Họccáchtrởthànhnhàquảnlý
Ngược với những chuyên luận về việc quảnlý tập trung vào nhiệm vụ và trách
nhiệm, cuốn sách của giáo sư Linda A. Hill có tựa đề Trởthànhnhàquản lý: Hiểu
rõ một nhận dạng mới , lại mô tả sự điều chỉnh tâm lý trong việc trởthành một nhà
quản lýtài năng từ một cá nhân làm việc xuất sắc.
Trong cuộc trao đổi với tạp chí HBR, bà mô tả tỉ mỉ những thách thức của sự chuyến giao
này.
- Để trởthành một nhàquảnlý giỏi cần điều gì và bà hiểu như thế nào về quá trình đó?
Khi mới bắt đầu nghiên cứu chủ đề này, tôi phát hiện có rất nhiều nghiên cứu về việc
người quảnlý cần phải biết điều gì nhưng lại rất ít nghiên cứu về việc làm thế nào có thể
thực sự học được cách lãnh đạo và quản lý. Vì vậy tôi quyết định tiến hành một nghiên
cứu định tính theo chiều dọc để tạo ra cơ hội cho những nhàquảnlý mới nói về kinh
nghiệm của chính họ. Nghiên cứu này không chỉ bao trùm khó khăn họ gặp phải mà quan
trọng hơn, nói về cảm nhận của họ.
Trở thành một nhàquảnlý nghĩa là tiếp
cận với những giới hạn khác biệt giữa lý
thuyết về quảnlý và thực tế. Khi mới trở
thành nhàquản lý, những người trong
nghiên cứu của tôi tập trung vào quyền
lực chính thức, quyền và những ưu tiên
gắn liền với việc thăng tiến. Nhưng họ
nhanh chóng nhận ra những trách nhiệm,
nghĩa vụ và sự phụ thuộc mới.
Họ nhanh chóng nhận ra rằng quyền lực
chính thức thực ra rất giới hạn, những
người dưới quyền không nhất thiết phải
nghe lời họ. Còn những người đồng cấp
hoặc ông chủ lại có vai tròquan trọng đối
với thành công của họ. Quảnlý không
khác gì sự thương thuyết cho sự tương tác
lẫn nhau khi sự quảnlý được thực hiện
trong giới hạn quyền lực chính thức.
Là một nhàquảnlý mới, bạn có hai nhóm
trách nhiệm cần phải học. Một là quảnlý
đội của bạn. Hai là quảnlý bối cảnh làm
việc của đội bạn. Điều đó có nghĩa là quảnlý xuyên lĩnh vực, mối quan hệ của đội bạn
với những đội khác trong và ngoài tổ chức, xem xét những gì đang diễn ra trong môi
trường cạnh tranh để đảm bảo chương trình bạn đặt ra cho nhóm mình là thích hợp.
Giáo sư Linda A. Hill. Ảnh: hbs.edu
Những nhàquảnlý mới thường thu hẹp phạm vi của họ rất nhiều; họ suy nghĩ một cách
sai lầm rằng họ chỉ nên tập trung vào nhóm của mình. Thực tế, nếu họ không quan sát
xung quanh và kiểm soát hoàn cảnh, nhóm của họ có thể bị áp đặt những kì vọng không
thực tế và không phù hợp. Họ cũng không có nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc
của mình.
Về cơ bản, ngoài việc tích luỹ kĩ năng quản lý, bạn cần thay đổi cả bản thân mình. Bạn
phải thích nghi với những thái độ mới, giá trị mới và quan điểm mới nếu muốn thành
công. Sự thay đổi đó trong nhận thức về khía cạnh chuyên môn là điều mọi người đều
thấy khó khăn nhất. Cảm giác mà những nhàquảnlý trải qua khi họccách thích nghi với
những thái độ và quan điểm mới đó có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kĩ năng chuyên
môn của họ.
- Bà mô tả quá trình này như một sự chuyển đổi tâm lý?
Đúng vậy. Nó là quá trình gồm 2 giai đoạn. Đầu tiên bạn bắt đầu từ một cá nhân tương
đối độc lập để trởthành một thành viên trong mạng lưới làm việc. Bạn cũng phải bắt đầu
từ một người có định hướng tập trung chuyên môn trởthành người chịu trách nhiệm lên
chương trình cho nhóm.
Giờ đây năng lực gắn liền với việc lên kế hoạch, suy nghĩ chiến lược, đòi hỏi phải học rất
nhiều. Để đặt ra định hướng cho một nhóm là một quá trình phức tạp hơn mọi người
nghĩ, đặc biệt là trong những tổ chức nhỏ năng động.
