Phimthiếunhi
Nếu bạn đã từng đọc cuốn sách “Cho tôi một vé đi tuổi thơ”của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh bạn sẽ thấy một thế giới tuổi thơ thật hồn nhiên, phong phú và
đáng yêu đã được miêu tả lại trong cuốn sách ấy.
Một cuốn sách không phải viết để dành cho trẻ em mà được Nguyễn Nhật
Ánh viết cho tất cả những ai đã từng là trẻ em. Dường như thế giới tuổi thơ ấy vẫn
có một sức mạnh đặc biệt hấp dẫn không chỉ với các em nhỏ mà còn đối với cả
những người đã đi qua tuổi thơ, những người không còn là trẻ thơ nữa nhưng tâm
hồn vẫn mong muốn, khát khao được quay trở lại với nó. Điện ảnh cũng không
nằm ngoài quy luật sáng tạo chung ấy khi những thước phimthiếunhi vẫn luôn
nhận được sự quan tâm, yêu mến đặc biệt của không chỉ các em nhỏ…
Những tác phẩm được làm cho thiếunhi luôn luôn được các nhà làm phim
quan tâm và dành được một vị trí quan trọng trong nền điện ảnh của mỗi quốc gia.
Phim thiếunhi là nơi để các nhà làm phim thỏa sức thể hiện sức sáng tạo vô hạn
và khả năng tưởng tượng của mình. Chính vì vậy mà nó trở thành một đề tài hấp
dẫn, thu hút đặc biệt đối với khán giả. Trong vô số những bộ phim hành động
nghẹt thở, khiến người ta “hoa mắt chóng mặt” với nhịp điệu, tiết tấu, âm thanh
dồn dập, giữa một rừng “váy ngắn- chân dài” sexy, quyến rũ trong những bộ phim
“erotic” đã khiến người ta chán ngán và khiến thiếunhi cảm thấy mình bị lạc
lõng, bị quên lãng… thì những bộ phim cho thiếunhi có chất lượng, đi vào lòng
người xem lại nhận được tình yêu, sự quan tâm của không chỉ của các em nhỏ mà
còn đối với cả những người lớn đang bội thực vì “bạo lực và tình dục” bị lạm dụng
quá đà trên màn ảnh…
Có rất nhiều những bộ phim dành cho thiếunhi thành công ở mọi thể loại
khác nhau từ: phiêu lưu mạo hiểm đến tâm lý, từ hài hước nhẹ nhàng cho đến
phim ca nhạc, phim giả tưởng… Tất cả tạo thành một bản hòa tấu phimthiếunhi
đa dạng với nhiều thanh âm, cung bậc khác nhau. Nó là một bức tranh muôn màu
vẽ lại thế giới diệu kỳ của các em trong đó chứa đựng những ước mơ, hoài bão
riêng. Mỗi bộ phim được làm cho thiếunhi ở các quốc gia khác nhau, châu lục
khác nhau đều thể hiện những góc nhìn riêng biệt, những ý tưởng sáng tạo đặc
trưng của các nhà làm phim… Tuy nhiên tất cả đều hướng đến việc xây dựng và
mang tới cho các em thiếunhi những cái nhìn đa diện nhất. Giúp các em học được
những bài học ý nghĩa từ cách kể chuyện, các câu chuyện phim được lồng ghép
vào trong đó Nó bồi đắp cho tâm hồn các em, giúp các em nhận thức được nhiều
điều trong cuộc sống và trưởng thành hơn.
