“Phátan”nhữnggièmpha công sở
Công sở có thể là nơi đầy rẫy những cạnh tranh và suy nghĩ không thân thiện. Làm
sao để “hóa giải” tình hình ấy và chung sống dễ chịu với nó? Hãy tham khảo 5 gợi
ý dưới đây:
Sự nhận thức
Nên biết được những tin đồn không hay xung quanh mình bất chấp việc đôi khi
bạn cảm thấy năng lượng của mình như thể bị “rút cạn” bởi những ngôn ngữ
không đáng nghe. Tuy vậy, đừng vội gục ngã trước những cảm xúc khó chịu,
không thoải mái ấy - thay vào đó bạn nên xác định được chuyện gì đang xảy ra và
tìm ra giải pháp để xử lý tình huống.
“Họa từ miệng mà ra”
Liệu bạn có đóng góp vào những ý nghĩ tiêu cực xung quanh mình? Bạn có nghe
ngóng những câu chuyện “dưa lê, dưa chuột” hay tham gia vào những cuộc bàn
tán chỉ tập trung vào việc “gièm pha, bôi nhọ và chỉ trích” người khác? Hãy nhớ
rằng mọi thứ bạn nói đều có tầm ảnh hưởng của nó - nói những điều “xấu sau
lưng” không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng về người bạn đang nói, mà còn chính
là người đang lắng nghe bạn, thậm chí khiến bạn tệ hơn trong mắt tất cả mọi
người. Và chính những lời “buôn bán” từ miệng bạn sẽ là cơ sở để người khác
gièm pha, nói xấu bạn.
Nói lên suy nghĩ của mình
Hãy dũng cảm nói với mọi người bạn cảm thấy thế nào bằng câu nói: “Chuyện đó
không liên quan đến tôi”. Vì không phải ai cũng biết được họ đang suy nghĩ thật
sự tiêu cực, do đó hãy khéo léo, tế nhị chỉ cho họ biết: “Bạn có nhận ra mình đang
than phiền quá nhiều không?” - câu hỏi này sẽ giúp bạn chuyển cuộc trò chuyện
sang một hướng khác. Rồi dần dần, mọi người sẽ biết được những vấn đề gì mình
nên và không nên tán gẫu cùng bạn. Nhớ rằng, nếu bạn không nói gì, sự im lặng
của bạn chính là “cái gật đầu” cho họ tiếp tục “ngồi lê đôi mách”.
Thực hiện cuộc trò chuyện tích cực, hiệu quả, có ý nghĩa và mang tính xây
dựng
Mục đích và điều bạn muốn nhấn mạnh trong những cuộc trao đổi là gì? Liệu điều
đó có hữu ích hay gây tổn hại đến người khác? Và cuối câu chuyện, có cần một
bước hành động để thực hiện? Một cuộc trò chuyện mang tính xây dựng sẽ cho
mọi người có quyền tham gia và đóng góp ý kiến riêng mình. Hãy trở thành người
sử dụng thời gian và ngôn ngữ một cách thực sự nghiêm túc.
Tán dương và thừa nhận
Hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết sức mạnh mà một vài từ tán dương và ca ngợi
có thể làm. Bạn muốn mình là người được đồng nghiệp để ý tới vì họ biết mình sẽ
được khích lệ và khen ngợi chứ không phải bị phê bình, bới móc. Nói một cách
khác, bạn muốn mọi người cảm thấy thoái mái khi có sự hiện diện của bạn.
Cho dù chuyện gì xảy ra xung quanh, bạn cũng nên biết cách kiểm soát suy nghĩ
của mình bên trong và tìm cách phản ứng lại những tình huống và sự kiện bên
ngoài. Đó chính là trách nhiệm của bạn để trở thành người mà bạn và tất cả đồng
nghiệp mong muốn.
. “Phá tan” những gièm pha công sở
Công sở có thể là nơi đầy rẫy những cạnh tranh và suy nghĩ không thân thiện mà ra”
Liệu bạn có đóng góp vào những ý nghĩ tiêu cực xung quanh mình? Bạn có nghe
ngóng những câu chuyện “dưa lê, dưa chuột” hay tham gia vào những cuộc