1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thuyết bát trạch

65 934 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Thuyết bát trạch

Bát Trạch Nội dung cơ bản của thuyết Bát Trạch là việc phối hợp mệnh của từng người với các phương vị để luận đoán tốt xấu cho nhà ở. Trước hết chúng ta cần xác đinh mệnh cung của chủ nhà, nếu nhà có cả nam và nữ giới thì phải xác định theo tuổi nam giới, nếu nhà chỉ có nữ thì khi đó mới lấy mệnh nữ làm chủ nhà. Lưu ý là cần xác định mệnh cung theo tuổi Âm Lịch, vì có nhiều người năm sinh Dương lịch và Âm lịch khác nhau. Sau khi xác định được mệnh cung cần xác định được hướng của căn nhà. Căn nhà có thể có hướng cửa chính trùng với hướng nhà, trong thực tế, nhiều nhà có hướng cửa chính không trùng với hướng nhà Căn cứ theo phương vị của Bát Quái theo Hậu Thiên Bát Quái ta xác định được Quẻ Hướng. Để tiện tra cứu các bạn xem bảng dưới dây : Phương hướng = Quẻ Bắc = Khảm : Thuỷ , trung nam Tây Bắc = Càn: Trời , Cha Tây = Đoài: Út Nữ , ao hồ Tây Nam = Khôn: Thổ , Mẹ Nam = Ly: Lửa , trung nữ Đông Nam = Tốn: Gió, trưởng nữ Đông = Chấn: Mộc , trưởng nam Đông Bắc = Cấn: Thổ , út nam Sau khi xác định được mệnh cung của gia chủ và hướng nhà, hướng cửa thì dùng phép Bát Trạch phối hợp giữa mệnh cung chủ nhà với Toạ hoặc hướng nhà (thực tế người ta thường chỉ xác định hướng nhà rồi phối với mệnh cung của chủ nhà do việc xác định toạ của nhà tương đối khó khăn) tạo thành 1 trong 8 sao sau đây sắp xếp theo thứ tự từ tốt nhất đến xấu nhất : 1. Tham Lang thuộc Mộc - Sinh Khí Phối hợp mệnh cung và hướng : Càn với Đoài Khảm với Tốn Cấn với Khôn Chấn với Ly Tốt chủ phú quý, giàu sang, an khang thịnh vượng 2. Cự Môn thuộc Thổ - Thiên Y Trang - 1 - Bát Trạch Càn với Cấn Khảm với Chấn Tốn với Ly Khôn với Đoài Tốt chủ phúc lộc, giàu sang, con cháu thông minh hiếu thảo 3. Vũ Khúc thuộc Kim - Phúc Đức Càn với Khôn Khảm với Ly Cấn với Đoài Chấn với Tốn Tốt chủ phúc lộc, gia đạo an khang thịnh vượng 4. Phụ Bật thuộc Thuỷ - Phục Vị Càn với Càn Đoài với Đoài Ly với Ly Chấn với Chấn Tốn với Tốn Khảm với Khảm Cấn với Cấn Khôn với Khôn Tốt chủ yên ổn, an khang thịnh vượng 5. Lộc Tồn thuộc Thổ - Hoạ Hại Càn với Tốn Khảm với Đoài Cấn với Ly Chấn với Khôn Xấu chủ bệnh tật, bất hoà, gia đạo suy bại 6. Văn Khúc thuộc Thuỷ - Lục Sát Càn với Khảm Cấn với Chấn Tốn với Đoài Ly với Khôn Xấu chủ kiện tụng, thị phi, gia đạo bất hoà 7. Phá Quân thuộc Kim - Tuyệt Mệnh Càn với Ly Khảm với Khôn Cấn với Tốn Chấn với Đoài Xấu chủ bệnh tật, thị phi, kiện tụng, gia đạo suy bại 8. Liêm Trinh thuộc Hoả - Ngũ Quỷ Càn với Chấn Trang - 2 - Bát Trạch Khảm với Cấn Ly với Đoài Khôn với Tốn Rất xấu, chủ bệnh tật, suy bại, con cái phá tán sản nghiệp Nếu sự phối hợp giữa bản mệnh chủ nhà và Toạ của nhà không tốt thì có thể dùng hướng của chính phối với mệnh cung chủ nhà được sao tốt để bổ cứu. Ví dụ : Người chủ nhà nam sinh năm 1955 - Ất Mùi, tra bảng mệnh cung ta thấy mệnh cung người này là Ly. Nếu nhà Toạ Bắc hướng Nam, tức Khảm Trạch (Phương Bắc là Khảm) thì phối Ly với Khảm ta được sao Vũ Khúc tức là được Sinh Khí