Phim Cuộc dạo chơi của đứa trẻ mặc Pyjama
Ở châu Á năm 2007 có một bộ phim của Hồng Kông thu hút được rất đông
các em thiếunhi theo dõi và không chỉ bó hẹp trong phạm vi phim dành cho thiếu
nhi, nó còn tạo cơn sốt cho cả chính những khán giả lớn tuổi. Là một trong mười
bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2007 “Siêu khuyển thần thông” của đạo diễn
kiêm diễn viên chính Châu Tinh Trì đã ghi dấu ấn quan trọng với khán giả nhí
bằng một cốt truyện giản dị mà xúc động. Cả bộ phim trần ngập và ấm áp tình yêu
thương. Cậu bé trong phim đã được món đồ chơi mà bố em nhặt được ngoài bãi
rác đưa vào thế giới của những tưởng tượng tuyệt vời và những điều rất tốt đẹp mà
trước đó nó chỉ có thể xảy ra trong mơ đối với em. Món quà tuyệt vời của người
cha nghèo khó đã giúp em đi vào một cuộc phưu lưu thần kỳ. Ở đó em đã nhận ra
giá trị của tình yêu thương, ý nghĩa thiêng liêng của việc luôn có cha bên cạnh để
bảo vệ cho mình. Câu chuyện dung dị với những tình huống gây cười đan xen
trong những diễn biến tâm lý của tình cảm cha con. Một bộ phim với cốt chuyện
không mới nhưng diễn xuất của Châu Tinh Trì và bé Từ Kiều đã khiến câu chuyện
về tình thân ngời sáng, lung linh. Một bộ phim làm lay động tâm hồn không chỉ
đối với các em nhỏ mà còn là bài học cho cả những người đang làm cha.
Trong gia tài những bộ phim dành cho thiếunhi nếu không nhắc tới
“Những đứa trẻ thiên đường” của điện ảnh Iran thì thực sự là một thiếu sót lớn. Bộ
phim đã giành được giải thưởng Oscar cho phim nước ngoài xuất sắc nhất năm
1999 và vô số những giải thưởng quốc tế khác. Đề tàithiếunhi trong phim được
khai thác dưới góc nhìn của một đạo diễn tài năng. Ông đã thổi vào đây những thể
hiện rất riêng và mới lạ. Cảm xúc bao trùm toàn bộ phim đó là sự thương cảm cho
cậu bé Ali. Vì muốn có được một đôi giày mới cho cô em gái nhỏ mà cậu sẵn sàng
bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm. Hành trình để có được đôi giầy mới không
suôn sẻ, đôi khi nó khiến cậu phải “trày da chảy máu”. Và cuối cùng cậu cũng
nhận được một đôi giày như chính điều mình mong muốn. Tưởng chừng như niềm
mong mỏi bấy lâu nay đã trở thành sự thật thì khi mở phần thưởng chiến thắng
trong cuộc thi chạy ấy ra cậu đã ngỡ ngàng, vỡ òa trong sự thất vọng. Bởi đó là
một đôi giày nam chứ không phải là đôi giày nữ để cậu dành tặng cho cô em gái
nhỏ đang ngày đêm chờ ngóng. Tất cả nỗi buốn, sự thất vọng như lặn vào trong
đôi mắt thơ ngây của cậu bé Ali. Một nỗi buồn được tái hiện lại thông qua khả
năng diễn xuất hết sức cảm động và nhập vai của diễn viên nhí.
