Những rắc rối điển hình khi mang thai

9 319 0
Những rắc rối điển hình khi mang thai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

physiolac sưu tầm!

Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1 Những rắc rối điển hình theo từng tháng mang thai  Những rắc rối điển hình theo từng tháng mang thai Ngay cả khi sức khỏe tốt thì những rắc rối như bệnh tiểu đường, tiền sản giật, thai ngoài tử cung… cũng có thể xuất hiện bất ngờ. Dưới đây là những biến chứng thường gặp theo thời gian thai kỳ: Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2 Những rắc rối sức khỏe 3 tháng đầu Ra máu: Nếu bạn ra máu nhiều, đau bụng dữ dội và cảm thấy như sắp ngất, bạn có thể mang thai ngoài tử cung. Ra máu kèm chuột rút có thể là dấu hiệu sảy thai. Trong khi đó, phần lớn các trường hợp ra máu đầu thai kỳ có thể tự hết. Tuy vậy bạn cũng không được chủ quan. Nếu thấy bắt đầu ra máu, bạn cần đi khám sớm. Thai ngoài tử cung: Là thai phát triển bên ngoài tử cung. Nó có thể đe dọa tính mạng người mẹ. Những phụ nữ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn chlamydia hoặc nhiễm trùng, như viêm vùng chậu làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Sảy thai: Hầu hết các trường hợp là do bất thường nhiễm sắc thể, chứ không phải chuyện mà người mẹ ngăn chặn được. Buồn nôn và nôn: Nếu nặng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu bạn không thể ăn, uống thứ gì, bạn có nguy cơ mất nước và suy dinh dưỡng. Rắc rối sức khỏe 6 tháng còn lại Tiểu đường thai kỳ: Ảnh hưởng tới 10% người mẹ. Nó có thể dẫn tới các biến chứng cho cả mẹ lẫn con. Bạn có thể được làm xét nghiệm tiểu đường trong 3 tháng giữa. Hầu hết người mẹ có thể tự kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng ăn uống và tập thể dục vừa phải. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3 Tiền sản giật: Cao huyết áp, sưng tay và mặt, protein trong nước tiểu, đau đầu… có thể do tiền sản giật. Nếu chưa tới ngày sinh, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sức khỏe cho mẹ và bé. Nghén kéo dài: Nghén nặng và dai dẳng có thể làm mẹ bị sụt cân và gây các biến chứng khác. Bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng và thuốc men cho người mẹ. Nhiều người phải nhập viện truyền nước. Thường thì nghén dai dẳng sẽ giảm sau tuần 20 nhưng có một số phụ nữ bị nôn trong cả 3 tam cá nguyệt. Ra máu nửa cuối thai kỳ: Ra máu kèm đau bụng có thể là nhau bong non, xảy ra khi nhau thai tách khỏi niêm mạc tử cung. Nguyên nhân khác bao gồm quan hệ vợ chồng. Nếu bạn lo lắng hay sợ hãi thì đừng ngần ngại đi khám. Các vấn đề về nhau thai: Gồm nhau tiền đạo, nhau phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người mẹ mổ đẻ. Sinh non: Các cơn co thắt trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối có thể cảnh báo sinh non. Người mẹ có thể bị nhầm giữa cơn chuyển dạ giả và dấu hiệu sinh non. Nếu cơn co thường xuyên và tăng cường độ, nên đi khám sớm. Yếu tố Rh: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra Rh. Nếu mẹ mang Rh âm tính, còn con là Rh dương tính thì một loại thuốc được tiêm cho mẹ trong tuần 28 để ngăn sự gia tăng của các kháng thể.  