Một người xây dựng hệ thống và một người lãnh đạo khác hẳn với một kĩ sư hay người
làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc một nhà tư vấn. Trởthành một nhàquảnlý nghĩa
là tìm hiểu các vấn đề cơ bản theo cách rộng lớn hơn, chính thống hơn và lâu dài hơn.
Hiểu được vai trò của bạn, làm thế nào để can thiệp vào mọi chuyện và làm thế nào để
gây ảnh hưởng là một quá trình học hỏi không ngừng.
Bạn phải họccách thích nhìn người khác thành công và thích giúp người khác thành công. Ảnh:
Corbis
- Thế còn yếu tố cảm xúc thì sao?
Thay vì cảm giác tự do, lanh lẹ và kiểm soát, nhàquảnlý mới cảm thấy gượng gạo,
không thoải mái và mất kiểm soát trong vài tháng đầu nếu không muốn nói là năm đầu
tiên. Họ cảm thấy căng thẳng. Những khả năng chuyên môn của họ trở nên lỗi thời. Họ
cảm thấy bị đẩy ra khỏi khu vực thoải mái của mình trên phương diện kĩ năng cá nhân.
Và có rất nhiều căng thẳng đi kèm với việc lãnh đạo người khác.
Một vài căng thẳng xuất phát từ thực tế rằng, giống như những cá nhân, các tổ chức cũng
không hoàn hảo, dù bạn có cố gắng tái cơ cấu nó hay sửa lại chính sách và hoạt động của
nó. Nhàquảnlý về cơ bản được trả lương để ứng phó với sự thật rằng bạn không thể làm
cho mọi thứ chính xác, họ là những người phải cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt
được sự kết hợp tốt nhất từ việc không có đủ nguồn lực, thời gian hoặc một cơ cấu tổ
chức hoặc một chương trình khuyến khích không hoàn hảo. Điều chỉnh khía cạnh này của
vai tròquảnlý là một phần chủ yếu trong sự thay đổi.
Một phần khác phải xét đến là bạn hài lòng như thế nào đối với công việc. Làm thế nào
bạn có động lực khi bạn là một nhàquảnlý hay một người lãnh đạo khác hẳn với khi bạn
là nhân viên. Là một nhàquảnlý bạn có thể rất xa với kết quả, mối quan hệ của bạn với
kết quả công việc trở nên mơ hồ hơn, và bạn ít khi có được sự hài lòng như khi kết quả
công việc chỉ phụ thuộc vào mình bạn. Vì vậy để cảm thấy hài lòng trong những trách
nhiệm mới, bạn phải họccách mới để định nghĩa thành công. Bạn phải họccách thích
nhìn người khác thành công và thích giúp người khác thành công.
- Bà nghĩ rằng người ta có thể học được cách hài lòng từ những cách làm việc mới?
Họ có thể, và họ cũng có thể khám phá. Trong nghiên cứu của mình, tôi nhận thấy mọi
người khá ngạc nhiên khi họ trở thànhnhàquản lý, một số điều ngạc nhiên thú vị, một số
khác thì không. Điều mà họ nghĩ sẽ làm họ hài lòng thì lại không và ngược lại. Một vài
người không nhận ra rằng họ thực sự thích chỉ bảo, hướng dẫn và nhìn người khác thành
công cho đến khi họ trở thànhnhàquản lý, và rằng thực tế họ thích điều đó hơn là tự giải
mình giải quyết vấn đề. Tôi không biết có thể gọi điều đó là học hỏi không. Đó là sự
khám phá những điều mới mẻ của bản thân mình.
Khi bạn làm tốt hơn những nhiệm vụ mới, bạn sẽ có được nhiều hơn kết quả như mong
đợi và điều đó hoàn toàn có thể làm bạn hài lòng. Vì vậy, theo nghĩa đó, tôi nghĩ rằng
thực sự có sự học hỏi. Có thể có vài thay đổi trong cách bạn có được sự hài lòng trong
công việc.
- Một luận điểm lớn trong cuốn sách của bà là mọi người họccách để trở thànhnhà
quản lý tốt thông qua khinh nghiệm hơn là qua đào tạo.
Tôi không nghĩ có thể dạy người khác lãnh đạo. Tôi nghĩ có thể giúp người khác học
cách làm thế nào để tự dạy bản thân mình cách lãnh đạo và quản lý. Bạn làm được điều
này thông qua việc cung cấp cho họ những dụng cụ mà họ cần để nắm bắt kinh nghiệm
làm việc.
