Cóthểchếtvìchảy
máu cam?
Chảy máu mũi là triệu chứng hay gặp nhất. Xảy ra ở khoảng 60%
người trưởng thành trong đó có 6 – 10% trường hợp cần được xử trí tại
bệnh viện.
Mức độ trầm trọng của chảy máu mũi tuỳ thuộc nguyên nhân, vị trí chảy
máu: chảy máu mũi, trước chiếm tỷ lệ lớn nhưng thường không nặng, còn
chảy máu mũi sau hiếm gặp nhưng thường nặng hơn do xuất phát từ mạch
máu lớn, đôi khi liên quan đến những mạch máu của não. Chảy máu mũi sau
có thể đe doạ đến tính mạng!
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu mũi, có cả do tại chỗ hoặc do bệnh
toàn thân.
Tại chỗ: do viêm nhiễm như viêm mũi cấp, viêm mũi mãn, viêm mũi do vi
khuẩn, viêm mũi virút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị
ứng Do chấn thương vì ngoáy mũi hoặc dị vật lọt vào mũi (thường gặp ở
trẻ em); sỏi mũi ở cả người lớn và trẻ em; sang thương gây loét hốc mũi
thường gặp ở công nhân ngành hoá chất khi bảo hộ chưa tốt, do lao, giang
mai hoặc bệnh phong (hủi). Do cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc
gai của vách ngăn mũi Do khối u: lành tính như u xơ vòm mũi họng, u do
nấm và u ác tính như ung thư vòm họng, u hốc mũi, u xoang, u sàn sọ
Ảnh minh họa
Nguyên nhân toàn thân như bệnh toàn thân cấp tính gây rối loạn đông cầm
máu ban đầu như cúm, sởi nặng, sốt tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét…
Bệnh của hệ tim mạch như cao huyết áp; vỡ các phình mạch của hệ mạch
máu động mạch cảnh; bệnh xơ vữa động mạch. Bệnh của hệ máu gặp ở
những người cóthể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu
vitamin. Bệnh bạch cầu cấp; suy tuỷ; giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, rối
loạn chất lượng tiểu cầu, và những bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa
chảy máu.
Một số nguyên nhân khác như sự thay đổi nội tiết trong cơthể ở người có
thai, có kinh nguyệt hoặc dùng corticoide xịt mũi kéo dài không đúng chỉ
định, dùng thuốc chống đông; do thay đổi áp lực của khí quyển, thay đổi
thời tiết Còn lại khoảng 5% không tìm được nguyên nhân (vô căn), thường
gặp ở tuổi thanh thiếu niên, chảy máu tự nhiên số lượng ít tái diễn nhiều lần
và hay gặp khi làm việc gắng sức hoặc đi ngoài nắng quá lâu.
Những trường hợp nhẹ thì không cần nhập viện, thường chỉ cần dùng ngón
cái cùng bên ấn nhẹ bên cánh mũi chảy máu, giữ trong 5 – 10 phút, trong khi
đầu để thẳng.
Xử trí
Một trong những biện pháp can thiệp cầm máu mũi đầu tiên khi nhập viện là
nhét bấc, một biện pháp đã được áp dụng gần 200 năm nay và vẫn được
dùng rộng rãi tới nay. Đến những năm 1910 –1920, một phương pháp khác
được đưa ra là thắt mạch máu lớn ở vùng cổ, sau đó đến thập niên 1930
phương pháp thắt động mạch hàm qua xoang hàm được áp dụng. Ngày nay,
có thêm nhiều phương pháp với tỷ lệ cầm máu mũi thành công cao (80 –
100%):
Đốt cầm máu với những trường hợp chảy máu từ điểm mạch Kiessebach
(chảy máu ở mũi trước). Đốt bằng hoá chất nitrat bạc (AgNO3 10%), đốt
điện đơn cực, hai cực hoặc đốt bằng laser.
Cầm máu mũi qua nội soi: được áp dụng cho những trường hợp chảy máu
mũi tái phát sau khi đã nhét bấc. Phương pháp này thường được dùng cho
những trường hợp chảy máu xuất phát từ trong mũi, được áp dụng rất phổ
biến ở các bệnh viện có chuyaên khoa tai mũi họng.
Thắt động mạch: chỉ sử dụng khi các phương pháp cầm máu trên thất bại,
phương pháp này được áp dụng với những trường hợp chảy máu mũi nặng
xuất phát từ ngoài hốc mũi như đa chấn thương, chấn thương đầu mặt có
kèm theo gãy hoặc vỡ xương mặt, những mạch máu được thắt cóthể là động
mạch hàm, động mạch sàng, động mạch cảnh chung hoặc động mạch cảnh
ngoài.
Thuyên tắc mạch (nút mạch): được làm sau khi đã thực hiện chụp mạch
(DSA – một trong những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây để chẩn
đoán nhiều bệnh lý trong đó cóchảy máu mũi nặng hoặc chảy máu mũi tái
phát). Sau khi đã chụp mạch và xác định rõ vị trí chảy máu mũi ở bên nào và
tại nhánh động mạch nào ở vùng đầu mặt, những chất liệu tắc mạch khác
nhau được bơm vào trong lòng mạch máu đang chảy để cầm máu. Bệnh viện
Chợ Rẫy đang thực hiện kỹ thuật này một cách thường xuyên để xử trí cầm
máu ở tất cả trường hợp chảy máu mũi nặng hoặc chảy máu mũi tái phát
nhiều lần.
. Có thể chết vì chảy
máu cam?
Chảy máu mũi là triệu chứng hay gặp nhất. Xảy ra ở khoảng 60%
người trưởng thành trong đó có 6 – 10% trường. trầm trọng của chảy máu mũi tuỳ thuộc nguyên nhân, vị trí chảy
máu: chảy máu mũi, trước chiếm tỷ lệ lớn nhưng thường không nặng, còn
chảy máu mũi sau hiếm