Phương pháp giảm đau khi sinh con Không gì có thể so được với cơn đau đẻ, đó cũng là điều khiến các mẹ sắp sinh hoảng loạn trước giờ “vượt cạn”. Ngày nay phương pháp “đẻ không đau” đã khá phổ biến để giúp các mẹ vượt qua nỗi sợ đau trong quá trình chuyển dạ, sinh con và giữ tinh thần minh mẫn thoải mái khi đón con yêu chào đời. Chìa khoá của phương pháp “sinh không đau” này chính là thủ thuật gây tê ngoài màng cứng (ưu việt hơn thủ thuật gây tê tuỷ sống do đã hạn chế được tác dụng hạ huyết áp của sản phụ cũng như gây mê trong sinh mổ). Gây tê ngoài màng cứng được áp dụng cho cả sinh thường và sinh mổ, thủ thuật này còn giúp cả bác sĩ và sản phụ chủ động hơn trong việc lựa chọn cách sinh phù hợp và tốt nhất. Nhờ có thủ thuật này, nhiều bà mẹ đã có thể có được trải nghiệm sinh con tuyệt vời và hạnh phúc hơn bao giờ hết. Gây tê ngoài màng cứng hiệu quả ra sao? Thủ thuật này giúp giảm đau liên tục tại phần dưới cơ thể trong khi mẹ vẫn tỉnh táo và có ý thức với toàn bộ cơ thể mình. Nó gây ức chế cảm giác tại vùng cần giảm đau nhưng không làm mẹ trở nên tê liệt toàn bộ cơ thể. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4 Phương pháp gây tê này ngày nay được sử dụng phổ biến trong nhiều loại phẫu thuật lớn nhỏ cần gây tê cục bộ và được áp dụng phổ biến trong sản khoa, cho cả phương pháp sinh thường và sinh mổ. Thuốc gây tê được truyền qua ống thông (rất mảnh và linh hoạt) nối vào khoang ngoài màng cứng bao quanh màng cứng của cột sống. Gây tê ngoài màng cứng được tiến hành đặt kim ở tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng cuộn người Thủ thuật này được tiến hành như thế nào? Gây tê ngoài màng cứng được tiến hành đặt kim ở tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng cuộn người Để có thể đưa ống thông thuốc gây tê vào khoang ngoài màng cứng, bạn phải nằm nghiêng cuộn tròn người hoặc ngồi ở mép giường khi bác sĩ gây tê hoặc y tá sát trùng vùng lưng, tiêm thuốc tê tại chỗ và cẩn thận chọc kim dẫn vào vùng lưng dưới của mẹ. Tiến trình này nghe có vẻ đau đớn trước khi thuốc gây tê có tác dụng, nhưng bạn đừng lo, rất nhiều bà mẹ đã khẳng định là nó không đau như họ tưởng tượng. Tiếp đó, họ sẽ luồn ống thông qua kim, rút kim và cố định ống thông để thuốc tê có thể được truyền vào khi cần thiết. Lúc này, bạn đã có thể nằm thẳng bình thường mà không bị khó chịu vì ống thông. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5 Vị trí gây tê và tác dụng gây tê cục bộ ở phần dưới cơ thể Sau quá trình đặt ống thông, bạn sẽ được truyền một liều thuốc tê thử nghiệm để chắc chắn là ống gây tê ngoài màng cứng được đặt đúng chỗ để tiến hành truyền đủ liều thuốc tê nếu không có vấn đề gì. Nhịp tim của thai nhi sẽ được theo dõi liên tục trong suốt quá trình, bắt đầu từ việc gây tê đến khi người mẹ hoàn tất quá trình sinh nở. Huyết áp của bạn cũng được đo mỗi 5 phút sau khi gây tê để đảm bảo không có ảnh hưởng tiêu cực. Thuốc được dùng trong gây tê ngoài màng cứng thường là hỗn hợp của chất gây tê cục bộ và chất gây mê. Thuốc gây tê cục bộ sẽ “khoá” cảm giác đau, xúc giác, dịch chuyển và nhiệt độ, còn thuốc gây mê ngăn cơn đau ảnh hưởng đến khả năng cử động chân (rất quan trọng để tăng lực rặn nếu bạn sinh thường). Khi được kết hợp với nhau, chúng giúp giảm đau tốt mà không làm mất cảm giác vận động chân và chỉ cần dùng ở liều thấp hơn so với dùng riêng rẽ từng loại. Bạn sẽ bắt đầu thấy tê sau 10-20 phút từ liều đầu tiên, dù cho tế bào thần kinh ở tử cung bắt đầu tê liệt chỉ trong vài phút. Bạn sẽ tiếp tục được truyền thêm thuốc qua ống truyền trong suốt quá