1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Phục trang điện ảnh pdf

7 956 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 189,29 KB

Nội dung

Phục trang điện ảnh Phục trang điện ảnh: Cần chuyên nghiệp Trong khi giới làm phim nước ngoài luôn phân biệt rạch ròi giữa những người thực hiện phục trang và những người thiết kế trang phục thì tại VN họ thường là một. Quá ôm đồm nhiều việc lại không có chuyên môn, sai sót là điều khó tránh khỏi Áo lính may từ Simili Ngay cả với đề tài phim tâm lý xã hội thời nay, một khuyết điểm dễ nhận thấy trong phim VN là trang phục không phù hợp với tâm lý nhân vật. Kỹ sư nông nghiệp đi nghiên cứu hồ nuôi tôm ở cơ sở (phim Tình bạn) lại mặc quần áo và đi đứng như người mẫu, làm "chói mắt" người xem nhất là đôi giày bốt cao gót bóng nhoáng. Thậm chí để xây dựng nhân vật có cá tính lẳng lơ, gợi cảm, 1 nữ diễn viên đã khoác lên mình những bộ đồ "rất mát mẻ" đi lại thoải mái ở những nơi mà người đời chắc chắn không ai làm vậy! Nói gì đến việc làm phim về đề tài lịch sử! Chưa có sự nghiên cứu thống nhất trang phục qua các giai đoạn nên dường như mỗi người thực hiện trang phục làm việc chủ yếu theo cảm tính của mình. Trong bộ phim Lời thề đất Mũi đề cập đến thời gian những năm đầu thế kỷ 20, chị Hương - người lo phục trang phim - chuẩn bị cho diễn viên mặc chiếc áo dài bỗng giật mình xuất hiện: không biết thời đó áo dài đã được chít ben như vậy chưa? Sau 1 hồi suy nghĩ, chị quyết định tháo ben ra ủi thẳng. Một dạo khán giả xem truyền hình rất thất vọng khi nhìn thấy quân lính thời thế kỷ 14 mặc áo lính may bằng Simili trong phim Trùng Quang tâm sử. Một diễn viên sau khi tham gia bộ phim này đã kể lại 1 câu chuyện vui rằng những cảnh đánh nhau trông giả cũng vì chiếc áo ấy. Giữa trời trưa nắng lại khoác chiếc áo simili không chỗ thoát mồ hôi khiến mọi người cảm giác ngứa ngáy mệt mỏi không còn sức lực để biểu diễn. Những tín hiệu vui Ông Việt Hùng, phó giám đốc hãng phim TFS cho rằng: "Bất cứ hãng phim nào cũng biết phần phục trang là phần không thể thiếu trong công nghệ làm phim. Nhưng vì nhiều yếu tố mà người ta lơ là đi. Lý do quan trọng là vì nghèo, không được đầu tư thích đáng. Đôi khi vì áp lực thời gian thực hiện nên khâu phục trang chưa chuẩn bị đến nơi đến chốn. Phim Việt Nam nói chung chưa có tính chuyên nghiệp, vì thế người thực hiện công việc này còn thiếu và yếu về trình độ, năng lực". Để khắc phục tình trạng trên, thời gian qua hãng phim TFS đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Nhà thiết kế Việt Liên cùng những học trò của chị là sinh viên Đại học Kiến Trúc đã thiết kế khoảng 800 bộ trang phục cho bộ phim cổ trang đầu tiên của hãng là Lục Vân Tiên. Trước đó nhà thiết kế Thế Bảo cũng bắt tay với TFS thực hiện trang phục trong Ngọn nến hoàng cung. Suốt 2 tháng trời ở Huế, Thế Bảo tìm đến những cụ bà đã từng làm cung nữ để nghe họ kể về cách ăn mặc của những người trong cung. Về nhà, anh tiếp tục nghiên cứu hình ảnh tư liệu lịch sử để cho ra đời 800 bộ quần áo. Chính từ sự vất vả ấy Thế Bảo đâm ra yêu thích và gắn bó với điện ảnh. Anh tiếp tục được TFS mời cộng tác thực hiện 1 số trang phục cho sĩ quan Pháp, Nhật trong phim Người Bình Xuyên, rồi lo toàn bộ khoảng 200 bộ trang phục trong Nợ đời. Ngày 18-4, công ty TNHH Trịnh Bảo với chức năng thực hiện và cho thuê trang phục điện ảnh, sân khấu do Thế Bảo cùng 2 người bạn hợp tác đã chính thức hoạt động. Anh cho biết: "Có người cho chúng tôi liều lĩnh, nhưng tôi không nghĩ vậy. Nhà nước đã cho phép thành lập các hãng phim tư nhân nên từ nay sẽ có thêm nhiều hãng phim hoạt động,vì thế nhu cầu về phục trang trong điện ảnh chắc chắn sẽ tăng. Tôi không nghĩ rằng mình không có việc làm." Ai sắm áo quần cho diễn viên? Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của một bộ phim. Những người làm phim nước ta cho biết: nếu là phim đề tài hiện đại, diễn viên lúc nào cũng mang đến phim trường một giỏ to tướng quần áo tự lo, cho đạo diễn chọn. Các hãng phim Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan hiện nay khi tung ra một bộ phim về giới trẻ đều chú trọng khâu thiết kế quần áo, gọi là tạo hình nhân vật, với những bản vẽ maquette trước hẳn hoi.Thế nên cùng với sự thành công vang dội của “Chuyện tình mùa đông”, mái tóc gió bay, chiếc kính trắng và kiểu áo sơmi màu nổi của Bae Yong Joon trong phim (từng được nhà sản xuất cân nhắc, đổi tới đổi lui trước khi cho xuất hiện) đã tạo một trào lưu thật sự ở cả giới trẻ lẫn giới nghệ sĩ châu Á Một xu hướng Bộ phim ”Công ty thời trang" đang quay của đạo diễn Đinh Đức Liêm đã huy động khá đông lực lượng tài trợ thời trang. Công ty may thời trang Sanding cung cấp chủ yếu trang phục công sở cho các nhân vật và số lượng lớn quần áo trong những cảnh quay biểu diễn thời trang lên đến vài trăm bộ. Nhãn hiệu Hồng Ty đảm nhiệm khoảng 70-80 bộ quần áo cho bốn nhân vật chính. Trần Dexnol, chỉ mới 23 tuổi, cũng tham gia tài trợ gần cả trăm trang phục. Nhà thiết kế trẻ Công Khanh nhận thiết kế, thực hiện từ A-Z bộ sưu tập gồm 10 bộ trang phục đoạt giải nhất trong phim. Ngoài ra, nhiều bộ phim sắp khởi quay cũng đang tính chuyện tìm tài trợ trang phục… Có thể nói chuyện hỗ trợ quần áo cho các diễn viên gần như đã trở thành xu hướng. Xu hướng này mở màn vào tháng bảy năm trước: tại khách sạn New World đã có cuộc họp báo giới thiệu “lần đầu tiên có một công ty thời trang tài trợ và thiết kế trang phục cho một bộ phim truyền hình VN”. Khoảng 300 bộ trang phục đã được Công ty thời trang Nino-Maxx đưa đến đoàn làm phim ”Dốc tình". Sự kiện này tạo ra sự kích thích, cạnh tranh ngầm trong giới thời trang, còn giới làm phim cũng bắt đầu quan tâm đến một nguồn đầu tư mới. Đầu tháng 9- 2003, nhà thiết kế Võ Việt Chung tung ra thông tin: đạo diễn Lê Hoàng mời anh tài trợ trang phục độc quyền cho phần 2 bộ phim rất ăn khách Gái nhảy. Anh cho biết đã cung cấp khoảng 50 bộ trang phục cho ”Lọ Lem hè phố”. Liền sau đó nhãn hiệu thời trang nam Nguyễn Long tài trợ trang phục cho Công nghệ lăng xê. Phim này gặp sự cố ngay từ đầu nên thông tin về phần trang phục không được quan tâm. Tiếp theo là phim Những cô gái chân dài. Một người thiết kế trẻ đã gọi cho đạo diễn vốn là dân quen biết trong giới để xí phần tài trợ thời trang. Tiết kiệm kinh phí hay chuyên nghiệp? Chuyện tài trợ trang phục thời trang cho các đoàn làm phim như hiện nay đã là có tiến bộ rồi. Nhưng không phải vì thế mà trang phục của một bộ phim có tài trợ đạt yêu cầu lắm. Nino-Maxx chỉ tài trợ cho 17 nhân vật trẻ trong gần 60 nhân vật của Dốc tình. Quần áo chủ yếu là đồ thun, jean, kaki, cho rằng không hợp nên khá nhiều diễn viên đã tự mặc trang phục của mình. Nhiều diễn viên trong ”Lọ Lem hè phố” cũng nói rằng một số quần áo tài trợ không hợp nên phải đi mua, đi mượn đồ mặc để lên phim. Càng không có chuyện lên maquette trang phục trước cho phim. Trang phục tài trợ cho phim ta hiện nay một phần không nhỏ là đồ có sẵn của các nhãn hiệu sản xuất công nghiệp hoặc các bộ sưu tập đã công diễn của các nhà thiết kế. Công ty lớn đưa đĩa hình những mẫu bộ phận thiết kế từng làm rồi cho đạo diễn chọn kiểu; nhà thiết kế thì đưa quần áo sẵn có đến cho đạo diễn chọn từng cái. Có, nhưng rất hạn chế việc thiết kế riêng theo yêu cầu của đạo diễn. Các đoàn làm phim cho biết cái được từ tài trợ thời trang hiện nay là tiết kiệm không ít chi phí trang phục, chuyện phim có tài trợ thời trang cũng là yếu tố gây chú ý với người xem. Riêng tính chuyên nghiệp thì cả đoàn làm phim lẫn nhà tài trợ còn phải cố gắng nhiều lắm… Biết rằng những bước khởi đầu bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế, song với xu hướng tích cực kết hợp giữa kinh doanh thời trang và phim ảnh, vẫn có hi vọng phim VN không chỉ ăn khách hơn mà còn tạo cơ hội cho thời trang VN làm bàn như với phim Hàn Quốc. Phục trang phim truyền hình: ''Được hình mất tiếng'' Một đạo diễn phim truyền hình thổ lộ rằng sau khi cân nhắc nhiều phương án diễn viên đóng vai chính, cuối cùng họ quyết định chọn cô MTH chỉ bởi vì cô diễn viên này đã tham gia nhiều show diễn thời trang, có nhiều quần áo đủ để đảm bảo đúng nhân vật được miêu tả trong kịch bản. Khi phim phát sóng, về khoản thời trang thì MTH chiếm ưu thế nhưng diễn xuất thì đáng thất vọng. Ở Hàn Quốc, các công ty thời trang, may mặc và mỹ phẩm thường liên kết với các nhà sản xuất phim, đặc biệt là phim truyền hình để giới thiệu các sản phẩm của mình. Nhờ thế, công ty có dịp quảng bá còn các nhà sản xuất không phải vì chuyện áo quần mà phải mời người mẫu hay diễn viên không hợp vai vào phim. Đây cũng là cách làm mà chúng ta nên học hỏi. Đạo diễn bộ phim nói trên cho hay đã có nhà làm phim Việt Nam tìm cách tranh thủ các công ty may mặc và thời trang nhưng họ không mặn mà lắm với sáng kiến này và không phải bộ phim nào cũng có thể sử dụng những mẫu thời trang mới mà các công ty cần quảng bá. Hiện nay, kinh phí làm phim truyền hình khoán "một cục". Nếu phải chi phí cho phục trang thì e rằng thật khó bề xoay xở. Nói đúng hơn, ít có đạo diễn nào dám đầu tư cho diễn viên 5-10 bộ quần áo để phim sống động hơn và không gây phản cảm. Còn diễn viên khi được mời đóng phim truyền hình thì tự động phải biết mình cần chuẩn bị trang phục gì. Hầu hết các diễn viên quen thuộc trên truyền hình đều có một tủ các loại quần áo cho đủ mọi loại người với nhiều hoàn cảnh từ nghèo hèn đến giàu sang, từ nhà quê đến thành phố để có thể đáp ứng được mọi loại nhân vật. Việc để từng diễn viên tự lo trang phục chỉ là một trong rất nhiều biểu hiện của sự manh mún trong dây chuyền làm phim ở ta hiện nay. Ở các nước, khâu phục trang và hoá trang luôn có chuyên gia lo và ở những giải thưởng điện ảnh lớn luôn có giải giành cho họ. Ở nước ta, gần đây mới bàn tới việc đưa phục trang và hoá trang vào cơ cấu giải thưởng của LHP toàn quốc.Nhưng đó là phim truyện nhựa, còn trong phim truyền hình, khâu này gần như vẫn bị thả nổi. Tuy nhiên, gần đây các nhà làm phim truyền hình đã có cách nhìn chuyên nghiệp hơn về vấn đề này. Khi làm Ngọn nến hoàng cung, Lục Vân Tiên , TFS sẵn sàng chi tiền để thuê hẳn các nhà thiết kế thời trang lo chuyện trang phục. Việc làm này hoàn toàn đúng đắn bởi những trang phục này có thể dùng được nhiều lần, cho nhiều bộ phim. Việc mới đây nhà thiết kế thời trang Thế Bảo đã lập hẳn một công ty chuyên lo chuyện trang phục cho phim truyền hình lại là một tín hiệu đáng mừng. Anh cũng chính là người thiết kế trang phục cho các nhân vật trong bộ phim lịch sử Ngọn nến hoàng cung của đạo diễn Quốc Hưng. Còn Kiều Việt Liên và nhóm thiết kế của chị lo phục trang phim Lục Vân Tiên. Tuy nhiên, trong khi một hãng phim mỗi năm sản xuất hàng trăm bộ phim mà không đầu tư nổi một kho đạo cụ và trang phục "nên hồn" và rất ít người làm phim nghĩ tới việc dành một khoản tiền thích đáng để mua sắm quần áo cho diễn viên như hiện nay thì không biết công ty của Thế Bảo có phát triển được không và sau anh còn có những nhà thiết kế thời trang khác dám nhảy vào lĩnh vực kinh doanh không hề béo bở này không? . Phục trang điện ảnh Phục trang điện ảnh: Cần chuyên nghiệp Trong khi giới làm phim nước ngoài luôn phân biệt rạch ròi giữa những người thực hiện phục. một công ty thời trang tài trợ và thiết kế trang phục cho một bộ phim truyền hình VN”. Khoảng 300 bộ trang phục đã được Công ty thời trang Nino-Maxx đưa

Ngày đăng: 26/01/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w