1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Đại Cương về bát cương (Phần 2) ppt

11 420 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 265,96 KB

Nội dung

Đại Cương về bát cương (Phần 2) BẢNG TÓM KẾT BIỂU LÝ, HƯ THỰC CHỨNG BIỂU HIỆN LÂM SÀNG BỆNH Biểu Hư Tự ra mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù - hoãn Cảm phong hàn, trúng phong Biểu Thực Không mồ hôi, sợ lạnh, đau mình mẩy , rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn Cảm lạnh thể thương hàn Lý Hư Tinh thần mệt mỏi, sức yếu, tiếng nói yếu, hơi thở ngắn, ra mồ hôi, mồ hôi trộm, đầu váng, mạch tế, nhược. Chính khí suy Lý Thực Đờm nhiều, bốc nóng, không có mồ hôi, khát, uống nước nhiều, bụng đầy cứng, hơi thở mạnh, đại tiện táo, đái gắt, rêu lưỡi vàng, mạch thực, có lực. Cảm ngoại tà, khí trệ, huyết ứ, ứ nước, giun sán. 3. HÀN NHIỆT : a- Hàn chứng: chủ yếu là sợ lạnh, tay chân mát lạnh, không khát, ưa nóng, tiểu nhiều tiểu trong, mạch Trầm Trì. b- Nhiệt chứng: sợ nóng, buồn bực, vật vã, khát nước, ưa mát, nước tiểu ít, đỏ, bón, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch Sác. Để phân biệt hàn và nhiệt chứng, thường dựa vào :  Sốt, sợ nóng hay sợ lạnh.  Khát hay không khát.  Sắc mặt đỏ hoặc trắng.  Tay chân nóng hoặc lạnh.  Tiểu ít hay nhiều, đại tiện bón hay tiêu chảy.  Rêu lưỡi vàng hay trắng.  Mạch Sác hay Trì. c- Hàn nhiệt lẫn lộn: Trên lâm sàng có thể gặp 1 biểu hiện bên ngoài tuy nhiệt (nóng) nhưng bên trong lại thấy lạnh (hàn) hoặc ngược lại. Chứng này YHCT gọi là chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn. Có thể có những hình thức khác nhau : biểu hàn lý nhiệt, biểu nhiệt lý hàn. Thí dụ : bệnh hư lao mãn tính : thường cảm thấy 2 má ửng đỏ, trong người nóng, buồn bực, vật vã, rêu lưỡi đen, mạch phù đại là dấu hiệu nhiệt. Tuy nhiên bên ngoài thấy nóng mà lại thích uống nóng, sợ lạnh, thích mặc áo ấm, mạch tuy Phù đại mà vô lực, là biểu hiện của hàn, do đó gọi là chân hàn giả nhiệt hoặc âm hư hỏa vượng. Trong châm cứu, để điều chỉnh lại trạng thái mất quân bình biểu lý về hàn nhiệt này, phải sử dụng đến nhóm Nguyên - Lạc huyệt :  Tả lạc huyệt để trục nhiệt khí của đường kinh này.  Đồng thời bổ nguyên huyệt của đường kinh có quan hệ biểu lý với nó để đưa nhiệt khí vào. Áp dụng cụ thể vào các đường kinh ta có : 1. Phế kinh : a) Ngoài nóng lạnh (biểu nhiệt lý hàn) : Tả lạc huyệt của Đại trường kinh (huyệt Thiên lịch) và bổ Nguyên huyệt của Phế kinh (Thái uyên). b) Ngoài lạnh trong nóng (biểu hàn lý nhiệt) : Tả lạc huyệt của Phế kinh (Liệt khuyết) và bổ Nguyên huyệt của Đại trường kinh (Hợp cốc). 2. Tâm kinh : a) Ngoài nóng trong lạnh (biểu nhiệt lý hàn) : Tả lạc huyệt của Tiểu trường (Chi nhánh) và bổ nguyên huyệt của Tâm kinh (Thần môn). b) Ngoài lạnh trong nóng (biểu hàn lý nhiệt) : Tả lạc huyệt của Tâm (Thông lý) và bổ Nguyên huyệt của Tiểu trường kinh (Uyển cốt). 3. Thận kinh : a) Ngoài nóng trong lạnh (biểu nhiệt lý hàn) : Tả lạc huyệt Bàng quang (Phi dương) và bổ Nguyên huyệt Thận kinh (Thái khê). b) Ngoài lạnh trong nóng (biểu hàn lý nhiệt) : Tả lạc huyệt Thận (Đại chung) và bổ Nguyên huyệt Bàng quang kinh (Kinh cốt). 4. Can kinh : a) Ngoài nóng trong lạnh (biểu nhiệt lý hàn) : Tả lạc huyệt của Đởm (Quang minh) và bổ Nguyên huyệt của Can kinh (Thái xung). b) Ngoài lạnh trong nóng (biểu hàn lý nhiệt) : Tả lạc huyệt của Can (Lãi câu) và bổ Nguyên huyệt của Đởm kinh (Khâu khư). 