1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Nguyên tắc Everest ppt

4 591 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 105,53 KB

Nội dung

Nguyên tắc Everest 1 Slogan Càng nhiều thử thách, nhu cầu làm việc nhóm càng cao. 2 Câu chuyện Nóc nhà thế giới luôn là thách thức lớn và hấp dẫn đối với các nhà leo núi. Đã có rất nhiều cuộc chinh phục, trong đó có rất nhiều thất bại. Người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest là Edmund Hillary cùng Tenzing Norgay vào 29/5/1953. Từ đó đến nay có rất nhiều người thực hiện cuộc hành trình chinh phục đỉnh núi huyền thoại này. Vào ngày 6/4/2008, đoàn leo núi Việt Nam gồm 4 vận động viên: Lê Bá Công, Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh cùng 14 thành viên trong nhóm sản xuất chương trình truyền hình “Việt Nam chinh phục đỉnh Everest 2008” đã bắt đầu chặng đường chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới này. Chặng đầu tiên trong cuộc hành trình là phải đến được trại căn cứ. Họ đã vượt qua các dốc đá hình lưỡi dao, băng qua hồ Gorakshep, một trong những hồ nước cao nhất trên thế giới trong cái lạnh -10 độ C và đi bộ với tổng quãng đường hơn 60km để đến được trại căn cứ. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm tại trại căn cứ Everest (Everest Base Camp) rất cao, từ 45 - 50 độ C. Ban ngày trời nắng chói chang, nhưng gió thổi rét đến run người. Ban đêm nhiệt độ xuống thấp khoảng -25 độC, lúc nào cũng nghe tiếng gầm gừ của những cơn gió mạnh từ thác băng Khumbu, tiếng ầm ầm vang rền như sấm của những trận lở tuyết. Đó là vùng đất khắc nghiệt dành cho những người dũng cảm nhất thế giới… Trên đường đi, đoàn người đã đi ngang Pheriche ở độ cao 4.200m. Ở đây có một tượng đài hình chóp núi do những nhà leo núi Everest xây dựng, trên tượng đài ghi tên tất cả những người đã gửi thân mình trên đỉnh Everest vinh quang nhưng đầy nghiệt ngã. Trong hơn 230 người đã tử nạn từ năm 1922-2006 ghi trên tượng đài, có không ít những bóng hồng. Đoàn leo núi Việt Nam tiếp tục cuộc hành trình của mình. Tuy nhiên, vì hội chứng độ cao nên vận động viên Lê Bá Công đã không thể lên tới đỉnh. Vào 6h (7h15 giờ Việt Nam) sáng ngày 22/05/2008 , Bùi Văn Ngợi là người Việt Nam đầu tiên đã cắm ngọn cờ tổ quốc trên đỉnh Everest. 3 nhà leo núi: Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh là những người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest. Lịch sử Everest ghi thêm tên Việt Nam vào danh sách đất nước có đoàn leo núi chinh phục thành công nóc nhà thế giới. Trong bài phát biểu của mình, Nguyễn Mậu Linh đã nhắc đến một lần thập tử nhất sinh trong lúc gần đến đỉnh: “Sự sống và cái chết ở độ cao trên 8.000m này chỉ là một lằn ranh mỏng manh. Ngay trước mắt tôi, một người đang leo thì ngã vật xuống Rồi những xác chết ngay bên đường đi. Tôi tưởng mình đã bỏ mạng trên núi trong hành trình trở xuống khi bình oxy của tôi bất ngờ bị hỏng. May mắn tôi gặp Nhiên, cả hai đã luân phiên thở chung một bình oxy. Tất cả đã qua, tôi cảm thấy sự cố gắng của chúng tôi được đền đáp”. 3 Ý nghĩa Nguyên tắc này cho thấy để vượt qua được thách thức - Không thể một cá nhân đơn độc có thể thực hiện được. - Không thể tồn tại tính cá nhân trong nhóm. - Phải có sự phù hợp giữa năng lực người tham gia nhóm và công việc phải làm của nhóm. - Sự hòa hợp trong nhóm phải tỉ lệ thuận với sự khó khăn của thử thách. 