ty, ví dụ:
nhân sự thì có L & A, thời trang trẻ thì có FOCI
Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu về văn hóa và môi trường làm việc của công ty để đối
chiếu với tính cách của mình. Có thể tham khảo website:
Web.tickle.com/tests/corpo-rateculture/. Bạn trẻ không nhất thiết khởi nghiệp tại
một công ty lớn nhưng nên khởi nghiệp ở nơi có thể rèn luyện và học hỏi để phát
triển nghề nghiệp. Cần hiểu: không có nghề phù hợp 100% với bản thân nên chỉ có
thể chọn nghề mà mình mong muốn đeo đuổi suốt đời.
Phát tên trúng đích
Sau khi chọn được mục tiêu cụ thể và tự trang bị nền tảng kiến thức, bạn trẻ cần
chuẩn bị chu đáo để “săn” công việc mà mình đã nhắm: làm hồ sơ và “đối phó”
với cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Lý lịch (Resume, CV) cần cô đọng và ấn tượng
“đối phó” với cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Lý lịch (Resume, CV) cần cô đọng và
ấn tượng cả về hình thức lẫn nội dung. Những thành tích, kỹ năng cần được nhấn
mạnh hơn quá trình học tập… Để hồ sơ được chú ý hơn, có thể dùng loại giấy mỹ
thuật cầm hơi nhám tay nhưng phải đảm bảo lịch thiệp và nghiêm túc. Không nên
dùng nhiều kiểu chữ và màu sắc trong hồ sơ xin việc.
Tuyệt đối không dùng địa chỉ e-mail là biệt danh của mình như bupbe@ ,
yeuquai@ Một mẹo nhỏ, trong thư xin việc cần nêu lý do vì sao nhà tuyển dụng
nên tuyển bạn thay vì người khác trên cơ sở đối chiếu năng lực bản thân với nhu
cầu công ty. Ngoài việc trực tiếp nộp hồ sơ đến công ty mình mong muốn, ứng
viên còn nên tự “rao” trên các trang web việc làm để có cơ hội được tuyển dụng
trực tuyến. Trong quá trình phỏng vấn, hãy chú ý thể hiện mục tiêu nghề nghiệp
của mình và nêu chiến lược hợp lý để đạt được mục tiêu. Có bạn đã “rớt đài” với
câu trả lời: “3 năm đầu tôi sẽ làm Chuyên viên trang điểm, sau đó chuyển qua làm
Marketing về lĩnh vực này” vì sẽ mất nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng trang
điểm trong khi điều này không giúp ích nhiều cho việc Marketing.
Vì không ai hoàn thiện nên bạn cần thẳng thắn nhìn nhận thất bại trước đây của
mình. Tuy nhiên, nhớ trình bày thêm về những gì đã học được từ thất bại và cách
khắc phục điều đó. Để “săn” việc hiệu quả, nên tham khảo nhiều trang web hướng
nghiệp như: How-towrite-a-resume.org, Managementhelp.org, Jobviet.com…
. Hãy là “thợ săn” việc cừ khôi!
Không chỉ nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên mà ứng viên cũng cần chủ động
săn” nhà tuyển dụng phù.
Trước khi quyết định, cần tìm hiểu kỹ nghề về: công việc thường nhật, điều kiện
và môi trường làm việc, các nấc thang thăng tiến, kỹ năng và kiến thức