Một câu chuyện nhỏ cảm động và tuyệt vời thể hiện niềm mơ ước của các
em thiếunhi nghèo. Trên nền của câu chuyện về cậu bé Ali với khát khao có một
đôi giày mới ấy đạo diễn muốn truyền tải và đặt ra những vấn đề lớn hơn, mang ý
nghĩa xã hội sâu sắc đối với người xem. Đó là mối tương quan giữa gia đình và xã
hội, là sự phân biệt đẳng cấp giàu – nghèo đang diễn ra. Đặc biệt bộ phim còn
rung lên hồi chuông đối với những bậc cha mẹ trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Không màu mè, cầu kỳ trong cách thể hiện, cả bộ phim là một hơi thở nhẹ nhàng,
giàu ý vị và chan chứa tình cảm yêu thương. Đó là ngọn lửa hồng được thắp lên
bởi ánh sáng của tình cảm nhân văn cao đẹp. Mạch phim liên hồi với những sự
kiện được ghép nối một cách lô gic, chặt chẽ. Những cảnh phim chứa đựng được
nhiều tầng ý nghĩa, hàm súc… đã tạo thành một hành trình khát vọng rất đỗi đáng
yêu và ngây thơ của cậu bé Ali. Trong con đường ấy của cậu không có những câu
chuyện cổ tích thần tiên, những ước ao bay bổng như những cô bé hay cậu bé khác
mà chỉ đơn giản là có được một đôi giày để tự hào, để ngẩng cao đầu đi đến
trường với niềm kiêu hãnh của riêng mình. “Những đứa trẻ thiên đường” phải
chăng chính là tiếng trở mình để gọi dậy và đánh thức những ước mơ, những khao
khát đẹp còn đang được “giấu kín” bên trong những lo lắng nhỏ nhoi của những
đứa trẻ sớm phải đối mặt với “cơm áo gạo tiền”. Bộ phim xứng đáng để tất cả các
em nhỏ ngồi theo dõi và xứng đáng để tất cả những người lớn phải suy tư khi
những cảnh phim cuối cùng khép lại.
Phim về đề tài chiến tranh dường như “không mới nhưng chưa bao giờ cũ”
trong ngọn nguồn sáng tạo của nghệ thuật điện ảnh. Đề tài chiến tranh luôn được
thể hiện ở nhiều điểm nhìn với nhiều góc độ khác nhau. Thông qua đó các nhà làm
phim bộc lộ cá tính sáng tạo cũng như thể hiện tư tưởng riêng của mình. Bộ phim
“Cuộc dạo chơi của những đứa trẻ mặc Pyjama” của đạo diễn người Anh Mark
Herman là một ví dụ điển hình về thể loại phim chiến tranh dành cho thiếu nhi. Đi
vào đề tài mang tính chất muôn thuở và được tận dụng tối đa trong điện ảnh. Tuy
nhiên đạo diễn người Anh đã tìm ra được lối đi riêng, một con đường sáng tạo độc
đáo trong tác phẩm của mình mà không hề dẫm lại dấu vết của những người đã đi
trước. Bộ phim chạm tới thế giới sâu kín nhất của con người và có lẽ khi xem
xong bộ phim hơi thở nóng hổi của những giọt nước mắt vẫn còn lăn dài trên má
người xem. Không khắc họa những màn “bom rơi đạn nổ”, không có những cái
chết hay sự đẫm máu thảm thương. Bộ phim đã tố cáo tội ác diệt chủng của quân
đội Hitle với người Do thái bằng những tình tiết xoay quanh cậu bé Bruno hiếu
động, ngây thơ. Cậu bé chính là nạn nhân chiến tranh, là bằng chứng rõ ràng nhất
của cuộc chiến phi nhân tính do chính cha mình đã gây nên. Cậu mặc bộ đồ
Pyjama – mà cứ ngỡ là bộ quần áo ngủ, chui qua hàng rào dây thép vào bên trong
trại tập trung của người Do thái để cùng tìm cha cho cậu bé Samuel. Cậu không
biết rằng bên trong ấy là một thế giới của sự hủy diệt tàn bạo, khốc liệt. Kết quả
cậu cũng cùng chung số phận với biết bao người Do thái khác trong trại tập trung
ấy. Trong hầm cậu bé vẫn ngơ ngác không hiều chuyện gì đang xảy ra với mình,
cậu không hề có chút khái niệm nào về chiến tranh hay tội ác chiến tranh. Ngoài
kia cha mẹ và chị gái cậu vẫn đang ráo riết tìm cậu, mẹ cậu khóc lóc thảm thiết và
gọi cậu trong vô vọng. Cơn mưa ngoài trời như gào thét, tố cáo tội ác của người
cha và như để tiếc thương cho cậu bé tội nghiệp. Một bộ phim đi vào lòng người
bằng diễn xuất trọn vẹn, thành công của diễn viên, bằng khả năng khai thác câu
chuyện ở một góc độ mới lạ và bằng giá trị nhân văn cao đẹp. Tất cả các em nhỏ
nếu xem xong bộ phim chắc chắn sẽ thấy căm ghét chiến tranh, sẽ biết trân trọng
tình bạn và biết yêu thương gia đình. Một bộ phim đơn giản với kinh phí thấp
nhưng lại mang ý nghĩa lớn, thành công ngoài mong đợị.
