1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Các lỗi thường gặp khi bố trí “rạp hát tại gia” pptx

5 448 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 196,74 KB

Nội dung

Các lỗi thường gặp khi bố trí “rạp hát tại gia” Để bố trí hợp lý một “rạp hát tại nhà”, chúng ta thường xuyên gặp khó khăn khi không thể phân biệt được những hướng dẫn trợ giúp với những quảng cáo phô trương từ nhà sản xuất. Tuy vậy, vẫn có những nguyên tắc cơ bản nhất định mà chúng ta có thể ghi nhớ và áp dụng. Sau đây là một số lỗi chúng ta thường mắc phải khi bố trí các bộ loa trong gia đình. Đựng loa trong các vỏ tự chế Các loa vốn đã có bộ vỏ riêng được chế tạo tỉ mỉ để có thể phát huy tối đa tính năng của loa trong tư thế không giá đỡ. Các vỏ bổ sung sẽ làm giảm chất lượng và thay đổi những đặc tính âm thanh của loa, ví dụ như tiếng trong đặc trưng cuả loa Axiom, hay chí ít cũng sẽ làm tiếng bass trở nên không đều, vang nhưng rỗng, còn rất dễ nhận thấy là trung âm và cao âm sẽ đục bị và không thoát. Bố trí các loa surround gắn ẩn vào tường Đừng bao giờ sử dụng kiểu bố trí này vì chắc chắn bạn sẽ không có được hiệu ứng surround bao rộng. Đây cũng không phải là phương pháp bố trí hợp lý, theo như kinh nghiệm của các đạo diễn và các chuyên gia thiết kế âm thanh cho phim, vì nếu hợp lý thì các rạp chiếu phim hay các nhà hát sử dụng hệ thống âm thanh THX Dolby đã áp dụng rồi. Ngoài ra, thính giác của chúng ta thường nhạy cảm đối với những âm thanh theo phương ngang và tới từ phía trước hơn là những âm thanh tới từ trên đầu và từ phía sau. Hãy tìm những bộ loa surround 4 cực hoặc đa cực với 4 thiết bị mô phỏng theo màng bao phủ các hàng loa surround được gắn trên tường các rạp chiếu phim. Bố trí loa trong phòng hình vuông Nếu có thể chọn lựa, phòng hình chữ nhật hay một hình nào đó không đều sẽ thích hợp hơn. Tránh bố trí trong phòng hình vuông vì tại đó sóng âm bass sẽ phản tác dụng. Các loa bass sẽ sinh ra “sóng âm đứng”, tạo nên mật độ không đều của âm bass (chỗ thì đặc, chỗ thì không nghe thấy). Để hạn chế sóng đứng, hãy chọn một phòng hình chữ nhật có kích thước các chiều không theo một tỷ lệ nhất địch (không có ước số chung), ví dụ thay vì 24’x 16’x 8’ hãy chọn 23’x 13’x 7’. Quá phụ thuộc vào hệ thống điều khiển Giả thuyết về một hệ thống điều khiển tự động thích nghi với căn phòng, có thể là đi liền với bộ tiếp nhận hoặc để riêng biệt, là rất hấp dẫn. Nhưng thực chất, bộ điều khiển kiểu đó không thể “bù đắp” cho một căn phòng tồi hay bộ loa kém chất lượng. Các bộ điều khiển nói chung thường khắc phục được một sự cố, đồng thời làm nảy sinh sự cố khác, nên chúng không có tính triệt để. Một bộ loa chuẩn với sự sắp xếp vị trí hợp lý tuân theo các quy luật vật lý cùng quy trình lắp ráp đo đạc chuyên nghiệp sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Không có đầu tư thỏa đáng vào hệ thống âm thanh của “rạp hát tại nhà” Đừng đầu tư quá nhiều tiền vào những máy chiếu HD, những màn hình, hay nội thất “siêu” đắt trong “rạp hát” mà xem nhẹ hệ thống âm thanh (gồm các loa và amply). Một hệ thống hình ảnh hiện đại cần được đi kèm với một bộ âm thanh