5. Tỳ kinh : a) Ngoài nóng trong lạnh (biểu nhiệt lý hàn) : Tả lạc huyệt của Vị (Phong long) và bổ Nguyên huyệt của Tỳ kinh (Thái bạch). b) Ngoài lạnh trong nóng (biểu hàn lý nhiệt) : Tả lạc huyệt của Tỳ (Công tôn) và bổ Nguyên huyệt của Vị (Xung dương). d- CHÂN HÀN GIẢ NHIỆT, CHÂN NHIỆT GIẢ HÀN Có những hội chứng tuy nhìn bề ngoài có những chứng trạng Hàn nhưng thực chất lại là Nhiệt và ngược lại có những hội chứng biểu hiện là Hàn nhưng thực chất lại là nhiệt, gọi là Hội chứng chân giả. - Chân hàn giả nhiệt : Do bên trong âm hàn quá mạnh, đẩy dương ra ngoài hoặc do sự chuyển hóa "Hàn cực sinh nhiệt" của bệnh. Thí dụ : Chứng tiêu chảy do lạnh (chân hàn), nhưng tiêu nhiều quá mất nước, mất chất điện giải, gây sốt, khát, vật vã, miệng khô, co giật (giả nhiệt). - Chân nhiệt giả hàn : Do nhiệt độc bên trong quá nhiều, đẩy âm ra phần ngoài gây ra lạnh, hoặc do sự chuyển hóa "Dương quá hóa âm, Nhiệt cực sinh hàn" của bệnh gây nên. Thí dụ : Chứng nhiễm độc trong bệnh truyền nhiễm, sốt cao (chân nhiệt) gây trụy mạch, lạnh chân tay (giả hàn). CHÂN HÀN GIẢ NHIỆT Bụng đau, tiêu chảy, nôn mửa, tay chân lạnh, mồ hôi tự chảy ra, nói nhỏ, ăn ít, bụng đầy, tiểu tiện trong, trắng, chất lưỡi mềm bệu, rêu lưỡi trơn, mạch Trầm Vi muốn tuyệt. Phiền táo, khát nước, nhưng không muốn uống, miệng mũi có khi ra máu khô, mắt đỏ mình nóng, nhưng ấn sâu không thấy nóng, mạch Phù Sác nhưng không có lực. CHÂN NHIỆT GIẢ HÀN Hơi thở thô và nóng, họng khô, rêu lưỡi vàng đen, rất khát, nói sảng, bụng đầy trướng, ấn vào đau, tiểu đỏ tiểu ít, táo bón. Tay chân lạnh, nhưng không muốn mặc áo ấm, mạch Trầm Trì nhưng ấn xuống mạch đập mạnh, có lực. 4. ÂM DƯƠNG Sự mất thăng bằng của âm dương, biểu hiện bằng sự thiên thắng (âm thịnh, dương thịnh) và sự thiên suy (âm hư, dương hư, vong âm, vong dương). a) Âm chứng và Dương chứng : - Âm chứng bao gồm các chứng hư và hàn. - Dương chứng bao gồm các chứng thực và nhiệt. b) Âm hư và Dương hư : - Âm hư do tân dịch, huyết không đầy đủ, phần dương trong cơ thể, nhận âm hư, nổi lên sinh ra chứng hư nhiệt gọi là "âm hư sinh nội nhiệt". - Dương hư do các công năng trong người bị giảm, dương khí không ra ngoài, sinh chứng sợ lạnh, chân tay lạnh gọi là chứng "Dương hư sinh ngoại hàn". ÂM CHỨNG DƯƠNG CHỨNG Người lạnh, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, thở yếu, thích xoa bóp, tiểu trong và dài, không khát, thích ấm, tiêu chảy, sợ sáng, mặt trắng, lưỡi nhạt, mạch Trầm Nhược. Tay chân ấm, tinh thần hiếu động, thở mạnh, sợ nóng, khát, tiểu đỏ, tiểu ít, bón, mặt đỏ, thích sáng, lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác hoặc Phù có lực. ÂM HƯ DƯƠNG HƯ Hâm hấp nóng, nhức trong xương, ho khan, họng khô, 2 gò má đỏ, mồ hôi trộm, trong người buồn bực khó ngủ, rêu lưỡi ít, mạch tế Sác. Sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn không tiêu, di tinh, liệt dương, lưng đau, tiêu chảy, mỏi gối, rêu lưỡi nhạt, mạch vô lực, Nhược. c) Vong âm vong dương : Vong âm là hiện tượng mất nước do ra mồ hôi, ỉa chảy nhiều. Vì âm dương luôn nương tựa với nhau. Do đó âm mất đến 1 mức độ nào đó sẽ gây mất dương (vong dương) theo, biểu hiện bằng choáng, trụy mạch TÍNH CHẤT VONG ÂM VONG DƯƠNG Mồ hôi Nóng và mặn không dính Lạnh, vị nhạt dính Tay chân Ấm Lạnh Lưỡi Khô Nhuận Mạch Phù vô lực, bộ xích yếu Phù Sác vô lực, rồi Vi, muốn tuyệt Chứng Khát, thích uống Không khát, thích uống [...]...khác nước lạnh nước nóng Âm dương là 2 cương lĩnh tổng quát để đánh giá tình trạng chung của bệnh tật.Hàn nhiệt chỉ tính chất của bệnh : Hễ dương thắng thì nhiệt (nóng), âm thắng thì hàn (lạnh) . Đại Cương về bát cương (Phần 2) BẢNG TÓM KẾT BIỂU LÝ, HƯ THỰC CHỨNG BIỂU HIỆN LÂM SÀNG. lưỡi đen, mạch phù đại là dấu hiệu nhiệt. Tuy nhiên bên ngoài thấy nóng mà lại thích uống nóng, sợ lạnh, thích mặc áo ấm, mạch tuy Phù đại mà vô lực, là

Ngày đăng: 26/01/2014, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TÓM KẾT BIỂU LÝ, HƯ THỰC - Tài liệu Đại Cương về bát cương (Phần 2) ppt
BẢNG TÓM KẾT BIỂU LÝ, HƯ THỰC (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w