rất tốt. Nếu hướng cửa chính là Nam tức là Ly (Phương Nam là Ly) thì phối hướng cửa với mệnh cung là Ly với Ly ta được Phục Vị cũng tốt. Ngoài việc phối hướng được sao tốt, cần phải xét đoán đến sự sinh khắc Ngũ Hành giữa Sao và Cung. Cũng trong ví dụ trên, chủ nhà mệnh Ly ở nhà Khảm Trạch được sao Tham Lang tốt. Sao Tham Lang thuộc Mộc ở cung Khảm thuộc Thuỷ nên được Cung sinh trợ nên đã tốt lại càng tốt hơn. Ví dụ khác : Chủ nhà mệnh cung là Càn, ở nhà hướng Chính Tây tức là hướng Đoài. Phối hợp mệnh cung với hướng nhà ta được sao Tham Lang tức Sinh Khí thuộc Mộc. Nhưng sao này lại nằm ở cung Đoài thuộc Kim nên bị Cung khắc. Vì vậy, trong cái tốt lại ẩn chứa cái xấu và quá trình sinh sống sẽ ngày càng giảm sự tốt đẹp. Hướng cửa chính : Hướng cửa chính của căn nhà rất quan trọng vì nó là nơi người ra vào nhiều nhất, nơi thu nạp sinh khí cho cả căn nhà. Nếu hướng cửa đặt ở phương tốt sẽ thu nạp được nguồn sinh khí, giúp gia đình hưng vượng. Nếu phạm phải hướng xấu sẽ thu nạp hung khí gây tổn hại cho sự thành công của gia đình. Vì vậy, hướng của chính đặt phải đặt ở hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị). Ví dụ : Chủ nhà là nam sinh năm 1968 - Mậu Thân. Ở nhà cửa chính hướng Đông Nam cửa chính hướng Bắc. Công việc nhiều bế tắc cản trở, hay bị ốm đau. Tra bảng trên ta thấy mệnh cung chủ nhà là Khôn, kết hợp với hướng cửa chính Bắc là Khảm phạm phải Tuyệt Mệnh nên rất xấu. Sau khi xem xét đổi hướng cửa chính thành hướng Tây Bắc - Càn được Phúc Đức. Quả nhiên sau đó một thời gian được thăng chức, mọi sự hanh thông. Hướng bàn thờ : Theo quan niệm truyền thống của cha ông ta, việc thờ cúng tổ tiên là rất quan trọng. Điều đó không những thể hiện chữ hiếu của con cháu với tổ tiên cha mẹ, mà còn theo quan niệm, khi mất đi tổ tiên vẫn phù hộ cho con cháu. Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông. Trái lại, nếu bàn thờ đặt ở phương xấu thì sẽ khiến gia đạo suy thoái, mọi sự không may mắn. Trang - 3 - Bát Trạch Tác dụng của hướng bàn thờ bạn đọc có thể tự chiêm nghiệm, song theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì tác động của nó tương đối rõ rệt. Chỉ sau khi áp dụng trong vòng từ 3 đến 4 tuần là có thể ứng nghiệm. Hướng của bàn thờ là hướng ngược với chiều người đứng khấn. Ví dụ người đứng khấn quay về hướng Tây thì bàn thờ là hướng Đông. Hướng bàn thờ phải đặt ở vị trí cát và quay về hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị) Ví dụ : Chủ nhà nam sinh năm 1954 - Giáp Ngọ, lập bàn thờ trong nhà hướng Tây Bắc. Trong vài năm gần đây, tuy rất tài giỏi song không được thăng chức, quan vận bế tắc. Tra bảng ta thấy tuổi này mệnh cung Khảm, hướng bàn thờ là hướng Tây Bắc tức là cung Càn. Phối hợp Khảm với Cần thì phạm Lục Sát xấu. Sau khi xem xét đổi hướng bàn thờ về hướng Chính Nam là cung Ly được Phúc Đức. Quả nhiên sau đó 3 tuần có tin vui được thăng chức. Hướng bếp : Trong căn nhà, bếp tuy nhỏ nhưng lại có vị trí rất quan trọng. Bếp là nguồn tạo ra thức ăn nên mọi bệnh tật cũng từ bếp mà ra. Ngày xưa, khi con người dựa chủ yếu vào nông nghiệp thì bếp được