trình sinh nở. Sau khi em bé chào đời, ống truyền sẽ được tháo bỏ. Nếu bạn sinh mổ, ống truyền có thể được giữ lại để truyền thuốc kiểm soát cơn đau hậu phẫu. Việc rút ống truyền không gây đau đớn gì hơn việc lột miếng băng dính khỏi da. Khi nào là tốt nhất để áp dụng gây tê ngoài màng cứng? Hầu hết chuyên gia y tế và bác sĩ sản khoa muốn bạn chuyển dạ tự nhiên trước khi bắt đầu cho giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng. Thường thì kíp đỡ đẻ sẽ đợi cho cổ tử cung bạn giãn 4-5cm và có nhịp co thắt đều đặn mới bắt đầu gây tê vì lo ngại gây tê sẽ làm giảm co thắt tự nhiên để đẩy em bé ra ngoài khiến cuộc “vượt cạn” kéo dài và khó khăn hơn bình thường. Nếu bạn đến bệnh viện trước khi bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực và bạn quyết định sử dụng biện pháp gây tê ngoài màng cứng, kíp đỡ có thể tranh thủ đặt ống thông sẵn sàng trước. Sau đó bạn có thể đợi truyền thuốc khi bắt đầu chuyển dạ tích cực. Bạn cũng có thể đợi xem cảm giác của mình như thế nào trước khi quyết định gây tê. Bạn vẫn có thể quyết định điều đó cho đến khi đầu em bé đã lọt ra. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 6 Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến em bé sơ sinh? Hầu hết các nghiên cứu gần đây xác nhận rằng gây tê ngoài màng cứng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh (theo chỉ số Apgar – kết quả kiểm tra sức khoẻ tổng quát trẻ sơ sinh được thực hiện ngay sau khi bé ra đời.) Trên thực tế, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những em bé ra đời trong những ca sinh có áp dụng gây tê ngoài màng cứng có chỉ số Apgar cao hơn so với các bé được sinh ra mà mẹ không được giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng. Hầu hết các nghiên cứu đều xác nhận gây tê ngoài màng cứng không gây ảnh hưởng tiêu cực với bé sơ sinh. (ảnh minh họa) Việc gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ ngay sau khi sinh vẫn còn tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng bé sơ sinh có thể gặp vấn đề về ngậm và bú nếu người mẹ dùng gây tê ngoài màng cứng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng kết luận này không đủ căn cứ. Dù sao đi nữa, dù có tác dụng phụ nào của gây tê ngoài màng cứng lên trẻ sơ sinh thì cũng nhẹ hơn nhiều so với việc giảm đau bằng gây mê toàn thân. Ai cũng có thể áp dụng gây tê ngoài màng cứng? Không phải tất cả phụ nữ đều phù hợp với phương pháp giảm đau này. Bạn không thể áp dụng gây tê ngoài màng cứng nếu có huyếp áp thấp hơn bình thường (do nguy cơ xuất huyết và các vấn đề khác), rối loạn chảy máu, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da ở vùng lưng sẽ tiến hành chọc kim, hoặc nếu bạn vốn có cơ địa dị ứng với thuốc gây tê. Phụ nữ sử dụng thuốc làm loãng máu cũng không thể dùng biện pháp giảm đau này. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 7 ‘Đánh bay’ những cơn đau đầu trong suốt thai kỳ Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến đằng sau việc đau đầu của các bà bầu và những cách „đánh bay‟ nó. Đau đầu thường xảy ra vào các tháng đầu của thai kỳ. Đó là do tác động của hiện tượng các thành mạch máu trong não bộ mở rộng. Máu ít đường cũng khiến cho các bà bầu cảm thấy đau đầu. Đau đầu thường xảy ra xung quanh đầu hoặc chỉ đau phần trán. Nếu bạn thường xuyên bị nhức như vậy thì nguyên nhân có thể do bạn quá lo lắng. Nguyên