Choángvángchóngmặt
Choáng váng & chóngmặt là triệu chứng mà bệnh nhân thường than phiền
tại các phòng khám tổng quát cũng như thần kinh.
Choáng váng thường được sử dụng mô tả cảm giác xây xẩm hoặc mất thăng
bằng. Còn chóngmặt là 1 ảo giác bệnh nhân thấy đồ vật xung quanh xoay tròn
hoặc có cảm giác bản thân mình bị xoay tròn
Nguyên nhân
1. Bất thường ở tai trong, những dây thần kinh nối kết từ tai trong đến não
bộ. Ví dụ: Viêm mê đạo, chóngmặt tư thế lành tính, bệnh Méniere
2. Tổn thương tại chính não bộ: nhiễm trùng ỡ não bộ, u não, chấnthương
vùng đầu, đột quỵ & co giật cũng gây ra chóng mặt.
3. Thuốc & rượu:
Một số kháng sinh như Streptomycin, gentamycin, thuốc lợi tiểu, thuốc
điều trị trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc dãn mạch
Rượu & thuốc lá cũng là những nguyên nhân thường gặp
4. Say tàu xe :do cơ chế mất thăng bằng ở tai trong, vận động đầu, mắt
Triệu chứng
Một số triệu chứng đặc biệt có thể gợi ý nguyên nhân của chóngmặt do
bệnh tai, tổn thương ở não hay các nguyên nhân khác
Những yếu tố nguy cơ:
Khỏang 20% người độ tuổI 60 thường hay than phiền về chóangváng
chóng mặt trong sinh họat hằng ngày. Chóngmặt tư thế lành tính thường ở người
già, còn các nguyên nhân khác như viêm mê đạo, say tàu xe thì gặp ở mọi lứa tuổi.
Chẩn đóan chóng mặt:
Khi người bệnh bị chóngmặt cần phải được thăm khám tại các phòng khám
chuyên khoa thần kinh & tai mũi họng để xác định nguồn gốc, nguyên nhân chóng
mặt.
Tuy nhiên người bệnh cần chuẩn bị trả lời nhũng câu hỏi sau:
1. Chóngmặt là gì ? Bạn có cảm giác muốn ngất, xoay tròn, lú lẫn, hỏang
sợ /mất thăng bằng.
2. Chóngmặt xuất hiện đột ngột ? Hay có yếu tố thuận lợi nào thúc đẩy ?
Chẳng hạn thay đổi tư thế đột ngột
3. Bạn làm gì để giảm chóngmặt ?
4. Các triệu chứng kèm theo: Nôn / buồn nôn, đau đầu, mờ mắt, nói lắp, tê-
yếu tay chân? ù tai, giảm thính lực.
5. Có uống rượu /hút thuốc. Có đang dùng thuốc gì ?
Các Test chẩn đóan chóng mặt:
Tùy theo nguyên nhân, nguồn gốc mà các test được chỉ định khác nhau.
Trong nguyên nhân bệnh tai trong thường được đo thính lực đồ, các xét
nghiệm về dịch, mũ vùng tai xoang
Chụp điện tóan cắt lớp (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) thường được chỉ
định trong các tổn thương não như u não, u dây thần kinh, đột qụy, chấn thương
vùng đầu
Điều trị chóng mặt:
Tùy nguồn gốc, nguyên nhân của chóngmặt mà thái độ điều trị khác nhau.
Tuy nhiên trong mọi trường hợp khi xảy ra cơn chóngmặt cấp cần phải điều trị
triệu chứng vì nó làm cho bệnh nhân khó chịu & sợ hãi.
Sử dụng thuốc tùy thuộc vào kinh nghiệm lâm sàng của thầy thuốc, một số
thuốc sau đây thường được sử dụng và đánh giá tốt:
Các thuốc nhóm Histamine: Các thuốc này làm giảm ngay các triệu chứng
chóng mặt và buồn nôn nhưng có tác dụng ngầy ngật.
Meclizin : 50-75mg/ngày.
Promethazine : 25-100mg/ngày.
Hydroxyzine : 25-100mg/ngày.
Dimenhydrynate : 25-100mg/ngày.
Diphenhydramine : 50-100mg/ngày.
Acetylleucine: 1000-1500mg/ngày.
Nhóm ức chế canxi:
Flunarizine : 5-10mg/ngày.
Cinnarizine : 50-100mg/ngày.
Nhóm Benzodiazepines:
Diazepam: thuốc nhóm này thường dùng cho bệnh nhân quá lo lắng nhưng
cần được hướng dẫn kỹ sử dụng.
Nhóm tăng tuần hoàn tiền đình:
Piracetam: 1200-2400mg/ngày.
Betahistine: 24-48mg/ngày.
Extrait de ginkgo biloba.
Các Bài Tập Điều Trị Chóng Mặt:
Ở giai đoạn cấp:
Tư thế nằm
Đưa mắt nhìn sang hai bên và lên xuống thực hiện động tác chậm rồI nhanh
dần.
Nhìn ngón tay di chuyển qua lại trước mắt khoảng 20cm.
Cử động gập ngữa và xoay đầu sang hai bên, chậm và tăng dần.
Tập tư thế ngồI sau đó là tư thế đứng với cùng động tác như trên
Khi đã bớt:
Tập các động tác như trên ở tư thế đứng.
Đang ngồi từ từ đứng dậy với mở mắt và nhắm mắt.
Lên xuống bậc thang với mở mắt và nhắm mắt.
Xoay người 360 độ trong lúc cố xoay đầu về một điểm cố định.
. Choáng váng chóng mặt
Choáng váng & chóng mặt là triệu chứng mà bệnh nhân thường than phiền
tại các phòng khám tổng quát cũng như thần kinh.
Choáng.
Điều trị chóng mặt:
Tùy nguồn gốc, nguyên nhân của chóng mặt mà thái độ điều trị khác nhau.
Tuy nhiên trong mọi trường hợp khi xảy ra cơn chóng mặt cấp