coi là nguồn tài lộc. Vì vậy, việc đặt bếp là vô cùng quan trọng, nó chi phối nguồn tài lộc của cả gia đình cũng như bệnh tật. Hướng của bếp được xác định là hướng của cửa bếp, nếu là bếp ga thì hướng bếp chính là hướng của núm vặn lửa. Nói cách khác hướng bếp là hướng ngược với hướng người đứng nấu. Ví dụ : Người đứng nấu quay về hướng Tây Nam thì hướng bếp chính là hướng Đông Bắc. Vị trí của bếp cũng rất quan trọng trong Phong Thuỷ. Nếu nhà có nhà bếp riêng biệt và tương đối rộng thì vị trí của bếp được xác định trong phạm vi của nhà bếp. Nếu nhà hẹp và không có nhà bếp riêng thì vị trí của bếp được xác định theo toàn bộ diện tích căn nhà. Để xác định chính xác vị trí của bếp cần xác định trước tâm nhà bếp hoặc tâm nhà sau đó xác định cung đặt bếp. - Mệnh Cung là Càn, Đoài, Cấn, Khôn đặt bếp Toạ Đông Nam, hướng Tây Bắc hoặc Toạ Đông, hướng Tây. - Mệnh cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn đặt bếp Toạ Tây hướng Đông hoặc Toạ Tây Bắc hướng Đông Nam. Hướng giường ngủ : Ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng. Có đến hơn 1/3 thời gian sống của con người dành cho việc ngủ. Ngủ là thời điểm nghỉ ngơi và thu nạp sinh khí cần thiết cho quá trình tái vận động. Theo quan niệm Phong Thuỷ thì ngủ là lúc tiếp nạp sinh khí nhiều nhất. Chính vì vậy, cần xác định hướng giường ngủ cho hợp lý để tăng sự may mắn và sức khoẻ cho bản mệnh mỗi người. Nếu hướng giường không tốt sẽ tổn hại đến thần kinh và sức Trang - 4 - Bát Trạch khoẻ, dễ mang lại rủi ro và bệnh tật. Hướng giường ngủ được xác định riêng biệt cho mỗi thành viên trong gia đình. Nguyên tắc là phối giữa mệnh cung của người nằm với hướng giường để được các sao tốt Sinh Khí, Phục Vị, Thiên Y, Phúc Đức. Hướng giường được xác định là hướng từ đầu giường đến cuối giường. Quý vị áp dụng quy tắc tra cứu như hướng của chính cho mỗi người trong gia đình. Ví dụ : Người nam sinh năm 1977 - Đinh Tỵ , mệnh cung Khôn thì nên đặt hướng giường Tây Bắc hoặc Chính Tây. Hướng nhà vệ sinh : Nhà vệ sinh là nơi thải các uế khí của căn nhà ra bên ngoài. Nhà vệ sinh cũng là nơi chứa nhiều uế khí nhất, vì vậy một nguyên tắc là nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm của căn nhà. Nhà vệ sinh phải toạ ở các vị trí phối với mệnh cung là xấu : Ngũ Quỷ,Tuyệt Mệnh, Hoạ Hại, Lục Sát . Ví dụ : Chủ nhà là nam sinh năm 1977 – Đinh Tỵ, mệnh cung là Khôn, thì phải đặt nhà vệ sinh ở vị trí góc phía Bắc hoặc phía Đông. Vì phia Bắc là Khảm phối với Khôn là Tuyệt Mệnh, phía Đông là Chấn phối với Khôn là Hoạ Hại. Để phụ anh Boitoan, HHD trích phần giải thích phép Đại Du niên áp dụng trong Bát trạch 1. Tham Lang thuộc Mộc - Sinh Khí Càn với Đoài cùng gốc thái dương sinh , hai kim song đôi Khảm với Tốn cùng gốc thiếu dương sinh, thuỷ mộc tương sinh Cấn với Khôn cùng gốc thái âm sinh , hai thổ cùng sánh Chấn với Ly cùng gốc thiếu âm sinh, mộc hoả sinh nhau Sinh khí này là theo thứ tự tự nhiên của tiên thiên (theo thứ tự vạch quẻ thiên tiên từ dưới lên) Theo hậu thiên thì các cặp trên một âm một dương. Càn Khôn Khảm Ly phối cơ, Đoài Chấn Cấn Tốn phối ngẩu nên gọi là âm dương phối. Người xưa quan niệm là rất tốt nên gọi là sinh khí. (tính lý đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu). 