Nhắc đến phimthiếunhi thì không thể không nhắc đến phim hoạt hình- một
thể loại luôn tạo được sự thích thú với các em nhỏ. “Đi tìm Nê – mô” của Wast
Disney là chuyến phưu lưu không định trước của cậu bé Nê – mô đến những miền
đất mới. Trong chuyến phưu lưu ấy cậu được gặp gỡ những người bạn mới, được
khám phá những điều mới mẻ từ những đại dương xa xôi của thế giới con người
và cũng gặp không ít khó khăn, rắc rối. Mỗi trải nghiệm là một bài học đối với Nê-
mô để cậu lớn hơn, trưởng thành hơn và nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống và
tình yêu thương đối với người cha của mình. Câu chuyện phim hóm hỉnh, vui
nhộn như chính thế giới trẻ thơ trong sáng của các em. Các em nhỏ sẽ nhận ra
mình trong hình ảnh của cậu bé Nê – mô, sẽ tìm thấy phần nào tính cách của mình
trong mỗi trò đùa, sự lý giải hay những thắc mắc của cậu bé Nê- mô với cuộc sống.
Các nhà làm phim đã không giới hạn trí tưởng tượng của mình, đã đưa nó bay
bổng và phả vào đó những phép màu của cuộc sống. Xem “Đi tìm Nê mô” để thấy
giá trị của hạnh phúc không phải ở nơi đâu xa xôi mà ngay bên cạnh chính mình,
để thấy mỗi chuyến phưu lưu, sự ra đi là một cuộc trở về, hội ngộ khi mình đã lớn
hơn, biết yêu và trân trọng cuộc sống này hơn. Câu chuyện về chú cá nhỏ hay
chính tình thương đã nâng đỡ con người, tình cha con đã sưởi ấm trái tim con
người? Phải chăng vì vậy mà các em nhỏ không thể rời mắt khỏi màn hình ti vi
mỗi khi thấy ‘Đi tìm Nê- mô” xuất hiện?
Trẻ em là một thế giới đặc biệt luôn cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc.
Nghệ thuật điện ảnh cũng rất chú ý tới đối tượng khán giả này. Những bộ phim
được thực hiện cho thiếunhi luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị. Nó là những câu
chuyện ý nghĩa để các em soi mình vào đó học hỏi và tự nhận thức. Cả bốn bộ
phim trên đều nhận được sự yêu mến của các em nhỏ, đều là những tác phẩm
thành công ở mỗi một quốc gia, mỗi một châu lục và một nền điện ảnh riêng. Có
thể cách thể hiện khác nhau, đề tài khác nhau… nhưng đều có chung một ngôn
ngữ điện ảnh giàu cảm xúc. Đều được thực hiện để dành cho các em thiếu nhi. Đó
là những trang sách ý nghĩa mà mỗi trang sách chính là những hình ảnh biết
chuyển động trên khuôn hình. Trong trang sách đôi mắt của các em thiếunhi là
người đọc còn những người lớn như chúng ta sẽ là người soi mình vào đó để nhận
ra những bài học hay kinh nghiệm bổ ích.
. những bộ phim
“erotic” đã khiến người ta chán ngán và khiến thiếu nhi cảm thấy mình bị lạc
lõng, bị quên lãng… thì những bộ phim cho thiếu nhi có chất. 2007 có một bộ phim của Hồng Kông thu hút được rất đông
các em thiếu nhi theo dõi và không chỉ bó hẹp trong phạm vi phim dành cho thiếu
nhi, nó còn tạo