có chất lượng tương xứng, như vậy sẽ không khiến người xem cảm thấy hẫng hụt khi chứng kiến những một phim rực rỡ phải “sánh vai” với những âm thanh tệ hại. Sử dụng một loa subwoofer nhỏ để lấp đầy một căn phòng lớn Các căn phòng rộng, đặc biệt là những căn phòng rất lớn và phổ biến ở các gia đình ngoại ô rất phù hợp với âm bass có độ trầm, vì vậy phải 2 loa subwoofer mới tạo ra đủ áp suất âm thanh để lấp đầy không gian. Hai loa sub cũng giúp cho âm bass phân tán đều hơn ở các vị trí nghe khác nhau. Kiểu bố trí này rất thích hợp cho những ai thích nhạc có âm lượng lớn và có độ trầm, đặc biệt nếu họ có một căn phòng lớn thì nên tìm những loa subwoofer to với amply lớn hơn, có thể là Axiom EP500 hay EP600. Quá chú tâm đến căn phòng “rạp hát” Đừng quá say mê, tập trung vào ý nghĩ bạn phải lắp đặt các bộ bass hay vật liệu cách âm thật đặc biệt. Một bộ loa tốt được thiết kế dùng trong gia đình, chỉ cần được điều chỉnh hợp lý, sẽ cho ra những âm thanh êm và tự nhiên ngay trong một phòng khách được bố trí theo kiểu phổ biến. Bí quyết của một căn phòng tốt dành cho nghe nhạc là sự kết hợp hiệu quả của việc bố trí nội thất sao cho vừa có thể phản xạ vừa có thể phân tán âm thanh đồng thời tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn. Nếu bạn quá bị ám ảnh với việc áp dụng những phương pháp đặc biệt cho “rạp hát tại nhà”, điều đó rất dễ dẫn đến những quan điểm sai lầm về hiệu quả thực sự của việc bố trí hệ thống âm thanh. Sử dụng loa kim xoay nhằm khắc phục hạn chế về thiết kế Việc sử dụng bộ loa với loa kim xoay trên trục đứng là hoàn toàn sai lầm. Một loa tốt là loa với thiết kế có thể phân tán đều các loa trầm, trung và kim khiến người nghe với một góc khá rộng, tại mọi ví trí, có thể cảm nhận được sự kết hợp hài hòa của âm trầm, âm trung và âm cao. Di chuyển loa kim sẽ làm hỏng mô hình phân tán, tạo ra những vùng âm thanh không đều nhau, gây phản cảm cho người nghe. Một loa surround được bố trí theo kiểu mở ra nhiều hướng cũng sẽ tao ra hiệu quả âm thanh tốt. Dùng loa hình lập phương làm mất đi âm surround. Chúng có thể trông rất hay, lại không chiếm nhiều không gian trong phòng nhưng thực chất, những loa vệ tinh kiểu này thường rất yếu. Nếu chỉ đóng vai trò làm nền nhẹ nhàng thì không sao, nhưng khi nhạc mạnh hơn, chóp nón 2-inch trong loa sẽ bắt đầu rung mạnh. Trong khi đó, loa subwoofer lại không thể hỗ trợ những âm bass cao và những âm trung mà loa lập phương không thể tạo ra. Vì cậy, hãy nhớ điều chỉnh kích cỡ, hình dạng của loa phù hợp với khoảng không gian dành cho âm thanh. . Các lỗi thường gặp khi bố trí “rạp hát tại gia” Để bố trí hợp lý một “rạp hát tại nhà”, chúng ta thường xuyên gặp khó khăn khi không thể. áp dụng. Sau đây là một số lỗi chúng ta thường mắc phải khi bố trí các bộ loa trong gia đình. Đựng loa trong các vỏ tự chế Các loa vốn đã có bộ vỏ riêng

Ngày đăng: 26/01/2014, 19:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bố trí loa trong phòng hình vuông - Tài liệu Các lỗi thường gặp khi bố trí “rạp hát tại gia” pptx
tr í loa trong phòng hình vuông (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w