2. Cự Môn thuộc Thổ - Thiên Y Càn với Cấn Thổ Kim tương sinh, hai lảo cùng phối (Thái dương , 2 hào dưới của Càn và Thái âm , 2 hào dưới của Cấn) Khảm với Chấn thuỷ mộc tương sinh, hai thiếu phối nhau (hai hào dưới của Khảm và Chấn) Tốn với Ly mộc hoả tương sinh, hai thiếu phối nhau (hai hào dưới của Tốn và Ly) Khôn với Đoài Thổ Kim tương sinh, hai lảo cùng phối (Thái dương , 2 hào dưới của Đoài Trang - 5 - Bát Trạch và Thái âm , 2 hào dưới của Khôn) Bát quái âm dương tự được , cửu cung âm dương tương đắc ; Lảo, trưởng chính thiếu phối nhau nên tốt. 3. Vũ Khúc thuộc Kim - Phúc Đức (Diên Niên) Càn với Khôn : Phụ/Mẩu Ly với Khảm : Trung nam/nữ Cấn với Đoài : Thiếu nam/nữ Chấn với Tốn : Trưởng nam/nử Càn Khôn Khảm Ly phối cơ của Lạc thư, Đoài Chấn Cấn Tốn phối ngẩu của Lạc thư (Dùng vị trí các định quẻ ở Tiên Thiên phối vào vị trí của Lạc thư lúc tịnh). Tương trạch gia lấy phu thê chính phối âm dương là tốt , chủ phúc lộc, gia đạo an khang thịnh vượng 4. Phụ Bật thuộc Thuỷ - Phục Vị Càn với Càn Đoài với Đoài Ly với Ly Chấn với Chấn Tốn với Tốn Khảm với Khảm Cấn với Cấn Khôn với Khôn Ba hào không đổi, đông/tây tứ trạch đều tự chính phối, tương trạch gia chủ yên ổn nên tốt. 5. Lộc Tồn thuộc Thổ - Hoạ Hại Càn với Tốn Khảm với Đoài Cấn với Ly Chấn với Khôn Phương vị Tiên Thiên bốn quẻ dương Càn Đoài Ly Chấn giao bốn quẻ âm Tốn Khảm Cấn Khôn Lão Thiếu đều không tương phối (2 hào dưới của quẻ). Phụ Mẫu Phiên quái là khí phản nghịch (Ngũ Quỉ) nên hung. Xấu chủ bệnh tật, bất hoà, gia đạo suy bại 6. Văn Khúc thuộc Thuỷ - Lục Sát Càn với Khảm Cấn với Chấn Tốn với Đoài Ly với Khôn Lưỡng nghi tứ tượng giao biến mà bát quái cửu cung âm dương cơ ngẫu, lão thiếu đều Trang - 6 - Bát Trạch không tương phối tương đắc nhau. Xấu chủ kiện tụng, thị phi, gia đạo bất hoà 7. Phá Quân thuộc Kim - Tuyệt Mệnh Càn với Ly Khảm với Khôn Cấn với Tốn Chấn với Đoài Ngũ hành tương khắc, âm dương cơ ngẫu, lão thiếu đều không tương phối nhau, tự hoàn về bản thể. Biến quái hay Phiên quái là 1 > 7 mà ngừng nên tượng là hung. Xấu chủ bệnh tật, thị phi, kiện tụng, gia đạo suy bại 8. Liêm Trinh thuộc Hoả - Ngũ Quỷ Càn với Chấn kim mộc tương khắc Ly với Đoài hoả kim tương khắc Tốn với Khôn mộc thổ tương khắc Khảm với Cấn thuỷ thổ tương khắc Lão thiếu không phối nhau, lại tương khắc nên gọi là Quỉ. Nguồn trích dẫn (0) 1/Thế nào là phong thủy: Về cơ bản Phong Thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng nên một hệ thống canh tác hiệu quả. Ngoài ra với ý nghĩa sâu xa hơn Phong Thủy còn chứa dựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định đường đi của thời gian. Qua nhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch này càng phức tạp và được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền đến ngày nay. Ở Trung Quốc, khoa Phong Thủy chi phối toàn bộ cuộc sống nhân sinh. Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về Phong Thủy, chúng ta có thể chọn ra các mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý nghĩa từ chính nền văn hoá của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần của dân tộc đó. Ngày nay về mặt thực hành, Phong Thủy cho chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo ra một môi trường sống thoải mái và tích cực. Những yếu tố bất thường trong đời sống hiện đại đang ngày càng gia tăng sức huỷ hoại và vì vậy ngày càng có nhiều người tìm đén các cách sống khác, mong rằng có thể lấy lại thế quân bình cho đời sống cá nhân và những người thân của họ. Các kiến thức Phong Thủy chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của Phong Thủy là giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh ta. Hiểu biết về Phong Thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm văn phòng cũng như các thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Trang - 7 - Bát Trạch Thuật phong thủy không những giúp ta biết được vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn mầu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống. Việc thể hiện những lý thuyết của thuật Phong Thủy vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể cho chúng ta, cho dù chúng ta chỉ mới hiểu biết sơ qua về chúng. Khi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống của mình và bắt đầu có ý thức tích cực thay đổi những nhân tố gây khó chịu cho chúng ta thì cũng đồng thời chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ chính bản thân và vai trò của mình trong bối cảnh rộng lớn hơn.  Phong thủy là nghệ thuật sắp đặt các món đồ trong nhà để tạo ra dòng chảy năng lượng tốt nhất cho bạn. Nó bao gồm một loạt nguyên tắc cơ bản để tạo nên một nơi trú ẩn yên bình, khỏe mạnh. Sau đây là những lời khuyên đơn giản nhất. 1. Dọn dẹp những đống bừa bộn Hãy loại bỏ những thứ bạn không cần để dành chỗ cho những thứ cần thiết khác. 2. Tạo màu xanh cho ngôi nhà Cây cảnh vừa làm sạch không khí mà cũng làm cho căn nhà tươi sáng hơn. Nên tránh những cây có gai nhọn, như xương rồng. 3. Vứt đồ vật bị vỡ Theo nguyên tắc phong thủy, những món đồ bị vỡ tạo ra sự bực bội và bi quan. Đó không phải là thứ mà bạn cần giữ ở quanh. 4. Đặt đồ đúng vị trí Chỗ bạn đặt các món đồ trong nhà có một ảnh hưởng lớn tới tâm trạng của bạn. Vì vậy hãy tham khảo các chuyên gia hay sách phong thủy để xem nên đặt các đồ vật ở đâu, từ giường ngủ cho tới xô rác. 5. Tạo bức tranh hoàn hảo Đặt quanh mình những tác phẩm nghệ thuật tích cực, có ý nghĩa sẽ tạo ra một môi trường lạc quan và thể trạng tươi tỉnh.  Có hai cách giải quyết các khó khăn trở ngại là:  !"!.Cánh nhập thế là giải pháp hợp lý theo kinh nghiệm và hiểu biết của chúng ta. Nhưng quan trọng không kém là cách chữa xuất thế, Trang - 8 - Bát Trạch không hiểu được bằng lý luận thông thường và rất bí mật. #$ ! trên các bình diện của nó %&'() *+, - #$"! thì "/!, khám phá nó như nằm trong tiềm thức của chúng ta vậy. Kết quả mỹ mãn cách chữa xuất thế của môn Phong thủy là làm tăng luồng vận khí. Đặc tính phổ biến của thuật xuất thế được thực hành qua 01 2 sau đây: 1. 3!.4 bằng cách tháp khí từ một nơi hay từ dưới lòng đất cách xa đó. 2. 35.4 để làm môi trường xung quanh hoà nhập vào nhau. Nếu căn nhà có hình thù kỳ dị thì hãy tạo ra phong cảnh hay kiến trúc phụ thuộc để tạo quân bình. 3. 36 4 để gia tăng và bổ sung khí vận - bằng cách trang bị thêm một bóng đèn sáng, vòi phun nước, bể nuôi cá làm sinh động không khí yếu và tù hãm cũng như làm khí vận chuyển khắp nhà. Mặt khác, ta dùng vật có thanh nhạc như quạt gió, khánh hay chuông. 78- Cùng với Âm- Dương, ngũ hành là một phương thức bổ sung để phân tích và hòa điệu khí của người và ngôi nhà. Khí chia thành 5 nguyên tố sau: ,9,, :,6. Những hành này là tính chất tinh tuý của mọi sự, mọi vật. Các hành này cùng kết hợp với các màu sắc, mùa màng, phương hướng, tinh tú, các phủ tạng trong người v.v…Phong thủy dùng chu kỳ của các màu sắc để điều chỉnh khí. Trong chu kỳ sáng tạo (tương sinh), Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy,Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa. Trong chu kỳ hủy diệt (tương khắc), Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. ;.,<2*- Khí được dịch là hơi thở hay năng lượnglà ý niệm quan trọng nhất trong thuật phong thuỷ. Khí là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến đời sống loài người. Khí là năng lượng hay lực tạo nên núi, điều hướng sông suối, màu sắc, hình dạng cây cỏ. Năng lượng này người ta gọi là “long điểm”. Trong thuật Phong thuỷ, các chuyên gia thăm dò mạch tốt hay “dưỡng” khí và rồi khơi hướng, thanh lọc khí để bồi dưỡng sự sống và người ngụ cư. Từ xa xưa, người Hoa cho rằng khí ảnh hưởng đến vận mạng và các liên hệ xã hội của một người. Dù sao cũng có giới hạn của nó. Tuy nhiên, dưỡng khí làm vận may khá hơn; khác với người có sẵn dịp may mà không luyện khí. Làm thế nào để cân bằng khí vận hành trong môi trường giúp tăng và hài hoà với năng lượng chúng ta. Khí của người và cả ngôi nhà giống nhau, cả hai phải vận chuyển điều hoà. Khí của một ngôi nhà ảnh hưởng đến bầu không khí và người ở nơi ấy. Có một Trang - 9 - Bát Trạch vài nơi chúng ta cảm thấy thích thú dễ chịu, có nơi ta cảm thấy bứt rứt khó chịu: Có chỗ thì sinh động sáng sủa, có chỗ lại lạnh lẽo, âm u, nặng nề. Điều hoà và tăng vận khí là mục đích căn bản của phong thủy. Vượng khí vào nhà làm vượng khí cho người ngụ cư. Ý niệm về khí là điều cốt tủy trong việc đánh giá nhà cửa, văn phòng, đất đai cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài. =)>!?@ Đạo là nguyên lý và tiến trình kết hợp con người và vũ trụ. Đạo được dịch là “con đường” hay “lối đi”. Về nguyên lý, Đạo phát sinh từ sự quân bình, sự hài hoà, hợp nhất của các động lực đối nghịch và bổ sung cho nhau. Qua sự hiểu biết về Đạo, các nhà phong thủy đi tìm sự quân bình để đạt tới hài hoà trong môi trường sống. Lý thuyết về âm dương là một tên gọi của Đạo. Hai lực này đối nghịch nhau và cùng nhau tạo nên mọi hình thái của đời sống. Âm thì mờ tối , Dương thì sáng sủa, Âm thụ động, Dương tích cực. Quan niệm Âm- Dương xem con người và môi trường làm một. Đó là nhà ở, chỗ làm việc, núi đồi, sông suối, quả đất và không gian. Nếu bạn hiểu được những gì phong thuỷ trình bày, thì bạn có thể gìn giữ được sự quân bình bên trong, để được may mắn và cải thiện số mệnh của mình. Môn Phong thuỷ có nhiệm vụ tìm kiếm để tạo ra một nơi cho việc sinh sống được quân bình, hài hoà, người ngụ cư được sức khoẻ dồi dào. Ý nghĩa của sự cân bằng không thuần ở sự đối xứng bên ngoài. Nó sắp xếp nhà cửa và con người với các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo để có được sự hài hoà và yên lành trong môi trường chung quanh. Cấm kỵ Hai căn nhà có cửa chính xung đối nhau. - Nhà ở có đường đâm thẳng vào nhà. - Nhà ở có dốc cao chạy thẳng vào nhà. - Nhà có cửa chính thông với cửa hậu. - Hai căn nhà có cửa chính xung đối nhau : Theo Phong Thủy, nếu hai nhà có cửa chính xung đối sẽ làm cho khí nhà này xung thẳng vào cửa nhà kia nên chắc chắn sẽ có một nhà bị xấu. Để khắc phục có thể dùng gương Bát Quái hoặc chuông gió treo ở cửa. Gương trong Phong Thủy có tác dụng phản xạ lại luồng khí bay tới, nhưng việc sử dụng gương phải hết sức cẩn thận, không được sử dụng bừa bãi vì gương có thể phạn xạ cả cát khí Ngoài ra để hoá giải hung khí có thể dùng đôi con nghê, tượng Quan Công, tượng Phật Bà để trấn ở cửa hoặc dùng các loại cầu thuỷ tinh treo để hoá giải. - Nhà ở có đường đâm thẳng vào nhà : Nếu có con đường đâm thẳng vào nhà thì hung khí sẽ dội thẳng vào nhà. Ở nhà này không yên ổn dễ sinh thị phi bệnh tật, hao tổn tài lộc. Để khắc phục có thể dùng gương Bát Quái hoặc xây tường cao để chắn. Ngoài ra để hoá giải hung khí có thể dùng đôi con nghê, tượng Quan Công, tượng Phật Bà để trấn ở cửa. - Nhà ở có dốc cao chạy thẳng vào nhà : Trang - 10 - [...]... thân (Cha, Mẹ, Vợ, Con, Anh chị, Em) Số 8 còn biểu tượng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu Số 7 – Số ấn tượng Theo đạo Phật số 7 có ý nghĩa là quyền năng mạnh nhất của mặt trời Những người theo đạo Phật tin rằng trong suốt tháng 7 (âm lịch) tất cả linh hồn trên thiên đường và địa ngục sẽ trở lại dương Trang - 16 - Bát Trạch gian Con số 7 còn tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ... trong cấu trúc số Trang - 17 - Bát Trạch + Theo luật Ngũ hành sinh, khắc hệ thập phân trong cấu trúc số được sắp xếp thành 2 đồ hình Hà đồ và Lạc thư Trang - 18 - Bát Trạch Hình 3 Ngũ hành sinh khắc + Luật Ngũ hành tương sinh là nguyên lý của đồ hình 9 cung Hà đồ: Kim sinh Thuỷ – Thuỷ sinh Mộc – Mộc sinh Hoả – Hoả sinh Thổ – Thổ sinh Kim Hình 4 9 cung Hà đồ Trang - 19 - Bát Trạch Kinh nghiệm xem xét Phong... “chết” 39, 79: Thần Tài 39 là thần tài nhỏ,79 là thần tài lớn 38, 78: Ông Địa Tuy nhiên, coi chừng 78 phát âm là “Thất bát (làm ăn lụn bại) 7 là thất (mất mát), 8 là phát nhưng 78 đi liền kề nhau lại bị đọc là thất bát không hay 37, 77: Ông Trời 40, 80: Ông Táo, Lửa Trang - 13 - Bát Trạch 17, 57, 97: Con Hạc -> dành cho ai muốn trường thọ 0: là âm -> thích hợp cho phụ nữ Ngược với 0 là số 9 (dương,... vẫn được coi là lĩnh vực nhạy cảm, không được nhìn nhận công khai? PGS.TS Doãn Minh Khôi cho biết: PT phân biệt thành hai loại dương trạch và âm trạch Dương trạch nghiên cứu về thế giới “dương”, nơi con người sống và