nhân gây ra đau đầu trong thai kỳ Nội tiết tố thay đổi Dưới ảnh hưởng của nồng độ tiết tố cao hơn, các mạch máu sẽ co lại và gây ra đau đầu. Tăng cân Việc tăng cân sẽ khiến các bà bầu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi dẫn đến căng thẳng. Dao động đường huyết Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 8 Lượng đường trong máu dao động khi cơ thể bà bầu đang cố gắng để cung cấp glucose cho thai nhi. Mất nước Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể đi tiểu thường xuyên hơn, việc nôn mửa do ốm nghén trong thai kỳ cũng khiến cơ thể bị mất nước. Thai phụ sẽ cần nhiều nước hơn. Stress Tiếng ồn rồi những căng thẳng trong công việc cũng gây ra nhức đầu cho không ít bà bầu. Caffeine Hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng phụ nữ có thai không nên dùng quá nhiều caffeine, và hạn chế tiêu thụ cà phê từ 150 đến 300 mg mỗi ngày, vào khoảng 2 tách cà phê mỗi ngày. Ngoài ra còn một số nguyên nhân tiềm tàng khác bao gồm thiếu ngủ, mệt mỏi, dị ứng, căng thẳng, trầm cảm…. Đau đầu tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi nhưng cũng làm cho cơ thể mẹ mệt mỏi, cảm giác khó chịu và suy nhược. Đôi khi việc đau đầu còn là dấu hiệu của một số vấn đề y tế nghiêm trọng hơn bao gồm: Tiền sản giật Viêm xoang, đòi hỏi cần đến thuốc kháng sinh Bệnh thần kinh (rất hiếm khi xảy ra) Làm gì để hạn chế đau đầu? Nếu bạn đau, nhức đầu trong 12 tuần đầu tiên thì có một lời khuyên là không nên uống thuốc. Bạn có thể mát xa da đầu bằng tay hoặc nhờ người thân bóp đầu cho bạn. Sau 28 tuần mà bạn vẫn còn cảm thấy đau, nhức đầu thì có thể dùng dầu oải hương để mát xa vùng trán hoặc vùng đầu bị đau. Hạn chế sử dụng cà phê, rượu, bia, thuốc lá… Thư giãn ở một không gian yên tĩnh. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 9 Để tránh mệt mỏi hãy thử những giấc ngủ ngắn trong ngày. Nếu là những cơn đau nửa đầu bạn nên ngủ sâu trong một căn phòng yên tĩnh và ít ánh sáng. Nếu tình trạng đau đầu kéo dài hãy nên đi khám bác sĩ. Khi nào thì bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ Hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay nếu như thấy tình trạng nhức đầu đi kèm với một trong số các triệu chứng sau: Khó nói, mất khả năng vận động, tê hoặc ngứa tay chân Đau nhức phía bên phải bụng. Mất kiểm soát Thị lực thay đổi Tăng cân đột ngột hoặc bị sưng ở tay và mặt Phòng chống đau đầu bằng cách nào? Xác định nguyên nhân gây ra cơn đau đầu. Theo dõi các bữa ăn cũng như các hoạt động và khi bị cơn đau tấn công bạn sẽ biết cách thay đổi thói quen để giúp cơ thể chống lại cơn đau. Tập thể dục. Hãy đi bộ hàng ngay hoặc tập yoga trước khi sinh. Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giữ cho lượng đường trong máu luôn được ổn định. Uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước. Tập những thói quen tốt cho cơ thể. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Duy trì những tư thế tốt giúp ngăn ngừa căng thẳng cho cơ bắp. . Những rắc rối điển hình theo từng tháng mang thai  Những rắc rối điển hình theo từng tháng mang thai Ngay cả khi sức khỏe tốt thì những rắc rối. cho bé. 2 Những rắc rối sức khỏe 3 tháng đầu Ra máu: Nếu bạn ra máu nhiều, đau bụng dữ dội và cảm thấy như sắp ngất, bạn có thể mang thai ngoài tử

Ngày đăng: 10/02/2014, 14:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan