“Học đểbiết – Họcđểlàm – Họcđểchung sống”
Học là vấn đề luôn luôn được đề cao, nhấn mạnh trong mọi thời đại. “Nhân bất
học, bất tri lý” -đề cao, nhấn mạnh vai trò của học tập. Học suốt đời chính là điều các
thế hệ người Việt Nam luôn mong mỏi và dặn dò hậu thế. Các Mác cho rằng: phải thâu
tóm toàn bộ kiến thức của nhân loại mới mong trở thành người cộng sản. Lê nin lại
dạy “Học -Học nữa -Học mãi”. Còn Bác thì "Dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng
phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt".
Người xưa đã từng nói “Tri thức là sức mạnh” - Tri thức chính là hành trang quí
giá nhất của đất. Nhưng tri thức, trí tuệ thì không thể có được trong một chốc, một lát.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để vươn đến đỉnh cao trí tuệ của nhân loại và để đi đến
thành công, ngay các nhà tư tưởng, các học giả từ cổ chí kim cũng đều coi việc học tập
là công việc suốt đời. Mác, Lê nin và đặc biệt Bác Hồ kính yêu của chúng ta chính là
những tấm gương mẫu mực về tinh thần học tập không ngừng. Việc học tập phải được
tiến hành thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi -học ở nhà trường, học ở sách vở, học lẫn
nhau
Vậy họcđểlàm gì?
Khi còn bé, ta thường được ba mẹ khuyên rằng: “Con ơi cố họcđểbiết thật
nhiều, để thi tốt, để điểm cao”. Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng
học là để biết, học cho bản thân, họcđể mưu cầu kiến thức. Nó giúp cho bản thân trở
nên uyên bác, hiểu biết hơn. Nhưng họcđểbiếtliệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học
để làm và làm chuyên nghiệp?
Ngày nay đang là thời đại công nghệ thông tin, khi mà lượng thông tin là bình
đẳng với nhau. Ta có thể tiếp cận lượng kiến thức khổng lồ trên mạng. Khi mà lượng
thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng thì chúng không còn tạo nên sự cạnh tranh
nữa. Con người không thể hơn nhau bởi thông tin và kiến thức họ biết nữa. Họ chỉ có
thể hơn nhau bởi kỹ năng tra cứu thông tin mà thôi.
Một điều nữa phải công nhận rằng, xã hội không dùng được kiến thức trong đầu
chúng ta, chỉ khi nào ta biến kiến thức đó thành sản phẩm dùng được thì khi đó kiến
thức mới thực sự có giá trị. Nhiều người khoe rằng ta rất giỏi, ta biết rất nhiều, ta sẽ
làm thay đổi cả thế giới. Nhưng chỉ khi nào chúng ta đem áp dụng những kiến thức đó
vào trong thực tế cuộc sống hay trong công việc của chúng ta thì ta mới thấy được giá
trị thực sự của nó. Một hành động còn hơn một đống lời bàn.
Học để biết, họcđểlàm và làm chuyên nghiệp như thế đã đủ chưa?
Thế vẫn chưa đủ mà còn để cùng chungsống với nhau. Đây là một mục tiêu
quan trọng, then chốt của xu hướng hiện đại. Họcđể cùng chungsống với nhau, hình
thành thái độ ứng xử: khoan dung; hoà bình; hiểu biết và tôn trọng lịch sử, truyền
thống và những giá trị văn hoá và tinh thần của nhau, chấp nhận sự khác biệt và đa
dạng giữa các nền văn hoá và văn minh; tôn trọng và bảo vệ các di sản văn hoá và
thiên nhiên; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên…. Họcđể cùng chungsống
với nhau, xây dựng trong mỗi cá nhân ý thức về các giá trị; tăng cường tính thích nghi,
tinh thần tự chủ và sống có trách nhiệm; Họcđể cùng chungsống với nhau, phát triển
khả năng đánh giá và đương đầu với những thách thức;
Học để cùng chungsống cũng nhằm trang bị cho chúng ta những tri thức, kỹ
năng, giá trị và thái độ cần thiết cho cuộc sống nghề nghiệp để vào đời, nhận thức
được sự khác biệt và đa dạng, cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau; tăng cường giá trị đạo
đức, làm cho tình đoàn kết trở thành phương tiện chống sự kỳ thị và xung đột…
Vậy các bạn hãy xác định cho mình một mục tiêu học tập từ đó làm cơ sở phấn
đấu. Chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ thành công.
http://www.vinhkien.edu.vn/ntsong/dayhoc
. Học để biết – Học để làm – Học để chung sống
Học là vấn đề luôn luôn được đề cao, nhấn mạnh trong mọi thời đại. “Nhân bất
học, bất tri lý” - đề. ơi cố học để biết thật
nhiều, để thi tốt, để điểm cao”. Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng
học là để biết, học cho bản thân, học để mưu