4 Tầm quan trọng Nguyên tắc này cung cấp một số yêu cầu nhóm tương ứng với từng loại thử thách khác nhau, và sự thay đổi nhóm hiện tại để có thể vượt qua thử thách. · Nhóm vs Thử thách · Phát triển năng lực thành viên Bằng những phương án tìm hiểu và hỗ trợ, để thành viên hoàn thành phần nhiệm vụ của mình · Bổ sung thành viên then chốt Dù tăng khả năng phù hợp công việc của một số thành viên, thách thức vẫn chưa vượt qua được, có thể bổ sung một số thành viên then chốt. Điều đó sẽ dẫn đến sự thành công như mong đợi · Thay đổi nhóm trưởng Có thể thấy được sự không phù hợp của nhóm trưởng trong trường hợp công việc không hiệu quả. Việc cần làm là phải thay đổi nhóm trưởng để tăng hiệu quả công việc. · Loại bỏ thành viên không phù hợp Có thể có một số thành viên không thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu công việc, hoặc thành viên đó thiếu năng lực theo yêu cầu công việc ấy thì buộc phải loại bỏ, dù biết rằng viêc thành lập nhóm là không đơn giản. 5 Tự kiểm tra Để đo mức năng lực của nhóm của bạn, hãy cho điểm 1, 2, 3 vào các câu sau đây. 1="Không bao giờ", 2="Đôi khi", 3="Luôn luôn". Câu 1. Khi tôi muốn thực hiện một dự án lớn. Một trong những ý tưởng đầu tiên của tôi là thành lập một nhóm để ước mơ của tôi thành công. Câu 2. Tôi đánh giá được những thành viên trong nhóm, từ đó tôi biết mình sẽ gặp những thách thức cỡ nào. Câu 3. Tôi trang bị đầy đủ để phục vụ công việc của đội. Câu 4. Tôi tập trung đầu tư cho nhóm để đạt mục đích. Câu 5. Tôi hiểu rõ liệu có nên loại một thành viên nào đó vì lý do hiệu quả công việc hay đặc trưng công việc hay không. Câu 6. Tôi cho rằng một nhóm không thành công nếu nhóm đó không cùng nhau đạt được mục đích. Câu 7. Tôi sẵn sàng đầu tư thời gian để phát triển thành viên theo yêu cầu của tôi hay của nhóm. Câu 8. Tôi mong giúp các thành viên trong nhóm nhận ra tiềm năng của họ và dành nhiều thời gian giúp họ phát huy. Câu 9. Tôi sẵn sàng đón nhận thêm nhiều thành viên mới cho hy vọng đạt được nhiều thành công hơn trong tương lai. Câu 10. Tôi sẵn sàng làm lãnh đạo nếu điều đó là tốt cho nhóm. Tổng điểm: Từ 24 - 30: Lĩnh vực này là thế mạnh của bạn, hãy tiếp tục phát huy nhưng cũng nên giúp những người khác được như bạn. Từ 16 - 23: Lĩnh vực này không ảnh hưởng xấu đến bạn nhưng cũng không giúp được bạn nhiều. Hãy tăng khả năng của mình trong lĩnh vực này. Từ 10 - 15: Đây là điểm yếu trong nhóm của bạn. Khi nào chưa khắc phục được, khi đó nhóm bạn còn gặp nhiều khó khăn. 6 Thảo luận Bạn hãy cùng nhóm trả lời những câu hỏi thảo luận. · Bạn làm gì khi gặp thử thách lớn? · Làm thế nào nhóm đối diện thử thách? · Những gì đã làm nhóm bạn thay đổi trong năm trước? Tại sao lại có những thay đổi đó? · Nếu thành lập dự án để thực hiện mong muốn của nhóm thì có những yêu cầu gì với nhóm? · Để đối diện thử thách lớn, nhóm phải chuẩn bị những gì? · Để đối diện thử thách lớn, từng thành viên phải chuẩn bị những gì? . Nguyên tắc Everest 1 Slogan Càng nhiều thử thách, nhu cầu làm việc nhóm càng cao đỉnh Everest. 3 nhà leo núi: Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh là những người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest. Lịch sử Everest

Ngày đăng: 26/01/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w