Bạn cũng có thể giúp người khác tự ý thức hơn. Đối với nhàquản lý, để chỉ ra sự liên hệ
với phong cách của họ trong từng trường hợp cụ thể, họ cần có những ý kiến phản hồi.
Khi bạn cung cấp cho người khác loại ý kiến phản hồi này, bạn giúp họ chỉ ra mối quan
hệ nguyên nhân - kết quả. Bạn giúp tạo ra mối liên kết giữa ý định của họ với ảnh hưởng
thực tế.
Từ đó, họ học được cách suy nghĩ chiến lược hơn trong các hoạt động thường ngày của
mình, điều chỉnh cách ứng xử để có được kết quả như mong muốn. Hơn nữa, họ còn học
được cách suy nghĩ chiến lược hơn về nghề nghiệp của họ, lựa chọn những kinh nghiệm
làm việc có khả năng mang lại cho họ sự phát triển và trưởng thành mà họ mong muốn.
Các nhàquảnlý mới không nên ngại yêu cầu sự giúp đỡ. Ảnh: Corbis
Bạn có thể giúp họ họccách khuyến khích người khác đưa ra ý kiến phản hồi. Gửi đi dấu
hiệu rằng họ sẵn sàng lắng nghe những gì người khác nói sẽ giúp cho nhàquảnlý có
được những thông tin họ cần để điều chỉnh công việc. Những nhàquảnlý tương đối cởi
mở tiếp nhận những ý kiến phản hồi và không cố chấp sẽ nhận được sự hợp tác từ người
khác.
- Dường như chủ đề này liên quan nhiều tới việc tìm người hướng dẫn?
Với tôi, nghĩ như vậy là hoàn toàn sai. Mọi người thường có những ảo tưởng không thực
tế về những gì mà người hướng dẫn phải làm cho họ. Những mô hình chúng ta dùng để
hướng dẫn như cha/con, thầy/trò là không phù hợp bởi vì trên thực tế những người bạn
học hỏi nhiều nhất lại là những người ngang hàng.
- Trong năm đầu tiên trở thànhnhàquảnlý thì đâu là bước ngoặt mà họ cần hướng tới?
Chúng ra đều biết rằng có những lỗi lầm mà một người mới sẽ mắc phải, nhưng hầu hết
các công ty không biết cách chấp nhận điều đó. Dù là người mới, bạn vẫn phải biết cách
làm việc tốt như những người giàu kinh nghiệm.
Ví dụ với chuyện phân công công việc. Thường các nhàquảnlý mới gặp vấn đề với sự
phân việc. Thực ra đó chỉ và một phần rất nhỏ. Vì bạn chưa thoát ra khỏi vai trò của
người thực hiện công việc để đảm nhận vai trò của một người lập chương trình.
Bạn cũng phải họccách đánh giá sự đáng tin cậy. Để giao việc một cách hiệu quả, bạn
cần phải đánh giá chính xác về những người bạn có thể tin cậy.
Một lỗi lớn khác mà những nhàquảnlý mới mắc phải là nghĩ rằng phải có mối quan hệ
tốt với cấp dưới, từng người một, để có một đội hoàn hảo. Mối quan hệ trong tập thể rất
khác với tổng hợp từng mối quan hệ cá nhân.
Phân việc, lên kế hoạch, quảnlý cả đội khác với từng cá nhân trong đội: các công ty cần
ghi nhận một điều rằng có những vấn đề có thể lường trước được với nhàquảnlý mới.
Chỉ khi đó các công ty mới có thể bắt đầu nghĩ đến những hình thức đào tạo hữu ích.
Mọi người thường ngại đưa ra ý kiến phản hồi và đào tạo. Điều này thực sự đáng ngại bởi
khi kết thúc một giai đoạn chuyển giao lớn, mọi người thường sẵn sàng học hỏi. Đó là lúc
mà sự can thiệp của người lãnh đạo có thể tạo ra sự khác biệt.
- Vậy điều gì tạo ra sự hướng dẫn hiệu quả?
Một người hướng dẫn tốt sẽ tạo ra sự độc lập. Nếu bạn là một nhàquảnlý mới, điều quan
trọng không phải là phạt lỗi có thể lường trước được. Cũng không phải là bạn không nên
chịu trách nhiệm, nhưng bạn cần thích ứng với phương pháp giải quyết vấn đề với những
lỗi đó. Bài học nào có thể được rút ra từ đó để không lặp lại lỗi đó.