làm việc, đó là nhà ở, công sở, đô thị Trong khi đó, âm trạch nghiên cứu về thế giới “âm”, nơi con người an nghỉ vĩnh viễn, đó là các công trình lăng mộ… Một lý do khác khiến PT càng trở... dụng Thứ hai, xã hội thật sự có nhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật PT Trang - 23 - Bát Trạch Còn theo ghi nhận của giới báo chí, hội thảo thu hút hàng trăm kiến trúc sư trong cả nước tham dự 24 người đã gửi bài tham luận, trong đó có những bài tham luận dày cộm, thể hiện quá trình nghiên cứu công phu Các diễn giả diễn thuyết say sưa, tranh luận đến cùng… Tất cả các yếu tố này cho thấy giới làm nghề... họ lại có thể làm được như vậy ? report abuse Trang - 28 - Bát Trạch vote down vote up Votes: +0 PHONG THỦY ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀO? Tác giả YM!tuandecor, Tháng mười 07, 2009 Khi ứng dụng Phong thủy vào thực tế thì không thể làm như "thầy bói xem voi" được, mà phải áp dụng tổng quát từ cái tổng thể và từ từ đi vào đến chi tiết Chỉ 1 bát quái đồ thôi nhưng áp dụng cho 2 người cùng tuổi thì... Phong thủy học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu "tàng phong tụ khí" Vì thế bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính hoặc sau bếp có cửa sổ đều không lành vì sợ gió thổi làm tắt đi ngọn lửa Trang - 11 - Bát Trạch đầm ấm mang lại sung túc cho gia đình Mặt khác, bếp thuộc hỏa, kỵ nhất với khí mát lạnh của nước Do vậy, thứ nhất nên kiêng để bếp quay về hướng bắc (hướng thủy vượng), thứ hai không đặt bàn nấu... hoàn thiện đến mức dường như khó đạt:- Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao Số 9 trong toán học còn được phân tích với rất nhiều lý thú và gắn nhiều với truyền thuyết lịch sử Đặc biệt hơn cả, số 9 được sùng bái, tôn thờ và gấn như trở thành 1 triết thuyết cho các triều đại ở Trung Quốc và Việt Nam từ sự ảnh hưởng của kinh dịch là dựa trên thuật luận số Số 9 đựơc tượng trưng cho Trời, ngày sinh của Trời... không thành đạt, sức khoẻ không dồi dào thì ắt những ng khác sống trong ngôi nhà sẽ không có sự nghiệp và sức khoẻ như ý muốn Vì hạnh phúc, vì sức khoẻ và vì sự nghiệp của cả gia đình mình Trang - 12 - Bát Trạch Các bạn nên cân nhắc chọn ai là người lấy tuổi xây nhà (kể cả trường hợp mượn tưổi) Chúc các bạn luôn may mắn và thành công trong ngôi nhà của mình! Chọn số điện thoại theo Phong Thủy, thế nào... ở những nhà đô thị do diện tích chật hẹp Khí tù sinh bệnh tật, khó phát đường quan lộc, công danh, học hành, con cái Trong nhà hay mâu thuẫn, bất an Những điều cần tránh theo Phong thuỷ Trang - 20 - Bát Trạch Ứng dụng Phong thuỷ vào cuộc sống để có một không gian hài hoà, một môi trường tươi sáng và hướng tới một cuộc sống bình an các bạn cũng nên quan tâm tới những cái "KHÔNG" trong Phong thuỷ Không . Bát Trạch Nội dung cơ bản của thuyết Bát Trạch là việc phối hợp mệnh của từng người với các phương. Mẹ, Vợ, Con, Anh chị, Em). Số 8 còn biểu tượng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu JEXLJE Theo đạo Phật số 7 có ý nghĩa là quyền

Ngày đăng: 08/02/2014, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w