Một người hướng dẫn tốt cũng có thể đòi hỏi các loại ý kiến phản hồi mà nhàquảnlý mới
cần được biết. Bản chất của ý kiến phản hồi là gì và nó được phản ánh đến nhàquảnlý
mới như thế nào? Trả lời những câu hỏi đó đem lại cho người hướng dẫn cảm giác về
những "điểm mù" của nhàquảnlý mới, nơi mà họ đã bỏ qua những điểm quan trọng, nơi
mà họ không yêu cầu sự giúp đỡ.
Sự trưởng thành của các nhàquảnlý mới có thể đem lại cho chính tổ chức
những cái nhìn mới, những nhận thức mới để thúc đẩy
đổi mới trong tổ chức. Ảnh: Corbis
- Điều đó rất mơ hồ: Mọi người có những cảm xúc khác nhau về việc yêu cầu sự giúp đỡ.
Chắc chắn, và một vài người biết cách làm cho nó mang tính xây dựng. Nếu bạn là một
người thích những thành tựu cao, thích tự mình giải quyết vấn đề, khó chấp nhận rằng có
những việc bạn không thể làm được, bạn sẽ ngại yêu cầu sự giúp đỡ. Nếu bạn là sếp, bạn
phải giỏi. Và nếu bạn giỏi, tại sao bạn cần sự giúp đỡ?
Vấn đề tương tự cũng đúng từ cái nhìn của tổ chức: cấp dưới thường không muốn nghe
rằng nhàquảnlý mới đang cảm thấy mất kiểm soát và không biết mình đang làm gì. Tôi
không nói rằng nhàquảnlý mới nên thừa nhận với tất cả mọi người họ cảm thấy mất
kiểm soát như thế nào. Nhưng họ cần những nơi an toàn để nói ra những cảm giác đó,
thường là những cảm giác tiêu cực. Yêu cầu về sự an toàn là rất lớn.
Yêu cầu sự giúp đỡ cũng có cái giá của nó. Một nhàquảnlý mới sẽ ngại yêu cầu sự giúp
đỡ từ một nhân viên phòng nhân sự vì họ sẽ là cấp trên của người này. Những người
trong phòng nhân sự có xu hướng kết nối với mọi người trong toàn tổ chức, vì vậy nhà
quản lý lo lắng rằng để cho những người trong phòng nhân sự biết về những khó khăn
của mình có thể ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến sau này.
- Vậy các tổ chức có thể học hỏi điều gì từ những người đang trong quá trình trở thành
nhà quảnlý mới?
Những nhàquảnlý mới thường bắt đầu như những nhà nhân loại học: họ tích cực thu
thập bất cứ thông tin gì liên quan đến trách nhiệm mới của họ. Kết quả là họ có thể mang
lại một triển vọng mới mẻ, họ có thể đặt ra những câu hỏi liên quan đến bản chất của vấn
đề.
Họ thực sự có cảm giác tốt hơn về những giá trị của công ty khi tìm ra ý nghĩa của những
còn băn khoăn trong giai đoạn tập huấn. Khi tôi chia sẻ cái nhìn của những nhàquảnlý
mới về những giá trị của công ty với những nhàquảnlý cũ, họ thực sự sốc, hoặc bởi
những ấn tượng của các nhàquảnlý mới, sự không thoải mái mà họ có thể có hoặc bởi
những nhà cựu quảnlý có vô tình truyền đạt sai tín hiệu.
Các nhàquảnlý mới luôn tìm kiếm nên họ rất nhạy cảm với những thông điệp chung mà
một công ty đưa ra. Các công ty có thể có được nhiều lợi ích tìm hiểu xem những nhà
quản lý mới tiếp nhận những thông điệp đó như thế nào. Nó tạo ra một sự liên kết các ý
kiến phản hồi tích cực: Nếu một tổ chức hiểu được thông điệp và giá trị của nó đang bị
diễn giải sai, nó có thể tiến hành những thay đổi tốt hơn.
(Bài viết của Christina Bielaszka-DuVernay trên Harvard Business Publishing)
• Nguyễn Tuyến dịch
. Hill có tựa đề Trở thành nhà quản lý: Hiểu
rõ một nhận dạng mới , lại mô tả sự điều chỉnh tâm lý trong việc trở thành một nhà
quản lý tài năng từ một. họ.
Trở thành một nhà quản lý nghĩa là tiếp
cận với những giới hạn khác biệt giữa lý
thuyết về quản lý và thực tế. Khi mới trở
thành nhà quản lý, những